1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự các quốc gia Nam Mỹ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 11/04/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Brazil sẽ có siêu hàng không mẫu hạm lớn thứ hai thế giới?

    (Soha.vn) - Tập đoàn công nghiệp tàu thủy DCNS của Pháp đã đề xuất cung cấp loại tàu sân bay thế hệ mới cho Brazil tại triển lãm LAAD 2013.


    Tại triển lãm quốc phòng và an ninh quốc tế LAAD 2013 diễn ra từ ngày 9/4 đến ngày 12/4 ở Rio de Janeiro, Brazil, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy DCNS của Pháp đã giới thiệu mô hình và đề xuất cung cấp loại tàu sân bay thế hệ mới mang tên Porte-Avions 2 cho Brazil để thay thế cho các tàu sân bay Sao Paulo của Hải quân nước này kể từ năm 2025.

    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]
    Mô hình tàu sân bay Porte-Avions 2 tại triển lãm LAAD 2013.


    Porte-Avions 2 (PA2) là tàu sân bay thế hệ mới được thiết kế chế tạo cho Hải quân Pháp. Ban đầu, thiết kế của PA2 dựa trên tàu sân bay tương lai của Hải quân Hoàng gia Anh là HMS Queen Elizabeth. Cả Anh và Pháp đều đã ký một bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển tàu sân bay thế hệ mới này.
    Tuy nhiên, vào tháng 6/2008, do một số trực trặc, Pháp đã đình chỉ hợp tác với Anh. Ngay sau đó, Tổng thống Pháp đã bí mật ra lệnh nghiên cứu phát triển một tàu sân bay mới.
    Tàu sân bay Porte-Avions 2 được thiết kế có lượng giãn nước 75.000 tấn, chiều dài 283 mét, chiều rộng lớn nhất 70 mét, chiều rộng nhỏ nhất 39 mét và mướn nước 11,5 mét. Với kích thước và tải trọng như vậy, Porte-Avions 2 sẽ là tàu sân bay lớn thứ 2 thế giới sau USS Nimizt của Hoa Kỳ.
    Porte-Avions 2 có hình dáng khá giống với tàu sân bay tương lai HMS Queen Elizabeth của Hải quân Anh . Chỉ khác ở chỗ là đường băng của tàu sân bay Porte-Avions 2 sử dụng máy phóng hỗ trợ cho máy bay cất cánh, còn tàu sân bay của Anh sử dụng đường băng kiểu nhảy cầu.

    [​IMG]
    Tàu sân bay Nữ hoàng của Hải quân Hoàng gia được thiết kế với 2 kiến trúc thượng tầng.


    Tàu sân bay Porte-Avions 2 có thể mang theo 40 máy bay gồm 32 tiêm kích Rafale, 3 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm E-2C Hawkeye và 5 trực thăng NH-90.
    Boong tàu được trang bị một máy phóng hơi nước dài 90 mét, mặt boong có diện tích 15.700 mét vuông, trang bị 4 dáy cáp hãm đà, diện tích nhà chứa máy bay là 4.700 mét vuông. Tàu có khả năng chứa 5 triệu lít nhiên liệu cho các máy bay chiến đấu.
    Tàu sân bay được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại với 8 hệ thống tên lửa phòng không không Aster-15 phóng thẳng đứng, ngư lôi chống ngầm Slat và pháo phòng thủ tầm cực gần 20 mm.

    [​IMG]
    Năm 2000, Brazil mua lại chiếc tàu sân bay Sao Paulo 32.000 tấn (tên cũ
    là Foch) từ Pháp với giá 12 triệu đôla để thay thế cho tàu sân bay Minas
    Gerais đã phục vụ hơn nửa thế kỷ.


    Porte-Avions 2 dự kiến sẽ được trang bị 4 động cơ tuabin khí LM2500+G4 công suất 42.070 mã lực/chiếc cho phép nó đạt tốc độ từ 28 hải lý/h.
    Tàu sân bay có tầm hoạt động tối đa lên đến 10.000 dặm, thủy thủ đoàn 1000 người và 620 nhân viên hàng không cùng 100 sĩ quan.

    Nga sẽ chuyển nhượng công nghệ hàng không và hải quân cho Brazil?

    Thứ năm 11/04/2013 08:00
    (GDVN) - Brazil thực sự mong muốn mua hệ thống tên lửa đất đối không Pantsir-C1 và hệ thống tên lửa phòng không vác vai Igla-S...

    [​IMG]Hệ thống phòng không Pantsir-C1 trên xe bánh xíchTrang mạng rusnews Nga dẫn lời Sergey Lardetin, Vụ trưởng Vụ khu vực, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboronexport) cho biết, Nga dự định phê chuẩn cho Brazil xây dựng nhà máy sản xuất hệ thống phòng không và hợp tác sản xuất trong lĩnh vực công nghệ hàng không và hải quân.
    Lardetin nói: “Nga dự định cấp phép cho Brazil xây dựng nhà máy sản xuất, hợp tác với công ty của Brazil nghiên cứu chế tạo và hoàn toàn chuyển nhượng công nghệ. Điều này không chỉ liên quan tới hệ thống phòng không, mà còn có khả năng rất lớn trong lĩnh vực hàng không và hải quân”.
    Ông xác nhận, Brazil thực sự mong muốn mua hệ thống tên lửa đất đối không Pantsir-C1 và hệ thống tên lửa phòng không vác vai Igla-C. Hai bên đã bước đầu tổ chức đàm phán, trong thời gian thăm Nga của chuyên gia Brazil vào đầu năm nay, phía Nga đã giới thiệu hệ thống vũ khí mà Brazil quan tâm. Hiện nay, hai bên đang tiếp tục thảo ra hợp đồng.
    Ông còn cho biết, Nga dự định hợp tác chặt chẽ với Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghiệp Brazil, hai nước có thể cùng thực hiện chương trình hợp tác lớn.

    [​IMG]Hệ thống tên lửa phòng không vác vai Igla-C do Nga chế tạo



    Venezuela nhận được “rồng lửa” S-300VM Antey-2500 của Nga

    (Soha.vn) - Các hệ thống tên lửa phòng không S-300VM Antey-2500 của Nga đã được đưa đến cảng Puerto-Kobelo của Venezuela, tờ báo địa phương Notitarde cho hay.


    Các bức ảnh cho thấy tên lửa 9M82M của tổ hợp được vận chuyển bởi các container. Tờ báo ước tính có ít nhất 12 container vận chuyển các tên lửa nói trên đến con tàu Socol 6 (tàu chở hàng của công ty vận tải Kaalbye).

    [​IMG]




    [​IMG]
    Tên lửa S-300VM Antey-2500 được vận chuyển tới Venezuela.


    Venezuela đã đặt mua các tên lửa phòng không S-300VM Antey-2500 của Nga trong tháng 9 năm 2009. Các tổ hợp này sẽ được bàn giao cho chỉ huy lực lượng phòng không - phòng thủ không gian dưới quyền chỉ huy các hoạt động chiến lược của lực lượng vũ trang quốc gia Venezuela.
    Không có số liệu cụ thể về đặc điểm và tính năng kỹ thuật của các tổ hợp tên lửa mà Nga cung cấp cho Venezuela, nhưng có thể thấy chúng bao gồm một số thành phần như hệ thống chỉ huy, radar, bệ phóng tên lửa, xe vận chuyển, tên lửa 9M82M, thiết bị bảo dưỡng kỹ thuật, và những thiết bị khác.
    Theo một số tài liệu, S-300VM Antey 2500 (tên ký hiệu NATO SA-23 Gladiator/Giant) là một hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo mới của Nga. Đây là một biến thể cải tiến của S-300V. S-300VM Antey có thể tiêu diệt các mục tiêu là các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và ngắn, các mục tiêu là tên lửa hành trình và tên lửa phóng từ không gian, máy bay chiến thuật và chiến lược, cũng như vũ khí điều khiển chính xác với tầm bắn lên tới 250 km.

    [​IMG]
    S-300VM Antey-2500 có tầm bắn lên tới 250 km.


    Như chúng ta biết, ngoài S-300, Venezuela cũng đã mua các hệ thống tên lửa di động tầm ngắn và tên lửa tầm trung của Nga đó là S-125 Pechora-2M và Buk-M2. Tổ hợp tên lửa Pechora-2M đã được cung cấp đầy đủ cho phía khách hàng, trong khi các tên lửa Buk-M2 vẫn chưa được cung cấp.
    Quân đội Venezuela hiện cũng đang có trong trang bị của mình rất nhiều vũ khí của Liên Xô/Nga như xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành, máy bay, trực thăng…
    Dưới đây là một số vũ khí hiện đại của Venezuela do Nga cung cấp như xe tăng T-72, xe chiến đấu bộ binh BMP-3F, pháo tự hành, 152mm Masta-M, pháo tự hành 120mm 2S23, tên lửa phòng không Pechora-2M...trong một cuộc diễu binh quân sự của nước này:

    [​IMG]
    Xe chiến đấu bộ binh BMP-3F




    [​IMG]
    Xe tăng T-72




    [​IMG]
    Xe tăng T-72 và xe chiến đấu bộ binh BTR-80




    [​IMG]
    Pháo tự hành 120mm 2S23




    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng không Pechora-2M




    [​IMG]
    Pháo tự hành 152mm Msta-M




    [​IMG]
    Xe bọc thép chở quân BTR-80




    [​IMG]
    Xe Ural-4210 chở các tên lửa 5P73-2M của hệ thống Pechora-2M


    Nga chuyển giao đơn hàng vũ khí 2 tỷ USD

    TPO - Tập đoàn quốc phòng quốc doanh của Nga, Rosoboronexport thông báo sẽ hoàn thành việc chuyển giao các hợp đồng vũ khí lên tới 2 tỷ USD cho chính phủ Venezuela vào cuối năm nay.

    [​IMG]
    RIA Novosti ngày hôm nay, 10/4, dẫn lời ông Sergei Ladygin, Trưởng đoàn Rosoboronexport tham gia triển lãm vũ khí LAAD-2013 tại Brazil, khẳng định: Chúng tôi sẽ hoàn tất việc bàn giao tất cả các loại vũ khí còn lại cho Venezuela trong năm 2013.


    Trong khoảng từ năm 2005-2007, Venezuela đã đạt được các thỏa thuận mua vũ khí trị giá lên tới 4 tỷ USD với Nga, trong đó có các hợp đồng mua máy bay tiêm kích Su, trực thăng tấn công, và trên 100.000 vũ khí hạng nhẹ khác, đặc biệt là loại súng trường tấn công AK-103 cũng như thỏa thuận cho phép sản xuất tại Venezuela.
    Ông Sergei Ladygin cho biết, trị giá của các hợp đồng vào khoảng 2 tỷ USD, nhưng không thông báo cụ thể các loại vũ khí mà Nga chuẩn bị bàn giao cho quân đội Venezuela.

    Trước đó, Nga cam kết sẽ tiếp tục hợp tác kỹ thuật - quân sự với Venezuela sau khi Tổng thống Venezuela Hugo Chavez qua đời hồi tháng 3 vừa qua.
    Trưởng đoàn Rosoboronexport tại LAAD-2013 cũng cho biết, Rosoboronexport đang đàm phán với chính quyền lâm thời của Venezuela về sự hợp tác vũ khí tương lai giữa hai bên. “Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho Venezuela các loại tàu tấn công nhanh và tàu ngầm”, theo RIA Novosti.
    Giới phân tích quốc phòng dự đoán, đến năm 2015, Venezuela sẽ trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 2 của Nga chỉ sau Ấn Độ.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Báo TQ: Tên lửa Nga tiếp tục tới Venezuela, Mỹ còn dám lơ là?

    Là đối tác nhập khẩu vũ khí hàng đầu của Nga, Venezuela thực sự là mối lo "nguy hiểm" trong mắt người Mỹ...



    [​IMG]
    Báo chí TQ bất ngờ công bố những hình ảnh mật về việc Venezuela vận chuyển tên lửa phòng không của Nga sau khi nhận được đơn hàng từ Moscow.



    [​IMG]
    “Chuyến“ hàng này được vận chuyển vào ngày 5/4 và theo sự phỏng đoán của nhiều chuyên gia quân sự thì tổ hợp tên lửa này được cho là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung hiện đại Buk-M2E của Nga.



    [​IMG]
    Quân đội Venezuela hiện cũng đang có trong trang bị của mình rất nhiều vũ khí của Liên Xô/Nga như xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành, máy bay, trực thăng... Chính vì thế Washington đang tỏ rõ sự không bằng lòng trong mối quan hệ hợp tác giữa 2 quốc gia này.



    [​IMG]
    Tên lửa Buk-M2E (NATO gọi là S-17 Grizzly) là tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung đa năng và có sức cơ động cao. Tổ hợp này được Nga thiết kế và sản xuất tại nhà máy Ulianov. Các chuyên gia Nga đánh giá, Buk-M2E có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trong phạm vi nhiệm vụ của mình, từ các loại trực thăng yểm trợ hỏa lực cho đến các loại máy bay chiến thuật, chiến lược cũng như tên lửa đạn đạo và tên lửa chống rada khác.



    [​IMG]
    Đối với các mục tiêu là các trạm rada mặt đất, Buk-M2E có khả năng phát hiện và tiêu diệt kể cả trong điều kiện môi trường nhiễu tăng cường. Tầm xa tối đa mà Buk-M2E có khả năng tiêu diệt hiệu quả mục tiêu là 45 km với khả năng vươn cao lên tới 25 km.



    [​IMG]
    Buk-M2E có khả năng tiêu diệt cả các mục tiêu mặt nước (gồm cả các tàu lớp khu trục và tàu tuần dương trang bị tên lửa). Đây chính là điểm mà lực lượng Tuần duyên Mỹ cảm thấy lo ngại nếu Venezuela có Buk-M2E trong tay.



    [​IMG]
    Trước đây, Nga không xuất khẩu loại vũ khí này. Tuy nhiên, do nhu cầu trên thị trường vũ khí thế giới đối với tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2E ngày càng tăng nên Nga đã nghiên cứu và sản xuất phiên bản xuất khẩu, và một lý do quan trọng khác khi Buk-M2E có mặt tại Venezuela chính là bởi mối quan hệ gắn bó trên tầm chiến lược giữa 2 quốc gia này.



    [​IMG]
    Báo chí TQ đánh giá việc Venezuela sở hữu Buk-M2E và sẽ còn tiếp tục bổ sung thêm số lượng tên lửa này sẽ khiến Mỹ phải đặt ra nhiều sự lưu tâm hơn nữa.



    [​IMG]
    Báo TQ cũng nhận định rằng, tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2E có thời gian triển khai và khai hỏa cực nhanh so với các tổ hợp tương tự của các nước trên thế giới. Chỉ mất 20 giây, Buk-M2E đã có khả năng triển khai tác chiến và chưa đầy 5 phút sau sẽ ở trạng thái hoàn toàn sẵn sàng tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào. Bên cạnh đó, Buk-M2E có khả năng tự hành và tính cơ động cao nhờ trang bị bánh xích và động cơ công suất lớn.



    [​IMG]
    Theo thống kế năm 2010, Chính phủ Venezula cũng được bảo lãnh một khoản vay trị giá 2,2 tỉ USD để mua một số lượng lớn vũ khí do Nga sản xuất để tăng sức mạnh quốc phòng trong thời kỳ mới. Theo các chuyên gia Nga, Venezuela sẽ trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 2 của Nga chỉ sau Ấn Độ vào năm 2015.



    http://soha.vn/quan-su/bao-tq-ten-l...ezuela-my-con-dam-lo-la-20130411173106695.htm

    Nga bàn giao Mi-35 cho Brazil

    (ĐVO) - Theo thông tin từ Giám đốc Cơ quan Liên bang Nga về hợp tác quân sự Alexander Fomin cho biết, Nga sẽ hoàn thành việc giao hàng cho Brazil 12 trực thăng tấn công Mi-35 trị giá 150 triệu USD vào mùa thu năm nay.

    Hiện nay Brazil đã nhận được từ phía Nga 9 chiếc Mi-35 (AH-2 Sabre). 3 chiếc còn lại sẽ được vận chuyển bằng đường biển đến Brazil vào mùa thu, ông Fomin cho biết tại Triển lãm Quốc phòng LAAD 2013 tại Rio de Janeiro.

    Mi-35 là trực thăng duy nhất trong số máy bay trực thăng tấn công chuyên dụng vì nó có thể đảm nhận cả nhiệm vụ chở quân, ngoài việc thực hiện tác chiến. Brazil đã ký hợp đồng mua máy bay này với đối tác Nga trong năm 2008.
    12 trực thăng Mi-35, kết hợp với một số máy bay giám sát nội địa của Tập đoàn Embraer (Brazil), sẽ được triển khai ở vùng Amazon, một “điểm nóng” về tội phạm ma túy và buôn lậu xuyên quốc gia.
    [​IMG]"Xe tăng bay" Mi-35. Ảnh: airlines.net
    Được mệnh danh là “xe tăng bay”, MI-35 được trang bị 4 súng máy nòng xoắn YakB 12,7mm tốc độ bắn 4.500 phát đạn/phút. Hai cánh phụ của MI-35 mang theo tên lửa chống tăng AT-9 có độ xuyên giáp tới 80cm. Ngoài ra, MI-35 còn được trang bị ống phóng tên lửa và súng bắn lựu tự động.
    Trong những năm gần đây, hợp tác quốc phòng giữa Nga và Brazil được tăng lên đáng kể khi hai nước đã thực hiện thành công nhiều hợp đồng vũ khí.
    Ông Sergey Lardetin, Vụ trưởng Vụ khu vực, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboronexport) cho trang mạng Rusnews biết, Nga dự định phê chuẩn cho Brazil xây dựng nhà máy sản xuất hệ thống phòng không và hợp tác sản xuất trong lĩnh vực công nghệ hàng không và hải quân.
    [​IMG]Hệ thống phòng không Pantsir-C1 trên xe bánh xích
    Ông Lardetin nói: “Nga dự định cấp phép cho Brazil xây dựng nhà máy sản xuất, hợp tác với công ty của Brazil nghiên cứu chế tạo và hoàn toàn chuyển nhượng công nghệ. Điều này không chỉ liên quan tới hệ thống phòng không, mà còn có khả năng rất lớn trong lĩnh vực hàng không và hải quân”.
    Ông xác nhận, Brazil thực sự mong muốn mua hệ thống tên lửa đất đối không Pantsir-C1 và hệ thống tên lửa phòng không vác vai Igla-C. Hai bên đã bước đầu tổ chức đàm phán, trong thời gian thăm Nga của chuyên gia Brazil vào đầu năm nay, phía Nga đã giới thiệu hệ thống vũ khí mà Brazil quan tâm. Hiện nay, hai bên đang tiếp tục thảo ra hợp đồng.
    Ông nhấn mạnh, Nga dự định hợp tác chặt chẽ với Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghiệp Brazil, hai nước có thể cùng thực hiện chương trình hợp tác lớn.
  3. liamal

    liamal Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/12/2012
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Cái ni mới hay nà
    Trung-Nga tiếp tục đối đấu trên đất Mỹ La tinh


    Triển lãm quốc tế về các hệ thống hàng không và quốc phòng LAAD-2013, tổ chức ở Rio de Janeiro chính là nơi cuộc đối đầu Nga-Trung được ghi nhận...
    [​IMG]Từ ngày 9 đến 12/4, Triển lãm quốc tế về các hệ thống hàng không và quốc phòng LAAD-2013 đã được tổ chức tại Brazil, đây là sự kiện nhận được sự quan tâm không chỉ tại Brazil mà còn ở khu vực Mỹ la tinh. Bằng chứng là Phó Tổng thống Brazil và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước này cũng có mặt để tham dự cuộc Triển lãm lần này.
    [​IMG]Báo TQ khẳng định, cuộc Triển lãm LAAD 2013 được Brazil hết sức kỳ vọng nhằm tìm kiếm những loại vũ khí phù hợp để nâng cao sức mạnh quốc phòng của mình. Nắm bắt được nhu cầu trên Nga và Trung Quốc đã gửi đến LAAD 2013 những thành tựu vũ khí tuyệt vời của mình cùng hy vọng sẽ tăng được doanh thu xuất khẩu vũ khí vào thị trường Mỹ la tinh nói chung và Brazil nói riêng.
    [​IMG]Sự cạnh tranh giữa Nga và TQ tại những thị trường vũ khí không chấp nhận “hàng“ Mỹ ngày càng gay gắt thời gian qua. Bằng chứng là việc thăng hạng nhanh chóng của Bắc Kinh khiến Moscow không khỏi lo lắng.
    [​IMG]Theo báo chí TQ cho biết, trong cuộc trưng bày năm 2013, số hiện vật của Nga sẽ lớn gấp 3 lần so với Triển lãm LAAD-2011.
    [​IMG]Tờ chinamil cũng khẳng định rằng Nga đã mang tới LAAD-2013 nhiều loại vũ khí hiện đại như Tổ hợp pháo tên lửa Pantsir-S1, tên lửa Tor-M2E, tên lửa nâng cấp hiện đại hóa Pechora-2M, cũng như hệ thống tên lửa cho tàu biển Palma.
    [​IMG]Sự quyết tâm của Nga là điều dễ hiểu trước sự lớn mạnh của TQ trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới. Tuy nhiên, TQ cũng không dễ gì bỏ qua nguồn thị trường Nam Mỹ nhiều tiềm năng của mình, đó chính là cơ sở cho Bắc Kinh “đăng ký“ một gian hàng “khủng“ tại Triển lãm LAAD-2013 lần này.
    [​IMG]Gian hàng của TQ giới thiệu những công nghệ vũ khí tiên tiến nhất của họ, đồng thời đưa ra những chính sách “khuyến mại“ hấp dẫn đối với những khách hàng mua số lượng lớn.
    [​IMG]Theo giới truyền thông TQ thi gian hàng của nước này luôn là tâm điểm của Triển lãm LAAD-2013 và liên tục có “khách hàng“ ghé thăm quan và ký hợp đồng cung cấp vũ khí.
    [​IMG]Dường như cuộc đấu giữa Nga-Trung trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí đang ngày càng khốc liệt hơn khi trình độ công nghệ quốc phòng mà TQ học lỏm được từ Nga đang ngày càng phát triển dựa trên khả năng “bắt chước“ và cải tiến một phần của TQ, và giá thành luôn là lợi thế cạnh tranh mà TQ dễ dàng qua mặt Nga.
    [​IMG]Tuy nhiên, chất lượng vũ khí lại là điều mà người Nga hoàn toàn yên tâm khi khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình. Có lẽ phân khúc thị trường vũ khí thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến cuộc đua giữa Nga và TQ trong thời gian tới, và người Nga cần lưu tâm đến điều này để TQ không thể “cướp“ khách truyền thống của mình.


    http://www.baomoi.com/TrungNga-tiep-tuc-doi-dau-tren-dat-My-La-tinh/119/10790980.epi


    Cđà nầy vũ khí của TQ sản xuất chắc chắn trong tương lai sẽ đánh bại toàn bộ vũ khí của Nga xuất khẩu, không chỉ riêng Nam Mỹ mà còn là toàn bộ bộ thế giới, hiện nay JF-17, J-31 đều đã có đơn đặt hàng, xe tăng Type 80/90/96, trực thăng Z-9 bán cháy cả hàng, J-11B từng đại thắng tại Brazil, HQ-9 toàn thắng tại Thổ =D>
  4. ha_noi

    ha_noi Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2012
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    6
    Trung Quốc tặng 2 vận tải cơ Y-12 để 'nịnh' Uruguay mua L-15

    (Soha.vn) - Muốn vượt qua Nga để thắng gói thầu bán máy bay huấn luyện L-15 cho Uruguay, Trung Quốc đã không ngần ngại tặng nước này 2 chiếc máy bay vận tải Y-12. Tuy nhiên, không rõ Uruguay có chấp nhận hay không.

    Các thỏa thuận sơ bộ giữa Trung Quốc và Uruguay về vấn đề này cơ bản đã hoàn tất, tuy nhiên, kết quả cuối cùng vẫn phụ thuộc vào Không quân Uruguay.
    Trước đó, Trung Quốc từng đề nghị cung cấp máy bay vận tải cho Uruguay nhưng bị từ chối bởi Quân đội Uruguay cho rằng kết hợp một chiếc vận tải cơ Y-12 đơn lẻ với máy bay hiện có của Không quân Uruguay quá phức tạp. Do đó, nhận quà tặng từ phía Trung Quốc là hoàn toàn không mang lại lợi ích thiết thực.
    [​IMG]
    Máy bay vận tải Y-12 của Trung Quốc
    Hiện tại, Không quân Uruguay chưa trang bị máy bay nào của Trung Quốc, mà sử dụng 3 loại máy bay vận tải chính là C-130B, C212 và EMB-110.
    Máy bay vận tải Y-12 do Trung Quốc chế tạo có thể đạt tốc độ tối đa là 328 km/h, quãng đường di chuyển tối đa là 1.300 km. Y-12 có thể chở 17 hành khách hoặc hàng hóa nặng tới 1, 5 tấn. Máy bay sử dụng động cơ PT6A-27 do chi nhánh công ty Pratt & Whitney của Mỹ ở Canada sản xuất.
    Theo phân tích của một số chuyên gia, Trung Quốc quyết định tặng máy bay vận tải cho Uruguay để có thể giành chiến thắng trong cuộc đấu thầu cung cấp máy bay huấn luyện - chiến đấu cho Không quân nước này. Hiện nay, có 2 loại máy bay tham gia cuộc đấu thầu là máy bay huấn luyện L-15 của Trung Quốc và Yak-130 của Nga.
    Yak-130 của Nga là sản phẩm do Công ty Yakovlev của Nga và công ty Aermacchi của Ý hợp tác thiết kế chế tạo. Máy bay được trang bị hệ điện tử hàng không có cấu trúc mở, cho phép sử dụng rộng rãi các loại vũ khí phương Tây và tên lửa dẫn đường AIM-9L Sidewinder, Magic 2 và AGM-65 Maverick.
    [​IMG]
    Máy bay huấn luyện - chiến đấu Yak-130
    Ngoài ra, chiếc máy bay còn có thể sử dụng tên lửa dẫn đường bằng laser Vikhr, tên lửa không đối không dẫn đường bằng hồng ngoại R-73, tên lửa không đối đất dẫn đường bằng laser Kh-25ML và tên lửa dẫn đường KAB-500Kr.
    Trong khi đó, L-15 là máy bay chiến đấu đạt tốc độ siêu âm đầu tiên do Trung Quốc chế tạo, dưới sự giúp đỡ từ cục thiết kế Yakovlev (Nga) nên có những nét tương đồng nhất định với mẫu máy bay huấn luyện Yak-130.
    [​IMG]
    Máy bay huấn luyện L-15​

    L-15 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực AI-222K-25F của Ukraine cho phép đạt tốc độ vượt âm thanh Mach 1,4, bán kính bay chiến đấu 550km, trần bay 16.000m. Bên cạnh đó, L-15 còn được tích hợp nhiều hệ thống điện tử tiên tiến như hệ thống lái fly-by-wire hay hệ thống điều khiển bay HOTAS. Tuy nhiên, dù ra đời đã lâu nhưng không hiểu vì lý do gì, Không quân Trung Quốc lại không hề đoái hoài tới việc đặt mua L-15.
    Uruguay dự kiến trang bị 6-12 chiếc máy bay huấn luyện cho quân đội. Theo một số nguồn tin chưa chính thức, hợp đồng cung cấp máy bay huấn luyện có thể sẽ tiếp tục được mở rộng sau khi máy bay được chọn bắt đầu bàn giao. Trước đó, có thông tin cho biết Uruguay đang nghiêng về mua sắm máy bay Yak-130 do Nga chế tạo.
    Theo kế hoạch, không quân Uruguay dự kiến sử dụng máy bay huấn luyện mua mới để đào tạo phi công và làm máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Tổng trị giá hợp đồng chưa được công bố. Trước đó, Bộ Quốc phòng Chile từng 'chào hàng' Uruguay 12 chiếc chiến đấu cơ F-5E Tiger III với giá 80 triệu USD.
  5. ha_noi

    ha_noi Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2012
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    6
    Pháo phòng không tự hành Gepard đến Brazil

    8:25 PM, 23/05/2013, Views: 1663 | By VNH

    VietnamDefence - Brazil đã nhận được lô đầu gồm 8 pháo phòng không tầm gần tự hành đã qua sử dụng Gepard 1A2.
    [​IMG]
    infodefensa.com Hợp đồng mua 34 pháo tự hành này từ biên chế Lục quân Đức trị giá 30 triệu euro. Nhà cung cấp là công ty sản xuất Krauss-Mafei Wegmann. Việc giao hàng dự định hoàn thành vào năm 2015.

    Có tin Brazil chọn Gepard vì chúng sử dụng khung gầm tăng chủ lực Leopard 1 mà Brazil cũng đang sử dụng. Các xe tăng lạc hậu Leopard 1A1/1A5 và xe công binh trên cơ sở tăng này sau khi bị loại bỏ dự kiến sẽ được rã ra để lấy phụ tùng cho Gepard.

    Các xe Gepard bán cho Brazil trước đó đã được hiện đại hóa ở Đức. Sau khi được Brazil nhận vào trang bị, chúng sẽ được phân hãng của Krauss-Mafei Wegmann tại Brazil phụ trách bảo dưỡng. Brazil dự định sử dụng các hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard để bảo đảm an ninh cho Cúp bóng đá liên lục địa sẽ diễn ra từ ngày 15-30/6/2013.

    Gepard có trọng lượng 47,5 tấn, được trang bị 2 pháo 35 mm Oerlikon KDA, 1 ống phóng đạn khói 76 mm. Ngoài ra, xe còn được trang bị 1 máy đo xa laser, các radar phát hiện, bám và dẫn bắn. Radar có tầm hoạt động đến 15 km, pháo có tầm bắn hiệu quả đến 5,5 km.



    Nguồn: Infodefensa, Lenta, 23.5.2013.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Báo Nga: TQ lại dùng thủ đoạn "bẩn" để bán máy bay

    (ĐVO) - Tạp chí “Cầu nối” của Nga ngày 22/05 cho biết, Trung Quốc đã quyết định trao tặng “vô điều kiện” cho Urugoay 2 chiếc máy bay vận tải Y-12. Thế nhưng các nhà phân tích cho rằng, hành động “hữu nghị” của Trung Quốc là nhằm tranh thủ cảm tình của quốc gia này để hy vọng giành phần thắng trong gói thầu mua sắm máy bay huấn luyện có giá trị cao hơn.

    Tạp chí của Nga cho biết, hiện Chính phủ 2 nước Trung Quốc và Urugoay đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về vấn đề này nhưng việc nhận hay không nhận 2 chếc máy bay vận tải Y-12 sẽ do không quân Urugoay quyết định. Trong biên chế của không quân Urugoay không có bất cứ loại máy bay nào của Trung Quốc, hiện họ đang sử dụng 3 loại máy bay vận tải là C-130B, C212 và EMB-110.

    Trước đây, Trung Quốc đã từng ngỏ ý tặng không quân Urugoay 1 chiếc máy bay vận tải nhưng Urugoay cho rằng, việc chỉ có độc nhất 1 chiếc máy bay vận tải của Trung Quốc sẽ làm nó lạc lõng trong tổng thể các loại máy bay hiện có của không quân nước này. Vì vậy, đề nghị có giá trị này đã bị từ chối.

    [​IMG]Máy bay huấn luyện L-15 của Trung Quốc
    Máy bay vận tải Y-12 của Trung Quốc được trang bị 2 động cơ PT6A-27 do Công ty Pratt & Whitney của Mỹ sản xuất. Nó có vận tốc tối đa 328 km/h, tầm bay 1200km. Loại máy bay này có năng lực vận tải hạn chế với mỗi lần chuyên chở tối đa 17 người hoặc 1,5 tấn hàng hóa.

    Theo phân tích của các chuyên gia, hành động này của Trung Quốc thực chất là một “trò bẩn” nhằm giúp loại máy bay huấn luyện L-15 của mình chiến thắng trong gói thầu mua sắm máy bay huấn luyện - chiến đấu của Urugoay. Tham dự gói thầu này có 2 loại máy bay là Yak-130 của Nga và máy bay L-15 của Trung Quốc.

    Không quân Urugoay dự định sẽ mua khoảng 6-12 chiếc máy bay huấn luyện phản lực. Điều khoản hấp dẫn nhất đối với loại máy bay được lựa chọn là sau khi tiếp nhận lô đầu tiên, nếu ưng ý, không quân Urugoay có thể sẽ đặt mua thêm một lô nữa. Hiện một số thông tin cho biết, Urugoay đang có thiện cảm với loại máy bay Yak-130 của Nga.

    [​IMG]Máy bay vận tải Y-12 của Trung Quốc
    Theo kế hoạch của không quân Urugoay, loại máy bay được chọn ngoài tác dụng huấn luyện bay sẽ được sử dụng như một máy bay chiến đấu hạng nhẹ, nên loại máy bay của Nga đang chiếm ưu thế. Không quân nước này cũng từ chối tiết lộ tổng chi phí cho hợp đồng mua sắm này.

    Trước đây, một quốc gia cùng khu vực châu Mỹ - Latin là Chi Lê cũng đã ngỏ ý tham gia vào dự án này. Bộ Quốc phòng Chi Lê bày tỏ ý định bán 12 chiếc máy bay chiến đấu F-5E cho không quân Urugoay với giá vẻn vẹn 80 triệu USD.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Sự thật bẽ bàng về “Xe tăng số 1 thế giới” của Trung Quốc

    Thứ năm 30/05/2013 09:38
    ANTĐ - Đài phát thanh “Tiếng nói nước Nga” (Voice of Russia - Голос России) vừa cho biết, sau khi hợp đồng mua xe tăng MBT-2000 đổ vỡ vì chiêu “bán đồ của người khác” của Trung Quốc, quân đội Peru đang nghiêng về phía xe tăng T-90S của Nga.


    Tại triển lãm quốc phòng quốc tế 2013 (SITDEF-2013 ) tổ chức tại Lima - Peru, Thứ trưởng quốc phòng kiêm Tư lệnh lục quân Ricardo Moncada Novoa đã đích thân đến xem gian hàng xe tăng T-90S của Nga và đề nghị nhà sản xuất - Nhà máy sản xuất xe quân dụng Ural - để lại một chiếc xe tăng cho lục quân Peru nghiên cứu tính năng kỹ, chiến thuật của nó.
    Hiện nay, quân đội Peru có 249 xe tăng T-55 do Liên Xô chế tạo, nhưng những xe tăng mua từ thập niên 1970 này đều đã quá cũ, hiện còn chưa đến 30% xe là có khả năng tác chiến. Ngoài ra, lục quân Peru còn có 96 xe tăng AMX-13PA3 của Pháp, được quân đội nước này đưa vào trang bị từ cuối thập niên 1950 đến giữa thập niên 60.
    [​IMG]
    Tăng T-90S của Nga chiếm ưu thế trên thị trường Peru


    Từ lâu, quân đội Peru đã cân nhắc các phương án thay thế hoặc tìm cách nâng cấp những xe tăng kiểu cũ này, việc quân đội nước láng giềng Chile mua xe tăng cũ Leopard-2A4 của Đức đã khiến nhu cầu hiện đại hóa lực lượng xe tăng của Peru càng thêm cấp bách. Công cuộc thay máu lực lượng xe tăng được Peru bắt đầu triển khai vào năm 2009, khi nước này định đầu tư 160 triệu USD để mua sắm 80-140 chiếc xe tăng mới.
    Quân đội Peru đã xem xét nhiều loại tăng chủ lực đồ cũ của nước ngoài như Leopard 1 và Leopard 2 của quân đội Hà Lan và Đức, M-84M của Serbia, Т-72М1 và Т-80 của Nga. Đồng thời họ cũng khảo sát một số xe tăng mới như: Т-84U Oplot, T-84-120 Yatagan của Ukraine, РТ-91 Twardy của Ba Lan chế tạo dựa trên T-72, МВТ-2000 (Type 90-IIM) và Type-99 của Trung Quốc.


    [​IMG]
    Tăng MBT-2000 của Trung Quốc sử dụng động cơ Ukraina


    Sau khi khảo sát, Bộ Quốc phòng Peru nghiêng về 2 loại xe tăng T-72M1 và PT-91. Nhưng đột nhiên vào tháng 12/2009, Tổng thống Peru Alan García lại quyết định chọn mua MBT-2000 của Trung Quốc. Đây là sản phẩm của Tập đoàn công nghiệp Phương Bắc (NORINCO), cái nôi của ngành công nghiệp xe tăng Trung Quốc.
    Xe tăng MBT-2000 vốn được Trung Quốc chế tạo theo đơn đặt hàng của lục quân Pakistan với tên gọi Al-Khalid (Type 90-IIM). Sau đó, 5 chiếc xe tăng MBT-2000 được vận chuyển sang Peru và đã tham gia cuộc duyệt binh mừng quốc khánh Peru vào ngày 8/12/2009 ở Lima.


    [​IMG]
    Một phiên bản xe tăng T-55 của Nga


    Thế nhưng, sau đó vài tháng quân đội Peru mới ngã ngửa người ra vì Ukraina tuyên bố, xe tăng MBT-2000 sử dụng động cơ diezel 6TD-2E do Viện thiết kế chế tạo máy A.A. Morozv của Ukraina chế tạo. Kiev cũng tuyên bố không cho phép Trung Quốc được xuất khẩu khoang động cơ và động cơ 6TD-2E lắp đặt trên loại xe tăng này.
    Tập đoàn NORINCO của Trung Quốc vội vã đề nghị thay thế MBT-2000 bằng phiên bản TPC-2010 với giá “hữu nghị” (giảm từ 5,8 triệu USD xuống còn 4,8 triệu) và một số điều khoản ưu đãi khác nhưng quân đội Peru đã từ chối vì lo ngại chất lượng của loại xe tăng chưa từng qua kiểm nghiệm này.


    [​IMG]
    Một phiên bản xe tăng AMX-13PA3 của Pháp


    Ngay sau đó dự án này bị đình chỉ, đến tháng 10/2010, 5 chiếc MBT-2000 đã được “trả về nơi sản xuất” và quân đội Peru quyết định dùng số tiền chi cho dự án này chuyển sang mua máy bay Nga để nâng cấp lực lượng không quân. Dự án bị “treo” suốt từ đó đến nay mới được tái khởi động. Lần này, Peru dự định mua số lượng lớn hơn, từ 120 - 170 chiếc.
    Đến nay, cuộc cạnh tranh được triển khai giữa xe tăng T-90S của Nga và xe tăng cũ Leopard-2A6 của Đức được quân đội Hà Lan “nhượng” lại. Ngoài ra, họ cũng có thể lựa chọn xe tăng Leopard-2A4 hoặc Leopard-2A5 do Tây Ban Nha và Đức bán lại do đang phải cắt giảm chi tiêu quân sự. Lần này, ưu thế của T-90S rất rõ rệt do giá rẻ, quy trình chuyển giao công nghệ và bảo dưỡng chu đáo.


    [​IMG]
    Xe tăng T-84 OPLOT của Ukraina


    Về vấn đề này, phía Trung Quốc tuyên truyền rùm beng là do Nga và Ukraina chọc phá. Nga đã đề nghị Ukraina không cấp giấy phép xuất khẩu động cơ cho Trung Quốc và nước này vì cũng muốn bán xe tăng T-84 của mình nên đã “vào hùa” với Nga.
    Có thể suy nghĩ của Trung Quốc là đúng vì trong kinh doanh không ai dại gì “nối giáo cho giặc” nhưng họ cũng nên tự trách mình. Động cơ là bộ phận cấu thành rất quan trọng của xe tăng, quyết định đến tốc độ, phạm vi hành trình, khả năng cơ động và tính linh hoạt. Đây đều là những yếu tố quyết định đến khả năng sinh tồn của nó trên chiến trường.


    [​IMG]
    Xe tăng Leopard-2A7 của Đức


    Thế nhưng, một cấu kiện quan trọng như vậy mà người Trung Quốc cũng không sản xuất được, sức mạnh xe tăng của họ dựa vào yếu tố ngoại nhập mà lại còn tung hô ầm ĩ để quảng cáo xuất khẩu. Nếu Ukraina không tiếp tục bán thì xe tăng của họ cũng chẳng chạy được nói gì đến xuất khẩu?
    Hiện Trung Quốc đang quảng cáo rùm beng, mang máy bay chiến đấu J-10 và FC-1 đi cạnh tranh xuất khẩu với máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-29 của Nga nhưng đến giờ họ vẫn phải nhập hàng ngàn động cơ của Nga để lắp ráp trên 2 loại máy bay này. Giả sử trường hợp Nga cắt nguồn cung thì ai dám mua 2 loại máy bay này của Trung Quốc?


    [​IMG]
    Cận cảnh xe tăng T-90S của Nga


    Đầu năm nay, Trung Quốc lại dạm hỏi Ukraina mua động cơ công suất lớn D-18T hiện đang sử dụng trên máy bay vận tải hạng nặng An-124-100 “Ruslan”, để lắp đặt trên máy bay vận tải hạng nặng Y-20 mà họ đang chế tạo và con “ngựa già” H-6, nhưng rút kinh nghiệm từ vụ xe tăng MBT-2000 nên Kiev đã từ chối.
    Giả sử Ukraina đồng ý, sau khi phát triển thành công Y-20, chắc chắn người Trung Quốc lại tung hô ầm ĩ và mang đi chào bán cho nước khác. Cái vòng luẩn quẩn này lại sẽ tiếp diễn và người ta tự hỏi đến bao giờ người Trung Quốc tự sản xuất được 1 sản phẩm đúng thương hiệu “Made in China”?
  8. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
  9. Bat_Nhat_1_8

    Bat_Nhat_1_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc xúc tiến xuất khẩu tàu chiến tới Nam Mỹ


    (Kienthuc.net.vn) - Thời báo Hoàn cầu đưa tin, Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu tàu ngầm tấn công phi hạt nhân S-20 và tàu chiến mặt nước hiện đại tới thị trường Nam Mỹ.

    Theo Hoàn Cầu, hãng đóng tàu của Trung Quốc gần đây đã tham dự triển lãm công nghệ quốc phòng toàn cầu tại Peru và giới thiệu một số thiết kế mới không ngoài mục đích “chào hàng” tới các nước Nam Mỹ.


    Tại triển lãm, hãng này đã giới thiệu một số mô hình tàu chiến gồm: tàu ngầm tấn công phi hạt nhân mới S20 thiết kế dựa trên tàu ngầm lớp nguyên Type 041; tàu hộ tống tàng hình lượng giãn nước 3.700 tấn và tàu đổ bộ có lượng giãn nước 22.000 tấn.


    Báo cáo nói trên cũng chỉ ra rằng Trung Quốc đang có kế hoạch cùng với một số quốc gia thuộc Nam Mỹ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chế tạo tàu chiến. Và trong tương lai có thể nhận được những đơn đặt hàng chế tạo tàu chiến lớn từ phía các quốc gia Nam Mỹ nói trên.

    [​IMG]
    Mô hình tàu đổ bộ và tàu chiến tàng hình Trung Quốc giới thiệu tại triển lãm quốc phòng quốc tế.​
    Hoàn Cầu cũng nhận định, mặc dù Trung Quốc vẫn chưa bán bất kì tàu chiến lớn nào cho các quốc gia Nam Mỹ, nhưng động thái của doanh nghiệp đóng tàu Trung Quốc nói trên đã cho thấy nỗ lực cạnh tranh trong cuộc chiến giành giật thị trường Nam Mỹ với hi vọng có trong tay hợp đồng với các quốc gia Nam Mỹ.


    Báo cáo cho thấy, vào đầu tháng 7/2012, Tư lệnh Hải quân Venezuela Diego Molero Belavia công bố, nước này đã đạt được thoả thuận với phía Trung Quốc trong việc nâng cấp hiện đại hóa tàu hộ tống lớp Lupo. Tuy nhiên, công tác nâng cấp hệ thống tàu này đã vấp phải nhiều trở ngại và không thể tiến hành.


    Cũng có nguồn tin cho rằng phía Trung Quốc sẽ hợp tác cùng Argentina chế tạo tàu hộ tống tàng hình cho hải quân nước này.

    Hiện nay Peru đang biên chễ xe tăng MBT 2000, Brazil đang sử dụng J-11B, còn Ecuado vận hành radar YLC-18. Tương lai cả Nam Mỹ tràn ngập vũ khí do TQ sản xuất sẽ ko quá xa vời :)
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Peru muốn mua tên lửa phòng không Italia

    8:46 PM, 31/05/2013, Views: 1897 | By PM

    VietnamDefence - Không quân Peru đang xem xét khả năng mua hệ thống tên lửa phòng không Spada-2000.
    [​IMG]heeddi.de Bộ Quốc phòng Peru đang xem xét khả năng mua các hệ thống tên lửa phòng không Spada 2000 của Italia, thông báo được đưa ra trong chuyến thăm Italia của Bộ trưởng Quốc phòng Peru, ông Pedro Cateriano.

    Trong chuyến thăm của ông Cateriano, còn thảo luận quá trình phê chuẩn bởi nghị viện “Biên bản giữa chính phủ Italia và Peru trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, cũng như sản phẩm quốc phòng”. Thỏa thuận này bao trùm các vấn đề hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, kể cả việc Peru mua các hệ thống phòng không do Italia sản xuất.

    Tháng 4/2012, Bộ Quốc phòng Peru đã hủy hợp đồng với công-xooc-xi-om quốc tế TRIAD với sự tham gia của Northrop Grumman (Mỹ), Rafael (Israel) và Bumar (Ba Lan) mua các hệ thống phòng không tầm ngắn và trung trị giá 150 triệu USD cho Không quân Peru.

    Theo Infodefensa, Không quân Peru đang xem xét khả năng mua hệ thống tên lửa phòng không Spada 2000 sử dụng tên lửa phòng không Aspide 2000.

    Quá trình đánh giá Spada 2000 đã bắt đầu vào tháng 12/2012 sau chuyến thăm Italia của Thứ trưởng Quốc phòng Peru Jakke Valakivi. Cuối tháng 2/2013, Không quân Peru đã tiến hành hội thảo, trong đó thảo luận chi tiết các tính năng của những hệ thống phòng không chính có sẵn trên thị trường quốc tế.

    Tháng 3/2013, một phái đoàn Không quân Peru đã thăm các xí nghiệp của MBDA (hãng sản xuất tên lửa Aspide) và Selex (sản xuất radar), cũng như một căn cứ không quân Italia, nơi họ đã được giới thiệu khả năng và hệ thống bảo đảm của Spada 2000.


    Trong chuyến thăm Italia mới đây, ông Cateriano đã thăm căn cứ Rivolto của Không quân Italia và được giới thiệu về Spada 2000.

    Biên chế tiêu chuẩn của hệ thống Spada 2000 + gồm một trung tâm phát hiện trang bị radar RAC-3D của công ty Selex Systemi Integrati và đến 4 tiểu đội hỏa lực, gồm một trung tâm điều khiển hỏa lực 2-4 bệ phóng mang 6 tên lửa Aspide 2000 mỗi bệ.

    Tên lửa Aspide 2000 của MBDA có trọng lượng 240 kg, chiều dài 3,70 m, đường kính 0,20 m, tốc độ 2,5М và có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 25 km và độ cao 5 km.

    Nguồn: Armstrade, 31.5.2013.


    http://vietnamdefence.com/Home/tint...ua-ten-lua-phong-khong-Italia/20135/52602.vnd

Chia sẻ trang này