1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự các quốc gia Nam Mỹ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 11/04/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Su-35K

    Su-35K Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Peru mua pháo của Trung Quốc




    (Kienthuc.net.vn) - Tập đoàn Công nghiệp Phương Bắc Trung Quốc (NORINCO) đang nỗ lực thúc đẩy việc xuất khẩu hệ thống pháo phản lực cho Quân đội Peru.




    Gần đây, Peru đã mở một gói thầu tìm kiếm hệ thống pháo phản lực thế hệ mới nhằm thay thế loại BM-21 Grad đã lỗi thời.


    Nhằm thúc đẩy đưa sản phẩm giành phần thắng trong gói thầu, chính phủ Trung Quốc đã mời quan chức quốc phòng Peru tới tham quan cơ sở sản xuất của NORINCO.


    Trong chuyến thăm của đoàn đại biểu quân sự Peru, phía NORINCO đã giới thiệu 2 hệ thống pháo phản lực phóng loạt Type 90B cỡ 122mm và AR-3 cỡ 370mm.

    [​IMG]
    Pháo phản lực Type 90 122mm.​
    Type 90B là hệ thống pháo phản lực phóng loạt 122mm 40 nòng thế hệ 2 do NORINCO phát triển. Đạn rocket của hệ thống đạt tầm bắn nhỏ nhất 10-12km và tối đa 20-40km tùy thuộc vào loại đạn.


    Hệ thống Type 90B còn bao gồm trinh sát, điều khiển và bảo dưỡng. Type 90B còn trang bị máy tính điều khiển hỏa lực có tích hợp hệ định vị toàn cầu GPS. Một khẩu đội Type 90B gồm 6 xe phóng và 6 xe nạp đạn.


    Còn AR-3 là hệ thống pháo phản lực thế hệ mới lần đầu được giới thiệu tại triển lãm quốc phòng quốc tế IDEX 2011. Hệ thống AR-3 được đặt phía sau khung gầm xe bánh lốp gồm 2 cụm ống phóng (mỗi cụm chứa 4 ống phóng đạn rocket cỡ 370mm). Loại đạn 370mm đạt tầm bắn xa tối đa 220km hoặc 130km với đạn cỡ 300mm.

    [​IMG]
    Pháo phản lực AR-3 370mm.​
    Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ giá cả của 2 loại pháo phản lực tầm trung – xa này. Dẫu vậy, vũ khí Trung Quốc lâu nay vẫn nổi tiếng có giá rất rẻ nhưng tính năng lại cao.


    Ngoài Trung Quốc, Nga cũng đang nỗ lực tìm kiếm hợp đồng hiện đại hóa xe tăng T-55 của Quân đội Peru. Công ty quốc phòng Uralvagonzavod đã đưa ra một giải pháp đề nghị Peru nâng cấp xe tăng T-55 với tháp pháo của xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT.


    Theo đó, xe tăng T-55 sẽ gỡ bỏ phần tháp pháo cũ và thay bằng tháp pháo của BMPT được trang bị 2 pháo tự động 30mm 2A42 với tốc độ bắn 600 phát/phút, trang bị súng máy 7,62mm và 4 ống phóng tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka-T.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    “Nội soi” kho vũ khí đa dạng của Quân đội Cuba

    (Kienthuc.net.vn) - Tuy gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng Quân đội Cuba vẫn duy trì được lực lượng mạnh mẽ với hệ thống vũ khí khá tốt.

    [​IMG] Quân đội Cuba hay có tên gọi đầy đủ là Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba chính thức thành lập năm 1960 gồm các thành phần lục quân, phòng không – không quân, hải quân và dân quân.
    [​IMG] Tổng chỉ huy các Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba là Chủ tịch Raul Castro, Bộ trưởng các Lực lượng Vũ trang Cách mạng là tướng Leopoldo Cintra Frias.
    [​IMG] Quân số thường trực của Quân đội Cuba hiện nay gồm khoảng 85.000 người (theo thống kê năm 2011).
    [​IMG] Lực lượng Lục quân Cuba vẫn là thành phần đông đảo nhất trong các thành phần chính cấu thành nên lực lượng vũ trang Cuba. Hầu hết trang bị của lục quân đều xuất xứ từ Liên Xô và một vài nước khác, ngoài ra còn do Cuba thực hiện nâng cấp, cải tiến trang bị.
    [​IMG] Lực lượng xe tăng của Cuba hiện duy trì khoảng 500 chiếc gồm các loại: PT-76; T-54/55 và T-62 là loại hiện đại nhất (trong ảnh).
    [​IMG] Lực lượng xe bọc thép chở quân/chiến đấu của Cuba gồm khoảng 1.200 chiếc (như loại BMP-1; BRDM-1/2; BTR-152/40/50/60). Tuy nhiên, có thể chỉ còn một phần hoạt động do Cuba không đủ kinh phí duy trì toàn bộ. Điều đặc biệt là dựa trên khung gầm xe bọc thép BTR-60, Cuba đã trang bị một số tháp pháo lấy từ xe tăng T-54/55, xe chiến đấu bộ binh BMP-1 biến nó thành loại xe chiến đấu mới.
    [​IMG] Trong ảnh là tháp pháo xe chiến đấu BMP-1 (pháo chính 73mm và bệ phóng tên lửa chống tăng AT-3) lắp trên khung gầm xe bọc thép chở quân BTR-60.
    [​IMG] Xe bọc thép BTR-60 được lắp tháp pháo xe tăng T-54/55 biến nó thành một loại xe tăng bánh lốp.
    [​IMG] BTR-60 còn được dùng làm khung gầm lắp đặt pháo phòng không tầm thấp ZU-23-2 cỡ nòng 23mm có thể dùng cho phòng không lục quân.
    [​IMG] BTR-60 làm khung gầm cơ sở cho pháo phòng không loại 37mm 2 nòng. Ngay phía sau là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp 9K33 Osa có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa 15km, độ cao 12km. Ngoài loại này, phòng không Cuba còn có các loại tên lửa tầm thấp 9K31 Strela-1 (tầm bắn 4,2km), 9K35 Strela 10 (tầm bắn 5km); tầm trung 2K12 Kub (tầm bắn 24km); tầm xa S-75 (tầm bắn 45-60km), S-125 (tầm bắn 35km) và tên lửa vác vai.
    [​IMG] Tương tự lục quân, Cuba cũng tự cải tiến một số hệ thống tên lửa phòng không, chủ yếu là nâng cao tính cơ động. Trong ảnh là bệ phóng và đạn tên lửa S-75 Dvina lắp trên khung gầm cơ sở xe tăng T-54/55.
    [​IMG] Bệ phóng và đạn tên lửa S-125 lắp trên khung gầm cơ sở xe tăng T-54/55.
    [​IMG] Trở lại lực lượng pháo binh Cuba, lực lượng này hiện được trang bị khoảng 700 khẩu pháo kéo, pháo tự hành các loại.
    [​IMG] Một số khẩu pháo cũng được Cuba tự cải tiến lắp lên khung gầm xe vận tải bánh lốp biến nó thành pháo tự hành. Trong ảnh là khẩu pháo kéo D-30 122mm lắp lên thùng sau xe vận tải bánh lốp cải tiến.
    [​IMG] Cuba cũng sở hữu hệ thống pháo phản lực phóng loạt rất phổ biến BM-21 Grad 40 nòng cỡ 122mm.
    [​IMG] Cuba cũng có trong tay một số lượng nhỏ tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh có thể tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 120km trở xuống.
    [​IMG] Lực lượng không quân chiến đấu của Cuba trang bị 3 loại tiêm kích chủ lực gồm: MiG-21; MiG-23 và MiG-29. Số lượng có thể lên tới hơn 100 chiếc nhưng thực tế còn sử dụng có lẽ chỉ ở mức vài chục chiếc.
    [​IMG] Trong ảnh là tiêm kích cánh cụp cánh xòe siêu âm MiG-23 của Không quân Cuba.
    [​IMG] Tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-21.
    [​IMG] Tiêm kích đa năng hiện đại nhất Không quân Cuba MiG-29 (khoảng 10-14 chiếc).
    [​IMG] Lực lượng trực thăng của Không quân Cuba gồm những chiếc vận tải Mi-8/17 và chiến đấu Mi-24D (trong ảnh), số lượng khoảng 50-60 chiếc còn phục vụ.
    [​IMG] Hải quân Cuba là lực lượng nhỏ nhất trong các thành phần Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba với quân số khoảng 3.000 người (gồm cả 500 lính thủy đánh bộ), trang bị khoảng 17-18 tàu các loại.
    [​IMG] Chiến hạm lớn nhất của Cuba là chiếc Rio Damuji được trang bị pháo hạm 57mm, 2 tên lửa chống tàu P-15 Termit, pháo 25mm và súng máy. Tuy nhiên, hình dáng con tàu giống với kiểu tàu vận tải hơn là tàu chiến thực thụ. Dường như đây lại là sản phẩm cải tiến của Cuba dựa trên một loại tàu vận tải nào đó, trang bị thêm tên lửa chống tàu.
    [​IMG] Hải quân Cuba còn khoảng 6 chiếc tàu tên lửa cao tốc Osa II (4 tên lửa chống tàu P-15 Termit) còn trong trang bị.
    [​IMG] Ngoài ra, Cuba còn có 1 tàu săn ngầm lớp Pauk II, tàu quét mìn Sonya, Yevgenya và một số tàu đổ bộ nhỏ.
  3. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.886
    Đã được thích:
    17.409
    kết nhất quả cải tiến lắp sam 2 lên xe tăng thành bệ di động :D
  4. Terminator_revenge

    Terminator_revenge Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    13
    Xấu hổ vãi đạn =))

    Muốn ‘thoát’ vũ khí Nga, Venezuela mua xe bọc thép của Trung Quốc

    (Soha.vn) - Tạp chí quốc phòng Anh "Jane’s Defence Weekly” đưa tin, công ty công nghiệp phương Bắc (Norinco) của Trung Quốc đã ký hợp đồng xuất khẩu lô xe bọc thép VN-4 đầu tiên cho Vệ binh quốc gia Venezuela.

    Theo hợp đồng, Venezuela đặt mua của Trung Quốc 141 xe bọc thép VN-4, ngoài ra còn 111 xe bọc thép chở quân WTC-1, 10 xe chỉ huy chống bạo loạn ABV-1 và 10 xe cứu hộ WTC-1B, trong đó, xe chỉ huy ABV-1 được trang bị một khẩu pháo nước công suất cao và các thiết bị liên quan khác.
    [​IMG]
    Xe bọc thép VN-4 do Trung Quốc sản xuất

    VN-4 là sản phẩm mới của công ty Norinco, dài 5,4 m, rộng 2,4m và cao 2,1m. Xe có thiết kế phía trước là khoang động cơ, phía sau là khoang chở người. VN-4 trang bị động cơ công suất 235 mã lực, tốc độ tối đa 120 km/h; ở những nơi đường không bằng phẳng, VN-4 vẫn có thể đạt tốc độ trên 50 km/h. Tổ lái xe có 2 người, VN-4 có thể chở thêm 8 binh lính mang vũ khí. VN-4 được trang bị tháp pháo, có thể lắp pháo tự động cỡ nòng 30 mm, súng máy 12,7 mm.
    Bài báo nhận định, mục đích Venezuela đặt mua loại xe bọc thép kiểu mới này của Trung Quốc nhằm thoát khỏi tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào vũ khí của Nga. Trang Strategy Page của Mỹ tiết lộ, đây không phải lần đầu tiên loại xe bọc thép của Trung quốc xuất hiện ở thị trường Nam Mĩ. Trước đây, công ty Norinco cũng đã từng bán sản phẩm của họ cho các nước như Chile, Argentina hay Peru. Năm ngoái, do Ukranie không chấp nhận việc xe tăng Trung Quốc sử dụng động cơ diesel mà Ukraine sản xuất nên Trung Quốc đã không ký được hợp đồng bán xe tăng MBT-2000 cho Peru.
  5. xanh247

    xanh247 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2012
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    169
    các quốc gia Nam Mỹ đang dần thoát khỏi cái bóng là "sân sau" của Mẽo [r2)]
  6. Terminator_revenge

    Terminator_revenge Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    13
    Toàn bọn nghèo mạt rệp tiền éo đâu mà mua vk Mỹ =))
  7. uyvyd

    uyvyd Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2013
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Hàn Quốc tiến vào TT vũ khí Nam Mỹ qua Colombia

    (Kienthuc.net.vn) - Việc hợp tác công nghiệp quốc phòng với Colombia sẽ giúp vũ khí Hàn Quốc vốn có ít danh tiếng xâm nhập sâu hơn vào thị trường Nam Mỹ.



    Colombia đang đặt mục tiêu phát triển ngành công nghiệp quốc phòng nước này nhằm tạo ra lợi nhuận. Một trong những bước giúp Colombia đạt được mục tiêu của mình là hợp tác với Hàn Quốc.
    “Công ty quốc phòng Hàn Quốc LIG Nex 1 cho biết, sẽ tiếp tục hỗ trợ lực lượng Quân đội Colombia trong việc phát triển radar và thiết bị phát hiện tàu ngầm”, báo El Espectador cho biết.
    Cũng theo tờ báo này, LIG Nex 1 muốn trở thành một phần trong ngành công nghiệp quốc phòng đang phát triển của Colombia. Nước này cũng vừa mua 16 tên lửa từ LIG Nex 1 để triển khai trên 4 tàu hải quân Colombia.
    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Chiron của Hàn Quốc.

    Theo các dữ liệu của chính phủ Australia, Colombia được xem là nhà nhập khẩu vũ khí lớn với tổng giá trị nhập khẩu đạt mức 99,9 tỷ USD trong khoảng thời gian từ 2011-2016 nhằm chống lại các mối nguy hiểm từ cả bên trong và bên ngoài.
    Tuy nhiên, mục tiêu mới của Colombia là trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu vũ khí thay vì chỉ đơn thuần nhập khẩu vũ khí.
    “Chính phủ Tổng thống Juan Manuel Santos đang cân nhắc chiến lược mới nhằm thu hút các khoản đầu tư trực tiếp vào ngành công nghiệp quốc phòng kém phát triển của nước này”, Trung tâm Nghiên cứu ICD cho hay.
    Báo cáo “Ngành công nghiệp Quốc phòng Colombia: Dự báo và Phân tích cơ hội thị trường và Chiến lược cho tới năm 2015” đã dẫn nhiều sự phát triển trong lĩnh vực này.
    Một trong những nhà cung cấp trang thiết bị quốc phòng lớn của Colombia là hãng Industria Militar chuyên sản xuất quân trang và phụ kiện, hãng Cotecmar chuyên bảo dưỡng và sửa chữa tàu biển và hãng Sudamin A&D chuyên hợp tác với Không quân Colombia trong việc hỗ trợ hậu cần.
    Sự ổn định chính trị và kinh tế phát triển là những điều kiện để Colombia phát triển lĩnh vực quốc phòng.
    Một nhà xuất khẩu vũ khí Australia cho biết quá trình mở rộng và hiện đại hóa quân đội Colombia sẽ dẫn tới việc tăng cường sản xuất các trang thiết bị quân sự bao gồm máy bay, xe bọc thép và vũ khí nhỏ.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    xóa
  9. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Venezuela sẽ mua tiêm kích J-10 của Trung Quốc?

    (Kienthuc.net.vn) - Quân đội Venezuela có kế hoạch mua 10 máy bay chiến đấu đa năng Thành Đô J-10 và 9 chiếc máy bay huấn luyện K-8W.



    Trung tâm Phân tích Thương mại Vũ khí thế giới của Nga cho biết, Không quân Venezuela có kế hoạch sẽ mua 9 chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu K-8W của Trung Quốc. Nếu kế hoạch này hoàn thành, Không quân Venezuela sẽ có tổng cộng 24 chiếc máy bay loại này.
    Bộ quốc phòng Venezuela cũng tiết lộ, sẽ chi khoản ngân sách trị giá 75,53 triệu USD để mua 9 chiếc máy bay trên. Theo hợp đồng, phía Trung Quốc có trách nhiệm cung cấp các thiết bị kèm theo và tiến hành sửa chữa bảo dưỡng.
    Ngoài ra, Venezuela còn có kế hoạch mua lô máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc. Nếu thương vụ này thành hiện thực, Venezuela sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới mua J-10.
    [​IMG]
    Trong những năm gần đây, Venezuela đang trở thành bạn hàng thân thiết với Trung Quốc.

    Trước đó, năm 2008 Venezuela cũng từng ký hợp đồng mua lô 18 chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu K-8W cùng với những thiết bị như hệ thống trinh sát Type KTS -2000BW và thiết bị bay của Trung Quốc, tổng trị giá hợp đồng lên tới 380 triệu USD.
    Tháng 3/2010, Venezuela chính thức tiếp nhận lô hàng đầu tiên, và cuối năm 2010 phía Trung Quốc đã bàn giao 18 chiếc K-8W. Tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại đã có 3 chiếc máy bay K-8W gặp nạn dù mới hoạt động được 3 năm. Điều đó cho thấy, chất lượng sản phẩm hàng không Trung Quốc có thể gặp những vấn đề không nhỏ so với máy bay Nga, Mỹ hay các nước châu Âu.
  10. spyders

    spyders Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2009
    Bài viết:
    526
    Đã được thích:
    12
    chủ yếu chống người bạo loạn , hàng tả pín lù giá rẻ bằng một nửa hàng nga mua cho nhiều về xài chớ . muốn đánh đấm chống đạn thì fải bắt chước khựa ghẻ lạy Nga mua hàng nghìn Tigr về kìa;))

Chia sẻ trang này