1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tích Cao Biền dời non và việc Việt Nam bị yểm bùa

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi haisachoatigon22, 17/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Cái vị trí đấy ở dưới lòng sông Tô Lịch đoạn cầu Cống Mọc. Hôm phát hiện tôi cũng đi qua đấy, bà con xúm đông xúm đỏ tưởng là xem người chết đuối. Hôm đó tình cờ cái máy xúc bị hỏng máy hay sao mà rơi xuống nên bà con đồn là yểm bùa. Thế nhưng hình như các nhà sử học đã kết luận là một kiến trúc thường có của thành cổ rồi mà
  2. congnong

    congnong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    cái vụ này nghe nói rất nhiều, báo chí hồi đó cũng đăng tin. Thậm chí trong truyện "Tuổi 20 dấu yêu" của Ng Huy Thiệp cũng có đề cập.
    Nhưng thông tin cụ thể như thế nào thì tôi lại ko rõ. Các cao nhân gần xa chia sẻ với kiến thức thì tốt quá
  3. fotfet

    fotfet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    815
    Đã được thích:
    0
    yểm bùa chung qui lại là có thật và ko phải là mê tín dị đoan.Theo như em đc biết thì những chuyện này đều dựa vào thuật phong thủy.Ngay cả cái lư hương ở đường Hoàng Diệu cũng là 1 sản phẩm yểm bùa.Còn yểm gì thì ko tiện nói đến.
    Chuyện lẩy bẩy Cao Biền dậy non theo mình là có thật.Theo tình hình lịch sử lúc bấy giờ thì chuyện Trung Hoa yểm bùa Long Mạch các nước lân cận là rất có khả năng và đc rất nhiều sử sách nói đến.
  4. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    1
    Chuyện bọn Tàu yểm bùa các vùng đất linh thiêng của mình nhằm triệt hạ "long mach" hoặc diệt đất phát đế vương, nhân tài...của nước ta được đồn đại rất nhiều trong lịch sử. Đây là 1 ảnh hưởng của đạo giáo, thông qua các hình thức bùa chú, trấn yểm huyền bí.
    Chuyện bọn quan lại, phù thuỷ Tàu yểm bùa nước ta có nhiều nhưng các cụ nhà ta còn siêu hơn nhiều, đáp lại bằng những câu chuyện phá bùa trấn yểm của chúng. Không chỉ có câu chuyện Cao Biền yểm bùa ( sách xưa ghi lại rất nhiều, như việc nó dùng diều giấy bay đi khắp nơi tìm đất tốt để yểm bị dân ta bắn rơi diều ; hay như yểm bùa bên sông Tô Lịch bị thần Long Đỗ hiện ra nhỏ nước bọt kinh bỉ còn các cột sắt trấn yểm bị bật tung hết...). NÓi chung là thằng nào trấn yểm đều bị "khí thiêng sông núi của VN " làm cho bó tay, bọn nó đều bị "xử lý" hết, ví dụ thằng Lý Bạch (ko biết có phải là nhà thơ ko?) sang yểm bùa tại vùng đất Phong Châu , cụ thể vào cây ngô đồng ngàn năm tuổi ở Bạch Hạc, trên đường về nước hắn bị 1 cành cây ngô đồng bay theo đè chết. Hay tên phù thuỷ được quân Minh cử đi yểm bùa trên núi Hàm Rồng, mới leo lên ngó nghiêng chưa kịp yểm iếc gì thì bất ngờ bị sét đánh chết.... He hhe he... thế đấy, các bác yên tâm chưa, ko phải sợ gì cả vì nếu các bùa yểm của bọn Tàu linh nghiệm thì làm sao bao nhiêu lần chúng phải ôm đầu máu me be bét chạy về bên kia biên giới, vì sao người tài nước Việt " tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, nhưng hào kiệt đời nào cũng có"
  5. minhchaupp666

    minhchaupp666 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì nghe bố mẹ kể là tất cả các ngôi đền ở Việt Nam đều bị yểm bùa , trừ 2 nơi ko yểm đc là Yên Tử và một nơi nào đó tôi quên mất ...Nhưng tôi nghĩ cũng là sự thật, thằng Tàu từ xưa đến nay vẫn thâm như vậy, và những cái tâm linh như vậy vẫn luôn đc các nguyên thủ quốc gia để ý ...
  6. lon_loi

    lon_loi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    610
    Đã được thích:
    0
    Cái chỗ mà máy xúc lật chính là nơi xây cây cầu nối đường Hoàn Quốc Việt với đê Bưởi, vị hoà thượng lập đàn để trừ trấn yểm là sư cụ trụ trì chùa Hương biết rằng mình làm như vậy sẽ tổn hại đến tính mạng nhưng vì dân vì nước nên cụ vẫn ra tay sau đó một tháng thì cụ viên tịch mời các bạn xem bức ảnh công trường khi đó
  7. scopis

    scopis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2005
    Bài viết:
    740
    Đã được thích:
    0
    Sao em nghe nói Cao Biền có yểm vùng Thăng Long chứ. Thăng Long xưa có sông Nhị (tai) chảy uốn khúc trông giống như cái tai nên gọi vùng này là Long Đỗ. KHi cưỡi diều qua đây, thấy thế đất giống 1 con rồng sắp rời ổ, bay về trời thì Cao Biền đã làm phép yểm, làm thiên la địa võng (Đại La) nhốt con rồng lại. Rất lâu sau đó, khi Lý Công Uẩn dời đô về đây cũng là lúc con rồng mới thoát khỏi lưới bay về trời, vì thế ông mới đặt tên kinh đô là Thăng Long (rồng bay) ---> việc yểm bùa làm chậm mất hàng nghìn năm phát triển của thủ đô!!!
  8. haisachoatigon22

    haisachoatigon22 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0

    Tương truyền Khi đi cai trị Việt Nam, Cao Biền đã cho chôn Long Tuyền kiếm vào Long mạch nước Nam ở? làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho bây giờ để Việt Nam nếu có nhân tài thì nhân tài ấy cũng chết vào lúc trẻ tuổi. Sau này vào ngày 28/3 năm Canh Ngọ (1930), đức Hộ Pháp của đạo Hòa Hảo là Phạm Công Tắc đã mang bùa xuống nơi chôn Long Tuyền kiếm để ẩn trị thanh kiếm này, khai thông long mạch cho Việt Nam (hiện nay Hộ Pháp Phạm Công Tắc vẫn còn tượng thờ ở Toà Thánh Tây Ninh.
    Nhưng không biết thanh kiếm này bây giờ còn không nhỉ?
    Lai Lịch về Kiếm Long Tuyền
    Long: Rồng, mạch nước, chỉ vua. Tuyền: suối. Kiếm: cây kiếm.
    Long Tuyền Kiếm là một thanh kiếm rất quí báu của thời xưa, tương truyền rất bén, chém sắt như chém bùn.
    Theo sách Thông Chí: Lúc nhà Tấn chưa diệt được nước Ngô, có quan Thiếu Phó Trương Hoa biết xem Thiên văn, thường thấy giữa sao Đẩu và sao Ngưu có luồng khí màu đỏ tía. Các đạo gia đều nói đó là điềm báo nước Ngô đang buổi cường thịnh, chưa đánh được. Riêng Trương Hoa thì cho lời nói ấy không đúng, nhưng cũng không cải, cứ làm thinh để ý. Đến khi nước Tấn đánh lấy nước Ngô rồi, ông thấy luồng khí ấy lại có vẻ mạnh và sáng hơn trước.
    Trương Hoa đem việc nầy hỏi Lôi Hoán, một ông quan rất giỏi về Thiên văn thuật số. Lôi Hoán cùng Trương Hoa lên lầu cao quan sát một hồi lâu. Lôi Hoán nói:
    - Chỉ giữa hai sao Đẩu và Ngưu mới có luồng khí lạ đó, ấy là cái tinh của bảo kiếm ở Phong Thành xông lên đấy.
    Trương Hoa nói:
    - Quả vậy, nay tôi muốn phiền anh ra làm quan lệnh ở đất ấy rồi ra công tìm kiếm gươm báu.
    Lôi Hoán nhận lời. Trương Hoa vận động cho Lôi Hoán đến Phong Thành làm quan lệnh, ban đêm quan sát thấy luồng khí sáng đó phát ra từ nền nhà ngục, nên cho đào xuống, tìm thấy một cái hòm bằng đá màu nâu nằm sâu dưới lòng đất hơn bốn trượng. Mở ra, khí sáng lóe lên, bên trong có hai thanh bảo kiếm: một thanh khắc chữ Long Tuyền, một thanh khắc chữ Thái A nơi cán kiếm.
    Đêm hôm ấy, luồng khí sáng không còn hiện ra ở giữa sao Đẩu và sao Ngưu nữa.
    Long Tuyền và Thái A là một cặp Âm Dương kiếm, Long Tuyền là cây gươm trống và Thái A là cây gươm mái. Lôi Hoán giữ cây Long Tuyền Kiếm, luôn luôn đeo bên mình, còn cây Thái A Kiếm thì Lôi Hoán dâng lên vua Tấn.
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Sông Hồng vốn có nhiều tên . Quãng sông Thao chảy qua Phú
    Thọ, vướng núi Ba Vì - núi Tản, sông Đà - trước khi về Hà Nội,
    vòng ngược lên rồi quanh sang đông, mới chảy xuôi như cũ .
    Quãng đó gọi là Nhĩ Hà, vì cong như vành tai. Bạn còn nhớ
    nhà thơ Tản Đà là ai, và quê ở đâu chứ ?
    Sông Cái từ xưa tới nay hầu như không thay đổi địa hình nhiều .
    Tên có thể xài mỗi lúc mỗi nơi, nhưng không phải "xưa có sông
    Cái, sông Thao, sông Nhĩ, mà nay mất hết, chỉ còn sông Hồng."
  10. phuonglien57

    phuonglien57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Điều chỉnh bài của bạn 1 chút:
    1. Lúc Cao Biền vào VN,thì nước VN chưa có tới Mỹ Tho,chỉ mới có miền Bắc!
    2. Phạm công Tắc là đạo Cao Đài( Thánh Địa Tây Ninh),còn Huỳnh phú Sổ là giáo chủ đạo Hoà Hảo(Thánh Địa An Giang).

Chia sẻ trang này

Mudim v0.8 Disable VNI Telex VIQR Mix mode Auto detect Use speller featureUse new accent rule [ Toggle (F9) Toggle Panel (F8) ]