1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ có thực sự mạnh !

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi rugi, 05/02/2019.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Nhân dịp năm mới xin tặng cả nhà 1 chủ đề tiềm lực quân sự Hoa Kỳ năm 2019 nối tiếp các thớt cũ

    Rút quân khỏi Afghanistan – nước cờ đầy rủi ro của Mỹ

    Những tuyên bố của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về tiến trình đối thoại hòa bình với Taliban đang gây lo sợ đối với các đồng minh của Mỹ, rằng sự thiếu kiên nhẫn của Tổng thống Trump về cuộc chiến tại Afghanistan sẽ dẫn tới những động thái rút quân quá sớm, khiến nước này có nguy cơ trở lại tình trạng bất ổn giống như hoàn cảnh đã thôi thúc Mỹ đưa quân vào đây lúc ban đầu.

    [​IMG]

    Những cuộc đối thoại giữa phái đoàn Mỹ và lực lượng Taliban đang có nhiều tiến triển trong những tuần vừa qua, sau khi Chính phủ Mỹ cho biết sẽ rút quân khỏi Afghanistan.

    Điều này khiến những người chỉ trích Tổng thống Trump cho rằng ông đang đi ngược lại những cáo buộc của mình đối với ý định kết thúc sự tham chiến của Mỹ tại Afghanistan vào năm 2014 của nguyên Tổng thống Barack Obama.

    “Đây là nỗ lực để đặt dấu son trong cái gọi là sự rút lui của Mỹ,” ông Ryan Crocker, cựu đại sứ Mỹ tại Kabul dưới thời Tổng thống Obama, cho biết.

    Việc đạt được thỏa thuận để giải quyết một trong những cuộc chiến dài lâu nhất của Mỹ đang là vấn đề khiến Tổng thống Trump phải đau đầu.

    Ông Trump đã nhiều lần công khai ý định muốn kết thúc những vướng mắc quân sự ở nước ngoài, điều đã được vị đương kim Tổng thống Mỹ làm rõ vào tháng 12 năm ngoái, với việc tuyên bố đã đánh bại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria, cùng với thông báo sẽ rút toàn bộ 2.000 lính Mỹ khỏi nước này, bất chấp những phản đối từ các cố vấn chính sách đối ngoại cấp cao của mình.

    Tình hình còn căng thẳng hơn tại Afghanistan, với một cuộc xung đột đã phải trả giá bằng sinh mạng của 2.400 binh sĩ, và hàng trăm tỉ Đô la tiền thuế của người dân.

    Tại nơi đây, Mỹ đã từng đổ quân từ tháng 10 năm 2001 để tiêu diệt phiến quân Taliban và Al-Qaeda, không chỉ nhằm đáp trả cuộc tấn công khủng bố 11 tháng 9, mà để ngăn chặn việc biến Afghanistan thành một “thiên đường khủng bố”, như lời giám đốc CIA từng cảnh báo vào hôm thứ Ba vừa qua.

    Nhưng giờ đây, thậm chí những đảng viên Cộng hòa thân cận cũng lo lắng với việc Tổng thống Trump nôn nóng muốn rút quân khỏi Afghanistan trước khi nước này kịp ổn định tình hình trở lại, vì nó sẽ gây ra tiền lệ như những gì Mỹ phải đối mặt trong cuộc xung đột lần đầu tiên tại nước này.

    Taliban giờ đã kiểm soát gần 1 nửa lãnh thổ Afghanistan và đang tiến hành những cuộc tấn công gần như hàng ngày, và các chuyên gia đối ngoại lo sợ rằng mọi nỗ lực trong việc bảo vệ phụ nữ cùng các sắc dân thiểu số sẽ tan thành mây khói nếu lực lượng vũ trang này một lần nữa nắm quyền điều hành Chính phủ.

    Thượng nghị sĩ Mitch McConell, lãnh đạo phe đa số trong Thượng viện Mỹ, đã cảnh báo Tổng thống Trump về việc mở lối thoát ra khỏi cuộc chiến này một cách vội vã.

    “Mặc dù nghe có vẻ hấp dẫn khi rút vào những vùng an toàn của mình, tuy nhiên chúng ta vẫn còn rất nhiều việc cần phải hoàn thành tại đây,” thượng nghị sĩ McConell cho biết vào hôm thứ Ba vừa qua (29/1), “Chúng ta cần biết rằng nếu việc rút quân không được báo trước, giao tranh sẽ một lần nữa bùng phát trong các thành phố tại đây.”

    Ông James Dobbins, đại diện đặc biệt của Mỹ tại Afghanistan và Pakistan dưới thời Tổng thống Obama, cho rằng Tổng thống Trump “có vẻ đang bỏ rơi” chiến lược nền tảng mà ông từng thực hiện vào năm 2017, và giờ thì tương lai của lính Mỹ tại Afghanistan là thứ mà ai cũng có thể đoán được.

    “Tôi không cho rằng bất kỳ ai có thể đoán trước được hành vi của Tổng thống Trump, kể cả bản thân ông ta,” ông Dobbins cho biết.

    Hôm thứ Ba vừa qua, Người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết ưu tiên của chính quyền Mỹ hiện tại vẫn là “chấm dứt chiến tranh tại Afghanistan, và đảm bảo sẽ không còn chỗ đứng cho chủ nghĩa khủng bố tại nước này thêm một lần nào nữa.”

    Giới chức tại Afghanistan hi vọng Tổng thống Trump sẽ giải thích rõ hơn mục đích của mình trong bản Thông điệp Liên bang sẽ được phát biểu vào tuần sau.

    Một số thủ lĩnh dấu tên của Taliban cho biết với AP rằng 2 bên đã đạt được sự đồng thuận về việc rút các lực lượng của Mỹ và NATO khỏi Afghanistan. Cùng với đó, nhóm vũ trang này cam kết sẽ không còn sử dụng lãnh thổ của Afghanistan để tấn công chống lại Mỹ hay các lực lượng khác thêm một lần nào nữa.

    Về phía Mỹ, đặc phái viên tại Afghanistan của Tổng thống Trump, ông Zalmay Khalilzad, cho hay, “Không gì có thể được thỏa thuận cho đến khi mọi thứ được nhất trí, trong đó “mọi thứ” ở đây phải bao gồm các cuộc đối thoại trong nội bộ Afghanistan, và một lệnh ngừng bắn toàn diện.”

    Đó là điều mà Taliban từ chối thực hiện, dù thứ Tư vừa qua lực lượng này khẳng định họ sẽ không nắm độc quyền chính phủ mới tại Afghanistan, mà thay vào đó sẽ tìm cách cộng sinh với các tổ chức chính trị khác của nước này, với phương châm “khoan thứ lẫn nhau và bắt đầu chung sống như những người anh em.”

    Nếu Taliban đồng ý đối thoại với Chính phủ Afghanistan và chấp nhận buông súng như những gì họ hứa, việc thương lượng sẽ trở thành “bước tiến đáng kể”, ông Dobbins cho biết, nhưng nếu không, mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa.

    Hơn nữa, theo ông Dobbins, Mỹ cần phải ở lại cho đến khi một thỏa thuận hòa bình giữa Taliban và Chính phủ của Tổng thống Ashraf Ghani được thực thi.

    “Nếu Mỹ rời đi khi các bên tại Afghanistan vẫn còn đang đối thoại với nhau, thì quá trình đối thoại sẽ chấm dứt chiến tranh sẽ lại tái diễn,” ông Dobbins nhận định, “Còn nếu Mỹ rời đi sau khi các bên đã đạt được thỏa thuận nhưng vẫn chưa được thi hành, thì thỏa thuận đó vẫn sẽ bị xé bỏ và chiến tranh sẽ lại tái diễn.”

    Ông Nicholas Burns, một cựu nhân viên đối ngoại, từng là phó Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời Tổng thống George W. Bush, lại cho rằng Tổng thống Trump đã đúng khi tìm cách đưa binh sĩ Mỹ tại Afghanistan hồi hương.

    Ông cũng cho rằng chính sự thiếu kiên nhẫn của Tổng thống Trump là động lực đằng sau những cuộc đối thoại với Taliban.

    “Tôi cho rằng chúng ta nên rút quân chậm mà chắc, rời đi quá nhanh sẽ tạo quá nhiều thuận lợi cho phía Taliban,” ông Burns nhận định.

    Lầu Năm Góc đã và đang triển khai các kế hoạch để rút càng nhiều lính Mỹ càng tốt, trong tổng số 14.000 quân nhân hiện vẫn đang ở Afghanistan.

    Ông Pat Shanahan, Bộ trưởng Quốc phòng lâm thời của Afghanistan, cho biết trước báo giới vào hôm thứ Ba vừa qua rằng sẽ không có thay đổi gì trong chiến lược quân sự của Mỹ tại Afghanistan, trong đó có việc ép buộc Taliban phải ngồi vào bàn đàm phán bằng cách bố trí lại quân đội để huấn luyện và cố vấn cho binh lính Afghanistan, và tranh thủ tìm kiếm những sự ủng hộ lớn hơn trong khu vực.

    Theo ông Shanahan, các vòng đối thoại được chủ trì bởi đặc phái viên Khalilzad cần phải mất nhiều thời gian mới đạt được hiệu quả. Dù vậy, không ai biết chính xác Tổng thống Trump sẽ đợi đến bao giờ.

    Vào tháng 11 năm ngoái, ông Khalizad cho biết trước báo giới Afghanistan rằng ông muốn được chứng kiến những kết quả bền vững ngay trong mùa xuân năm nay. Theo tiết lộ của một cựu quan chức Afghanistan dấu tên với AP, Tổng thống Trump đã cho ông Khalizad 6 tháng để thể hiện các thành quả của mình.

    Vị quan chức này cũng cho biết lực lượng Taliban vẫn từ chối đàm phán với Chính phủ hiện tại của Afghanistan, và khăng khăng muốn thành lập một chính phủ lâm thời. Một khi điều này xảy ra, nhóm vũ trang này muốn triệu tập một đại hội đồng quốc gia nhằm thay đổi Hiến pháp Afghanistan theo ý muốn của mình.

    Taliban không cho rằng những hứa hẹn rút quân của Mỹ sẽ là tiền đề cho việc ngừng bắn và là điều kiện cho việc thương lượng với Chính phủ Afghanistan.

    Hơn nữa, theo lời vị quan chức trên cho hay, Tổng thống Ghani vẫn còn thất vọng với việc Mỹ đã ngấm ngầm đối thoại với Taliban mà không cần sự có mặt của đại diện từ Chính phủ Afghanistan.

    Hiện vẫn chưa rõ việc Mỹ có chấp nhận lời hứa của Taliban trong việc sẽ không dùng Afghanistan để triển khai các chiến lược tiến công của mình hay không.

    “Nếu sau cùng 2 bên vẫn đạt được một thỏa thuận hòa bình,” Giám đốc CIA Gina Haspel cho biết trước Thượng viện Mỹ vào hôm thứ Ba vừa qua (5/1),” một chế độ có tính giám sát mạnh mẽ sẽ là điều rất quan trọng, và chúng ta vẫn cần duy trì khả năng hành động vì lợi ích quốc gia nếu cần.”
    http://soha.vn/rut-quan-khoi-afghanistan-nuoc-co-day-rui-ro-cua-my-20190204142626531.htm
  2. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Hết thời Mỹ dễ dàng phát hiện tàu ngầm Trung Quốc

    Với việc thử thành công hệ thống định vị Beidou cùng thiết bị tiếp sóng dưới biển khiến tàu ngầm Trung Quốc khó bị phát hiện hơn rất nhiều.

    Thông tin này được tờ People’s Daily (Trung Quốc) hôm 1/2 dẫn nguồn tin quân sự nước này cho biết, cuộc thử nghiệm truyền tải dữ liệu dung lượng cao trong thời gian thực giữa các máy tiếp sóng dưới đại dương và hệ thống vệ tinh định vị Beidou đã hoàn thành thử nghiệm với kết quả ngoài mong đợi.

    Phát biểu sau khi thử nghiệm thành công, ông Wang Fan, một trong số những nhà khoa học tham gia thử nghiệm cho biết: "Công nghệ này giúp tăng cường đáng kể sự an toàn, độc lập và độ tin cậy của việc truyền dữ liệu dưới đại dương".

    [​IMG]
    Tàu ngầm Trung Quốc.

    Theo nhà khoa học này, việc Trung Quốc sử dụng hệ thống Beidou sẽ giúp các tàu ngầm không còn phải phụ thuộc vào các vệ tinh nước ngoài để thực hiện các hoạt động liên lạc tương tự. "Hệ thống tiếp sóng kết hợp với hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu ở độ sâu 6.000 m đã hoạt động an toàn và hiệu quả trong hơn 1 tháng nay".

    Giới quân sự Trung Quốc còn tự tin cho rằng, một khi hoàn thành thử nghiệm và những công nghệ này chính thức đi vào hoạt động, việc phát hiện được tàu ngầm Trung Quốc trên biển sẽ là nhiệm vụ cực khó khăn với lực lượng săn ngầm của Mỹ.

    Được biết, ngay trước khi Trung Quốc có thử nghiệm cực ấn tượng này, tờ News.usni đã có phân tích chỉ ra điểm yếu khiến tàu ngầm Trung Quốc dễ dàng bị phát hiện. Điểm yếu đầu tiên là hệ thống AIP của tàu ngầm thông thường Trung Quốc vẫn chưa thể hiện được bước đột phá.

    Hiện nay tàu ngầm 039A của nước này vẫn sử dụng động cơ cũ mua của Thuỵ Điển, trong khi đó động cơ mà Thuỵ Điển sử dụng đã được cập nhật động cơ thế hệ 3. Điều này có nghĩa là hệ thống AIP của Trung Quốc ít nhất vẫn lạc hậu hơn phương Tây 2 thời đại, về phương diện tàu ngầm thông thường, khoảng cách giữa Trung Quốc với tàu ngầm hiện đại của các nước khác là rất rõ rệt.

    Điểm yếu tiếp theo đồng thời bị coi là tử huyệt đó chính là nằm ở hệ thống chỉ huy và thông tin liên lạc. Các chuyên gia Mỹ không hiểu là Trung Quốc làm thế nào để liên lạc với tàu ngầm khi nó đang hành trình, bởi hải quân nước này hiện chưa có loại máy bay đặc chủng, tương tự như E-6 Mercury của Mỹ (chuyên chỉ huy và giữ liên kết với lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo).

    Do đó, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc không thể nhận lệnh từ Bộ chỉ huy chiến lược và các số liệu tình báo từ vệ tinh hay các hệ thống chỉ huy-cảnh báo sớm, đồng thời không thể liên kết với các lực lượng răn đe hạt nhân, cùng các lực lượng khác của hải quân.


    Thiếu khả năng chỉ huy và liên kết, các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc sẽ phải độc lập tác chiến, vừa không phát huy được hết sức mạnh tấn công của toàn bộ lực lượng, mà còn dễ bị tiêu diệt.

    Tuy nhiên, Trung Quốc tin rằng, với hệ thống tích hợp giữa Beidou và thiết bị đặc biệt dưới nước, nhược điểm trên sẽ không còn tồn tại và vị trí thực sự của tàu ngầm Trung Quốc trên biển sẽ là ẩn số với lực lượng tìm kiếm.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/het-thoi-my-de-dang-phat-hien-tau-ngam-trung-quoc-3374033/

  3. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Cơn ác mộng Mỹ dành cho Nga kém xa 9M729

    Theo Popular Mechanics, Mỹ đã chuẩn bị sẵn kịch bản hồi sinh hai loại vũ khí khủng khiếp dành cho Nga sau khi nước này rút khỏi Hiệp ước INF.
    Loại vũ khí đầu tiên nhiều khả năng hồi sinh chính là tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung MGM-31 Pershing II, vũ khí này có tầm bắn 1.770 km, tích hợp đầu đạn hạt nhân W85 rất tiên tiến cùng động cơ kiểm soát vector lực đẩy mang lại khả năng siêu cơ động chẳng thua gì tên lửa không đối không và chẳng thể nào đánh chặn.

    Pershing II còn được lắp đặt đầu dò radar hình ảnh công nghệ số vô cùng tiên tiến, được nhận định là đã đi trước thời đại hàng chục năm cho độ chính xác cực kỳ cao và gần như không thể gây nhiễu bằng các tổ hợp tác chiến điện tử thông thường.

    So sánh với Iskander-M của Nga thì thậm chí ra đời đã hơn 30 năm nhưng Pershing II vẫn tỏ ra nổi trội ở hầu hết mọi công nghệ áp dụng cũng như tính năng kỹ chiến thuật cơ bản.

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa BGM-109G Gryphon.

    Vũ khí tiếp theo Mỹ có thể tái trang bị trong thời gian ngắn chính là phiên bản mặt đất của tên lửa hành trình Tomahawk nổi tiếng được định danh là BGM-109G Gryphon. Tên lửa này được thiết kế với mục đích phá hủy hệ thống tên lửa đạn đạo di động RSD-10 Pioner (SS-20 Saber) của Liên Xô.

    BGM-109G Gryphon được lắp đầu đạn hạt nhân đơn khối W84 vốn dựa trên bom hạt nhân B61, đương lượng nổ lên tới 150 kT, nó sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn F107-WR-400, cho tốc độ cận âm 880 km/h và phạm vi tác chiến lên tới 2.500 km.

    Nhờ hệ thống dẫn đường INS/TERCOM trên cơ sở so sánh sai lệch giữa địa hình với dữ liệu được nạp trong bộ nhớ máy tính của tên lửa mà độ sai lệch của Gryphon chỉ vào khoảng 30 - 35 m. Điểm nổi trội của Gryphon là khả năng bay thấp luồn lách bám địa hình, đây chính là bí quyết để vượt qua các đài radar cảnh báo sớm của Nga vốn tối ưu hóa cho việc phát hiện tên lửa đạn đạo ở tầm cao.

    Nếu bộ đôi MGM-31 Pershing II và BGM-109G Gryphon được Mỹ tái triển khai sau thời gian dài cất kho thì chắc chắn Moskva sẽ phải giật mình khi những cơn ác mộng từ thời Liên Xô sẽ quay lại với những công nghệ mới còn nổi trội hơn nhiều so với khi được đưa đi lưu trữ.

    Để đề phòng kịch bản của Mỹ có thể còn tồi tệ hơn diễn ra, Nga đang âm thầm phát triển SSC-8 - vũ khí có tầm bắn gấp đôi BGM-109G Gryphon và được đánh giá là không thể đánh chặn. Được biết, SSC-8 là cách NATO gọi tên lửa hành trình phóng từ mặt đất 9M729 được Nga phát triển và thử nghiệm trong nhiều năm qua, dựa trên phiên bản tên lửa 9M728.

    Tên lửa 9M729 là phiên bản đặt trên mặt đất của tổ hợp tên lửa hành trình tầm xa trên biển Kalibr-NK, nên nó mang đầy đủ những tính năng kỹ chiến thuật cơ bản của dòng tên lửa này.

    9M729 được trang bị hệ điều khiển và dẫn đường dựa trên quán tính với cảm ứng Doppler điều chỉnh góc tấn công theo hệ thống định vị vệ tinh Glonass và GPS. Ở giai đoạn cuối, đầu tự dẫn radar chủ động trên tên lửa sẽ được kích hoạt, tự động tìm kiếm và lao vào tấn công mục tiêu bằng đầu đạn nặng tới 450kg.

    Tên lửa được phóng ở trạng thái thẳng đứng với sự trợ giúp của động cơ nhiên liệu rắn có tác dụng tăng lực đẩy sau khi phóng. Sau đó, động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy sẽ đưa tên lửa vượt hàng nghìn km tới mục tiêu với tốc độ bay cận âm.


    Về thiết kế, 9M729 được sản xuất theo nguyên lý khí động học thông thường với hai cánh được gấp lại trong thân khi di chuyển. 9M729 có thể dễ dàng vượt qua hệ thống phòng không của đối phương bằng hành trình bay phức tạp với nhiều lần chuyển hướng ở độ cao rất thấp.

    Điểm khác biệt duy nhất giúp 9M729 khẳng định được uy lực so với phiên bản Kalibr-NK lắp đặt trên tàu chiến chính là tầm bắn. Nếu như Kalibr-NK có tầm bắn tối đa khoảng 2.500 km thì 9M729 có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên đến trên 5.400 km.


    Đặc biệt, theo nguồn tin tình báo Mỹ, 9M729 còn được Nga phát triển với khả năng mang được đầu đạn hạt nhân. Và đây chính là một trong những nguyên nhân khiến Mỹ và đồng minh châu Âu đang phát sốt với tên lửa 9M729 và đưa ra yêu cầu Nga ngừng phát triển.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/con-ac-mong-my-danh-cho-nga-kem-xa-9m729-3374020/
  4. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Quyết định khiến Mỹ thiếu máy bay tác chiến tại Trung Đông

    Theo Defence-blog, Hải quân Mỹ đang lâm vào tình trạng thiếu máy bay nghiêm trọng khi những chiếc F/A-18 Hornet cuối cùng vừa nhận lệnh nghỉ hưu.

    Thực hiện sớm hơn kế hoạch

    Thượng úy Lauren Chatmas, đại diện Hải quân Mỹ cho biết, theo kế hoạch ban đầu, việc loại biên sẽ được thực hiện trong thời gian từ 2017 đến 2020, giúp quân đội Mỹ tiết kiệm được 1 tỉ USD trong vòng 5 năm tới, trong khi lực lượng hải quân sẽ có cơ hội được sử dụng những loại máy bay tốt nhất.

    Tuy nhiên, công việc này đã được Mỹ thực hiện xong trước 1 năm. Ông Chatmas cho biết, quyết định loại biên 136 tiêm kích F/A-18 Hornet được đưa ra sau khi Sở chỉ huy tác chiến và Sở chỉ huy các phương tiện bay của hải quân Mỹ quyết định rằng số máy bay này đã hết vòng đời sử dụng và cần phải sửa chữa rất nhiều.

    [​IMG]
    Tiêm kích F/A-18 của Hải quân Mỹ.

    Quyết định này nằm trong kế hoạch thay thế những phiên bản đã lỗi thời của các chiến đấu cơ F/A-18 Hornet bằng phiên bản hiện đại hơn là Super Hornet. Các phiên bản Hornet đời A đến D sẽ bị loại bỏ hoàn toàn, chỉ phiên bản E và F với tên định danh Super Hornet được giữ lại sử dụng.

    Tiêm kích F/A-18 Hornet (gồm các phiên bản A/B/C/D), trong đó A/B chính thức đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ vào năm 1978, còn phiên bản nâng cấp F/A-18 Super Hornet (tức F/A-18 E/F) bắt đầu thực hiện nhiệm vụ từ năm 1999 và hiện vẫn là xương sống của lực lượng hải quân Mỹ.

    Super Hornet có điểm khác biệt lớn nhất với Hornet là việc nó có thể mang tới 5 bình nhiên liệu bên ngoài, nâng bán kính tác chiến nên tầm 1000km so với mức 700km ban đầu. Ngoài ra, Super Hornet cũng được sử dụng làm cơ sở để phát triển máy bay tác chiến điện tử Growler.

    Theo một phi công Mỹ từng sử dụng cả 2 chiếc máy bay này, Super Hornet vượt trội hơn hẳn so với Hornet ở động cơ mạnh mẽ được điểu khiển hoàn toàn bằng kỹ thuật số, hệ thống vũ khí bổ sung, nhiều hiệu chỉnh trong khoang lái và ít bị radar đối phương phát hiện.

    Tuy nhiên, việc hải quân Mỹ mạnh tay cho loại biên tới 136 chiếc Hornet đã khiến nhiều chuyên gia quân sự ngạc nhiên, bởi hiện nay, hải quân nước này đang thiếu hụt trầm trọng máy bay chiến đấu F/A-18, trong khi phiên bản các tiêm kích hạm thế hệ mới dòng F-35C vẫn chưa được sản xuất hàng loạt.

    Thiếu máy bay

    Ngay từ đầu tháng 2/2017, trang Defense News đã tiết lộ một sự thật gây sốc là có tới 62% máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet và Super Hornet của Hải quân Mỹ không thể bay được, vì hỏng hóc, thiếu thốn kinh phí để sửa chữa thiết bị, không có linh kiện để thay thế.

    Theo đó, Hải quân Mỹ đã thừa nhận hiện nay có tới 27% máy bay chiến đấu của hải quân Mỹ đang phải bảo trì, 35% số khác đang chờ đợi phụ tùng cần thiết để thay thế; tức là có tới 62% máy bay chiến đấu F/A-18 của hải quân Mỹ không thể cất cánh.

    Cũng theo thông báo chính thức của Hải quân Mỹ, trong năm 2017 cũng có tới 53% tổng số máy bay các loại thuộc biên chế của lực lượng này (tương đương 1.700 chiếc) không thể bay được. Con số này bao gồm cả máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra, máy bay vận tải và trực thăng.

    Trong số 276 chiếc F/A-18 tất cả các phiên bản cũng chỉ có 87 chiếc đủ điều kiện an toàn bay, chiếm tỷ lệ có 32%. Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện thường xuyên, họ cần phải có ít nhất là 58% số lượng máy bay F/A-18 đủ điều kiện cất cánh.

    Hơn nữa, hiện khoảng 40 chiếc Hornet đang được triển khai ở tây Thái Bình Dương và chiến trường Trung Đông. Ngoài ra, còn 30 chiếc khác đang trong biên chế các phi đội huấn luyện cơ bản của hải quân đánh bộ Mỹ (USMC - United States Marine Corps).


    Điều này khiến cho hàng trăm phi công khác của hải quân đánh bộ (không tham gia đánh IS hoặc tuần tiễu ở Tây Thái Bình Dương) đang sử dụng vẻn vẹn có 17 chiếc F/A-18 phiên bản Super Hornet. Mà những chiếc máy bay này vì tránh quá tải nên mỗi tuần cũng chỉ cất cánh vài lần, trong thời gian ngắn.

    Theo tiêu chuẩn của Hải quân đánh bộ Mỹ, các phi công lái máy bay Hornet cần phải có số giờ bay trung bình trong một tháng là 16,5 giờ nhưng hiện nay, số giờ bay của các phi công đã bị giảm xuống từ 6 đến 9 giờ/người, không đủ để họ có số giờ bay tương đối, nhằm mục đích tối thiểu là duy trì kỹ thuật bay của bản thân.


    Máy bay và linh kiện đã thiếu thốn nhưng vấn đề quan trọng nhất là con người cũng không đủ. Lực lượng không quân trong tất cả các quân chủng hiện thiếu khoảng 4.000 chuyên gia và thợ kỹ thuật để có thể duy trì hoạt động của các máy bay trong điều kiện cần thiết.

    Do đó, số vụ tai nạn F/A-18 đã tăng rất cao trong vài năm qua, khiến tiêm kích dòng F/A-18 được mệnh danh là "Quan tài bay", sánh ngang với tiêm kích MiG-21 trong Không quân Ấn Độ.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc...ieu-may-bay-tac-chien-tai-trung-dong-3374029/

  5. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Không mạnh gì nhưng tập cặn bình gặp Trump phải khép nép đó.
  6. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Mỹ quyết nâng cấp Bradley sau khi bị nướng chín quá nhiều

    Theo Drive, Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định nâng cấp loạt với xe chiến đấu M2 Bradley để đáp ứng được nhiệm vụ tác chiến trong chiến tranh hiện đại.
    Nguồn tin này cho biết, gói nâng cấp sẽ dành cho tất cả số xe M2 Bradley hiện có của Mỹ. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ chưa tiết lộ cụ thể chương trình nâng cấp M2 Bradley.

    Nhưng rất có thể gói nâng cấp được lựa chọn sẽ là M2A4 - phiên bản mới nhất của xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley chỉ vừa mới được ra mắt năm 2018 vừa rồi.

    [​IMG]
    Xe chiến đấu M2 Bradley phô diễn sức mạnh.
    Theo thiết kế, Bradley có khả năng chở theo tối đa 6 lính với đầy đủ trang bị vũ khí. Phiên bản phổ biến nhất của Bredley hiện tại là M2A2 có khả năng chở theo tối đa 7 lính.


    Xe được trang bị giáp nhiều lớp Laminate cho phép nó chống lại được các loại đạn cỡ 30mm hay thậm chí đỡ được cả đạn phóng lựu chống tăng RPG bắn thẳng.

    Vũ khí chính trên những chiếc xe chiến đấu bộ binh Bredley này bao gồm một khẩu pháo chính cỡ nòng 25 mm. Đây là loại pháo điện M242 có kèm 900 viên đạn dự trữ cùng 2 tên lửa chống tăng TOW và 7 tên lửa dự trữ.

    Ngoài ra, xe cũng được trang bị súng máy đồng trục cỡ nòng 7,62mm với cơ số đạn dự trữ 2200 viên. Động cơ chính của xe là động cơ diesel 8 xi lanh cung cấp công suất tối đa 600 mã lực.

    Với động cơ này, xe chiến đấu bộ binh Bredley có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa 56 km/h khi di chuyển trên đường bằng phẳng, 40 km/h khi di chuyển trên đường địa hình xấu và có kèm theo khả năng lội nước với tốc độ tối đa 7,2 km/h.

    Nhưng trái với những thông tin được nhà sản xuất công bố, dòng xe chiến đấu do Mỹ sản xuất đã liên tiếp bị phá hủy bằng những vũ khí không còn mới như RPG-7 phát triển từ thời Liên xô, tên lửa TOW Mỹ sản xuất trong những cuộc chiến tại Yemen, Iraq, Afghanistan...

    Từ thực tế chiến đấu cho thấy, M2 Bradley đã không còn thích hợp cho chiến tranh hiện đại. Và nếu muốn tiếp tục kéo dài thời gian phục vụ của xe chiến đấu này trong quân đội Mỹ, nâng cấp là điều hết sức cần thiết
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...dley-sau-khi-bi-nuong-chin-qua-nhieu-3374006/
  7. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Mỹ không hiểu chuyện gì xảy ra với gã khổng lồ C-5M
    (Vũ khí) - Theo Aviationist, việc siêu vận tải cơ C-5M Galaxy liên tiếp gặp nạn đã ảnh hưởng nặng nề đến năng lực vận chuyển của Lầu Năm Góc.
    Nguồn tin này cho biết, máy bay vận tỉa C-5M của Không quân Mỹ vừa lần thứ 3 bị hỏng hệ thống càng đáp trong 2 năm qua.

    Vụ tai nạn mới nhất xảy ra vào ngày 31/1 khi chiếc máy bay này hạ cánh xuống 1 căn cứ tại California.

    Khi thực hiện động tác hạ cánh, hệ thống càng đáp trước đã không hoạt động khiến chiếc máy bay tiếp đất bằng bụng trong gần hết chiều dài đường băng.


    Những sự cố tương tự từng xảy ra với dòng C-5M của Mỹ diễn ra vào tháng 3/2018 và tháng 7/2017.

    [​IMG]
    Máy bay C-5M của Mỹ tiếp đất bằng bụng.
    Cụ thể, vụ tai nạn xảy ra vào ngày ngày 15/7/2017 khi chiếc C-5M Galaxy số hiệu 86-0020 phải hạ cánh khẩn cấp bằng bụng ở căn cứ không quân Rota, Tây Ban Nha do hỏng càng đáp.

    Sau một loạt sự cố nghiêm trọng này, Không quân Mỹ đã mở một cuộc tổng điều tra và phát hiện một lỗi ở thiết bị trục vít là nguyên nhân khiến càng đáp phía trước của các máy bay C-5M hoạt động không ổn định.

    Ngay khi phát hiện sự cố này, toàn bộ phi đội gồm 56 chiếc C-5M thuộc đơn vị Tiếp nhiên liệu và chuyên chở, Không quân Mỹ (AMC) sau đó đều được thay thế thiết bị nói trên. Tuy nhiên, theo Phát ngôn viên của AMC, nguyên nhân dẫn đến vụ việc vẫn chưa được xác định cụ thể và không rõ vụ việc có liên quan đến trục vít như lần trước hay không.

    C-5M Galaxy hiện là một trong số những loại máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới khi có trọng lượng cất cánh 381 tấn, có thể mang theo 129 tấn hàng hóa.

    Máy bay C-5M có thể chở đến 6 xe bọc thép chống mìn (MRAP) hoặc 5 trực thăng. Chiến C-5 đầu tiên được biên chế vào không quân Mỹ vào năm 1970 trong khi phiên bản C-5M được giới thiệu vào năm 2009.

    Giống như An-124 của Nga, vận tải cơ C-5M Galaxy có 2 cửa ở đầu và đuôi máy bay giúp chuyển hàng hóa nhanh hơn. C-5 có tầm hoạt động 7.000 hải lý. Từ khi chính thức ra mắt, C-5M Galaxy đóng vai trò rất quan trọng đối với việc vận chuyển của quân đội Mỹ.


    Vận tốc tối đa C-5M Galaxy có thể đạt tới là gần 1.000 km/h đồng thời có thể bay liên tục 4.440 km mà không cần tiếp nhiên liệu.


    Với vai trò đặc biệt của C-5M trong Không quân Mỹ, năng lực vận tải của lực lượng này đã bị ảnh hưởng nặng nề vì những vụ tai nạn chưa rõ nguyên nhân này.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-khong-hieu-chuyen-gi-xay-ra-voi-ga-khong-lo-c-5m-3373984/
  8. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823


    Lockheed THAAD Extended Range (THAAD ER)
    -
  9. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Mỹ sẽ thua trận trước Nga không chỉ vì vũ khí
    (Lực lượng vũ trang) - Theo RAND, thua kém về vũ khí và quân lực, Mỹ sẽ bại trận trước Nga nếu xảy ra xung đột ở châu Âu.
    Tự cảnh báo

    Theo RAND (tập đoàn tư vấn chính sách toàn cầu phi lợi nhuận của Mỹ), nếu xảy ra cuộc chiến tại châu Âu, Quân đội Nga nhanh chóng đè bẹp lực lượng NATO được trang bị không quá mạnh. Sau đó, lực lượng đồng minh của Mỹ tại châu Âu nhanh chóng triển khai trực thăng và lính dù nhằm đối đầu với người Nga.

    Nhưng để lực lượng tiếp viện đến được chiến trường họ cần phải mất rất nhiều thời gian. Và có thể khi có mặt, mọi chuyện đã xoay chuyển theo chiều hướng không thể cứu vãn.

    [​IMG]
    Lực lượng Mỹ triển khai tại châu Âu.
    Căn cứ vào số liệu có được, RAND cho biết, hiện tại lực lượng Mỹ hiện diện ở châu Âu gồm có: Đội kỵ binh số 4, Trung đoàn Kỵ binh số 2 đóng quân ở Vilseck, Đức. Cùng với ba đội khác thuộc trung đoàn, họ quản lý 300 xe bọc thép Stryker và đây là lực lượng cơ giới duy nhất của Mỹ thường trú ở châu Âu.


    Ngoài ra, Lục quân Mỹ còn Lữ đoàn lính dù 173 đóng ở châu Âu. Cùng với đó, lực lượng này duy trì một lữ đoàn thiết giáp ở châu Âu, cứ khoảng 9 tháng lại đổi đơn vị khác. Một lữ đoàn thiết giáp của Mỹ cơ bản có khoảng 90 xe tăng M1 Abrams và 130 xe chiến đấu M2, cộng thêm khoảng 18 pháo tự hành M109.

    Tính đến cuối năm 2012, lục quân Mỹ vẫn còn bốn lữ đoàn đóng ở châu Âu, hai trong số đó có xe tăng. Dưới thời Tổng thống Obama, hai lữ đoàn xe tăng tại châu Âu bị cắt giảm, do tranh cãi giữa chính quyền với quốc hội về trần nợ công. Lính thường trực cũng giảm từ 40.000 xuống còn 25.000.

    Đến năm 2014 xảy ra sự kiện Nga sáp nhập Crimea. Mỹ tìm cách khôi phục binh lực ở châu Âu bằng việc chi thêm hàng tỷ USD để triển khai quân tạm thời. Nhưng đó chỉ là tạm thời. Quân thường trực vẫn như cũ.

    Dù lực lượng của Mỹ khá hùng hậu nhưng theo so sánh của RAND, số quân và vũ khí Mỹ vẫn khá khiêm tốn nếu so sánh với lực lượng Nga. Hiện Nga có khoảng 760 xe tăng bố trí trong tầm tấn công nhanh ở khu vực Baltic.

    Tại khu vực này, các nước NATO cộng lại có 130 xe tăng và 90 trong số này là các xe tăng M1 Abrams của Mỹ triển khai luân phiên (không thường trực). Xe thiết giáp Stryker nặng 20 tấn, bằng 1/3 tăng Abrams. Và nó không phải là xe tăng.

    Trước thực tế đó, RAND cảnh báo rằng, lực lượng Mỹ sẽ nhanh chóng thất bại nếu phải đối đầu với những vũ khí vừa mạnh về hỏa lực vừa áp đảo về số lượng của lực lượng Nga.

    Nga lợi thế không chỉ bằng vũ khí

    Những điểm yếu của Mỹ tại châu Âu đã được RAND chỉ khá rõ nhưng theo chuyên gia Loren Thompson của tờ báo Forbes, Nga còn có loạt lợi thế khác khiến Mỹ thất bại một cách chóng vánh.

    Theo tác giả, biên giới Nga hiện nay nằm sâu vào lục địa, do đó lực lượng Nga sẽ phân tán rộng khắp và điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đều hậu cần cho lực lượng Mỹ nếu xảy ra xung đột.

    Ngoài ra, hiện các căn cứ, liên minh quân sự của Nga ngày càng tăng, đặc biệt nếu trong vùng biển Địa Trung Hải và Biển Bắc đối với Mỹ hoàn toàn không có lợi. Còn để vào Biển Đen và Biển Baltic cần phải qua các eo biển hẹp – ý định vào khu vực này sẽ cực kỳ mạo hiểm và rất rủi ro đối với Mỹ.

    Vì vùng biển này lực lượng của Nga được triển khai rất mạnh so với Mỹ, do vậy việc giành chiến thắng của Mỹ gần như là không thể. Vì vậy có thể nói lãnh thổ Nga là pháo đài thiên nhiên bảo vệ Nga.


    Ngoài ra, Loren Thompson còn cho rằng, người Mỹ thích dựa vào Lực lượng Hải quân của mình cùng với các phương tiện trang bị tên lửa Tomahawk. Nhưng trong trường hợp xảy ra cuộc xung đột với Nga, Mỹ không thể sử dụng chúng vào lãnh thổ Nga bởi các hệ thống phòng không hiện đại dày đặc, ngoại trừ vùng Viễn Đông.

    Nếu xâm nhập vào trong vùng Biển Bắc, nơi có căn cứ Kaliningrad và phía Nam, nơi tập trung các căn cứ ở Sevastopol, người Mỹ có lẽ không dám mạo hiểm. Vì vậy chỉ cần một chút bất cẩn quân đội Mỹ sẽ ngay lâp tức bị lấy đi phần lớn sức mạnh.

    Ngoài những điểm yếu trên, theo chuyên gia Loren Thompson, trong thành phần sức mạnh của NATO có 2/3 là sức mạnh của Mỹ. Nếu xảy ra xung đột với Mỹ 1/3 sức mạnh còn lại của NATO có thể không tính đến vì thực tế nếu tham gia cuộc chiến cũng không có quy định rõ ràng các nước đồng minh phải tham gia như nào.


    Hơn nữa nội bộ NATO đang ngày càng lục đục và chia thành nhiều bè phái, trong đó các thành viên quốc gia có sức mạnh quân đội như Đức và Pháp gần như không muốn đối đầu với Nga.

    Với những lợi thế này, việc Nga nhanh chóng đánh bại lực lượng Mỹ tại châu Âu là sự thật mọi người đều dễ dàng nhìn thấy, chuyên gia của tờ Forbes nhấn mạnh.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc...a-tran-truoc-nga-khong-chi-vi-vu-khi-3374322/
  10. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Chê Nga đóng tàu nhỏ nhưng Mỹ cuối cùng cũng phải đóng tàu chiến nhỏ

    Nhỏ gọn và đa năng: Xu hướng cho các chiến hạm mới của Mỹ



    [​IMG]
    Hải quân Mỹ dự kiến sẽ hoàn thành thẩm định các thiết kế hộ tống hạm mới vào cuối mùa xuân năm nay.
    Học thuyết phòng thủ tên lửa của Mỹ khuấy động Nga - Trung chạy đua vũ trang?

    Điều này sẽ giúp cho Hải quân hoàn thiện các yêu cầu của mình và chuẩn bị cho việc mở thầu cạnh tranh đóng mới 20 hộ tống hạm, mỗi tàu có giá hơn 800 triệu USD. Những chiếc tàu này sẽ là một phần quan trọng trong chiến lược khôi phục lại sức mạnh hạm đội tàu chiến bề mặt của Hải quân Mỹ.

    Kế hoạch phát triển tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường mới được công bố lần đầu vào năm 2017, kế hoạch này được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp Hội Hải quân Bề mặt (SNA) ngày 15/01/2019 vừa qua.

    Dự án phát triển hộ tống hạm tên lửa mới được gọi là FFG (X) được giao cho 5 công ty chuyên thiết kế các chiến hạm bao gồm: General Dynamics Bath Iron Works, Fincantieri Marine, Huntington Ingalls, Austal USA và Lockheed Martin. Mỗi công ty được nhận 15 triệu USD để lên các mẫu thiết kế và tư vấn cho Hải quân Mỹ có được chính xác những yêu cầu cho các chiến hạm mới.

    [​IMG]
    Một số thiết kế hộ tống hạm mới được đề xuất (Ảnh USNI News)

    Tiến sỹ Regan Cambell, người chịu trách nhiệm chính về chương trình FFG (X) tại Bộ Tư lệnh Hải Quân cho biết: "Yêu cầu của chúng tôi là mọi thứ phải thật cẩn thận, tỉ mỷ. Chúng tôi đã thuê các chuyên gia đầu ngành và cũng đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực.

    Chúng tôi đang hoàn thiện các thiết kế dựa trên những yêu cầu thực tế, từ đó tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có một thiết kế đảm bảo cho việc xây dựng chi tiết chiến hạm mới". Campbell cho biết Hải quân đã tiếp nhận hơn 300 đề xuất của 5 nhà thiết kế nói trên với mẫu thiết kế hộ tống hạm mới, và công việc đang xoay quanh 200 đề xuất.

    Không có nhiều thông tin chi tiết về những yêu cầu hay thay đổi từ phía Hải quân nhưng công việc đang diễn tiến tốt đẹp và chi phí đóng mới cho mỗi con tàu khoảng 800 triệu USD. Chi phí sẽ phản ánh thực chất những nhu cầu của Hải quân với chương trình FFG (X).

    Vào tháng 01/2018, Hải quân Mỹ đã đưa ra một bản phân tích về các hệ thống tích hợp và thông số kỹ thuật tổng thể mà họ mong muốn chiến hạm mới sở hữu, khi đó tiến sỹ Campbell cho biết giá thành cho mỗi con tàu sẽ vào khoảng 950 triệu USD.

    Hệ thống vũ khí

    Vũ khí đáng chú ý nhất trên mỗi chiến hạm FFG (X) sẽ là hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS) MK-41 bao gồm 32 ống phóng. Ban đầu yêu cầu của Hải quân chỉ là 16 ống phóng.

    Với sự điều chỉnh mới này sẽ hình thành nên cơ sở cho khả năng phòng không của mỗi chiến hạm. Với vũ khí chính sẽ là 128 tên lửa phòng không tầm trung Sparrow thuộc hệ thống phòng không RIM-162 Evolve (4 tên lửa/ống phóng).

    Hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng Mk-41 này có khả năng chứa các loại tên lửa khác trong tương lai, bao gồm cả Đạn tên lửa đánh chặn SM-6 Block IA có thể đạt tầm bắn 240 km, độ cao diệt mục tiêu 33 km và tốc độ hành trình Mach 3,5 (trên 4.000 km/h).

    Với thông số này, nó được đánh giá là một trong những loại tên lửa đánh chặn số 1 thế giới hiện nay. Hiện tại, chưa rõ có hay không các yêu cầu mới từ Hải quân, nhưng với các ống phóng Mk-41 cũng cho phép các tàu hộ tống trang bị các tên lửa hành trình tấn công Tomahawk.

    Cảm biến phòng không chính của con tàu vẫn sẽ là radar phòng không sử dụng 3 ăng ten cố định (EASR biến thể SPY-6 (V) 3). Hệ thống radar này trong tương lai cũng sẽ được trang bị cho các tàu đổ bộ tấn công USS Bougainville (LHA-8) thuộc lớp America và các tàu sân bay mới lớp Ford, đầu tiên sẽ là USS John F.Kennedy.

    Trong bài báo cáo của mình, Tiến sỹ Campbell cũng chỉ ra rằng có một yêu cầu tích hợp tên lửa chống ngầm phóng thẳng đứng RUM-139 VL-АSRОC hoặc một tên lửa chống hạm mới có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Các tên lửa chống ngầm mới có thể mang một ngư lỗi dẫn đường nhẹ có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách hơn 20 km.

    Song song với đó cũng có những phương án trang bị ống phóng ngư lôi trên tàu nhằm tăng khả năng chống ngầm độc lập của các chiến hạm FFG (X). Hải quân muốn FFG (X) có hai loại sonar kéo và một mảng sonar cố định để phát hiện các mỗi đe dọa dưới nước.

    Điều này sẽ giúp các chiến hạm chống lại các mối đe dọa tốt hơn khi mà Nga và Trung Quốc đang mở rộng phạm vi và khả năng tác chiếc của các đội tàu ngầm của mình.

    Một chi tiết mới quan trọng khác về vũ khí biên chế trên các hộ tống hạm mới mà Hải quân Mỹ yêu cầu là 2 bệ phóng với 08 tên lửa chống hạm. Gần như chắc chắn đạn tên lửa trang bị cho các bệ phóng này sẽ là từ nhà thầu Raytheon (Mỹ) và công ty Kongsberg (Na Uy).

    Họ đã bắt đầu cung cấp các tên lửa này cho Hải quân để trang bị cho một số tàu chiến Littoral (LCS). Các chiến hạm mới cũng sẽ được trang bị một pháo chính 57 mm có khả năng bắn đạn dẫn đường chi phí thấp ALaMO tiên tiến, hệ thống phòng thủ tầm gần SeaRAM và nhiều súng máy tự động khác.

    [​IMG]
    Vũ khí laser được trang bị trên USS Portland (Ảnh USNI News)

    Hải quân cũng đưa ra mong muốn các tàu FFG (X) có đủ không gian và năng lực để trong tương lai có thể triển khai một vũ khí laser có công suất 150 kW. Đây chỉ là yêu cầu mở rộng dự phòng cho tương lại, khi mà năm 2020 các chiến hạm lớp Arleigh Burke sẽ được tích hợp các hệ thống vũ khí laser Hải quân công suất 60 kW.

    Hiện tại một nguyên mẫu hệ thống vũ khí laser có công suất 30kW mới được trang bị thử nghiệm trên USS Portland. Hệ thống vũ khí laser sẽ giúp bảo vệ chiến hạm trước các máy bay không người lái cũng như các xuồng cao tốc cỡ nhỏ, đồng thời trong tương lai với công suất được đẩy lên 150 kW, nó cũng sẽ cung cấp thêm một lớp phòng thủ chống lại các tên lửa chống hạm.

    Cảm biến và hệ thống tác chiến điện tử

    Ngoài radar chính, Hải quân có kế hoạch trang bị một bộ cảm biến và tác chiến điện tử mạnh cho các chiến hạm mới, kết hợp với các hệ thống độc lập trên máy bay trực thăng MH-60R Sea Hawk và máy bay không người lái MQ-8C Fire Scout.

    Chẳng hạn như mỗi hộ tống hạm FFG (X) sẽ được trang bị hệ thống tác chiến điện tử nâng cấp AN/SLQ-32 (V) 6 (SEWIP) Block II. Hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 (V) được điều khiển bởi một máy tính tốc độ cao có khả năng xử lý, quản lý hàng nghìn phép tính/giây và được vận hành bằng phương thức tự động hoặc bán tự động.

    Trong đó, bộ phận trinh sát điện tử sử dụng băng tần hỗn hợp nên có khả năng mở rộng dải trinh sát với độ chính xác lên tới 1 độ và phạm vi bao phủ 360 độ.

    Còn bộ phận gây nhiễu điện tử được cấu thành bởi 4 angten, mỗi angten có khả năng tác nghiệp một góc 90 độ với tổng cộng 140 dải tần số khác nhau. Hệ thống này có thể cùng một lúc gây nhiễu đối với 80 bộ rada với thời gian phản ứng trước các tình huống cực ngắn.

    Cũng trong bản báo cáo này, Tiến sỹ Campbell cũng chỉ ra rằng kế hoạch trang bị hệ thống tác chiến điện tử cho chiến hạm mới sẽ là hệ thống Block III hay còn gọi là SLQ-32 (V) 7 với nhiều cải tiến vượt trội hơn.

    Thậm chí, hệ thống này có thể phóng ra những vụ nổ năng lượng vi sóng công suất cao khiến các radar tìm kiếm của đối phương hoặc của các tên lửa chống hạm bị hư hại.

    Khả năng liên lạc và đồng bộ hóa

    Các chiến hạm FFG (X) đều được yêu cầu trang bị các hệ thống liên lạc và liên kết dữ liệu để dễ dàng chia sẻ và trao đổi thông tin với các lực lượng hải quân, không quân và lục quân.

    Như vậy, các thành phần của Hải quân Mỹ sẽ được thiết lập liên kết với nhau sử dụng hệ thống phối hợp trong tác chiến (CEC), một phần của hệ thống NIFC-CA, đây là hệ thống phòng thủ tên lửa hành trình hoạt động dựa trên mạng lưới phối hợp hoạt động của Hải quân Mỹ (CEC), trong đó sử dụng các đường dẫn dữ liệu để truyền tải thông tin.

    Việc nâng cấp dựa trên NIFC-CA này sẽ cho phép các tàu chiến thực hiện chức năng phòng không song song với nhiệm vụ chống lại tên lửa đạn đạo chiến lược (BMD).

    CEC cũng rất quan trọng trong việc liên kết các tàu có người lái và các tàu không người lái trong tương lại. Hải quân có một kế hoạch lâu dài để phát triển một loạt các chiến hạm không người lái cỡ nhỏ, vừa và lớn với khả năng thực hiện đa dạng các nhiệm vụ khác nhau.

    Tính phổ biến của các khí tài

    Đối với những chiến hạm thuộc chương trình FFG (X) này, Hải quân Mỹ không muốn các hộ tống hạm tên lửa mới sở hữu bất kỳ hệ thống đặc thù nào trên con tàu. Tất cả, vũ khí, hệ thống điện tử và các thiết bị khác sẽ là những khí tài phổ biến trên các chiến hạm Hải quân khác trong thời điểm hiện tại hoặc đang được phát triển và áp dụng cho nhiều loại tàu chiến trong tương lai.

    "Bất kỳ hệ thống nào trên các con tàu mới này như radar và vũ khí đều cùng chủng loại với những gì chúng tôi đã biết và sở hữu, chúng tôi không phải trả thêm chi phí cho việc tích hợp bổ sung các phương tiện chiến đấu mới" - Đô đốc Hải quân Mỹ, Ron Boxall, cho biết.

    Sự phổ dụng cũng sẽ giúp cho chi phí bảo trì và vận hành dễ dàng hơn. Chuỗi hậu cần và huấn luyện thủy thủ đoàn cũng thuận lợi hơn. Tất cả đều nhằm mục đích tiết kiệm ngân sách, đẩy mạnh khả năng đào tạo các nhân tố mới bổ sung nhanh chóng cho các chiến hạm mới.

    Dự kiến Hải quân sẽ đặt hàng nguyên mẫu đầu tiên trong năm tài khóa 2020. Sau đó, nếu không có gì thay đổi việc đặt hàng sẽ được triển khai với các con tàu còn lại cho đến năm 2030.

    Hàng tỷ USD sẽ được đầu tư cho chương trình đóng mới tàu chiến của Hải quân trong tương lai kết hợp với khả năng sẽ có nhiều bản hợp đồng bảo dưỡng và nâng cấp các chiến hạm cũng sẽ được đưa ra. Đồng thời không loại trừ khả năng Hải quân sẽ mua thêm các chiến hạm mới sẽ biến dự án FFG (X) trở thành miếng bánh béo bở cho các nhà thiết kế và đóng tàu quân sự./.

    http://soha.vn/nho-gon-va-da-nang-xu-huong-cho-cac-chien-ham-moi-cua-my-20190209170654781.htm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này