1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự các quốc gia Nam Mỹ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 11/04/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nga "ẵm" 2 tỷ USD bán vũ khí ngay trước mắt Mỹ
    (Vũ khí) - Ngày 15/11, một quan chức của công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport cho biết, Nga sẽ cung cấp máy bay trực thăng và các hệ thống phòng không hiện đại cho Ai Cập trong một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, được cho là có giá trị lên đến 2 tỷ USD.

    Ngày 14/11, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã đến thăm Ai Cập để tìm kiếm những hợp đồng béo bở với chính phủ nước này sau khi cựu tổng thống Mohamed Morsi bị lật đổ.
    [​IMG]
    Hai bên đang đàm phán hợp đồng máy bay chiến đấu MiG-29M2
    Ngoại trưởng Lavrov đã khẳng định rằng kế hoạch hợp tác quân sự đã được thảo luận trong cuộc đàm phán giữa Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu và người đồng cấp Ai Cập, Tướng Abdel Fattah al-Sisi, nhưng ông không cho biết thêm chi tiết về các cuộc đàm phán này.
    Tuy nhiên ông Mikhail Zavaly, trưởng phái đoàn Rosoboronexport tham dự Triển lãm hàng không Dubai 2013 sắp tới, đã xác nhận rằng Nga muốn bán trang thiết bị quân sự cho Ai Cập.
    "Bây giờ chúng tôi đang đề xuất bán máy bay trực thăng, thiết bị phòng không hiện đại cho Ai Cập và hiện đại hóa các trang thiết bị quân sự đã mua trước đó", ông Zavaly cho biết.
    Nhật báo Vedomosti của Nga cho rằng hai bên đang đàm phán về kế hoạch bán máy bay chiến đấu MiG-29M/M2, các hệ thống phòng không tầm thấp và tên lửa chống tăng Kornet cho quốc gia bắc Phi này.
    Dẫn lời các nguồn tin quốc phòng Nga, nhật báo Vedomosti cho biết các thỏa thuận này trị giá hơn 2 tỷ USD và có thể được Ả-rập Xê-út tài trợ, nước đã ủng hộ lật đổ ông Morsi.
    Ngày 7/11, trang mạng Donia Al-Watan của Palestine cho biết, Ai Cập đang cân nhắc chi đến 4 tỷ USD cho việc mua các loại vũ khí hiện đại của Nga sau khi bị Mỹ đình chỉ một phần viện trợ quân sự và cung cấp vũ khí.
    Theo trang mạng này, Nga đã đề xuất cho Ai Cập "một thỏa thuận lịch sử, trao cho nước này một lựa chọn mua sắm những vũ khí hiện đại nhất mà không có bất kỳ hạn chế nào."
    Thỏa thuận Nga - Ai Cập đạt được ngay sau chuyến thăm đầu tháng 11 của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Chuyến thăm này được cho là một nỗ lực nhằm hàn gắn mối quan hệ song phương đang suy yếu giữa hai nước và ngăn chặn các thỏa thuận quân sự tiềm năng với Nga.
    Các nguồn tin cho rằng, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đề xuất với Ai Cập sẽ khôi phục lại tất cả các loại viện trợ quân sự, trị giá 1,5 tỷ USD hàng năm, và "đưa quan hệ song phương trở lại mức ban đầu, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đã bác bỏ mọi đề xuất của Mỹ.
    Doanh số bán vũ khí của Mỹ gấp 5 lần Nga
    Ngày 17/9, Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ (DSCA) cho biết, các thỏa thuận bán vũ khí cho nước ngoài của chính phủ Mỹ đạt mức kỷ lục, lên đến 69,1 tỷ USD trong năm tài chính 2012.
    Đóng góp phần lớn vào con số kỷ lục trên là hợp đồng bán 84 chiếc máy bay chiến đấu F-15 trị giá 29 tỷ USD theo chương trình bán vũ khí cho nước ngoài (FMS) của chính phủ Mỹ cho Ả-rập Xê-út.
    Doanh số trên của Mỹ đã gấp gần 5 lần Nga, nước đứng thứ 2 trong top 10 nước xuất khẩu vũ khí với 15,2 tỷ USD.
    Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport cho biết 43% trong tổng số vũ khí xuất khẩu của Nga là ở thị trường châu Á, và Ấn Độ, Việt Nam, Algeria là những khách hàng nhập khẩu vũ khí hàng đầu của Nga.
  2. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Brazil mua 36 máy bay chiến đấu của Thụy Điển
    Thứ năm 19/12/2013 09:31
    Nhà sản xuất Thụy Điển Saab đã giành được một hợp đồng trị giá 4.5 tỷ USD để cung cấp 36 máy bay chiến đấu cho Brazil.
    [​IMG]
    Máy bay phản lực Saab JAS 39 Gripen
    Thỏa thuận này là một trong những hợp đồng có giá trị nhất trong các thị trường mới nổi và Saab đã phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các đối thủ Boeing và Dassault Aviation. Nhiều người đã tin rằng Boeing hoặc Dassault sẽ là người chiến thắng.
    Hãng BBC đưa tin cho biết, nguyên nhân Boeing đã không thể giành được hợp đồng trị giá này bởi gần đầy giữa Mỹ và Brazil đang có những cáo buộc liên quan đến hoạt động gián điệp.
    Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã bị cáo buộc ngăn chặn email và tin nhắn của Tổng thống Dilma Rousseff, phụ tá của bà và Công ty dầu nhà nước Petrobras.
    David Fleischer, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Brasilia cho biết bà Rousseff "đã từng rất ưu ái hãng máy bay Boeing và rất nhiều người nghĩ rằng bà sẽ thông báo quyết định của mình trong chuyến thăm nhà nước tới Washington".
    "Boeing đã tới rất gần nhưng sau đó hành động của NSA đã đưa họ ra khỏi cuộc chiến", ông nói.
    Các cáo buộc gián điệp đã được nhà báo Glenn Greenwald hoạt động tại Rio công bố dựa trên các tập tin bí mật của cựu nhà thầu NSA Edward Snowden.
    Những tuyên bố này đã khiến bà Rousseff hủy bỏ chuyến thăm nhà nước của mình đến Washington, ban đầu lên kế hoạch diễn ra vào hồi tháng Mười.
    Brazil đã trì hoãn quyết định trao hợp đồng cung cấp 36 máy bay chiến đấu trong nhiều năm.
    Bộ trưởng Quốc phòng Celso Amorim đã yêu cầu các nhà chức trách phải nắm giữ các điều khoản hợp đồng, việc chuyển giao công nghệ hiệu quả, tiết kiếm chi phí – không chỉ mua mà còn cả chi phí bảo trì, đồng thời phải hoàn thiện các nhà cung cấp.
    Quyết định của Brazil chỉ ra chỉ vài tuần sau khi Boeing thua trắng Lockheed Martin trong quá trình tìm kiếm chiến thắng một hợp đồng máy bay phản lực chiến đấu trị giá nhiều tỷ USD tại Hàn Quốc.
    Boeing cũng đã từng được coi là người chiến thắng trong thỏa thuận trước đó, cho đến khi Seoul quyết định khởi động lại quá trình đấu thầu.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tiềm lực quân sự của Venezuela, Ecuador và Colombia
    0More Sharing Services
    05:56 | 22/08/2013
    [​IMG]
    Mới đây, Venezuela, Ecuador và Colombia đã phải đối mặt với nguy cơ bùng nổ một cuộc xung đột vũ trang trong khu vực.
    Nhờ nỗ lực ngoại giao của lãnh đạo các nước trong khu vực đã khiến cuộc xung đột vũ trang tạm thời lắng xuống ít nhất trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nếu xảy ra xung đột thì kết quả sẽ như thế nào khi cả ba nước sở hữu tiềm lực quân sự riêng như bài đề cập dưới đây?


    Venezuela

    Trong số ba quốc gia khu vực Mỹ La tinh, Venezuela sở hữu các đơn vị lực lượng vũ trang có khả năng chiến đấu mạnh nhất. Về mặt tổ chức, Lực lượng Vũ trang Venezuela bao gồm Lực lượng Lục quân, Không quân, Hải quân, đội cận vệ quốc gia và đội quân dự bị quốc gia. Tổng số quân của các đơn vị bộ đội chủ lực là hơn 82.000 người.

    Là lực lượng chính của Lực lượng Vũ trang Venezuela, Lục quân hiện có 34.000 người, trong đó có 27.000 binh lính triệu tập khẩn cấp. Cơ cấu của Lực lượng Bộ binh bao gồm:

    - 1 sư đoàn xe bọc thép
    - 3 sư đoàn bộ binh
    - 1 sư đoàn bộ binh hạng nhẹ
    - 1 lữ đoàn đổ bộ không quân biệt lập
    - 3 trung đoàn công binh biệt lập
    - 3 tiểu đoàn chỉ huy hàng không quân đội
    - 2 trung đoàn chỉ huy hậu tuyến
    Vũ khí của Lực lượng Bộ binh Venezuela bao gồm các trang thiết bị sau:
    - 81 xe tăng AMX-30
    - 109 xe tăng hạng nhẹ trong đó có chiếc 31 AMX-13 và 78 chiếc Scorpion-90
    - 431 thiết bị do thám trong đó có 42 máy bay Dragoon 300 LFV2, 79 chiếc V-100/-150 và 310 UR-53AR50 Tiuna
    - 71 xe vận tải bọc thép trong đó có 25 chiếc AMX-VCI, 10 chiếc Transportpanzer 1, 25 chiếc Dragoon 300 APC, 11 chiếc Dragoon 300PC
    - 347 hệ thống pháo binh các loại trong đó có 25 hệ thống phản lực hoả lực hàng loạt AMX-13/LAR-160 và 10 lựu pháo tự hành AMX-13/Mle F.3 cỡ nòng 155mm
    - Tổ hợp tên lửa phòng không di động RBS-70 và Mistral cũng như pháo tầm xa bao gồm 6 khẩu pháo tự hành AMX-13 Rafaga
    - 12 máy bay vận tải quân sự
    - 56 trực thăng bao gồm 10 trực thăng Mi-35, 20 trực thăng vận tải quân sự Mi-17-1B và 20 chiếc Mi-26.


    [​IMG]


    Xe tăng AMX-30

    Ngoài ra, Lực lượng bộ binh còn sở hữu súng tấn công FAL và FNC, súng tiểu liên Uzi cũng như AK-103 của Nga do Venezuela mua với số lượng 100.000 khẩu nhằm thay thế cho súng tiểu liên đã cũ; súng trường M82, súng tiểu liên MP5 và P90; súng lục các loại M-1935GP, Zamora, Glock 17/18, P226; súng liên thanh Minimi, MAG, M2, M-60 và M-66. Ngoài ra, Lục quân Venezuela còn có súng cối Cazador, M-19 và M-29A1 cũng như các tổ hợp chống tăng AT4 и MAPATS-2.

    Lực lượng Không quân Venezuela có khoảng 7.000 người. Lực lượng tấn công chủ lực của Không quân Venezue là 4 nhóm máy bay chiến đấu bao gồm máy bay Mirage, F-5, F-16 và Su-30MK2. Tính đến thời điểm này, Venezuela đã nhận được 14 trong tổng số 24 máy bay chiến đấu Su-30MK2 mua của Nga. Số lượng máy bay F-16 sẵn sàng chiến đấu là 10 chiếc. Để vận chuyển quân đội, quân trang, đạn dược và những dụng cụ khác, không quân nước này có thể sử dụng 48 máy bay vận tải quân sự và 23 trực thăng. Lực lượng Phòng không có khoảng 10 tổ hợp tên lửa phòng không Barak, 10 pháo cao xạ tự hành Roland cũng như tổ hợp RBS-70 và gần 230 pháo cao xạ.

    Quân số của Lực lượng Hải quân Venezuela gồm 18.000 người trong đó có 7.000 lính đổ bộ hải quân. Vũ khí bao gồm 6 chiến hạm tên lửa, 2 tàu ngầm, tàu tuần tra và đổ bộ cũng như tàu cứu hộ. Hàng không Hải quân có 3 máy bay chiến đấu, 12 máy bay vận tải quân sự, 13 trực thăng vận tải quân sự. Vũ khí của bộ binh thuỷ chiến bao gồm 38 xe vận tải bọc thép LVTP-7, 6 pháo tự hành M-42 cỡ nòng 40mm, 18 pháo M-56 cỡ nòng 105mm.

    Ngoài ra, Đội cận vệ Quốc gia có khoảng 23.000 người và sử dụng các loại vũ khí gồm 44 xe vận tải bọc thép, 150 súng cối, 23 máy bay vận tải quân sự và 26 trực thăng cũng như 52 ca nô tuần tiễu.

    Ecuador

    Quân số của Lực lượng Vũ trang Ecuador là gần 56.500 người và bao gồm Lực lượng Bộ binh, Không quân và Hải quân.

    Lục quân là đơn vị lực lượng vũ trang chủ lực bao gồm 47.000 người. Về mặt tổ chức, nó bao gồm 4 sư đoàn hỗn hợp cũng như các binh đoàn và đơn vị riêng biệt. Vũ khí của Lực lượng Bộ binh bao gồm 10 xe tăng T-55, 24 xe tăng hạng nhẹ АМХ-13, 114 xe bọc thép do thám, 113 thiết xa vận cũng như hơn 930 hệ thống pháo binh các loại bao gồm pháo tự hành Mk F3 cỡ nòng 155mm. Hàng không quân đội bao gồm 12 máy bay vận tải quân sự, 20 trực thăng yểm trợ hoả lực và 16 trực thăng vận tải quân sự gồm 8 chiếc Mi-8MT. Hệ thống phòng không sử dụng hơn 200 tên lửa tầm xa và 165 tổ hợp phòng không di động trong đó có hơn 20 tên lửa Igla-1 do Nga sản xuất. Pháo cao xạ gồm 240 khẩu bao gồm 44 khẩu M-163 Vulcan tự hành. Vũ khí xạ kích chủ yếu là súng trường FAL và M16A1 cũng như súng tiểu liên Uzi.

    Lực lượng Không quân Ecuador gồm 4.000 người. Vũ khĩ bao gồm 53 máy bay chiến đấu cũ trong đó có 14 máy bay chiến đấu Mirage F-1J. Hàng không vận tải quân sự gồm 24 máy bay. Phương tiện của hệ thống phòng không gồm tổ hợp phòng không Osa do Nga sản xuất, hơn 185 tổ hợp di động trong đó có Strela-2, Igla và Igla-1 cũng như 110 pháo cao xạ bao gồm 28 khẩu M-35 tự hành cỡ nòng 20mm.v
    Quân số Hải quân là 5.500 người trong đó có 1.700 lính bộ đánh thuỷ. Vũ khí bao gồm 2 tàu ngầm, 2 chiến hạm, 6 hải phòng hạm cũng như tàu tuần tra, tàu đổ bộ và cứu hộ. Hàng không biển sở hữu 2 máy bay vận tải quân sự và 2 trực thăng.

    Colombia

    Lực lượng Vũ trang Colombia có quân số lớn nhất trong 3 quốc gia nói trên ước tính khoảng hơn 208.000 người. Lực lượng Vũ trang Colombia cũng gồm Lục quân, Không quân và Hải quân.

    Quân số của Lực lượng Bộ binh gồm 178.000 người. Về tổ chức, lực lượng gồm 6 ban tham mưu sư đoàn, 1 đội quân gồm 9 lữ đoàn chống cộng sản và 6 lữ đoàn cơ giới riêng biệt, 2 lữ đoàn đổ bộ không quân, 9 lữ đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn chuyên dụng, 1 lữ đoàn riêng của hàng không quân đội và các binh đoàn và đơn vị khác.

    Vũ khí của Lực lượng Bộ binh Colombia bao gồm:

    - 135 xe do thám bọc thép, trong đó có 130 chiếc EE-9 Cas****l và 5 chiếc M-8
    - 370 xe vận tải bọc thép, trong đó có 80 chiếc BTR-80 của Nga sản xuất
    - Hơn 70 hệ thống pháo binh các loại
    - Hàng không quân đội có 2 máy bay B-200 Super Kinh Air, 12 máy bay vận tải quân sự và 99 trực thăng vận tải quân sự trong đó có 18 máy bay Mi-17 của Nga.

    Lực lượng Không quân Colombia có hơn 8.000 binh lính. Vũ khí gồm 24 máy bay chiến đấu – trong đó có 10 chiếc Kfir C-7, 1 chiếc TC-7, 11 chiếc Mirage-5COAM, 2 chiếc Mirage-CODM và 66 máy bay huấn luyện. Ngoài ra còn có 11 máy bay do thám. Hàng không vận tải quân sự gồm 34 máy bay và 116 trực thăng.

    Quân số của Hải quân Colombia gồm 22.000 người. Vũ khí gồm 4 tàu ngầm, 4 chiến hạm, 96 tàu tuần tra và 8 tàu đổ bộ. Hàng không Hải quân sở hữu 2 máy bay tuần tra trên biển 2 CN-235-200, 9 máy bay vận tải, 2 trực thăng chống tàu ngầm và 6 trực thăng vận chuyển.


    http://www.enemyforces.com/apc/cas****l.jpg


    Xe thiết giáp Cas****l

    Tương quan lực lượng

    Phân tích về lực lượng và phương tiện của ba quốc gia nói trên chỉ ra rằng, Lực lượng Vũ trang Colombia vượt trội hơn 2 lần so với quân đội Venezuela, nhưng dù sao đi nữa vẫn thua kém về mức độ trang bị và khả năng chiến đấu. Không còn nghi ngờ gì, lợi thế của Venezuela là sự hiện diện của hàng không chiến đấu hiện đại mà trước hết là máy bay chiến đấu Su-30MK2 có bán kính hoạt động lớn và có thể tấn công vào vùng sâu của kẻ thù. Hơn nữa, Colombia không có phương tiện phòng không hiệu quả. Ngoài ra, Venezuela có trực thăng tấn công Mi-35 của Nga có thể sử dụng hiệu quả để yểm trợ trên không của các đơn vị trên mặt đất.

    Venezuela cũng có ưu thế về trang thiết bị bọc thép hạng nặng, bởi vì Colombia nhìn chung không có xe tăng. Không có gì ngạc nhiên, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đầu tiên ra lệnh điều tiểu đoàn xe tăng lên biên giới. Ngoài ra, Lực lượng Bộ binh Venezuela được trang bị hệ thống linh hoạt hoả lực phóng từng loạt mà Colombia không hề có.

    Ecuador thì sao? Lực lượng Vũ trang nước này kém hơn hẳn về quân số Colombia và không có ưu thế về trình độ trang bị kỹ thuật. Nếu xung đột xảy ra trên quy mô lớn có lẽ chỉ đem lại cho nước này thất bại thảm hại mà thôi.


    Gia Linh (Theo Lenta)
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Brazil sắm tên lửa phòng không bảo vệ World Cup và Olimpic
    Chủ nhật 05/01/2014 06:09
    ANTĐ - Brazil sẽ mua sắm các hệ thống tên lửa phòng không cá nhân của Thụy Điển để tăng cường khả năng phòng không tầm thấp.
    Theo tạp chí quốc phòng Anh "Jane Defence Weekly" cho biết, Bộ Quốc phòng Brazil đang đàm phán với Công ty SAAB Dynamics của Thụy Điển, để mua hệ thống tên lửa phòng không cá nhân RBS-70, trị giá khoảng 11,8 triệu USD.
    Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Brazil tiết lộ với "Jane", công ty Saab Dynamics của Thụy Điển sẽ cung cấp cho Brazil 16 hệ thống RBS-70, một số tên lửa Mk II, 6 hệ thống huấn luyện phóng, các thiết bị quan sát đêm, thiết bị đo đạc, thiết bị bảo trì, linh phụ kiện, thiết bị phụ trợ. Hợp đồng còn quy định công ty này sẽ chịu trách nhiệm huấn luyện sử dụng vũ khí và công tác bảo dưỡng.
    [​IMG]
    Số trang bị này sẽ được bàn giao làm 2 giai đoạn, lần lượt bàn giao vào thời điểm sau 4 tháng và 12 tháng, sau khi hợp đồng đã được ký kết.
    Các trang thiết bị này sẽ được trang bị cho lực lượng pháo cao xạ và trường đào tạo pháo phòng không pháo bảo vệ bờ biển, bảo vệ cơ sở hạ tầng mang tính chiến lược của Brazil, bảo đảm phòng không cho World Cup 2014 và Thế vận hội mùa hè năm 2016 được tổ chức thành công
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Peru để ý frigate FREMM
    7:30 AM, 14/01/2014, Views: 35 | By VNH
    VietnamDefence - Chính phủ Peru đang đàm phán với Pháp về việc mua sắm 2 frigate lớp FREMM.
    [​IMG]
    FREMM (trmilitary.com)

    Theo tờ El Men của Peru, xác suất đàm phá thành công là cao khi xét đến các hợp đồng mà hai bên mới ký. Mới đây, Pháp đã bán cho Peru một vệ tinh quân sự trị giá 200 triệu USD, các tên lửa chống hạm MM-40 Exocet Block 3 trị giá gần 100 triệu USD và đang thực hiện chương trình hiện đại hóa các tiêm kích Mirage 2000-5.
    Tháng 11/2013, quan chức hai nước đã ký hợp đồng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.

    Các quan chức chính phủ Peru hiện chưa xác nhận thông tin về việc đàm phán, nhưng việc mua sắm các tàu này phù hợp với nguyện vọng của ban lãnh đạo Peru tăng cường sức mạnh chiến đấu của hải quân nước này.

    Hải quân Peru hiện đang nâng cấp các frigate lớp Lupo, trong đó có trang bị cho chúng các hệ thống tác chiến điện tử, radar 3 tọa độ, hệ thống phòng vệ và tên lửa chống hạm MM40 Exocet Block 3 thay cho tên lửa lạc hậu Otomat.

    Tháng 8/2013, công ty Dae Sun Shipbuilding & Engineering Co. đã thông báo việc ký với công ty đóng tàu SIMA (Servicios Industriales de la Marina) của Peru hợp đồng chuyển giao công nghệ đóng 2 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng LPD cho Hải quân Peru.
    Hãng STX Offshore & Shipbuilding của Hàn Quốc sẽ cùng với SIMA đóng các tàu tuần tra 5.500 tấn cho Hải quân Peru trong khuôn khổ hợp đồng ký ngày 10/12/2013.
  7. Premium...

    Premium... Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    170
    về cơ bản dường như mấy nước khu vực này ít gặp nguy hiểm nên họ chẳng cần đầu tư nhiều
  8. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    khu vực này thì có lẽ vene với brazin là tiềm lực qs mạnh nhất
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Argentina bỏ Mirage, sắm 18 chiếc Kfir của Israel
    Quote:
    Trang mạng Chinanews ngày 25-01 cho biết, gần đây chính phủ Argentina đã bắt đầu tăng cường mua sắm các trang bị thiết bị quân sự, đặc biệt là nâng cấp lực lượng không quân yếu kém của nước này.



    Bộ Quốc phòng Argentina chính thức xác nhận rằng, sau khi đàm phán mua 16 chiến đấu cơ "Mirage" đã qua sử dụng của Tây Ban Nha thất bại, Argentina quay sang đàm phán với Israel để mua 18 máy bay chiến đấu "Kfir" - thế hệ trước của máy bay chiến đấu “Lavi”.
    Tháng 8-2013, chính phủ Argentina đã quyết định phê chuẩn bản kế hoạch mua sắm 16 chiếc Mirage-F.1M thanh lý của không quân Tây Ban Nha để tăng cường sức mạnh không quân ở nam Đại Tây Dương.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu "Kfir" trong biên chế không quân Colombia
    Chuyên gia quân sự Argentina nhận định, nhìn chung, khả năng tương thích và tính cấp thiết của kế hoạch mua sắm Mirage-F.1M là cao hơn hẳn so với dự án liên hợp cùng Trung Quốc để chế tạo máy bay FC-1. Tuy nhiên, hiện tại kế hoạch mua máy bay cũ của Tây Ban Nha đã thất bại.
    Tuần báo New World của Argentina cũng cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Rossi khẳng định rằng, chính phủ Israel đã thông báo sẽ chuyển giao trước sáu chiếc, sử dụng công nghệ hiện đại và được trang bị đầy đủ các thiết bị mới nhất, còn lại 12 chiếc sẽ được chuyển giao công nghệ và dây chuyền để Argentina tự lắp ráp.
    “Kfir” là loại máy bay chiến đấu 1 chỗ ngồi, bắt đầu trang bị cho không quân Argentina vào năm 1973. Israel đã sản xuất khoảng 220 chiếc “Kfir”, tuy nhiên loại máy bay này đã bắt đầu nghỉ hưu kể từ năm 1996.


    http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Argentina-bo-Mirage-sam-18-chiec-Kfir-cua-Israel/534723.antd
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nga giao hệ thống phòng không S-125 Pechora-2M cho Venezuela
    Thứ tư 05/02/2014 06:47
    ANTĐ - Nga đã chuyển giao cho Venezuela lô hàng mới, bao gồm các tổ hợp tên lửa phòng không S-125 "Pechora-2M".
    Theo Infodefensa, tướng Vladimir Padrino Lopez, người đứng đầu Bộ Tư lệnh đặc nhiệm chiến lược của Lực lượng vũ trang Venezuela cho biết, Nga đã chuyển giao cho Venezuela lô hàng mới bao gồm các tổ hợp tên lửa phòng không S-125 "Pechora-2M".
    Lô hàng Pechora-2M cập cảng Venezuela trên tàu Ocean Pride ngày 29 tháng 1 năm 2014. Hiện các chuyên gia của Bộ tư lệnh Phòng không Venezuela đã nghiệm thu công nghệ mới trên các hệ thống vũ khí này.
    Bộ Quốc phòng Venezuela đã đặt mua 11 tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125 "Pechora-2M" vào tháng 9 năm 2009. Lô hàng đầu tiên đã được bàn giao vào giữa năm 2011.
    [​IMG]

    Hệ thống phòng không S-125 "Pechora-2M" của Venezuela trong cuộc duyệt binh của “Liên minh Bolivar cho các dân tộc châu Mỹ chúng ta”

    Hợp đồng bán vũ khí ký giữa Nga và Venezuela năm 2009 có trị giá 11 tỷ USD, trong đó Caracas nhận được của Nga 4 tỷ USD dưới hình thức tín dụng xuất khẩu.
    Năm 2010, nước này cũng đã đạt được thỏa thuận vay 2,2 tỷ USD để mua một lô vũ khí lớn của Nga cho lục quân, bao gồm 92 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M1M, khoảng 240 xe chiến đấu bộ binh BMP-3 và xe bọc thép chở quân BTR-80, và một loạt hệ thống pháo.
    Xa hơn nữa, trong giai đoạn 2005 và 2007, Venezuela cũng đạt được thỏa thuận mua vũ khí trị giá 4 tỷ USD từ Nga, bao gồm máy bay chiến đấu Sukhoi, trực thăng chiến đấu, và hơn 100.000 vũ khí hạng nhẹ, chủ yếu là súng trường tấn công AK-103 và một giấy phép sản xuất loại súng này ở Venezuela.

Chia sẻ trang này