1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ có thực sự mạnh !

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi rugi, 05/02/2019.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    F-35 không thể đánh trúng mục tiêu khi cận chiến

    (Vũ khí) - Theo báo cáo của DOT&E, tiêm kích tàng hình F-35 khó tồn tại nếu tham gia cận chiến vì khẩu pháo triệu USD không thể bắn trúng mục tiêu.


    Thừa nhận bất ngờ trên nằm trong bản báo cáo hồi cuối năm 2018 của Cơ quan đánh giá hoạt động thử nghiệm (DOT&E) thuộc Lầu Năm Góc, trong hầu hết các cuộc thử nghiệm khai hỏa trong tình huống cận chiến, khẩu pháo Gatling 25mm của F-35 đã không thể bắn trúng mục tiêu.

    Theo đánh giá của DOT&E, đây là kết quả không thể chấp nhận được bởi số tiền quá lớn chi cho loại vũ khí này. Cụ thể, Lầu Năm Góc phải chi ra số tiền lên tới gần 2 triệu USD cho mỗi khẩu Gatling 25mm nhưng kết quả lại không tương xứng.

    [​IMG]
    F-35 thử nghiệm với khẩu Gatling 25mm

    Biện minh cho sự yếu kém của F-35 trong cận chiến, tạp chí Aviationist dẫn nguồn tin từ chính Không quân Mỹ cho rằng, dòng tiêm kích tàng hình thế hệ 5 được ra đời không dành cho những tình huống chiến đấu tầm gần. Vì vậy, sự thiếu chính xác trong cận chiến hoàn toàn có thể chấp nhận được.

    Lời thanh minh đã khá rõ ràng nhưng theo giới chuyên gia, nếu không giành cho cận chiến thì việc tích hợp Gatling 25mm và tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X cho F-35 không khác gì chuyện đốt tiền ngân sách. Ngoài ra, Mỹ cũng đã quyết định thay động cơ mới cho F135 Growth Option 1 cho F-35 với mục đích tăng cường khả năng linh hoạt khí cận chiến.

    Hãng sản xuất Pratt and Whitney cho biết, thế hệ đông cơ mới được xây dựng dựa trên nguyên bản động cơ F135, với công nghệ tổng hợp từ các chương trình vũ khí của Hải quân và Không quân Mỹ.

    Theo giới thiệu của nhà sản xuất, F135 Growth Option 1 tăng lực đẩy mạnh hơn 10% và giảm mức tiêu thụ nhiên liệu đi 6%. Nhà sản xuất lý giải, lực đẩy lớn hơn sẽ giúp tiêm kích F-35 cận chiến tốn hơn, đồng thời phản ứng nhanh hơn đối với các mối đe dọa.

    Nhưng dù đã trang bị động cơ mới, pháo bắn nhanh Gatling 25mm và tên lửa không đối không AIM-9X, người Mỹ vẫn không thể yên tâm giao nhiệm vụ chiến đấu cho F-35. Đây chính là nguyên nhân F-35 luôn thực hiện nhiệm vụ với sự yểm trợ của tiêm kích F-22 hoặc F-15.

    Sự yếu kém của F-35, đặc biệt là trong cận chiến là không thể phủ nhận và đã được chính Tướng Mỹ Herbert Carlisle vừa thừa nhận: "Tiêm kích F-35 không phải là một mẫu máy bay linh hoạt và không được thiết kế cho chiến đấu tầm gần trước đối thủ như Su-35 của Nga".


    Trong cận chiến, Su-35 có khả năng huyền diệu là bay tốc độ thấp và đồng thời tăng tốc độ lên đến siêu âm, biến thành một chàng thợ săn. Tốc độ tối đa của máy bay là 2,5 M, tầm hoạt động 3.600 km có thể mang 12 tên lửa tầm trung Vympel (chẳng hạn như các biến thể sửa đổi khác nhau của R-77).

    Máy bay chiến đấu F-35 mang được ít tên lửa hơn và phạm vi hoạt động chỉ đạt 2.222 km còn tốc độ tối đa của nó là 1,6 M. Vì vậy, F-35 thua kém trong tình huống không chiến, đặc biệt là cận chiến không khó đoán trước.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/f-35-khong-the-danh-trung-muc-tieu-khi-can-chien-3374475/
  2. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    Khiếp sợ bầu trời Việt Nam, Mỹ tổ chức không đoàn 'Đại bàng đỏ' huấn luyện phi công giao chiến với MiG

    Từ thất bại trên không ở Việt Nam, trong mười năm liên tiếp, các phi công của không đoàn 'Đại bàng đỏ' siêu bí mật của Không quân Mỹ bay trên các máy bay danh tiếng của Liên Xô và 'chiến đấu' với các đồng nghiệp. Các ace Mỹ thực sự kính nể và gắn bó với máy bay kẻ thù.
    [​IMG]

    Lực lượng phi công Mỹ bên máy bay tiêm kích Liên Xô trong dự án Đại bàng đỏ. Ảnh minh họa The National Intertst

    Từ năm 1978 đến 1988, sau những thất bại thảm họa trên bầu trời Việt Nam, một đơn vị Không quân bí mật của Mỹ được thành lập, thu giữ và phục hồi các máy bay chiến đấu MiG của Liên Xô với nố lực huấn luyện các phi công Mỹ không chiến và giành thắng lợi trong những cuộc đối đầu tiềm năng với các máy bay Xô Viết.

    Không đoàn siêu bí mật nghiên cứu và thử nghiệm số 4477 là đơn vị của các phi công Mỹ, mang tên hiệu “Đại bàng đỏ” còn mang mật danh là Constant Peg. Người Mỹ đã viết rất nhiều sách và bài viết về đơn vị này, cách đây không lâu xuất bản hẳn một bộ phim tài liệu, phóng sự về không đoàn 4477, được giữ bí mật trong một thời gian dài trước khi tất cả những máy bay MiG của Liên Xô được về hưu.

    Trên tạp chi The National Intertst, tác giả David Axe công bố một bài viết, ghi lại những thông tin ấn tượng nhất của không đoàn Constant Peg.

    Dự án siêu bí mật này bắt đầu từ năm 1978 và kéo dài đến tận năm 1988. Trong thời gian đó, các phi công Mỹ “đại bàng đỏ” đã tiến hành 15.000 lượt xuất kích chiến đấu, huấn luyện được hơn 6 000 phi công. Một con số đáng nể đối với lực lượng nghiên cứu và thử nghiệm.

    Mục đích của chương trình là huấn luyện cho các phi công Mỹ thực tế chiến đấu với các tiêm kích Liên Xô mà họ đã thất bại thảm hại trong những cuộc không chiến trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Kinh nghiệm không chiến này là kiến thực vô giá cho không quân, không quân hải quân và không quân Lính thủy đánh bộ Mỹ. Mặc dù đây chỉ là huấn luyện chiến đấu, nhưng cũng không ít tổn thất về sinh lực và vũ khí trang bị.

    Earl Henderson, trung tá phi công nghỉ hưu và chỉ huy không đoàn Constant Peg những năm 1979 và 1980, phát biểu trong phim tài liệu "Constant Peg có sứ mệnh huấn luyện cho các phi công của Không quân, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ cách bay và chiến đấu với một máy bay Liên Xô thực sự”.

    "Chương trình được bắt đầu từ kinh nghiệm trong Chiến tranh Việt Nam," Henderson giải thích. "Mỹ cố gắng sở hữu một số MiG thực sự của Liên Xô. Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng, tìm ra phương pháp hoạt động và thông số của các bộ phận kỹ thuật. Những phi công thử nghiệm bay trên máy bay này và “không chiến” giả định với máy bay Mỹ. Các phi công Mỹ thấy được các máy bay bay nhanh thế nào, trần bay, khả năng cơ động, làm sao có thể đeo bám được mục tiêu."

    Bộ Quốc phòng Mỹ thu thập tất cả các máy bay Liên Xô bằng tất cả những biện pháp có thể, bao gồm cả mua lậu chợ đen của những kẻ ăn trộm đồ quân sự trên toàn thế giới.

    Tướng Không quân Mỹ Hoyt Vandenberg – con đưa ra ý tưởng tổ chức một không đoàn MiGs thay vì tham gia các chương trình bay mô phỏng kẻ thù. Đại tá nghỉ hưu Gail Peck, trở thành chỉ huy trưởng không đoàn Constant Peg từ năm 1978 đến năm 1979, đặt cho phi đoàn cái tên, kết hợp giữa tên gọi vợ của Vandenberg "Constant" với mật danh bay của ông ta.

    Peck đề xuất xây dựng một sân bay cho không đoàn mới. Ông phác thảo bố cục ban đầu với một đường băng, đường chạy và ba nhà chứa máy bay, căn cứ cho lực lượng không quân bí mật. "Toàn bộ ý tưởng xây dựng sân bay là một thách thức lớn", Peck nói trong bộ phim tài liệu của Không quân.

    Một sân bay không được công bố xây dựng tại thao trường Tonopah ở Nevada, gần căn cứ không quân Nellis. Đây là căn cứ thao luyện chiến thuật Cờ đỏ (Red Flag) và trường huấn luyện sử dụng vũ khí, nơi không quân rèn luyện những phi công có kỹ năng không chiến rất cao.

    "Ngay sau khi họ xây dựng nhà chứa, chúng tôi bắt đầu lắp máy bay", Don Lyon, thượng sĩ thợ máy chính đã nghỉ hưu và trợ lý giám đốc bảo trì bảo dưỡng của Constant Peg từ 1978 đến 1981, trong bộ phim tài liệu cho biết "Chúng tôi có những bộ phận máy bay ... chúng tôi có khung máy bay, cánh và tất cả những bộ phận cần thiết, nhưng chúng không thể bay được."

    Đội kỹ thuật bảo trì bảo dưỡng đôi khi phải lắp ráp các máy bay chiến đấu của Liên Xô theo từng phần một.

    Gail Peck cho biết, những chiếc máy bay này được thu nhặt và gom ở đầm lầy và sa mạc, chủ yếu trong cuộc chiến Trung Đông. Chúng tôi tin tưởng hoàn toàn đội bảo trì bảo dưỡng kỹ thuật tài năng. Họ đã không làm chúng tôi thất vọng, tất cả các máy bay lắp ráp được đều bay.

    Theo John Manklark, một trong những chỉ huy trưởng của Constant Peg, đến năm 1985 không đoàn có 26 máy bay MiG-21 và MiG-23.

    Nhưng cũng có nhiều tổn thất, các máy bay hay bị rơi sau một vài nghìn giờ bay. Số lượng rơi chiếm khoảng 30% tổng số máy bay khai thác sử dụng, vượt quá tỷ lệ thông thường của không quân Mỹ. Các phi công thích máy bay MiG-21, nhưng sợ MiG-23, Manklark thừa nhận, MiG-23 có tốc độ rất cao, nhưng lại dễ bị tai nạn nổ tung. Nguyên nhân chính là tốc độ MiG-23 khoảng 720 dặm (1333 km/h), nhưng trên thực tế, tiêm kích có thể tăng tốc lên 880 dặm (hơn 1600 km /h), động cơ hoạt động hết công suất và có thể gây rủi ro với tính mạng người lái. Mặc dù vậy, các phi công thường phấn khích và kéo tốc độ đến cực đại.

    Đây là tốc độ lớn nhất mà không quân có thể có vào thời điểm đó, nhưng cảm giác thực sự đáng sợ. Ông Manklark nhận xét.

    Đấy là những nhận xét của người trong cuộc, nhưng các phi công Mỹ cảm nhận thế nào khi phát hiện ra tiêm kích đối phương, khi phải đối mặt trong 1 cuộc không chiến? 100% các phi công huấn luyện khi thấy máy bay đối phương là shock.

    "Vấn đề chủ yếu là không chiến với các máy bay đã biết và một vấn đề khác, chiến đấu với các máy bay đối phương mà phi công không hề biết tính năng kỹ chiến thuật cũng như khả năng tác chiến của nó” thượng sĩ nghỉ hưu Don Lyon cho biết.

    Chỉ huy trưởng không đoàn các “đại bàng đỏ” Gail Peck nhớ lại, hầu như tất cả các phi công, lần đầu tiên tham chiến với MiG đều bị choáng và vô cùng kinh ngạc.

    Không đoàn nghiên cứu và thử nghiệm 4477 "Đại bàng đỏ" hoạt động trong điều kiện bí mật nghiêm ngặt nhất. Theo thuyết âm mưu (sử dụng máy bay của Liên Xô tấn công lãnh thổ Liên Xô), các phi công thậm chí tạo hình dáng khác biệt với các nhân viên Không quân Mỹ. Tất cả đều để tóc dài và râu.

    Dự án của không đoàn 4477chỉ được giải mật vào năm 2006, nhiều thập kỷ qua đi sau khi lực lượng bị giải thể. Kinh nghiệm chiến đấu ở Việt Nam vẫn còn ám ảnh đến tận ngày này, hiện nay có các tổ chức khác chịu trách nhiệm thu thập và bay trên các máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27 của Nga tại Mỹ. Những không đoàn này được giữ bí mật đến tuyệt đối với bất cứ con người hoặc phương tiện truyền thông nào.

    https://baomoi.com/khiep-so-bau-tro...en-phi-cong-giao-chien-voi-mig/c/29626204.epi

    Mỹ là trùm ăn cắp
  3. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    Tình báo Mỹ lo ngại năng lực diệt vệ tinh của Nga, Trung
    Nga và Trung Quốc được cho là đang sở hữu và tiếp tục phát triển nhiều vũ khí nhằm vô hiệu hóa vệ tinh của Mỹ.


    [​IMG]
    Đồ họa vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo. Ảnh: TVN.

    "Nga và Trung Quốc đang phát triển nhiều phương tiện nhằm khai thác sự phụ thuộc của Mỹ vào các hệ thống trong không gian và thách thức vị thế của Mỹ trong lĩnh vực này. Họ đã phát triển hàng loạt hệ thống vũ khí diệt vệ tinh, bao gồm hệ thống tác chiến điện tử, vũ khí năng lượng định hướng và tên lửa chống vệ tinh", CNN ngày 12/2 dẫn báo cáo của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA).

    DIA nhận định Trung Quốc có thể biên chế vũ khí laser mặt đất có khả năng phá hủy các cảm biến của vệ tinh ở quỹ đạo thấp trên không gian vào năm 2020, sau đó là các hệ thống năng lượng cao đe dọa vệ tinh không sử dụng cảm biến quang học vào giữa thập niên 2020. "Trung Quốc nhiều khả năng đã có năng lực nhất định trong việc sử dụng vũ khí laser chống lại cảm biến vệ tinh", báo cáo của DIA nhấn mạnh.

    Tình báo quốc phòng Mỹ còn cho rằng Nga đã bàn giao một hệ thống vũ khí laser cho lực lượng Không quân Vũ trụ trước tháng 7/2018, nhiều khả năng để thực hiện các nhiệm vụ chống vệ tinh. "Nga cũng đang phát triển vũ khí laser gắn trên máy bay để vô hiệu hóa cảm biến phòng thủ tên lửa gắn trên vệ tinh".

    Quân đội Mỹ đang xem xét việc trang bị các cảm biến tiên tiến cho vệ tinh để tăng cường năng lực cho các hệ thống phòng thủ tên lửa của mình. Sự xuất hiện của những vũ khí laser này sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng với các hệ thống cảm biến đó.

    Ngoài vũ khí laser, các vệ tinh kiểm tra và bảo dưỡng của Nga có thể được sử dụng để tấn công gây hư hại tạm thời hoặc vĩnh viễn cho vệ tinh của các quốc gia khác. Mỹ từng gửi cảnh báo đến Liên Hợp Quốc khi Nga phóng một số vệ tinh bảo dưỡng hồi tháng 8/2018, tuy nhiên Nga phản đối ý kiến này và nói Mỹ cũng sở hữu nhiều vệ tinh có hành tung bí ẩn.

    Quân đội Trung Quốc hiện sở hữu hệ thống tên lửa chống vệ tinh có thể tấn công mục tiêu ở quỹ đạo thấp, nước này cũng đã thành lập các đơn vị tên lửa chống vệ tinh. Nga có thể hoàn tất phát triển hệ thống tên lửa trên bệ phóng di động để tiêu diệt vệ tinh ở quỹ đạo thấp và đánh chặn tên lửa đạn đạo trong vài năm tới, theo báo cáo của DIA.

    Các vệ tinh của Mỹ hiện đóng vai trò quan trọng trong hoạt động dẫn đường, chỉ thị mục tiêu cho vũ khí và thu thập thông tin tình báo về Triều Tiên, Nga và Trung Quốc. Một số vệ tinh được trang bị cảm biến để phát hiện các vụ phóng tên lửa của đối phương.

    "Nga và Trung Quốc đang bỏ xa chúng ta trên lĩnh vực không gian. Chúng ta cần thành lập lực lượng chuyên trách để giải quyết các nhiệm vụ trên vũ trụ. Chiến tranh không gian sẽ nổ ra trong tương lai", Chủ tịch Ủy ban Quân vụ phụ trách các lực lượng chiến thuật thuộc Hạ viện Mỹ Mike Rogers dự đoán.

    https://vnexpress.net/the-gioi/tinh-bao-my-lo-ngai-nang-luc-diet-ve-tinh-cua-nga-trung-3880195.html
  4. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Mỹ tìm cách khắc chế Su-30SM

    (Vũ khí) - Trong khi tuyên bố F-22 có thể làm thịt Su-30SM nhưng hiện Không quân Mỹ đang loay hoay tìm cách đối phó với tiêm kích thế hệ 4+ này của Nga.


    Trang The Aviationist vừa đăng tải hình ảnh tiêm kích F/A-18C Hornet sơn màu đen trắng tương tự chiến đấu cơ đa năng Su-30SM của Quân đội Nga hiện nay. Chiếc máy bay này thuộc Trung tâm Phát triển Kỹ thuật Không chiến Hải quân (NAWDC), một trong các cơ sở đào tạo không chiến hàng đầu của Mỹ.

    [​IMG]
    Chiếc F/A-18C mang màu sơn giống hệt tiêm kích Su-30SM của Nga.
    Theo hình ảnh được công bố, chiếc F/A-18C số hiệu 164678 có tông màu chủ đạo là đen, cùng phần mũi và một phần cánh đuôi đứng màu trắng. Phần đầu máy bay cũng được sơn số hiệu 46 màu đỏ giống chiến đấu cơ Nga.






    Dù Mỹ không nói nguyên nhân phải Su-30 hóa chiếc F/A-18C nhưng theo Aviationist, Không quân Mỹ đang huấn luyện chiến đấu đối kháng nhằm tìm cách khắc chế được dòng chiến đấu cơ đa năng siêu cơ động này của Nga.

    Nếu nhận định này chính xác thì đây là điều khá bất ngờ bởi trước đó không lâu, trang War Is Boring dẫn nguồn tin Không quân Mỹ cho biết, chỉ cần những chiếc F-22, lực lượng này thừa sức đối phó với tiêm kích Su-30SM của Nga.

    Để có thể giành được chiến thắng trước chiến đấu cơ Nga, F-22 được trang bị một trong những radar AESA tốt nhất thế giới - hệ thống AN/APG-77. Loại radar này có khả năng phát/thu các sóng vô tuyến riêng biệt từ những module giao thoa trên ăng ten. Các phần tử trên ăng ten radar AESA có thể thay đổi tần số 1.000 lần/giây.

    Những chùm tia phát đi không hoạt động ở một tần số cố định nào nên rất khó phát hiện. Đây là một trong những tính năng quan trọng để áp dụng trên máy bay tàng hình. Nhờ các phần tử thu/phát độc lập trên ăng ten nên radar AESA có độ chính xác rất cao trong phát hiện và bám bắt mục tiêu.

    Radar AESA phát hiện được mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) rất nhỏ. Ngoài ra, nó còn có thể tập trung nguồn phát làm quá tải các hệ thống trinh sát điện từ của đối phương. Điều này khiến radar AESA đảm nhiệm được vai trò của một vũ khí viba.

    Các module thu/phát độc lập còn cho phép radar AESA phát hiện và theo dõi đồng thời rất nhiều mục tiêu cùng lúc. Do không tập trung vào một tần số cụ thể nào nên radar AESA rất khó bị gây nhiễu. Radar AESA được nhận định là một chuẩn mực cho máy bay chiến đấu hiện đại.


    AESA là một công nghệ hot mà các cường quốc trên thế giới đang đua nhau phát triển. Trong đó, Mỹ và Israel là 2 quốc gia đạt được nhiều thành tựu nhất. Hệ thống radar này có tầm phát hiện mục tiêu từ 250 đến trên 300km.

    Với khoảng cách này, tiêm kích F-22 của Mỹ có thể phát hiện và phát động tấn công Su-30SM khi máy bay Nga chưa kịp hiểu điều gì sẽ đã xảy ra với mình. Và nếu F-22 mạnh như Mỹ tuyên bố thì màn huấn luyện đối kháng Mỹ đang thực hiện với chiếc Su-30SM nhái có thể dánh cho phi đội máy bay thế hệ 4 của mình.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-tim-cach-khac-che-su-30sm-3374536/

    Báo phân tích chính xác, nếu ko sợ Su-30, nếu F-22 dư sức làm thịt thì tại sao phải sơn màu giả dạng làm gì, ko cần diễn tập cứ để yên ra trận là chắc thắng rồi nhé, vì theo Mỹ quảng cáo F22 tàng hình có tên lửa tầm siêu xa thấy trước bắn trước, mà tàng hình thì làm sao đối thủ thấy mà bắn , thế hóa ra quảng cáo láo à
  5. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Máy bay E-6B Mercury Mỹ gãy đuôi khi bảo dưỡng

    (Vũ khí) - Theo Business Insider, một chiếc máy bay 'ngày tận thế' E-6B Mercury của Hải quân Mỹ vừa bị gãy đuôi khi đang trong quá trình bảo dưỡng.


    Thông tin về vụ tai nạn hy hữu được Thiếu tá Travis Callaghan, phát ngôn viên Hải quân Mỹ cho biết: "Cánh đuôi của chiếc E-6B Mercury đã va vào tường nhà chứa khi nó được kéo ra ngoài sau quá trình bảo dưỡng. Cú va chạm khiến chiếc máy bay bị hư hại nghiêm trọng".

    [​IMG]
    Phần cánh đuôi của chiếc E-6B gần như bị gãy rời.

    Quan sát hình ảnh được công bố trên Twitter cho thấy cánh đuôi đứng của chiếc E-6B Mercury vướng vào tường nhà chứa và gần như bị gãy rời khỏi thân. Hiện chưa rõ sự cố có gây ảnh hưởng tới kết cấu chung của khung vỏ phi cơ hay không.

    Business Insider dẫn nguồn tin từ Trung tâm An toàn Hải quân Mỹ cho biết, sự cố này xếp vào Nhóm A, đồng nghĩa với việc thiệt hại trên mức hai triệu USD. Lầu Năm Góc đang mở cuộc điều tra, chưa cho biết phương án khắc phục hư hỏng trên chiếc E-6B.

    Được phát triển từ khung thân Boeing 707, E-6B Mercury có tầm bay hơn 11.000 km, thời gian hoạt động liên tục 15 giờ hoặc lên đến 72 giờ nếu được tiếp nhiên liệu trên không.

    Mỗi chiếc E-6B Mercury có giá 141,7 triệu USD. Nhiệm vụ huấn luyện và chiến đấu của phi đội máy bay "ngày tận thế" không bao giờ được Lầu Năm Góc tiết lộ.

    Nhiệm vụ duy nhất về dòng máy bay này được tiết lộ là chúng có khả năng phát động đòn tấn công hạt nhân vào bất cứ mục tiêu nào trên thế giới, bằng cách truyền lệnh phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/may-bay-e-6b-mercury-my-gay-duoi-khi-bao-duong-3374522/

    Mới có thằng rồ mỹ khen E-6 linh nghiệm thật bị gãy cmn đuôi :-D
  6. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Súng chống tăng Carl-Gustaf M4 của Mỹ vô hại với T-90 Nga

    Dù được đánh giá là dòng súng chống tăng hàng đầu thế giới nhưng Carl-Gustaf M4 Mỹ vừa mua bị cho là không đủ mạnh để xuyên thủng giáp trên T-90 Nga.

    Theo Defence-blog, Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) vừa quyết định ký hợp đồng trị giá 16 triệu USD mua súng chống tăng Carl-Gustaf do Thụy Điển sản xuất. Bản hơp đồng sẽ được thực hiện xong trước khi kết thúc năm 2020.

    Điều đặc biệt là cùng với mua mới, Mỹ và Thụy điển còn ký thỏa thuận hợp tác cùng sản xuất Carl-Gustaf ở Mỹ. Tại Mỹ, khẩu Carl-Gustaf M4 được đánh giá rất cao và được biết đến với tên gọi là M3E1, hay vũ khí cá nhân đa nhiệm mới. Đặc biệt, chúng được dùng để thay thế cho khẩu M72 LAW do Mỹ sản xuất hiện có trong trang bị.

    [​IMG]
    Lính Mỹ thử sức với khẩu Carl-Gustaf M4.
    Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc Mỹ phải dùng Carl-Gustaf thay thế sản phẩm nội địa bởi súng do Thụy Điển sản xuất sở hữu rất nhiều ưu điểm. Khả năng đặc biệt của Carl-Gustaf M4 là xử lý nhiều tình huống chiến thuật, phù hợp với tác chiến trong môi trường hạn chế.



    Tạo hỏa lực mạnh đến cấp trung đội khi tác chiến trong môi trường bất thuận, ít được hỗ trợ từ bên ngoài. Ngoài ra, hỏa thần vác vai này còn dễ vận hành, dễ sử dụng kể cả cho huấn luyện lẫn cho mục đích chiến đấu.

    Để hoàn thành loạt nhiệm vụ của mình, hệ thống ngắm của Carl-Gustaf M4 được đánh giá rất thông minh với các đầu ruồi được thiết kế như một bộ phận chốt khóa để gắn thêm các thiết bị phục vụ tác chiến ban đêm như màn hình hiển thị hoặc đèn laser.




    Trong điều kiện thử nghiệm, đầu đạn HEAT được phóng đi từ Carl-Gustaf M4 có khả năng xuyên tối đa 400mm thép đồng nhất. Khi sử dụng đầu đạn nổ lại (Tandem-charge), M4 có thể xuyên qua tới 500mm thép cán đồng nhất được đặt phía sau lớp giáp phản ứng nổ.

    Sử dụng cỡ đạn 84x246mm, mỗi viên đạn của súng chống tăng Carl-Gustaf M4 có trọng lượng từ 3,1 tới 4kg tùy từng loại đầu đạn. Sơ tốc đầu nòng của M4 cũng thay đổi tùy từng loại đạn mà nó sử dụng, từ 230 tới 255 mét/s.

    Tốc độ bắn tối đa của Carl-Gustaf M4 lên tới 6 viên mỗi phút. Tầm bắn hiệu quả đối với mục tiêu xe tăng tối đa 400 mét (tùy thuộc loại xe tăng). Trong khi đó tầm bắn hiệu quả với các mục tiêu bất động như công sự, nhà cửa, chiến hào,... có thể lên tới 1000 mét.

    Căn cứ vào những thông số được nhà sản xuất công bố cho thấy, dù bắn ở khoảng cách nào, đạn của khẩu Carl-Gustaf M4 không đủ mạnh để có thể xuyên thủng lớp giáp được đánh giá thuộc top đầu thế giới hiện nay trên tăng T-90MS của Nga.

    Cụ thể, độ dày giáp chống đạn APFSDS trên T-90MS với giáp Relikt là 1.100-1.300mm thép đồng nhất RHA tương đương (với T-90A cùng Kontakt-5 là 800-830); độ dày chống đạn nổ lõm là 1.350mm thép RHA (với T-90A và Kontakt-5 là 1.150-1350).

    Trong khi đó, khả năng xuyên thủng tối đa của khẩu Carl-Gustaf M4 chỉ là 500mm.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/sung-chong-tang-carl-gustaf-m4-vo-hai-voi-t-90-nga-3374512/

  7. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    Chê Poseidon của Nga nhưng Mỹ vẫn phải sao chép nó

    Đến năm 2022, siêu ngư lôi Poseidon có đối thủ từ Mỹ


    (Vũ khí) - Đến năm 2022, Hải quân Mỹ sẽ được trang bị Orca - vũ khí được cho rằng có tính năng tương tự siêu ngư lôi hạt nhân Poseidon của Nga.

    Thông tin này được tiết lộ trong thông báo mới đây của Bộ Quốc phòng Mỹ, hiện nay các kỹ sư cùng nhà sản xuất Mỹ đang gấp rút phát triển phương tiện ngầm không người lái Orca. Theo kế hoạch, chiếc Orca đầu tiên sẽ hoàn thành vào năm 2022.

    Để phát triển chương trình vũ khí ngầm này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đề nghị hãng Boeing và Lockheed Martin phát triển nguyên mẫu thiết bị lặn không người lái Orca dựa trên nền tảng công nghệ của phương tiện ngầm không người lái cỡ lớn (XLUUV).

    Thiết bị lặn Orca dự kiến dài tới 40m và Hải quân Mỹ sẽ cần tới 9 thiết bị lặn như vậy cho các nhiệm vụ trong tương lai.


    [​IMG]
    Mỹ tin chương trình Orca sẽ thành công để tạo ra đối thủ với Poseidon.
    Dù nhiệm vụ cụ thể của Orca không được Lầu Năm Góc nói rõ nhưng theo nguồn tin quân sự nước này, thực chất đây là chương trình vũ khí ngầm tuyệt mật nhằm tạo ra một thế hệ vũ khí tương tự và có thể làm đối trọng với siêu ngư lôi Poseidon của Nga.

    Nhưng sự khác biệt giữa Poseidon và Orca là nằm ở việc ngư lôi Nga thiết kế để tấn công mục tiêu nhanh nhất có thể với động cơ áp dụng công nghệ siêu khoang, còn Orca sử dụng động cơ thông thường đáp ứng khả năng hoạt động lâu dài dưới biển.

    Giới chuyên gia quân sự Nga đánh giá, dù có nhiều tiềm năng, nhưng người Mỹ sẽ còn mất nhiều thời gian để hoàn thiện thiết bị lặn Orca.

    "Còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết xung quanh chương trình phát triển thiết bị lặn Orca. Việc quan trọng là phải đảm bảo khả năng hoạt động an toàn và tin cậy của hệ thống, khi thiết bị lặn này hoạt động ở tốc độ thấp và cần được hộ tống", chuyên gia Igor Denisov, lãnh đạo Quỹ phát triển Các dự án tương lai Nga nhận định.

    Hiện tại, cả Lockheed Martin và Northrop Grumman đang tích cực phát triển chương trình thiết bị lặn Orca. Đại diện Lockheed Martin khẳng định, việc phát triển thiết bị Orca đang là ưu tiên hàng đầu của hãng và giai đoạn thiết kế đầu tiên sẽ hoàn thành vào năm 2020 và chiếc đầu tiên trình làng sau đó 2 năm.

    Được biết, trước khi Mỹ bắt tay phát triển chương trình Orca, Mỹ đã công khai chế nhạo Poseidon của Nga. Trang Chiến lược của Mỹ vừa có bài viết "Nước Nga và giấc mơ không thể thực hiện" nói về loại siêu ngư lôi Poseidon.

    Theo nội dung bài báo, Nga cho công khai những hình ảnh thực đầu tiên của siêu ngư lôi Poseidon với tầm bắn 10.000 km và có khả năng tránh mọi thiết bị cảm ứng có thể là một sai lầm.


    Báo Mỹ trích dẫn lại báo chí Nga nói rằng loại ngư lôi này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được thiết kế để tấn công các mục tiêu then chốt vùng duyên hải. Một đầu đạn hạt nhân cỡ lớn có khả năng hủy diệt một thành phố cảng quy mô và phóng xạ sau đó sẽ cản trở quá việc tái thiết.

    Theo tờ Chiến lược, xét về mặt kỹ thuật thì loại ngư lôi Poseidon không có ý nghĩa gì. Quả ngư lôi không thể chứa đủ nhiên liệu để đẩy nó đi xa tới 10.000 km, nhất là đối với loại ngư lôi phóng từ tàu ngầm, kể cả ống phóng tên lửa trên tàu ngầm hạt nhân.


    Như vậy, có khả năng Poseidon chạy bằng năng lượng hạt nhân, song điều đó sẽ làm tăng mạnh chi phí, sự phức tạp và giảm tính khả thi. Và đây chính là điểm giới quân sự Mỹ tin rằng, khả năng hiện thực hóa Orca lớn hơn nhiều ngư lôi Poseidon.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/den-nam-2022-sieu-ngu-loi-poseidon-co-doi-thu-tu-my-3374614/
  8. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    Mỹ đang mất dần lợi thế tàu ngầm trước Trung Quốc

    [​IMG]
    Có một thực tế là các tàu ngầm Trung Quốc ngày càng dễ dàng hoạt động trong vùng nước nông của eo biển Đài Loan, trong khi đó sẽ ngày càng khó khăn hơn cho các tàu ngầm Mỹ triển khai đủ số lượng để có thể tìm kiếm và phát hiện tàu Trung Quốc.


    Nếu chiến tranh giữa Trung Quốc và Đài Loan xảy ra, thực trạng nói trên sẽ tạo ra tình huống nghiêm trọng đối với hải quân Mỹ, theo nhận định của chuyên gia David Axe trên tạp chí WIB.

    Tính đến đầu năm 2019, Mỹ vẫn sở hữu thứ mà đô đốc hải quân Mỹ Philip Davidson, tư lệnh Bộ tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương, mô tả là “lợi thế phi đối xứng” trong các cuộc chiến trong lòng biển.

    Nhưng Trung Quốc đang bổ sung hạm đội tàu ngầm trong khi lực lượng tàu ngầm Mỹ đang dần thu hẹp.

    Tháng 12/2016, hải quân Mỹ thông báo họ cần 66 tàu tấn công để đáp ứng nhu cầu. Nhưng đến đầu năm 2019, họ chỉ có trong tay 51 tàu.

    Trong vài năm trở lại đây, hải quân Mỹ đã mua thêm các tàu ngầm tấn công mới lớp Virginia với tốc độ 2 chiếc/năm, hy vọng đến giữa thập niên 2020 giảm tình trạng thiếu tàu ngầm. Nhưng lực lượng tàu ngầm tấn công vẫn có thể sụt giảm về con số 42 tàu vào năm 2028 bởi các tàu ngầm lớp Los Angeles già cỗi sẽ rời hạm đội với số lượng lớn.

    [​IMG]
    Tàu ngầm tấn công lớp Virginia

    “Tình trạng của chúng ta hiện nay là chúng ta không thể đóng đủ tàu và bàn giao cho hải quân đúng hẹn để trám vào chỗ trống”, phó đô đốc Bill Merz nói với các thượng nghị sỹ Mỹ.

    Gần đây nhất, thời điểm năm 2013, hải quân Mỹ chỉ có thể triển khai nhanh chóng 8 tàu ngầm tấn công tới tây Thái Bình Dương, theo đô đốc Cecil Haney, khi đó là tư lệnh lực lượng tàu ngầm của hạm đội Thái Bình Dương.

    Sáu năm sau, con số đó còn xuống thấp hơn. Và trong vài năm tới, còn thấp hơn nữa.

    Trong khi đó, Trung Quốc đang đóng thêm các tàu ngầm và triển khai thường xuyên hơn. “Hoạt động của đối thủ tiềm tàng đã tăng gấp ba lần kể từ mức năm 2008””, ông Davidson cảnh báo.

    Tính đến đầu năm 2019, Trung Quốc sở hữu khoảng 50 tàu ngầm tấn công diesel- điện và dự kiến sớm đưa thêm nhiều tàu vào biên chế từ nay đến 2020, theo báo cáo của tình báo quân đội Mỹ (DIA) vừa mới đây.

    “Trong giai đoạn 2000-2005 Trung Quốc đóng các tàu diesel lớp Minh và lớp Tống, chiếc đầu tiên thuộc lớp Nguyên (sử dụng công nghệ AIP, tức không cần không khí trên mặt biển). Bên cạnh đó, Trung Quốc mua 8 tàu lớp Kilo của Nga”, DIA nói.

    “Cho dù tất cả các loài tàu nói trên đang phục vụ, chỉ có tàu lớp Nguyên tiếp tục được sản xuất. Trải qua thời gian, giảm số lớp tàu đang phục vụ sẽ giúp đơn giản hóa việc bảo dưỡng, huấn luyện và khả năng tương tác”.

    [​IMG]
    Tàu lớp Nguyên (Type 039C)

    17 tàu lớp Nguyên đang phục vụ tính ở thời điểm 2019 là loại tàu ngầm công ước tiên tiến nhất trong hải quân Trung Quốc và cũng có thể nói là loại đáng tin cậy nhất. Chúng có thể tạo ra mối đe dọa lớn nhất đối với các lực lượng Mỹ và Đài Loan.

    “Tàu lớp Nguyên có lợi thế nhờ công nghệ lực đẩy khí độc lập (AIP) và có thể được tích hợp công nghệ tương tự trên các tàu Kilo của Nga giúp tàu chạy êm”, theo báo cáo của DIA.
    “Hệ thống AIP giúp tàu ngầm có nguồn năng lượng thay thế pin hay động cơ diesel mặc dù vẫn đang lặn, gia tăng thời gian ở dưới nước, giảm nguy cơ bị phát hiện (vì sớm phải nổi lên lấy không khí)”.

    Trong khi đó, eo biển Đài Loan không phù hợp với các tàu ngầm hạt nhân Mỹ (SSN) to lớn, lặn sâu.

    “Các tàu SSN có nhiều lợi thế nếu so với các tàu diesel, nhưng ở vùng biển nông, năng lực của chúng bị hạn chế. Bởi lợi thế lớn của chúng chỉ có thể thể hiện ở biển sâu: khai hỏa vũ khí xong là lặn sâu với tốc độ cao để tránh bị phát hiện”, một luận văn tại Viện Hải quân Mỹ viết.

    http://soha.vn/my-dang-mat-dan-loi-the-tau-ngam-truoc-trung-quoc-20190215141223359.htm
  9. abcef

    abcef Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    16
    Mỹ học tập Nga trang bị 'phòng vệ mềm' cho chiến xa

    (Vũ khí) - Kết hợp những hệ thống phòng vệ chủ động dạng "cứng" và "mềm" sẽ giúp cho xe tăng, thiết giáp trở nên bất khả xâm phạm trước vũ khí đối phương.

    Hiện nay trên một số xe tăng Nga như T-90 được lắp đặt hệ thống phòng vệ chủ động (APS) "mềm" Shtora-1, nó là sự kết hợp giữa các cảm biến lắp xung quanh xe để nhận biết các mối nguy cơ cùng hệ thống ống phóng đạn khói ngụy trang và đèn gây nhiễu OTShU-1-7.

    Khi phát hiện đang bị tên lửa chống tăng (ATGM) dẫn đường bằng laser của đối phương ngắm bắn, hệ thống Shtora-1 sẽ nhanh chóng xác định nguồn phát và tung đạn ngụy trang hay dùng đèn nhiễu tác động khiến ATGM của kẻ địch đi chệch mục tiêu.

    Hệ thống phòng vệ "mềm" có ưu điểm lớn nhất là không gây nguy hại cho bộ binh đi kèm, nhưng nhược điểm lớn của nó được xác định bao gồm độ tin cậy không thực sự cao và hoàn toàn vô tác dụng với tên lửa chống tăng thế hệ 3 sử dụng đầu dò hồng ngoại hoặc quang điện tử như FGM-148 Javelin của Mỹ.


    [​IMG]
    "Đôi mắt đỏ" - Đèn nhiễu OTShU-1-7 thuộc hệ thống phòng vệ "mềm" Shtora-1 trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-90A
    Trong khi đó Mỹ và các đồng minh phương Tây như Đức hay Israel lại đi theo trường phái khác đó là đặt niềm tin hoàn toàn vào hệ thống phòng vệ chủ động dạng "cứng" như Trophy hay Iron Curtain.

    Khác với Shtora-1, những tổ hợp APS "cứng" không gây nhiễu đạn chống tăng của đối phương mà nó đánh chặn ngay lập tức trên nguyên tắc giống như tên lửa phòng không, đó là sử dụng radar để xác định nguy cơ rồi bắn hạ vũ khí kẻ thù.

    Phương pháp này có độ tin cậy cao hơn nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây sát thương rất lớn cho bộ binh, vì các hệ thống APS này sử dụng đạn đánh chặn chứa bi thép (Trophy) hay bột kim loại (Iron Curtain) tung ra sau khi đạn nổ thực sự là cơn ác mộng đối với binh lính đi kèm thiết giáp.

    [​IMG]
    Hệ thống phòng vệ chủ động "mềm" Raven của Bae Systems được lắp trên xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley
    Để khắc phục những nhược điểm của tổ hợp APS "cứng" và cũng là để tăng xác suất chống đỡ cho xe tăng, thiết giáp trên chiến trường, Quân đội Mỹ đã quyết định tiến hành thử nghiệm tích hợp cả hệ thống phòng vệ chủ động dạng "mềm" trên chiến xa của họ.


    Các cuộc thử nghiệm đã được Mỹ tiến hành trong vài tháng qua, dẫn đến kết quả là hệ thống Raven do Bae Systems chế tạo đã được lựa chọn vào vòng kiểm tra cuối cùng, trong mùa hè này nó sẽ được lắp đặt song song với Iron Fist trên xe Bradley để tiếp tục đánh giá.

    Theo giới thiệu từ nhà sản xuất, tổ hợp Raven của họ ưu việt hơn Shtora-1 của Nga khi nó còn nhận biết được nguy cơ từ tên lửa chống tăng thế hệ 3, khi phối hợp tác chiến cùng APS "cứng" như Trophy hay Iron Curtain sẽ giúp tăng gấp bội khả năng sống sót cho phương tiện trên chiến trường.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-hoc-tap-nga-trang-bi-phong-ve-mem-cho-chien-xa-3374697/
  10. Oplot

    Oplot Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/03/2014
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    104
    Armenia điều quân đến Syria hỗ trợ Nga, Mỹ phản đối
    Lính công binh và quân y Armenia được triển khai tới Syria để hỗ trợ công cuộc tái thiết, nhưng bị Mỹ chỉ trích gay gắt.

    Putin khẳng định Trump giữ lời hứa rút quân khỏi Syria
    [​IMG]
    Binh sĩ Armenia trong một cuộc duyệt binh. Ảnh: AFP.

    Bộ Quốc phòng Armenia hồi tuần trước cử 83 chuyên gia công binh rà phá bom mìn và lính quân y đến thành phố Aleppo của Syria nhằm hỗ trợ chiến dịch tái thiết thành phố của Nga, theo Eurasianet.

    Các quan chức Armenia khẳng định đây là một hoạt động mang bản chất nhân đạo và thành phố Aleppo cũng là nơi có hàng nghìn người thuộc sắc tộc Armenia sinh sống.

    Động thái của Armenia nhận được sự hoan nghênh từ giới chức Nga nhưng lại bị Mỹ chỉ trích gay gắt, cho rằng đây là một phần trong nỗ lực của chính phủ tân Thủ tướng Nikol Pashinyan nhằm củng cố quan hệ với Moskva.

    "Chúng tôi nhận ra mong muốn của các quốc gia khác về việc hỗ trợ tình hình nhân đạo tại Syria. Chúng tôi cũng chia sẻ những lo ngại về việc bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số ở Trung Đông. Tuy nhiên, chúng tôi không ủng hộ mọi hành động đưa lực lượng quân sự tới Syria, dù với mục đích dân sự hay quân sự", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.

    Bộ này phản đối mọi sự hợp tác giữa Armenia và Nga trong các sứ mệnh tại Syria, đồng thời cáo buộc Moskva đã hợp tác với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad gây ra thảm họa nhân đạo tại quốc gia này.

    "Mỹ đang nỗ lực cô lập chính quyền của Assad về cả chính trị lẫn kinh tế. Do đó mọi động thái của Armenia ở Syria đều không được Washington chào đón", chuyên gia phân tích tại Crisis Group Sam Heller nhận định.

    Nga là đồng minh chính của Armenia và có một căn cứ quân sự ở nước này. Hồi năm 2002, hai nước ký kết hiệp ước quân sự, theo đó Mosvka cam kết cung cấp trang thiết bị quân sự và hỗ trợ huấn luyện lực lượng cảnh sát và binh lính cho chính quyền Yerevan.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump tháng 12/2018 thông báo kế hoạch rút 2.000 quân từ Syria về nước sau khi khẳng định IS bị đánh bại hoàn toàn và chịu thiệt hại nặng nề. Kế hoạch rút quân của Trump vấp phải chỉ trích của nhiều chính trị gia Mỹ, đồng thời khiến các đồng minh chống IS lo ngại bị bỏ rơi.

    https://vnexpress.net/the-gioi/armenia-dieu-quan-den-syria-ho-tro-nga-my-phan-doi-3881581.html

    Armenia nhận tiền Mỹ nhưng lại thờ Nga
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này