1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự các quốc gia Châu Phi

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Bat_Lo_Quan, 30/12/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Quốc phòng Nam Phi: Khúc KWAITO ở Nam Bán cầu mà Việt Nam nên học
    Tâm Minh | 30/12/2015 07:45

    2
    [​IMG]
    Trực thăng Rooivalk AH-2 của Denel Aviation.
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Hải quân Nga bừng tỉnh, Lầu Năm Góc "rùng mình"

    Ngày nay, nói đến nền công nghệ quốc phòng Nam Phi, người ta thường hình dung về những chiếc xe bọc thép chống mìn MRAP có kiểu dáng hầm hố.
    LTS: Kính thưa quý bạn đọc!

    Thế giới bước vào thế kỷ 21 với rất nhiều biến chuyển đa chiều trong nổ lực sắp xếp lại trật tự sau cuộc chiến tranh lạnh.

    Khi bối cảnh hai khối quân sự khổng lồ đối đầu nhau và răn đe phần còn lại của thế giới không còn nữa, các tranh chấp phát sinh và nguy cơ bùng phát thành xung đột cục bộ gia tăng buộc các quốc gia phải nâng cao năng lực tự chủ về mặt quốc phòng.

    Qua đó, nhằm sẵn sàng chiến đấu và duy trì năng lực chiến đấu bảo vệ các quyền lợi của mình. Trong số đó, các quốc gia có nền tảng công nghiệp và nền kinh tế vững vàng đã có những bước đi đáng chú ý.

    Đa số các nước có bước phát triển thần tốc về công nghiệp quốc phòng (CNQP) là các nước công nghiệp mới (NICS).

    Loạt bài này giới thiệu nền kỹ nghệ quốc phòng của một số nước đáng chú ý như một lược thuật. Từ đó hầu rút tỉa kinh nghiệm cho quá trình phát triển CNQP Việt Nam trong chủ trương tự chủ và tiến thẳng lên hiện đại.

    Kỳ 1: Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ: Không phải dạng vừa đâu!



    KỲ 2: Vũ khí Nam Phi - Khúc KWAITO đến từ Nam Bán Cầu đã có mặt tại Việt Nam

    Vâng, chính người Nam Phi đã khai sinh ra cho thế giới khái niệm MRAP (Mine-Resistant Ambush Protected) khi họ tham chiến tại cuộc xung đột ở các quốc gia láng giềng như Zimbabwe, Namibia, Angola… vào những năm của thế kỷ 20.

    Quân đội Mỹ chỉ là bên phát triển ứng dụng nó rộng rãi tại Iraq, Apganistan và để thế giới biết đến khái niệm xe chống mìn.

    Thực ra, Nam Phi là một nước có nền CNQP hình thành từ lâu đời. Họ bước qua những thăng trầm của lịch sử đất nước và thế giới để sắm cho mình diện mạo ngày hôm nay.

    Chúng ta cùng điểm qua các dấu mốc lịch sử của CNQP Nam Phi cũng như các đại diện tiêu biểu của nền sản xuất sản phẩm quốc phòng này.

    [​IMG]
    Mi-24 SuperHind MK2 của Advanced Technologies & Engineering, nay đã bị Paramount Group mua lại và đổi tên thành Paramount Advanced Technologies.

    Hình thành từ trước thế chiến II nhưng không phát triển được sau thế chiến

    Amscor (Armaments Corporation of South Africa) thực ra là đơn vị sản xuất kinh doanh và bảo dưỡng các sản phẩm quốc phòng được hình thành từ năm 1902 nhưng mãi đến năm 1948 nó mới được mang tên Armscor cho đến ngày nay.

    Trong suốt Thế chiến II, các nhà máy của Armscor cung cấp đạn dược và bảo dưỡng súng pháo cho các bên tham chiến. Đây là giai đoạn vàng son của Armscor.

    Sau thế chiến, khi nhu cầu về súng đạn không còn nhiều nữa, Armsor đứng trước thách thức phải chuyển mình để gia nhập thị trường cạnh tranh hơn và thoả mãn nhu cầu ít ỏi trong nước.

    Đi lên từ xung đột và cấm vận

    Từ thập niên 60, khi Nam Phi có cuộc xung đột biên giới với các nước láng giềng. Nhu cầu sản phẩm quốc phòng cũng tăng lên.

    Đây là giai đoạn mà Nam Phi đối diện với 2 cuộc chiến là xung đột quân sự ở các nước láng giềng và cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid trong nước.

    Cả hai cuộc chiến này làm kiệt quệ Nam Phi nhưng lại là nền móng phát triển của CNQP. Đến năm 1977, khi Nam Phi lại chịu thêm lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc vì họ tham chiến tại Angola.

    Nhưng nói một cách nghiêm túc, đây lại là cơ hội tốt cho nền CNQP Nam Phi phát triển cũng như làm quen với các sản phẩm xuất xứ từ Liên Xô.

    Khi các cuộc xung đột kết thúc bằng các thoả hiệp thì đồng thời các thoả hiệp cho sự suy tàn của chủ nghĩa Apartheid cũng gần hoàn thành.

    Một nền CNQP của nước Nam Phi tự do vào năm 1994 đứng trước các thách thức về sự suy giảm nhu cầu trong nước và cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới.

    Bước ra thế giới đầy bỡ ngỡ

    Nói đến các công ty CNQP Nam Phi ngày nay, phải nói đến Tập đoàn Denel. Đây là đơn vị hàng đầu thế giới về công nghệ hoả khí hạng nặng. Sự kết thúc của chủ nghĩa Apartheid cũng là lúc hình thành Denel từ Armscor.

    Điều đó không có nghĩa là Armscor kết thúc mà nó chỉ giữ lại chức năng tham mưu cho Bộ Quốc phòng trong khi Denel mang nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các sản phẩm quốc phòng mà trước đó Armscor phụ trách.

    Hình ảnh chủ đạo của nền CNQP Nam Phi vào năm 1992 là hiện tượng chuyển đổi, sáp nhập, giải thể, hình thành của các đơn vị sản xuất quốc phòng để đối phó với tình hình mới, một nước Nam Phi tự do và không còn nhu cầu lớn về chi tiêu quốc phòng.


    [​IMG]
    Super Mirage F1, Sản phẩm cải tiến của Atlas (nay là Denel aviation) với tên lửa R-73 và động cơ Klimov SRM-95, một phiên bản của động cơ RD-33 của Nga.

    Mất hơn 15 năm nỗ lực tìm thị trường xuất khẩu.

    Khi chủ nghĩa Apartheid kết thúc cũng là lúc Liên Xô tan rã. Một loạt các nước dùng vũ khí Liên Xô đứng trước nhu cầu bảo dưỡng, cải tiến cho tương thích với hệ vũ khí phương Tây.

    Nam Phi với thế mạnh khoa học kỹ thuật và công nghệ và sự am tường về vũ khí phương Tây cũng như Liên Xô đã cố chớp lấy thời cơ này để vươn ra thế giới trở lại đồng thời với duy trì hoạt động của các khí tài trong nước.

    Thế mạnh truyền thống

    Nam Phi, là điểm đến cực nam Châu Phi của cộng đồng người da trắng từ Châu Âu, trong đó chủ yếu là người Hà Lan.

    Họ di cư đến thuộc địa này mang theo các ngành nghề truyền thống của mình, trong đó có công nghiệp phục vụ quốc phòng, cái luôn là thế mạnh của các nước Châu Âu.

    Minh hoạ rõ nét nhất cho thế mạnh truyền thống của CNQP Nam Phi, ngoài Denel, phải kể đến một cái tên ít được biết đến, đó là Cassidian.

    Đây là một công ty có truyền thống lâu đời về sản xuất các thiết bị quang học khúc xạ như ống nhòm, kính hiển vi, lăng kính, thấu kính…

    Công ty này sản xuất các sản phẩm tốt và danh tiếng đến mức ngay khi Nam Phi được bãi bỏ cấm vận thì các công ty lừng danh Châu Âu như Carl Zeiss, Xenics, Leica đã lập tức tìm đến đặt văn phòng đại diện.

    Đồng thời, thuê họ gia công các sản phẩm cao cấp với yêu cầu nghiêm ngặt mà bản thân các công ty danh tiếng Châu Âu này chưa thể thực hiện. Đáng tiếc thay khi thương hiệu này ngày nay không còn nữa.

    Diện mạo hôm nay

    Công nghiệp quốc phòng Nam Phi qua nhiều thăng trầm đến mức ngày nay, khi nói đến công ty thì phải luôn mở ngoặc nay là gì… có thể liệt kê ra các đại diện tiêu biểu cho nền kỹ nghệ quốc phòng Nam Phi ngày nay.

    AMD (Aerospace Maritime & Defence) là một đơn vị giữ nhiệm vụ liên kết các đơn vị công nghiệp quốc phòng trong nước và các chi nhánh công ty quốc phòng nước ngoài tại Nam Phi.

    Đây có thể coi là nơi cầm cân nảy mực và điều phối cho nền CNQP Nam Phi.

    Milkor MGL là công ty chuyên sản xuất súng và đạn phóng lựu không xa lạ với Quân đội Việt Nam với sản phẩm súng phóng lựu cầm tay ổ xoay 40mm mà ta đang sản xuất theo giấy phép của họ.

    Denel là tập đoàn đa ngành nghề được thành lập từ Armscor với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các sản phẩm quốc phòng Nam Phi. Họ có 2 nhánh chính là Denel Land System và Denel Aviation.

    - Denel Land System chuyên sản xuất trọng pháo, xe bọc giáp, đạn dược và vài loại hoả khí khác. Các sản phẩm của Denel xuất đi rất nhiều nước trên thế giới.
    [​IMG]
    Pháo 155ly G5-52 của Denel.

    Pháo và xe bọc giáp của Denel đủ danh tiếng đến mức Thuỷ quân lục chiến Mỹ vẫn đặt họ phát triển riêng một vài loại trang bị mà không cần đấu thầu. Vì chỉ có họ mới đủ kinh nghiệm để thực hiện.

    - Denel Aviation là nhánh khác của Denel chuyên về kỹ thuật hàng không và vũ khí đường không. Các thế hệ tiền nhiệm của nó đã từng sản xuất cả máy bay tiêm kích Chetah từ thiết kế của Tập đoàn IAI (Israel) cho quân đội và xuất khẩu.

    Ngày nay, Denel Aviation chỉ sản xuất vài mẫu UAV cho quân đội, các loại trực thăng quân sự từ thiết kế của Eurocopter… Đơn vị này cũng giữ nhiệm vụ phát triển các vũ khí đường không cho quân đội, xuất khẩu cũng như bảo trì các tổ hợp hàng không quân sự.

    [​IMG]
    Tên lửa hành trình tiên tiến TORGOS SLAM.

    Ngoài ra, công ty này chỉ chủ yếu sản xuất các phụ kiện, phụ tùng cho các tổ hợp hàng không để cung cấp ra nước ngoài cho các công ty khác lắp ráp như Airbus, Boeing, Saab, Northrop, Textron…

    AEROSUD là công ty chuyên sản xuất các cấu kiện hàng không cung cấp cho các công ty khác lắp ráp tổng thành như cánh quạt trực thăng và máy bay cánh cứng, cấu kiên cánh, lắp bán tổng thành... Nó có thế mạnh về vật liệu đặc biệt, cấu kiện có độ bền cao.

    Tuy chưa thể vươn đến tầm của Alenia hay Kawasaki nhưng ở Châu Á khó tìm được công ty nào có năng lực về vật liệu hàng không như Aerosud…

    Aztec là công ty chuyên sản xuất ắc quy cho máy bay rất danh tiếng, được các hãng lớn như Boeing, Airbus đặt hàng thường xuyên.

    Cybicom Atlas Defence là công ty chuyên sản xuất các thiết bị điều khiển cho tàu ngầm và bảo trì tàu ngầm.

    OTT Technologies, REVA và Panzer Technologies là 3 công ty danh tiếng ngoài Denel land system chuyên phát triển các loại xe bọc giáp, kháng mìn và các xe chiến đấu khác.

    Một loại xe bọc thép kháng mìn của REVA.

    Tellumas là một công ty chuyên phát triển các hệ thống sơ cấp cho kiểm soát không lưu và các hệ thống điều khiển từ xa như UAV. Đây là một đơn vị kỹ thuật điện tử công nghệ cao của Nam Phi

    Reutech là công ty chuyên phát triển các hệ thống radar quân sự dùng cảnh báo sớm cũng như tích hợp vào các hệ thống phòng không khác.

    Ngoài ra, họ còn cung cấp các radar hàng hải và radar dùng cho lục quân, thông tin liên lạc, rà phá bom mìn khác.

    [​IMG]
    Radar 3D ESR 320 Thutlwa của Reutech dùng trong hệ thống phòng không Umkhonto của Denel Aviation.

    Tau Aerospace (hay Safomar Holding) là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ sơn máy bay và các dịch vụ bảo dưỡng khác tại khu vực.

    Ngoài ra, Nam Phi còn rất nhiều các đơn vị nhỏ lẻ khác nắm trong tay mỗi nơi là một thế mạnh truyền thống. Và vẫn đang trên con đường bị thâu tóm bởi các siêu tập đoàn đến từ Châu Âu.

    Lời sơ kết

    Nam Phi với các thế mạnh công nghệ trong các đơn vị nhỏ lẻ đang đứng trước nguy cơ bị thâu tóm bởi các tập đoàn Châu Âu.

    Bi kịch tiêu biểu là nhãn hiệu lừng danh Cassidian bị Airbus Defence & Space thâu tóm năm 2014 để trở thành thành viên của Tập đoàn này dưới sự quản lý của Airbus Đức và Carl Zeiss.

    Đây có thể xem là một thiệt hại của nền CNQP thế giới khi Cassidian đã là độc quyền của Airbus.

    Ngoài các đơn vị tương đối mạnh như Denel, Reutech, REVA và Panzer thì có thể nói CNQP Nam Phi đang từng bước trở thành một nền công nghiệp phụ trợ cho các nước Châu Âu trong trào lưu giảm giá thành sản xuất để tối đa hoá lợi nhuận.

    http://soha.vn/quan-su/quoc-phong-n...cau-ma-viet-nam-nen-hoc-20151229143012492.htm
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Quân đội các nước châu Phi ngày càng “bạo chi”
    Anh Tuấn | 26/11/2014 11:00

    0
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Nước nhỏ như Việt Nam có thể sở hữu vũ khí răn đe phi đối xứng?

    Nigeria đã phải hứng chịu nhiều xung đột. Các phần tử thuộc lực lượng Hồi giáo cực đoan Boko Haram đã bắt cóc 200 nữ sinh ở đây. Suốt tuần qua, phiến quân và quân chính phủ giành nhau từng thước đất.
    Nga xuất vũ khí sang châu Phi, Trung Quốc hậm hực
    Quân đội Nigeria, một trong những quân đội lớn nhất ở châu Phi, đáng lẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc trấn áp phần tử cực đoan trong nước. Thế nhưng, vũ khí, khí tài của họ cạn kiệt và binh lính lại không được huấn luyện đầy đủ. Do đó, chính phủ đã quyết định chi 1 tỷ USD để mua sắm thêm phi cơ chiến đấu và huấn luyện quân sự.

    Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa Bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), chi tiêu quân sự ở châu Phi trong năm 2013 đã tăng lên 8,3%, nhanh hơn các khu vực khác trên thế giới. Hai phần ba số nước châu Phi đã tăng cường chi tiêu quốc phòng trong suốt thập kỷ qua và chi tiêu quân sự toàn châu lục tăng lên 65% trong 10 năm.

    Ngân sách quốc phòng của Angola đã tăng lên hơn 1/3 trong năm 2013, lên đến 6 tỉ USD và vượt mặt Nam Phi để trở thành nước chi tiêu quân sự nhiều nhất ở phía Nam sa mạc Sahara ở châu Phi.

    Các nước khác với ngân sách quốc phòng tăng vọt gồm có Burkina Faso, Ghana, Namibia, Tanzania, Zambia và Zimbabwe. Đất nước chi tiêu nhiều nhất châu lục hiện nay là Algeria với 10 tỉ USD.

    [​IMG]
    Chi tiêu quốc phòng ở Châu Phi đã tăng lên 65% trong suốt 1 thập kỷ qua.

    Ông David Shinn, một cựu nhân viên ngoại giao Mỹ, hiện là giáo sư Trường Đại học George Washington cho biết: “Một số nước châu Phi đang mua những món hàng thực sự đáng sợ”.

    Năm ngoái, Ethiopia đã nhận những chiếc đầu tiên trong số khoảng 200 xe tăng T-72 mua của Ukraine. Nước Nam Sudan ở bên cạnh đã mua khoảng hơn 100 xe tăng trên. Những nước ven biển như Cameroon, Mozambique, Senegal và Tanzania đang nâng cấp hải quân của họ. Angola còn thậm chí dự định mua một tàu sân bay đã qua sử dụng từ Tây Ban Nha hoặc Ý.

    Chad và Uganda hiện đang mua phi cơ chiến đấu MiG và Sukhoi. Cameroon và Ghana đang nhập khẩu máy bay vận tải nhằm nâng cao khả năng đi chuyển và điều động quân ra nước ngoài. Để thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, họ thường dựa vào các nước phương Tây để được giúp đỡ chuyên chở quân hoặc tận dụng máy bay dân sự.

    Mặc dù vẫn còn thiếu thốn, số nước tham gia Liên minh Châu Phi và các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ngày càng nhiều. Trước đây, hiếm khi các nước châu Phi có thể đóng vai trò quân sự, nhưng giờ đây binh linh từ phía Nam sa mạc Sahara đang dần dần thay thế binh lính từ châu Âu và châu Á.

    [​IMG]
    Ngày càng có nhiều lính châu Phi trong hàng ngũ đội quân gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. (Ảnh minh họa)

    Quân Ethiopia và Rwanda là những binh lính gìn giữ hòa bình đáng tín cậy, nhờ được lợi từ việc huấn luyện quân sự cũng như việc các nước đã hoàn vốn vay sau khi chi tiêu mua vũ khí. Một mô hình kinh doanh mới cho các bộ quốc phòng ở châu Phi đang hình thành.

    Nhiều quân đội của các nước châu Phi đang trở nên chuyên nghiệp hơn. Quân đội thường được trả lương đúng hạn, được cung cấp lương thực đầy đủ và được nghỉ phép thường xuyên, giúp cho tinh thần và kỷ luật binh sĩ lên cao.

    “Ngay cả những nước nhỏ như Benin hay Djibouti nay đã có một lực lượng quân đội đáng gờm”, ông Alex Vines thuộc viện nghiên cứu Chatham House ở London cho biết.

    Một trong những vấn đề lớn là việc quân đội châu Phi có được huấn luyện đầy đủ để vận hành những thiết bị quân sự hiện đại hay không. Chad có thể sử dụng lực lượng Sukhoi Su-25 hiệu quả nhờ có sự giúp đỡ của lính đánh thuê nước ngoài. Trong khi đó, Cộng hòa Congo chỉ có thể sử dụng máy bay chiến đấu Mirage để diễu hành trong những ngày lễ quốc gia. Nam Phi đã mua 26 máy bay chiến đấu Gripen từ Thụy Điển, thế nhưng từ đó đến nay một nửa trong số đó đã bị xếp xó do cắt giảm ngân sách. Uganda tiêu hàng triệu đôla để mua Sukhoi Su-30 nhưng lại có ít vũ khí chính xác để trang bị cho máy bay.

    Lý do để chính phủ châu Phi gia tăng chi tiêu quân sự có rất nhiều. Giá mặt hàng nhu yếu phẩm tăng lên trong suốt thập kỷ qua (giờ đây đang giảm xuống) đã làm đầy kho bạc của nhiều nước. Một số lãnh đạo quốc gia có ý định mua vũ khí đắt tiền để tạo dựng thanh thế. Có người cho rằng những thương vụ mua bán đã bị thổi phồng để quan chức bòn rút tiền cho riêng mình.

    Tuy nhiên một số chi tiêu quân sự lại bắt nguồn từ những mối đe dọa an ninh. Vùng Sahel giáp với Sahara và nhiều nơi ở phía đông châu Phi phải đối đầu với những phần tử Hồi giáo cực đoan. Các nước ven biển phải chống chọi với cướp biển, đặc biệt là ở phía Tây châu lục.

    Việc phát hiện nguồn dầu lửa ngoài khơi đã làm gia tăng nhu cầu an ninh trên biển. Những mối đe dọa vốn có, cả trong và ngoài nước, vẫn đeo bám những nước như Nam Sudan, khi chính phủ vừa phải chống lại quân nổi dậy trong nước, vừa đối mặt với nước láng giềng phía Bắc.

    [​IMG]
    Một số nước châu Phi, ví dụ như Trung Phi, vẫn phải đối mặt với tình hình nội chiến dai dẳng. (Ảnh mang tính minh họa)
    Tham vọng phát triển công nghiệp cũng là một phần lý do. Một số nước châu Phi có hy vọng đẩy mạnh sản xuất quốc phòng trong nước. Môt thỏa thuận mua vũ khí từ Anh, Đức và những nước khác lớn của Nam Phi đã đạt được từ hơn một thập kỷ trước có bao gồm lời hứa “hỗ trợ”, tức là các công ty trong nước sẽ giúp lắp ráp các máy bay và tàu chiến.

    Angola có kế hoạch đóng tàu chiến của riêng mình. Nigeria và Sudan sản xuất đạn dược. Bốn công ty chế tạo vũ khí của châu Âu đã thành lập chi nhánh tại châu Phi trong năm nay: Antonov đã vào Sudan, Eurocopter đặt ở thủ đô Nairobi của Kenya. Fincantieri, một hãng đóng tàu của Ý, đóng tại cảng Mombasa của Kenya, và Saab đang xây dựng nhà máy sản xuất máy bay quân đội ở Botswana.

    Những cải tiến về quân sự này có những rủi ro nhất định. Các sĩ quan đầy tham vọng sẽ cho rằng sức mạnh quân sự mới sẽ quyết định quyền lực chính trị và có thể tiến hành đảo chính, giống như trước đây. Những vũ khí tối tân có thể sẽ thuộc về không đúng người: hãy xem chuỗi cung ứng vũ khí của Libya đã châm ngòi cho các cuộc xung đột quanh châu Phi, từ Mali tới Cộng hòa Trung Phi như thế nào, kể từ sau khi chính quyền Qaddafi sụp đổ.

    Những sự thay đổi về mặt cấu trức đối với quân đội châu Phi có thể dần thay đổi phương thức tác chiến sẽ diễn ra trên lục địa này. Kể từ sau những cuộc chiến tranh du kích giải phóng thuộc địa vào thế kỷ trước, phần lớn những xung đột xảy ra ở châu Phi đều bắt nguồn từ bên trong châu lục. Rất ít nước trước đây có khả năng chống lại các nước xung quanh.

    Cụ thể, vào cuối những năm 1990, một vài nước bao gồm Angola và Zimbabwe, đã gửi quân tham gia vào nội chiến Congo. Ethiopia và Eritrea đã xung đột với nhàu từ năm 1998-2000. Tanzania đưa quân vào Uganda cùng chiến đấu với lực lượng du kích để lật đổ nhà độc tài Idi Amin vào năm 1978.

    Tuy nhiên, nhìn chung rất ít cuộc tranh chấp giữa các nước châu Phi có thể nổ ra chiến tranh. Nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa, việc xây dựng quân đội lớn hơn luôn mang theo rủi ro khá lớn.

    http://soha.vn/quan-su/quan-doi-cac-nuoc-chau-phi-ngay-cang-bao-chi-2014112610594774.htm
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Nam Sudan âm thầm triển khai tên lửa phòng không S-125
    Cập nhật lúc: 20:00 07/01/2016
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Quân đội Triều Tiên tập trận bắn tên lửa SA-2, SA-3

    Điều chưa biết về tàu chiến Nga bắn cảnh cáo tàu TNK
    (Kiến Thức) - Dù tình hình chiến sự tại Sudan có chiều hướng giảm nhiệt nhưng Quân đội Nam Sudan vẫn manh nha ý định triển khai các tổ hợp tên lửa phòng không S-125.
    Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin, nhiều khả năng Quân đội Nam Sudan tìm cách đưa vào hoạt động trở lại các tổ hợp tên lửa phòng không S-125 (SA-3 'Goa') mua từ Ukraine từ năm 2010.
    Theo hình ảnh vệ tinh của Globe mới công bố, Nam Sudan đã sở hữu ít nhất 16 bệ phóng tên lửa 5P71 của S-125 cùng với đó là các phương tiện hỗ trợ cơ giới khác. Toàn bộ các bệ phóng này được tập trung tại một căn cứ quân sự cách thủ đô Juba của Nam Sudan 20km về phía tây nam.
    [​IMG]
    Hình ảnh vệ tinh chụp bãi chứa bệ phongd 5P71 của Nam Sudan vào tháng 6/2015.


    Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa bất cứ hình ảnh chính thức nào về hệ thống radar đi kèm các tổ hợp S-125 trên của Nam Sudan, nhưng với số lượng bệ phóng 5P71 hiện tại Nam Sudan có thể xây dựng được 4 tổ hợp S-125 hoàn chỉnh tất nhiên là phải đi kèm với radar.
    Nam Sudan bắt đầu xây dựng các tổ hợp phòng không S-125 đầu tiên từ cuối năm 2013 đi kèm với đó là các tổ hợp đã được xây dựng hoàn chỉnh, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất cứ hình ảnh chính thức nào về các trận địa S-125 tại Nam Sudan.
    Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho hay, Uganda một trong những quốc gia đồng minh với Nam Sudan đã mua ít nhất 4 tổ hợp tên lửa phòng không S-125 cùng với 300 đạn tên lửa V-600 từ Ukraine trong giai đoạn từ năm 2010-2012. Do đó nhiều khả năng Nam Sudan được sự hỗ trợ rất lớn từ phía Uganda để xây dựng các tổ hợp phòng không cho riêng mình.
    Cho dù vậy nhưng vẫn chưa có bất cứ thông tin gì về việc Uganda âm thầm đứng ra mua giúp Nam Sudan số tên lửa S-125 từ Ukraine, và nếu đúng là như vậy thì nhiều khả năng Nam Sudan sở hữu S-125 trước khi nước này có đủ điều kiện để nhập khẩu vũ khí từ một quốc gia khác sau khi độc lập hoàn toàn vào tháng 7/2011.
    [​IMG]
    Tổ hợp phòng không S-125 được đánh giá sẽ làm thay đổi cán cân quân sự tại Sudan nếu như nó được triển khai.
    Đây không phải là lần đầu tiên Nam Sudan được một quốc gia Châu Phi đồng minh mua giùm vũ khí, khi trước đó Kenya từng mua ít nhất 100 T-72 đã qua sử dụng từ Ukraine cho một quốc gia Đông Phi giấu tên vào năm 2007 và sau đó số xe tăng này đã nhanh chóng được chuyển đến Nam Sudan bằng đường bộ.
    Việc Nam Sudan xây dựng các tổ hợp tên lửa phòng không S-125 vào năm 2013 được xem là sự thay đổi chiến lược mới trong bối cảnh tình hình chiến sự tại Sudan lúc đó, khi các bên bắt đầu sử dụng lực lượng không quân trong các đợt giao tranh nhất là tại thị trấn Heglig vào đầu năm 2012. Tuy nhiên từ đó cho đến nay Nam Sudan vẫn chưa tiến hành triển khai các tổ hợp phòng không S-125 của mình
    Tất cả các hình ảnh vệ tinh có sẵn cho thấy bệ phóng xếp hàng vào trại của họ kể từ tháng 11/2013, cho thấy họ đã không được triển khai hoạt động trong khoảng thời gian đó.

    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...en-khai-ten-lua-phong-khong-s-125-616298.html
  4. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Bị đòi giá cao, Nigeria tức mình tự sửa máy bay Alpa JETS
    Cập nhật lúc: 09:00 29/01/2016
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [paste:font size="5"]Nga: Việt Nam là khách hàng tiềm năng mua Su-34
    Ukraine muốn cùng Ba Lan phát triển máy bay huấn luyện[/paste:font]
    (Kiến Thức) - Trước mức giá quá đắt từ nhà thầu nước ngoài, Không quân Nigeria đã tự đại tu, sửa chữa thành công máy bay tấn công Alpha JETS.
    Tạp chí Jane’s đưa tin cho hay, Không quân Nigeria (NAF) hôm 26/1 đã tái biên chế lại hai trong bốn chiếcmáy bay tấn công Alpha JETSmua từ Mỹ trong năm 2015.
    Theo phát ngôn viên của Không quân Nigeria – Đại tá Ayodele Famuyiwa, việc NAF tái triển khai những chiếc Alpha JETS là nhằm ngăn chặn các nhóm vũ trang nổi dậy ở các vùng đông bắc Nigeria đang có chiều hướng hoạt động mạnh trong thời gian gần đây. Điều này đồng nghĩ với việc những chiếc Alpha JETS của NAF sẽ được vũ trang lại trước khi được đưa vào hoạt động.
    [​IMG]
    Một trong hai chiếc Alpha JETS sau khi được Không quân Nigeria vũ trang lại.
    Cũng theo Đại tá Famuyiwa, trước đó một số nhà thầu quốc phòng nước ngoài đã đưa ra mức chi phí từ 20.000-30.000 USD trong giai đoạn thẩm định ban đầu đểđưa hai chiếc Alpha JETS vào hoạt độngtrở lại. Do đó NAF đã quyết định tự thành lập một đội kỹ thuật riêng để thực hiện công việc này.
    Ông này cũng cho biết việc vũ trang lại những chiếc Alpha JETS do NAF thực hiện diễn ra khá suôn sẻ. Cả hai chiếc Alpha JETS đều bay thử nghiệm thành công sau khi được đại tu và nâng cấp. Đây có thể được xem là bước tiến mới của NAF khi giúp nước này tiết kiệm hàng chục ngàn USD với chi phi nâng cấp trong nước chỉ tầm 2.000 USD.
    Hiện tại phía Không quân Nigeria vẫn chưa tiết lộ đang trang bị hệ thống vũ khí mới gì chomáy bay Alpha JETS. Tuy nhiên với một số hình ảnh có được gần đây nhiều khả năng Alpha JETS của của Nigeria được lắp thêm hệ thống rocket phóng loạt SNEB 68mm và giá treo các bom thông dụng 250kg
    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...tuc-minh-tu-sua-may-bay-alpa-jets-628170.html
  5. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Loạt vũ khí tiềm năng Việt Nam có thể mua từ Nam Phi

    Thiết kế hiện đại, tính năng cực tốt, loạt vũ khí sau đây của Nam Phi có thể có cơ hội tới Việt Nam.
    [​IMG]

    Nền công nghiệp quốc phòng Nam Phi được đánh giá là nơi sản sinh ra các loại vũ khí có chất lượng cực tốt. Mà Việt Nam đang rất cần những vũ khí hiện đại với tính năng tốt để thay thế cho những vũ khí sắp hết niên hạn sử dụng. Nam Phi có thể là một trong những nơi Việt Nam nhắm đến.

    [​IMG]

    Thực tế cho thấy Việt Nam đã từng mua giấy phép để sản xuất loại súng phóng lựu cầm tay hiện đại MGL của Nam Phi để chế tạo trong nước. Với mối quan hệ thân thiện, chắc chắn nếu Việt Nam yêu cầu Nam Phi sẽ không từ chối cung cấp những vũ khí chất lượng cao cho Việt Nam. Ngay cả máy bay trực thăng tấn công cũng có thể được nước bạn cung cấp.

    [​IMG]

    Nam phi đã từng từ chối cung cấp trực thăng tấn công AH-2 cho Trung Quốc vì lo sợ bị sao chép công nghệ, nhưng với Việt Nam thì Nam Phi hoàn toàn yên tâm. AH-2 được coi là một trong những loại trực thăng tấn công tốt nhất hiện nay, sự cơ động mạnh, vũ khí uy lực, cùng khả năng tiêu diệt mục tiêu chính xác, AH-2 hoàn toàn có thể thay thế khoảng trống Mi-24A bỏ lại.

    [​IMG]

    BTR-60 đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ từ khi được đưa vào phục vụ, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng chúng đang lão hóa trước yêu cầu chiến tranh hiện đại, xe bọc thép Badger hoàn toàn có thể thay thế vai trò của BTR-60. Với thiết kế chắc chắn, khả năng việt dã cực tốt, lại trang bị vũ khí mạnh, chúng sẽ làm gia tăng đáng kể sức mạnh cho quân đội sở hữu chúng.

    [​IMG]

    Badger được phát triển từ xe bọc thép ưu việt Patria AMV của Phần Lan, những chiếc Badger thậm chí còn được đánh giá tốt hơn cả nguyên bản. Với trọng lượng hơn 26 tấn, có thể chở được 8 binh sĩ, Badger được trang bị pháo 30mm, chúng có thể chạy với vận tốc 102km/h, dự trữ quãng đường lên tới 800km.

    [​IMG]

    Cũng giống như BTR-60 những chiếc xe bọc thép chở quân loại BTR-152 cũng đã có tuổi đời phục vụ khá lâu, và dự tính trong tương lai cũng cần có sự thay thế chúng. Sẽ rất tuyệt vời nếu Marauder được chọn để kế vị vị trí BTR-152 để lại. Những chiếc Marauder có thể chở được tới 10 người và vận tốc tối đa lên tới 120km/h với dự trữ hành trình lên tới 700km.

    [​IMG]

    Xe Marauder được bọc thép chắc chắn hơn, độ cơ động cao hơn, khả năng sống sót khi bị tấn công cũng nhiều hơn so với BTR-152. Đặc biệt nó có thể trang bị vũ khí trên nóc xe khi cần thiết, vũ khí trang bị từ súng máy hạng năng, súng máy hạng nhẹ, hay thậm chí cả súng phóng lựu.

    [​IMG]

    Việt Nam cũng có thể chọn biến thể trực thăng tấn công Mi-24 Super Hind MK III, đây chính là những chiếc Mi-24 được Nam Phi nâng cấp toàn diện. Những chiếc Mi-24 Super Hind MK III được đánh giá có sức mạnh vượt trội so với Mi-24 ngyên bản, thậm chí vượt cả Mi-35 phiên bản mới nhất từ Mi-24.

    [​IMG]

    Những chiếc Mi-24 Super Hind MK III được trang bi những thiết bị điện tử của Pháp và Phương Tây cho khả năng hoạt động tốt hơn hẳn, ngoài ra kho vũ khí chúng cũng có thể mang được nhiều loại vũ khí từ pháo, tên lửa chống tăng, rocket đến cả tên lửa tìm nhiệt diệt máy bay đối phương.

    [​IMG]

    Việt Nam cũng có thể chọn những chiếc xe tải hạng nặng Denel Africa Truck để thay thế cho các dòng xe tải Zil, GAZ đã lỗi thời. Đây là những chiếc xe tải được bọc thép để có thể chống lại vũ khí cá nhân, thiết kế khung gầm chữ V cũng cho phép xe chịu được sức nổ tương đương 9kg TNT. Chúng có thể chở tới 16 tấn hàng hóa, hoặc có thể kéo theo một ro moóc lên tới 10 tấn.

    [​IMG]

    Với động cơ diesel tăng áp 360 mã lực, kèm theo hộp số tự động 6 cấp cho xe có khả năng việt dã cực tốt. Ngoài ra xe được trang bị một đại liên với camera quang học để kíp lái có thể điều khiển và tấn công mục tiêu mà không cần phải thò đầu ra ngoài. Với những tính năng ưu việt nay, Denel Africa Truck được coi là một trong những xe tải tốt nhất hiện nay.

    [​IMG]

    Thoạt nhìn qua, những chiếc xe bọc thép Mbombe trông như một siêu xe dân sự bởi độ bóng bảy của chúng. Với thiết kế cực hiện đại, hiệu năng chiến đấu tốt Mbombe được đánh giá là loại xe bọc thép có độ thẩm mỹ cao nhất hiện nay. Với trọng lượng 27 tấn, xe có khả năng chở theo 8 binh sĩ.

    [​IMG]

    Là một dòng xe mới Mbombe được trang bị những cấu kiện vũ khí tuyệt vời, nó có thể trang bị pháo, súng máy hạng nặng, súng phóng lựu phóng loạt, hay tên lửa chống tăng. Khối động cơ 450 mã lực cho phép Mbombe có thể chạy với tốc độ 100km/h và dự trữ quãng đường lên tới 800km.

    [​IMG]

    Tuy ít được nhắc tới hơn so với xe tăng Nga và Phương Tây và hầu như ít có cơ hội được Việt Nam để ý, nhưng những chiếc tăng chủ lực Olifant Mk.2 chưa bao giờ bị coi thường là kém hiệu quả. Ngược lại những chiếc tăng chủ lực của Nam Phi còn được đánh giá là một trong những chiếc xe tăng tốt nhất lục địa này.

    [​IMG]

    Ra đời từ năm 2007, những chiếc Olifant Mk.2 có khối lượng lên tới 60 tấn. Chúng sử dụng động cơ công suất hơn một ngàn mã lực cho phép chúng có thể chạy với vận tốc 65km/h, hỏa lực chúng sử dụng pháo chuẩn NATO cỡ nòng 105mm, và hai súng đại liên với cơ số đạn gần 6000 viên, đang có đề xuất thay thế bằng pháo 120mm uy lực hơn. Nếu được thay thế chúng sẽ là đối thủ mạnh nhất lục địa đen.

    http://www.baomoi.com/loat-vu-khi-tiem-nang-viet-nam-co-the-mua-tu-nam-phi/c/20556679.epi

Chia sẻ trang này