1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực & đường hướng phát triển quân sự quân đội các nước ASEAN hiện tại và tương lai

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi negropone, 06/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. optimizerhn

    optimizerhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2006
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Tiềm lực quân sự Việt Nam 2008
    Kết thúc năm 2007 với sự kiện Tam Sa gây căng thẳng trong quan hệ Việt - Trung. Mở đầu năm 2008 tôi xin đưa một vài thông tin toàn cảnh về "Tiềm lực quân sự, quốc phòng của Việt Nam".
    Năm mới tết đến, sinh viên chúng ta vui đón tết nhưng ngoài biên giới, hải đảo các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn không quên nhiệm vụ. Trên tay súng các chiến sĩ vẫn quyết tâm bảo vệ vùng trời, biển đảo, biên giới để nhân dân khắp đất nước đón một cái tết hòa bình và yên lành.
    Trước khi cung cấp những thông tin về tiềm lực quân sự tôi sẽ điểm một vài mốc về chiến tranh, tình hình biên giới và xung đột vũ trang của nước ta trong khoảng 3 thập niên trở về đây để các bạn thấy rằng nguy cơ chiến tranh vẫn đang đe dọa Việt Nam từng ngày, từng giờ!
    Sau đây là một vài thông tin :
    + Năm 1974: Trung Quốc chiếm toàn bộ Hoàng Sa. Cuộc chiến 1974 là với hải quân Việt Nam Cộng Hòa ở Hoàng Sa.
    + Năm 1979: Chiến tranh biến giới Tây Nam Campuchia và chiến tranh biên giới Phía Bắc với Trung Quốc.
    + Năm 1984: Cuộc đụng độ giữa ta và Trung Quốc tranh giành vùng cao điểm Núi Đất ở biện giới phía bắc.
    + Năm 1988: Cuộc đụng độ giữa hải quân ta và hải quân Trung Quốc ở Trường Sa kết quả Trung Quốc chiếm được 6 đơn vị ở Trường Sa, ta giữ được 22 đơn vị hoàn thành nhiệm vụ giữ vững được tuyến đường vận chuyển tiếp tế cho hải quân ở Trường Sa. Hình ảnh cảm động nhất là tàu HQ 505 chở lương thực tiếp tế cho Trường Sa khi bị trúng đạn đã chạy ủi lên đảo Colin đễ giữ đảo và khẳng định chủ quyền của Viêt Nam.
    + Từ năm 1988 đến nay những vụ đụng độ nhỏ lẻ ở Trường Sa vẫn liên tục xảy ra tuy là các phương tiên báo chí không nhắc đến. Cụ thể là vụ không kích của không quân Philipin ngăn Trung Quốc bành trướng và xây dựng căn cứ ở Trường Sa. Một vụ ta đụng độ của ta với tàu cá của Philipin để giữ chủ quyền.
    Sau đây là thông tin về quân số và vũ khí của Việt Nam các loại đến năm 2008, số liệu được tổng kết từ nhiều nguồn nên khá trung thực. Các loại vũ khí đã xuất hiện và được đem ra huấn luyện ở Việt Nam nên các bạn có thể tin được.
    Viet Nam:
    + Lục quân:
    - 412.000 bộ binh, với 3-4 triệu dự bị. 3 vạn hải quân và 3 vạn không quân. VN có quân số được xem là lớn nhất Đông Nam Á, quân đội kỷ luật có tinh thần chiến đấu cao, anh dũng trong chiến tranh. Quân số xếp hàng 14 thế giới.
    Quân đội Việt Nam
    - Tanks: 2235 (45 T-34, 850 T-54/55, 70 T-62, 350 Type-59-tương đương T-55, 300 PT-76, 320 Type 62/63, 300 T-72M1M tương đương với M1A2). Số liệu về T-72 không rõ thế nào, nếu có rồi thì ta có 150 chiếc thôi, vẫn chưa thấy đem ra huấn luyện trong các Binh đoàn Thiết giáp ở Việt Nam. T-72 phù hợp với hoàn cánh kinh tế ở Việt Nam, mẫu cải tiến của T-72 là T-90. Cũng nói thêm Trung Quốc tuy diện tích gấp nhiều lần ta nhưng số thiết giáp xa cũng chỉ gấp 3 ta thôi, điều này chứng tỏ số xe của ta cũng khá nhiếu đấy, hiện đại nhất bây giờ là T-96 ... VN đã hiện đại hóa T-55 với khả năng định vị Laser trang bị thêm vũ khí và động cơ, sensor, hệ thống liên lạc digital, hệ thống tự chữa cháy trên xe.
    T-55
    - Xe bọc thép: 1780 (1100 BTR, 80 YW-531, 100BRDM, 300 BMP, 200 M113). Chủ yếu là các xe chở binh (Thiết vận xa), xe lội nước, xe công binh thu được từ Việt Nam Cộng Hòa. Đáng nói nhất là M113.
    M113
    - Pháo: 2300 các loại, trong đó có M-46 130mm, M114 155mm, 2S3 152mm, M107 175mm, cùng 700 dàn hỏa tiễn BM-14/17/21. Chủ yếu có mấy loại đáng nói như "Vua chiến trường" M107, các loại pháo tự hành, hỏa tiễn.
    M -114
    - Anti-tank missiles: AT-3 Sagger. Không dùng B40, B41 nữa vì xe Tank bây giờ giáp dày hơn nên các loại này không ăn thua nữa, dùng bắn bộ binh, xe công binh thì được.
    AT-3 Sagger
    - Tên lửa chiến thuật: Scud B/C. Cái này là đáng chú ý nhất, loại này ta mua của Bắc Triều Tiên, tầm bắn là 350 - 450km, nghe nói Việt Nam đã cải tiến tầm bắn lên 500km đủ sức vươn tới Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là tên lức đất đối đất tiền thân của tên lửa hành trình.
    Scud B
    + Hải quân:
    - Tàu tuần tiễu: 30 (1 Type 124A corvette, 8 Osa II,4 Tarantul,5 BPS-500, vừa mua 2 Molnya và đang đóng thêm 20 chiếc nữa )
    - OPVs: 5 Petya corvettes, 10 torpedo craft
    - Minehunters/sweepers: 10 (Soviet and PRC)
    - LTSs: 6
    - Tàu ngầm: 2 Yugo của Triề Tiên(midget submarines). Có thể có 1 số Kilo mua bí mật
    - On order: BPS 500 missile boats(with SSN-25 anti-ship missiles)
    Tarantul 1
    Nói về Hải quân thì phải nói đến ngành công nghiệp đóng tàu mà cái tên thân yêu là Vinashin và Bason. Vinashin chuyên đóng tàu du lịch và vận tài, cứu hộ, hiện giờ Viêt Nam đã có khả năng đóng tàu 100 ngàn tấn, và đang nâng cấp để đóng tàu siêu trọng tải loại 400 ngàn tấn. Bason đóng tàu quân sự trong các dự án chuyển giao công nghệ, bản vẽ đóng tàu chiến của Nga cho Việt Nam. trong đó có BPS-500 và Molnya.
    Hiên đang mua thêm 2 Gepard là loại tàu chiến có khả năng tàng hình, săn tàu ngầm và chống hạm, cũng nói luôn là Molnya, BPS-500 cũng có khả năng chống hạm nhờ mang tên lửa hải đối hải URAN của Nga, khả năng săn ngầm là nhờ cảm biến siêu âm (sonar) thả dưới nước thu phát tín hiệu siêu âm và dò tiếng động cơ và chuyển đông của tàu ngầm sau đó bắn ngư lôi để tiêu diệt tàu ngầm. Gepard chở trên nó 1 trực thăng Ka để săn ngầm từ xa.
    BPS- 500
    Hải quân Việt Nam đang hiện đại hóa dần dần về số lượng và chất lượng qua các cuộc tập trện chung với hải quân Ấn Độ, VN đã đặt mua 5000 thiết bị từ Ấn Độ để tu trang cho lớp tàu Petya vốn đã củ và lạc hậu. VN chú trọng đầu tư vào các tàu chiến nhỏ, cao tốc, mang tên lửa chống hạm đảm bảo kiểm soát 1000 km vùng lãnh hải.
    Minehunters
    Hiện VN đã có 2 tàu ngầm loại nhỏ Yugo mua từ Bắc Triều Tiên, tên gọi theo tiếng Hàn là Young O. Đây là loại tàu ngầm tuần tiểu chạy bằng Diesel, độ giản nước là 120 tấn tức là trọng tải của tàu. Tàu ngầm Kilo giá 500tr dolar không thấy nhắc đến nhiều thì chắc là chưa có, vì vận hành loại tàu này cần kinh nghiệm và tổ hợp thủy thủ đoàn lớn. Iran cũng đã có 2 chiếc Kilo.
    Kilo
    + Không Quân:
    - 90 SU-22 fighter-bombers
    - 36 SU-27 fighters-bombers
    - 24 SU-30 fighters-bombers
    - 124 MIG-21 Jetfighters
    - 26 Mi-24 helicopter gunships
    - 4 Be-12 MR aircraft
    - 15 KA-25/28/32 ASW helicopters
    - SAM: SA-2/-3/-6/-7/-9/-16/-20/-22
    KQVN có 3 vạn người,biên chế thành 2 sư đoàn. 2 đoàn công kích,2 đoàn tiêm kích,3 đoàn vận tải,3 đoàn huấn luyện,4 lữ đoàn cao pháo,6 lữ rada,hơn 100 trận địa rada,66 trận địa tên lửa đất đối không.
    Máy bay công kích: 90 chiếc Su 22,36 chiếc Su27,12 chiếc Su 30 (tới 2010 là 24 )
    Máy bay chiến đấu cơ: 124 Mig 21bis đã nâng cấp lên chuẩn mới hiện đại
    Trực thăng vũ trang: 26 chiếc Mi 24
    Trinh sát biển: 4 chiếc Be 12( không biết viết đúng không )+10 chiếc sắp mua của Ba Lan
    Chống ngầm: 3 chiếc Ka 25,10 chiếc Ka 28, 2 chiếc Ka 32
    Trắc lường: 2 chiếc AN 30
    Vận tải: 12 chiếc AN 2, 12 chiếc AN 26, 4 chiếc YAK 40, 4 chiếc Mi6, 30 chiếc Mi8,Mi17
    Huấn luyện: 18 chiếc L39, 10 chiếc YAK18,10 chiếc BT6,và một vài chiếc Mig 21U
    Su -27
    Tên lửa không đối không: AA-2,AA-8,AA-10, AA-12...
    Tên lửa không đối đất: AS-9...
    Tên lửa đất đối không:SA-2/-3/-6/-7/-9/-16/-22.. S300PMU
    Pháo phòng không: 37mm,57mm,85mm,100mm,130mm...
    Rada cảnh bị : khoảng 1000 bộ.
    Sa-7
    Cũng nói thêm là Việt Nam đã tự chế tạo được tên lửa phòng không Igla từ việc chuyển giao công nghệ của Nga. Đây là tên lửa phòng không vác vai kiểu như B40 mà ống phóng dài hơn.
    Dàn tên lửa đất đối không S300PMU mua của Nga là dàn tên lửa hiện đại nhất tương đương với dàn Patriot của Mỹ nhưng khả năng còn cao hơn cả Patriot. Có khả năng phòng không chống máy bay tàng hình, đảm bảo không một chiếc may bay nào có thể vượt qua được khi một quả S300 được phóng lên, VN hiện có 2 dàn phóng bảo vệ Hà Nội với 75 quả S300, mỗi quả trị giá 1tr dolar. Radar của S300 đảm bảo quét một vùng rộng lớn nhằm bảo vệ bầu trời của VN. Tốc độ bay của tên lửa S300 là 1800 -2000 m/s, tầm xa là 150km. Hiện chỉ có vài nước được Nga bán cho dàn này, Nga cũng đã bán cho Iran dàn này bất chấp phản đối của Mỹ. Tên lửa S300 bay thấp cách mặt đất 10m và chỉ tấn công khi đến gần để tránh bị đánh chặn. Dàn này được coi là tiền thân của hệ thống phòng thủ tên lửa.
    S 300pmu
    VN cũng đã đặt mua số lượng SU 30 hiên đại có khả năng không chiến và oanh ích mục tiêu, SU 30 hoàn toàn có thể bay đến Hoàng Sa cho một vài quả rồi bay về. Số lượng SU 30 ở trên hiện VN nhận chưa đủ, có thể đến 2010 sẽ nhận đủ, giá SU 30 là 25 tr dolar một chiếc, khá là rẻ để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
    SU - 30
    Su 22 M4 cũng đã được đặt mua tăng thêm khả năng tuần tiểu trên không của Việt Nam.
    Nguồn : http://www.ant7.com/forum/forum_post.asp?TID=1826&PN=1.
  2. Su35FlankerE

    Su35FlankerE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
  3. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
  4. tttoan

    tttoan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    2.329
    Đã được thích:
    322
    Em thấy S300 PMU bay cũng khá cao đó chứ !
    Được tttoan sửa chữa / chuyển vào 12:56 ngày 06/04/2009
  5. thangtutai

    thangtutai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    43
    Những nét đáng chú ý về phát triển tiềm lực quốc phòng của một số nước Đông Nam Á
    Xuất phát từ tình hình kinh tế trong khu vực tương đối ổn định trong khi tình hình khu vực và chính trị tôn giáo lại bất ổn là lý do các nước Đông Nam Á đều tăng ngân sách quốc phòng, mua sắm trang bị vũ khí. Xu hướng này đã thể hiện rất rõ trong giai đoạn hiện nay.

    QUÂN ĐỘI INDONESIA
    Năm 2008, ngân sách quốc phòng lên tới 1,73 tỷ USD tăng 6,4%, nhằm đáp ứng nhu cầu khẩn cấp thay thế nhiều loại vũ khí lỗi thời, tăng 20% lương cho 298.500 binh lính. Tháng 01/2009, Hạ viện đã tán thành ngân sách quốc phòng năm 2009 trị giá 2,84 tỷ USD.
    Hải quân: Tháng 02/2008, Chính phủ có kế hoạnh mua 03 tàu ngầm của Nga để đảm bảo an ninh vùng lãnh hải và eo Malacca.
    Không quân: Ngày 02/02/2008, Chính thức nhận 03 Su-30MK2 của Nga, Su-30MK2 là máy bay chiến đấu đa chức năng phiên bản hai chỗ ngồi, hệ thống điều khiển vũ khí của máy bay đảm bảo khả năng tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, cả ban ngày và đêm; tháng 10/2008, Indonesia đã nhận thêm 06 trực thăng Mi-35 của Nga, Mi-35 là trực thăng chiến đấu có thể tiêu diệt các mục tiêu trên bộ và trên không, hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh; năm 2009 Nga sẽ bàn giao 03 chiếc Su-27SKM cho Indonesia, Su-27SKM là loại máy bay chiến đấu đa mục tiêu phiên bản một chỗ ngồi, có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không và trên bộ cũng như trên biển, tác chiến cả ban ngày lẫn ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. Các máy bay Su-30MK2, Su-27SKM và Mi-35 được biên chế cho phi đội 11 thuộc căn cứ không quân Hasanuddin thuộc đảo Sulawesi.
    Lục quân: Tháng 08/2008, Indonesia đã ký hợp đồng mua 20 xe bọc thép hạng nhẹ loại BMP-3F trị giá 40 triệu USD của hãng Rosoboronexport của Nga, và sẽ chuyển giao cho Indonesia đầy đủ vào năm 2010, BMP-3F là loại xe đặc chủng sử dụng trên biển, được tăng cường khả năng nổi cũng như chịu đựng giông bão, có thể thực hiện các nhiệm vụ thủy bộ tác chiến liên tục trong 7 giờ, được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tăng, có khả năng tấn công các mục tiêu trong bán kính 6 km.
    QUÂN ĐỘI MALAYSIA
    Lo ngại trước sự tranh giành quyền lợi kinh tế; ảnh hưởng tôn giáo-chủng tộc; vị trí địa lý, đặc điểm lãnh thổ, tình hình an ninh khu vực. Đặc biệt trước sự bành chướng của quân đội Trung Quốc trên Biển Đông. Đó cũng là một lý do để thúc đẩy mạnh mẽ chương trình hiện đại hoá quân đội nhằm bảo đảm sự an ninh toàn vẹn lãnh thổ.
    Hải quân: Năm 2002, Ma-lai-xi-a đã đặt mua 02 tàu ngầm lớp Scorpene trị giá gần 1,5 tỷ USD do công ty đóng tàu DCNS của Pháp và công ty Navantia của Tây Ban Nha thực hiện, chiếc tàu thứ nhất Tunku Abdul Rahman được đóng tại Pháp và đã hạ thủy vào tháng 10/2007, tháng 06/2008 đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm dự kiến sẽ chuyển giao cho Malaysia đầu năm 2009 và sẽ đưa vào hoạt động tháng 7/2009, tàu ngầm lớp Scorpene có lượng choán nước 1740 tấn, chiều dài 67,7 tấn và bề rộng tối đa là 8m, có khả nặng lặn sâu 350m và di chuyển với tốc độ tối đa 38,3km/h, có khả năng thực hiện nhiệm vụ độc lập trong vòng 45 ngày với ê-kíp gồm 31 người, được trang bị 6 máy phóng ngư lôi cỡ nòng 533mm dùng để phóng ngư lôi và tên lửa chống tàu; tháng 10/2008, Ma-lai-xi-a đã mua 09 Ra đa tác chiến của Mỹ, nhằm tăng cường kiểm soát trên khu vực biển Sabah, loại radar này có chức năng thu thập hình ảnh và truyền về sở chỉ huy tác chiến; lực lượng Không quân - Hải quân có kế hoạch mua 12 trực thăng chống tàu thế hệ mới vào năm 2010, để thay thế cho loại Super Lynx 300 và AS-555 Fennec nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cho 02 tàu ngầm lớp Scopene bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2009-2010. Ngoài ra, Hải quân Malaysia đang xem xét khả năng mua trực thăng tuần tra của công ty Embraer và Lockheed Martin cũng như có kế hoạch mua máy bay không người lái dùng để tuần tra trên hải phận eo biển Malacca và Biển Đông.
    Không quân: Đã ấy hợp đồng đặt mua 18 máy bay Su-30MKM của Nga trị giá 900 triệu USD. Sáu chiếc đầu tiên đã chuyển giao cho Malaysia năm 2007 và 12 chiếc tiếp theo được chuyển giao cuối năm 2008, hiện nay Chính phủ đang xem xét tiếp tục đặt hàng thêm máy bay Su-30MKM nhằm tăng cường sức mạnh cho Không quân; kế hoạch mua 08 máy bay Cảnh báo sớm và Chỉ huy trên không (AEWAC) nhằm mục đích tăng cường sức mạnh cho Không quân và để phối hợp tác chiến Hải - Lục - Không quân, đồng thời cũng để theo kịp với các Su-30MKM đi vào hoạt động cùng với MIG-29N, F/A-18D Hornets và các máy bay thế hệ cũ F-5 E/F Tiger II; để phát hiện các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, từ quần đảo Trường Sa đến vịnh Thái Lan, Ma-lai-xi-a đã trang bị thêm trạm radar lưu động trên không để kết hợp với máy bay FA-18D.
    Lục quân: Trang bị thêm trực thăng vận tải và chiến đấu mua từ Mỹ, Tây Âu, Nga (loại KA126) và Romania (loại IAR33), máy bay C-130; tăng cường thêm các chiến xa Scorpion (pháo 90 mm), mua thêm 60 chiến xa MK3, tân trang lại 92 thiết giáp trinh sát Daimla Fairlet từ 1965 do quân đội Anh để lại; tăng cường thêm các loại xe bọc sắt cơ giới (MICV) và xe bọc sắt hỗ trợ bộ binh (IFV), những xe này được gắn thêm hỏa tiễn chống chiến xa Voforce của Thụy Điển và Milan 2; trang bị thêm dàn pháo 105 mm, pháo F4-70, pháo 155 mm để tăng cường khả năng tác chiến và phòng vệ biên giới; binh chủng pháo binh còn được trang bị thêm bằng các loại radar đối pháo Fire Finder TPQ36 do Mỹ sản xuất; đã mua 8 khẩu cao xạ 35 mm Ericon GDF của Thụy Sĩ. Ngoài ra bộ binh còn được trang bị 48 tên lửa đất đối không Startburst của Anh, và sẽ được trang bị thêm bằng các loại tên lửa Lorand lớn hơn, tầm xa hơn do Đức và Pháp chế tạo. Dự kiến mua thêm các loại tên lửa Crotal NG (Pháp), Rappier (Anh), Adatas (Mỹ và Canada).
    QUÂN ĐỘI SINGAPORE
    Là nước có nguồn ngân sách quốc phòng lớn nhất trong khu vực ĐNÁ mặc dù đây là quốc gia nhỏ nhất, năm 2008 chi 5.8 tỷ USD cho quốc phòng.
    Hải quân: Tháng 08/2008, đã nhận đủ 06 khinh hạm tàng hình lớp (Formidable) và đã đưa vào sử dụng;
    Không quân: Mua 4 tổ hợp thiết bị radar tầm xa đặt trên máy bay Golfstream 550 ?" được trang bị radar định vị và thiết bị điện tử do Irsael sản xuất, những tổ hợp mới sẽ thay thế những máy bay E-2C Hawkeye; đặt mua 12 máy bay chiến đấu F-15SG và phụ tùng kèm theo của hãng Boing, tổng trị giá khoảng 1 tỉ USD và tiếp tục đặt mua 08 máy bay cùng loại trị giá 700 triệu USD;
    Lục quân: Ngày 07.03.08, đưa vào sử dụng một kho vũ khí công nghệ cao nằm dưới lòng đất nhằm tiết kiệm được khoảng 300 hecta trên mặt đất, 20% nhân lực điều hành, 50% năng lượng làm mát so với một kho vũ khí thông thường và kho vũ khí này cho phép di chuyển cung cấp vũ khí đạn dược một cách nhanh chóng, chính xác; đầu năm 2008, tiếp nhận 96 xe tăng loại Leopard 2 của Đức, trọng lượng 56 tấn, động cơ diesel 1.500 mã lực, vận tốc đạt 72 km/h và được trang bị pháo nòng trơn 120 mm.
    QUÂN ĐỘI PHILIPPINES
    Ngân sách quốc phòng năm 2008 là 900 triệu USD
    Không quân: Tháng 05/2008, đã hoàn thành hợp đồng mua 18 máy bay SF-260 (mới) do Italy chế tạo, trị giá 13,8 triệu USD và 34 máy bay T-41 của Hàn Quốc (đã qua sử dụng) do Mỹ sản xuất với giá rẻ, 18 máy bay SF-260 đã nhận năm 2008, còn 34 máy bay T-41 chưa rõ thời gian nhận. Những chiếc máy bay trên chỉ sự dụng cho huấn luyện; năm 2009 KQ Phi-lip-pin sẽ nhận được 20 trực thăng nâng cấp UH-1H; giai đoạn 2011-2012 KQ Phi-lip-pin đầu tư 1,1 tỷ USD cho kế hoạch khôi phục toàn bộ máy bay chiến đấu trong khuôn khổ chương trình mua máy bay chiến đấu mới.
    Hải quân: Năm 2008, Tổng thống Gloria Arroyo đã chỉ đạo tìm cách đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa Hải quân, không những để tăng cường bảo vệ an ninh chủ quyền biển, đảo mà còn để gìn giữ môi trường an ninh đại dương. Bộ trưởng Quốc phòng Gillberto Teodoro nêu rõ: nhiệm vụ này sẽ không hề đơn giản vì nó đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu, đặc biệt là để quyết định các hướng ưu tiên cho Hải quân.
    Theo chương trình hiện đại hóa quân đội Philippines, Hải quân có thể được tăng cường thêm các tàu mới vào năm 2017. Tuy nhiên, theo ông Teodoro thì sẽ phải mất thêm 2-3 năm để các thiết bị này về tới Philippines và đây là lý do tại sao Tổng thống Arroyo muốn ông tìm cách để có được các thiết bị phục vụ cho Hải quân trước năm 2017.

    QUÂN ĐỘI THÁI LAN
    Việc tăng cao ngân sách quốc phòng được bằng sự cần thiết phải duy trì thế cân bằng lực lượng trong khu vực song song với việc tăng chi phí quốc phòng của các quốc gia láng giềng cũng như nhằm chống lại chủ nghĩa phân lập ở phía Nam đất nước; năm 2008, ngân sách quốc phòng tăng lên gần 5,1 tỷ USD (tháng 09/2008 chính phủ chi bổ sung cho quốc phòng 6,2 tỷ bath do đồng tiền trong nước bị mất giá.); năm 2009, ngân sách quốc phòng là 169 tỷ bạt cao hơn 2008 là 17,8%, lực lượng Bộ binh Thái Lan nhận 83,5 tỷ bath. Bộ quốc phòng đã đề nghị tăng chi phí ngân sách quốc phòng lên gần 1,8% GDP trong giai đoạn (từ 2009-2014) và lên gần 2% trong giai đoạn (2015-2019).
    Hải quân: Từ 5-10 năm tới sẽ mua tàu ngầm, giá trị ban đầu của một chiếc tàu ngầm khoảng 1,2 tỷ USD, nhằm thực hiện các nhiệm vụ tuần tra khu vực biển Andamans và eo biển Malacca; Hiện nay, chiếc tàu sân bay trị giá 230 triệu USD chủ yếu vẫn nằm tại bến đỗ do chi phí vận hành quá cao.
    Không quân: Ngày 23/10/2008, Chính phủ đã phê duyệt hợp đồng mua 3 trực thăng vận tải Mi-17V-5 của Nga, trị giá 27,6 triệu USD, Mi-17V-5 là phiên bản nâng cấp của trực thăng Mi-8, tải trọng cất cánh tối đa của trực thăng là 13 tấn, dài 25m, vận tốc trung bình 230km/h (vận tốc tối đa ?" 300km/h), có khả năng chở được 36 binh lính hoặc 4 tấn hàng trong cabin và 4,5 tấn tại điểm treo bên ngoài với tầm hoạt động 750km, Mi-17V-5 tốt hơn những trực thăng khác khi nó hoạt động trên núi cao với sự chênh lệch lớn về nhiệt độ; tháng 11/2007, Thái Lan tuyên bố các kế hoạch trang bị cho Lực lượng Vũ trang 12 máy bay chiến đấu Gripen và hai máy bay radar định vị tầm xa Erieye; tháng 10.2008, KQ Thái Lan đã kí hợp đồng với tổng trị giá hơn 1 triệu USD mua 12 máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen và 02 máy bay có sử dụng radar tìm kiếm tầm xa Erieye của Thụy Sĩ; Nội các Thái Lan hiện nay đồng ý chi gần 563 triệu USD mua lô hàng đầu tiên gồm 6 chiếc máy bay tiêm kích và 1 chiếc máy bay có trang bị radar Erieye.
    Lục quân: Lực lượng Bộ binh Thái Lan dự định phải có 94 xe thiết giáp do Ukraine sản xuất; năm 2008, chính phủ đã mua 992 súng liên thanh hạng nhẹ Negev của Irsael trị giá 7,6 tỷ triệu USD, 96 xe vận tải bọc thép BTR-3E1 của Ukraine trị giá gần 115 triệu USD, tên lửa chống tàu S-820A và thiết bị phóng cho tên lửa này của Trung Quốc trị giá 47,3 triệu USD.
    http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/THSK/LA58331/default.htm
  6. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
    copy thì cũng nên đọc kỹ trước khi paster đồng chí nhé, số liệu lung tung quá
  7. panomi

    panomi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2008
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
  8. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Có lẽ Malaysia đang có 1 lực lượng bắn tỉa hùng hậu nhất thế giới
    [​IMG]
    Được P20 sửa chữa / chuyển vào 22:47 ngày 08/04/2009
  9. hahoi

    hahoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    2
    Lang thang trên mạng thấy 1 bài viết của bọn tàu bình luận về xếp hạng quân sự ở ĐNA.
    so sánh gồm 10 nước ĐNA không có Đông TY mo.
    I. Lục quân: 1.việt nam 2.thái lan, 3. In đô, 4.Miến điện, 5. Mã lai, 6. xing
    7. campuchia, 8. philippin, 9.Lào, 10 bruney.
    II. Hải quân: 1. Indo, 2. Thái lan, 3.việt nam, 4.Philippin, 5. Miến điện, 6. Malaixia, 7.Xingapore, 8. Campuchia, 9. Bruney, 10. Lào.
    III. Không quân:1. Thái Lan, 2. Việt nam, 3. Philippin, 4. Indo, 5.xingapore, 6.Malaixia, 7.Miến điện, 8.Lào, 9.Campuchia, 10.Bruney.
    Tổng hợp: 1.Thái Lan, 2. Việt nam, 3.Indo, 4.philippin, 5. Miến điện, 6. Malaixia, 7.xingapore, 8. Campuchia, 9. Lào. 10. Bruney.
    Nhưng nhiều người bình luận cho rằng số 1 nên là việt nam.
    Tại vì bài viết nay không bao gồm chiến thuật, học thueets quân sự và kinh nghiệm tác chiến. Việt nam đã từng tiến hành chiến tranh với pháp, mĩ, trung quốc đều là các cường quốc trên thé giới nên kinh nghiệm tác chiến hơn hẳn các nước còn lại. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng nên xếp indo là số 1 vì: lúc chiến tranh xay ra nên tính cả khả năng hậu cần tự túc trong chiến tranh. Ở DNA khả năng tự sx vũ khí ,tự túc hậu cần được đánh giá là cao nhất. tác giả cũng đưa ra bảng so sánh về dân số để củng cố luận điểm của mình. INdo:221.930.000 người .
    Nhưng ý kiến này đã bị một đọc giả khác phản bác khi nói về vấn đè nội bộ của từng quốc gia. indo,philippin,thái lan,miến điện đều có vấn đề về tôn giáo chủng tộc. xingapore,bruney tuy giàu có nhưng diện tích quá bé ko chịu được 1 chưởng. Việt nam là nước có sắc dân đồng đều, sự cách biệt về văn hóa giữa các sắc dân tộc khác nhau không lớn do đó nếu có chiến tranh thì dễ dàng tập hợp được lòng yêu nước của toàn dân.Nên kết luận vẫn là việt nam mạnh nhất.
    Tuy vậy vẫn có ý kiến phản bác cho rằng trong thời điểm hiện nay. Nên tính luôn cả tiềm lực kinh tế cùng khả năng ngoại giao vào tiềm lực quốc phòng vì ví như xingapore tuy bé nhưng ko nước nào dám động vì có mĩ và úc bảo kê, bruney có Anh quốc giúp.Việt nam GDP của việt nam 2007 là 70 tỷ đô chỉ xếp thứ 6 ở DNA. Lại không có đòng minh.
    Tổng hợp lại đại đa số các bài đều nhận định viêt nam là đối thủ mà TQ phải đề phòng. Có bài viết trả lời đã so sánh GDP việt nam 2007 với Ngân sách quốc phòng TQ cùng năm theo sách trắng của TQ là 43 tỷ đô,thạm chí 1 số quốc gia cong cho rằng thực tể chi tiêu của quốc phòng TQ là gấp đôi chỗ đó,tác giả cho rằng với khả năng tiềm lực hiện giờ của việt nam ko đáng đẻ TQ lo ngại, mà cái đáng để TQ lo ngại là tham vọng của việt nam. Có vài người trên diễn đàn này đã cho rằng việt nam có những tham vọng rất lớn ở DNA ( bọn tàu này trừ vài đứa có cái nhìn đúng đắn ra cũng có vài đứa bị nhồi sọ ) Việt nam từ trước đến nay trên bờ thì nuôi mộng tưởng lập liên bang đông dương gồm Việt nam, Lào, Campuchia, và 1 phần thái lan, trên biển thì nuôi tham vọng độc chiếm biển đông, là một tiểu bá ở DNA.
    Ở bài viết nay tôi đã tóm tắt 1 bài phân tích của 1 tác giả TQ cùng với vài ý kiến phản hồi về bài phân tích đó trên 1 diễn đàn TQ. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng nếu chúng ta chỉ biết so sánh cung vài nước DNA trong vùng rồi tự sướng thì mãi mãi chúng ta sẽ chỉ tự mãn với chính bản thân mình. kẻ thù tiềm tàng của chúng ta ko phải là các nước DNA lịch sử đã chứng minh như vậy và cả thực tế hiện tại cũng chứng minh như vậy. Tôi xin lấy nguyên văn 1 câu trong bài viết bình luận cho bài phân tích trên của 1 người TQ: Việt nam tuy mạnh nhưng chỉ là tiểu bá ở cái ổ DNA,nhưng bên cạnh việt nam là TQ.
    nguồn:http://www.tianya.cn/publicforum/content/worldlook/1/169506.shtml
  10. Su35FlankerE

    Su35FlankerE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Em thấy bọn Tàu này xếp hạng lung ta lung tung, nhất là về cái mảng không quân , Philippin hiện nay không có không quân tiêm kích( kể từ khi nước này bỏ các phi đội F5 và dự định đến 2011 mới chi tiền để mua máy bay chiến đấu mới ) thế mà vẫn xếp thứ 3, trên cả Malay, Indo, Sing với hàng chục F16, F18, Su30, Mig29....Đau nhất là"Sing gà bò " với 1 phi đội hùng hậu 60 chiếc F16 ( tương đương với Thái ) mà chỉ xếp thứ 5, đội tàu chiến hải quân Sing cũng hiện đại, ác chiến không kém gì không quân thế mà cũng chỉ xếp trên Cam và Lào , ngộ nhất là Lào không có biển mà hải quân vẫn xếp trên Bruney )

Chia sẻ trang này