1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oplot1

    oplot1 Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/09/2017
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    25
    Mỹ hèn như chó, cạnh tranh ko lại thì chơi ép

    Afghanistan nhận thêm Black Hawk sau khi bị ép bỏ hàng Nga

    (Vũ khí) - Theo Defence-blog, Không quân Afghanistan (AAF) vừa được tiếp nhận thêm trực thăng UH-60A Black Hawk từ Mỹ sau khi nước này buộc phải bỏ trực thăng Nga.
    Nguồn tin từ AAF cho biết, lực lượng này đã nhận bốn máy bay trực thăng Sikorsky UH-60A Black Hawk vào ngày 23/1. Đây là đợt thứ 2 Afghanistan được tiếp nhận trực thăng UH-60A Black Hawk từ Mỹ sau lần chuyển giao đầu tiên hồi tháng 9/2017.

    Theo kế hoạch Mỹ công bố, sẽ có khoảng 159 trực thăng UH-60A được chuyển giao cho Afghanistan đến năm 2020 với mục đích cuối cùng là thay thế toàn bộ phi đội Mi-17 hiện nay của AAF.

    [​IMG]
    Trực thăng Mi-17 của Afghanistan.
    Để thực hiện kế hoạch của mình, ngay từ cuối năm 2016, Lầu Năm Góc đã chính thức từ chối mua thêm máy bay trực thăng Mi-17 của Nga và trong tương lai sẽ chỉ mua máy bay trực thăng UH-60A Black Hawk - sản phẩm của Công ty Sikorsky, Mỹ.

    Lầu Năm Góc thông báo rằng thay vì mua máy bay trực thăng Nga Mi-17 cho các lực lượng Afghanistan, họ đang có kế hoạch rút khỏi hệ trang bị của quân đội Mỹ máy bay trực thăng UH-60 và nâng cấp chúng để giao cho quân đội Afghanistan.

    Theo các thành viên của Quốc hội, các lực lượng vũ trang Mỹ sẽ được nhận máy bay mới UH-60MS, trong khi những chiếc UH-60 bị loại biên vẫn có thể sử dụng được hàng chục năm nữa, đây là nguồn cung không tồi cho quân đội Afghanistan.

    Ads by Blueseed
    Ngoài ra, vào tháng 6/2016, Quốc hội Mỹ cũng ban hành lệnh cấm chính phủ Afghanistan không được dùng ngân sách viện trợ quân sự của Mỹ để mua trực thăng Mi-35 của Nga, buộc Kabul phải tạm dừng kế hoạch này để tìm nguồn kinh phí mua sắm mới từ Moscow.

    Những quyết định này hoàn toàn trái ngược với thời gian trước đó khi Lầu Năm Góc đã bất chấp những phản đối của Quốc hội nước này để mua máy bay trực thăng Mi-17 Nga cho quân đội Afghanistan.

    Quân đội Mỹ đã bắt đầu mua Mi-17 cho các đồng minh từ khá lâu. Vào tháng 6/2010, quân đội Mỹ đã chi 648 triệu USD cho hợp đồng mua 31 trực thăng Mil Mi-17 của Nga cho quân đội Afghanistan. Sang năm 2011, Lầu Năm Góc tiếp tục mua thêm 10 chiếc nữa. Ngoài ra, vào năm 2010, Mỹ còn mua tiếp 8 chiếc cho quân đội Iraq và 14 chiếc khác để viện trợ cho quân đội Pakistan.

    Hợp đồng gần đây nhất là vào ngày 17/6/2013, Lầu Năm Góc đã thông qua quyết định chi khoản tiền 572 triệu USD để mua 30 trực thăng quân sự của Nga trang bị cho Afghanistan. Bản hợp đồng còn bao gồm cả các linh kiện thay thế, trang thiết bị thử nghiệm và hỗ trợ về kĩ thuật.

    Lô trực thăng Mi-17 được mua thông qua Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport sẽ được chuyển giao cho Đội đặc nhiệm thuộc Các lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan, để thực thi các nhiệm vụ chống khủng bố, chống buôn lậu ma túy và các nhiệm vụ đặc biệt khác.

    Sau đó, công tác thử nghiệm đã được tiến hành tại Nga và bản hợp đồng này đã được hoàn thành vào năm 2014. Tuy không có thương vụ mua bán mới loại máy bay này kể từ năm 2014 đến nay, nhưng quân đội Mỹ tiếp tục giúp đỡ Afghanistan trong việc mua phụ tùng thay thế, còn việc bảo dưỡng các thiết bị, máy móc trên máy bay được thực hiện tại các cơ sở không quân Afghanistan.

    Và trong khi vẫn còn rất mới và hoạt động tốt thì những chiếc Mi-17 của lực lượng AAF đang dần bị thay thế bằng những chiếc UH-60 đã bị Mỹ loại biên và chuyển giao.
  2. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Mỹ tạo nên cuộc cách mạng đánh chặn tại Trung Đông
    (Vũ khí) - Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ vừa thử thành công hệ thống MHTK - vũ khí có thể tạo nên cuộc cách mạng đánh chặn tại Trung Đông.

    Cuộc thử nghiệm được tiến hành tại Dãy Đia White Sands Missile ở New Mexico đã chứng tỏ độ tin cậy của hệ thống tên lửa đánh chặn MHTK.

    Ông Tim Cahill, Phó chủ tịch phụ trách Không gian Tích hợp và Phòng chống tên lửa tại Lockheed cho biết: "Quân đội Mỹ và khách hàng đang rất cần một hệ thống đánh chặn linh hoạt và đủ tin cậy để thực hiện những pha cận chiến bảo vệ binh sĩ cũng như căn cứ, kho tàng trước các cuộc tập kích bằng đạn cối, pháo".

    [​IMG]
    Mỹ thử nghiệm hệ thống MHTK.

    Vị Phó chủ tịch này cho biết thêm rằng: "Việc hệ thống MHTK thử nghiệm thành công được coi là cột mốc quan trọng chứng tỏ khả năng tạo lên cuộc cách mạng của công nghệ đánh chặn với những mục tiêu cỡ nhỏ và khó đối phó như đạn cối".

    Cùng với tuyên bố thử nghiệm thành công MHTK, Mỹ cũng không ngần ngại nói về kế hoạch xuất khẩu hệ thống đánh chặn độc đáo này đến thị trường Trung Đông.

    Theo ông Bob Delgado, Giám đốc kinh doanh quốc tế hệ thống tên lửa và phòng không trực thuộc Lockheed Martin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với báo Tin tức Quốc phòng Mỹ rằng tên lửa MHTK có khả năng bắn hạ mọi mối đe dọa từ đạn pháo, đạn cối cho đến máy bay chiến đấu không người lái.

    Những vụ tấn công bằng đạn pháo - cối và tên lửa không điều hướng là nguyên nhân chính đứng thứ 2 gây tử vong cho binh lính Mỹ tham chiến ở Iraq và chiến trường Trung Đông khiến nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin phải phát triển tên lửa MHTK để bảo vệ quân nhân.

    Lockheed Martin hy vọng rằng, đến khi hoàn thành thử nghiệm và đưa vào trang bị, hệ thống MHTK sẽ tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực đánh chặn những mục tiêu như đạn cối, pháo tại chiến trường Trung Đông.

    Chương trình tên lửa đánh chặn mini của Lockheed Martin được biết đến với tên gọi EAPS. Đây là loại tên lửa đánh chặn siêu nhỏ với trọng lượng chỉ 3 kg, dài hơn 1 m và đường kính dưới 50 mm.

    Tên lửa EAPS đánh chặn này dùng để tiêu diệt bằng cách va chạm trực tiếp nhiều loại mục tiêu bay, trong đó có các mục tiêu khó như đạn cối, đạn pháo, tên lửa có điều khiển và rocket. Những loại vũ khí thường gây thiệt hại rất lớn cho nhiều nước vướng vào xung đột tại Trung Đông.

    Ban đầu, EAPS sẽ được chế tạo ở dạng hệ thống phòng không tiền duyên cơ động cỡ nhỏ (có thể lắp trên khung gầm xe HMMWV). Tuy nhiên, với kích thước nhỏ của tên lửa, về lý thuyết, sẽ cho phép lắp đặt chúng lên mọi xe thiết giáp.

    Hệ thống EAPS sẽ có khả năng đánh chặn các quả đạn pháo đơn lẻ hay tạo ra một “chiếc ô” bảo vệ nhỏ bên trên đầu một đơn vị để làm suy yếu uy lực hỏa lực pháo binh địch - tính năng không một hệ thống tên lửa phòng không nào có thể làm được.
  3. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    7.379

    Tớ thấy bọn Mỹ vẻ chuyện. Cái xe Stryker với khẩu 30ly bắn đạn mk-310 mod 0 lắp cho nó cái radar như đồ của Telephonics nữa thì ba cái flycam nó hốt sạch.
    oplot1Electoker thích bài này.
  4. oplot1

    oplot1 Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/09/2017
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    25
    1 dàn Type 81 đủ nướng hết số đạn đắt tiền trên MHTK, vì có tối tân như ID thì vẫn phải mất 2-3 quả cho 1 quả rocket đơn lẻ

    [​IMG]
    [​IMG]

    Bonus PHL03

    [​IMG]
  5. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Tuy Mỹ nó còn nghèo đói,khoa học công nghệ còn kém cỏi nhưng cũng ráng cho thằng tèo đi học.
    NASA's popular Mars Curiosity Rover has sent back a new selfie from the red planet.
    [​IMG]
  6. Inteltigence

    Inteltigence Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    67
    Nhìn giống thằng Wall-E
    --- Gộp bài viết: 02/02/2018, Bài cũ từ: 02/02/2018 ---
    Nó Selfie = drone hả bác? sao em không thấy cái gậy nhỉ :-)
  7. oplot1

    oplot1 Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/09/2017
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    25
    Con tàu được ví như 'bộ não' tác chiến của hải quân Mỹ
    Tàu chỉ huy lớp Blue Ridge là bộ não trong hoạt động tác chiến xa bờ của quân đội Mỹ, được trang bị nhiều hệ thống tối tân.
    Tham vọng dùng đạn pháo siêu tốc diệt tên lửa của Mỹ / Mỹ mời Trung Quốc tham gia tập trận hải quân lớn nhất thế giới

    Tàu chỉ huy USS Blue Ridge trở về cảng Yokosuka

    Tàu chỉ huy USS Blue Ridge (LLC-19) vừa kết thúc giai đoạn bảo dưỡng và nâng cấp tại cảng Yokosuka, Nhật Bản. Sau 19 tháng đại tu, con tàu này đã trở thành chiến hạm sở hữu máy tính và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại nhất trong biên chế hải quân Mỹ, theo Drive.

    Washington quyết định trang bị Hệ thống kết nối mạng thống nhất trên biển (CANES) trên USS Blue Ridge, nhằm cải thiện tính năng kỹ chiến thuật, khả năng bảo mật, tương tác và thích ứng trong tương lai. Việc lắp đặt tổ hợp CANES đảm bảo con tàu đủ sức tác chiến trong ít nhất hai thập niên tới, kéo dài tuổi thọ của USS Blue Ridge lên tới 70 năm.

    USS Blue Ridge là một trong hai tàu chỉ huy lớp Blue Ridge, chiếc còn lại mang tên USS Mount Whitney. Đây là lớp tàu cao tuổi nhất của hải quân Mỹ, nhưng cũng là những tàu tiên tiến nhất. Khung thân tàu ứng dụng công nghệ từ 50 năm trước, nhưng hệ thống máy tính và thông tin liên lạc lại thuộc hàng hiện đại nhất thế giới.

    Ban đầu, nhiệm vụ của lớp Blue Ridge là chỉ huy chiến dịch đổ bộ quy mô lớn, dựa trên hệ thống máy tính và liên lạc tối tân. Sau nhiều năm, khi học thuyết tác chiến hiệp đồng phát triển, chúng đảm nhận thêm nhiều nhiệm vụ, khiến tầm quan trọng cũng tăng theo.

    Ngày nay, hai tàu được bố trí ở tây và đông bán cầu. USS Blue Ridge đóng quân tại Nhật Bản với vai trò soái hạm của Hạm đội 7. Trong khi đó, USS Mount Whitney triển khai thường trực tại Italy, là soái hạm của Hạm đội 6 và cũng là tàu chỉ huy liên quân NATO.

    Lớp Blue Ridge có thể coi là những tàu chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, máy tính và tình báo (C4I) tinh vi nhất từng được chế tạo, nhưng công chúng chỉ có thể nhìn thấy phần bên ngoài của chúng. Mỗi tàu dài 189 m, có lượng giãn nước 18.400 tấn, được lắp hàng loạt đài ăng ten bên trên.

    [​IMG]
    USS Blue Ridge sau một chuyến tuần tra Thái Bình Dương. Ảnh: US Navy.

    Thủy thủ đoàn gồm 1.450 người, nhưng chỉ có một nửa trong số này được triển khai trong hoạt động thời bình. Khi xảy ra tình huống khẩn cấp, mỗi chiếc Blue Ridge có thể chở theo tới 3.000 người.

    Hai tàu này có vai trò tương tự Trung tâm chỉ huy hoạt động hiệp đồng không quân (CAOC), vốn quản lý tác chiến trên không và trên bộ ở các khu vực địa lý rộng lớn. Lớp Blue Ridge được điều chỉnh để hỗ trợ các chiến dịch liên quân, với đại diện các quốc gia thành viên được triển khai trên tàu trong quá trình tham chiến. Khác biệt lớn nhất là CAOC đặt trên đất liền thay vì tàu hải quân, cũng như không được tối ưu hoá cho chiến đấu ở môi trường trên biển và đổ bộ.

    Lớp Blue Ridge được phát triển trên khung thân tàu đổ bộ lớp Iwo Jima, đủ sức bám sát đội hình Biên đội tấn công đổ bộ. Không gian trong tàu tương đối rộng rãi, đủ chỗ ở và làm việc cho sĩ quan chỉ huy cùng ban tham mưu. Khoang cho sĩ quan chỉ huy còn được trang bị lò sưởi riêng.

    Đây là những tàu thường xuyên phải có mặt trong đội hình chiến đấu. Điều đó khiến lớp Blue Ridge được trang bị hai hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Phalanx, tháp pháo Bushmaster cỡ nòng 25 mm điều khiển từ xa cùng một số ụ súng máy 12,7 mm. Con tàu cũng được lắp bệ phóng mồi bẫy và các tổ hợp tác chiến điện tử để đối phó với tên lửa chống hạm.

    Một trực thăng MH-60S thường được bố trí theo tàu để thực hiện nhiệm vụ hậu cần và giúp sĩ quan di chuyển giữa các chiến hạm, dù lớp Blue Ridge không có nhà chứa máy bay chuyên biệt. Mỗi chiếc tàu chỉ huy có thể chở theo hàng loạt xuồng đổ bộ cỡ nhỏ. Một số khu vực trên tàu được bọc vật liệu Kevlar để giảm thiệt hại trong chiến đấu.

    [​IMG]
    USS Mount Whitney triển khai gần Italy. Ảnh: US Navy.

    Trên hết, lớp Blue Ridge được coi là "bộ não tác chiến" khổng lồ trên biển của hải quân Mỹ, nhiệm vụ chính của chúng là chỉ huy và kiểm soát lực lượng, cũng như cung cấp dữ liệu để các chỉ huy có thể đưa ra quyết định sống còn trong chiến đấu. Hai tàu này cũng có thể thu nhận thông tin quan trọng từ vệ tinh và điều phối cho toàn hạm đội.

    Hệ thống C4I rất mạnh của lớp Blue Ridge khiến chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến tranh mạng tương lai. Hai tàu có thể trở thành mũi nhọn tung ra đòn đánh vào hệ thống C4I của đối phương.

    Tuy nhiên, sức mạnh và tầm quan trọng sẽ biến USS Blue Ridge và USS Mount Whitney trở thành mục tiêu hàng đầu trong tác chiến điện tử và tấn công mạng. Washington buộc phải bổ sung các biện pháp phòng thủ, trong khi các chỉ huy phải thích nghi với sự thay đổi trong chiến đấu thực tế.

    Hiện hải quân Mỹ chưa tìm ra giải pháp thay thế lớp Blue Ridge. Chi phí phát triển lớp tàu chỉ huy mới sẽ rất đắt đỏ, ngay cả khi tận dụng khung thân sẵn có như tàu đổ bộ lớp San Antonio hay dự án LX(R) tương lai. USS Blue Ridge và USS Mount Whitney được chế tạo rất bền chắc, nhưng động cơ turbine hơi nước của chúng cũng đã quá lỗi thời, giới hạn khả năng sử dụng chúng trong tương lai.

    https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...bo-nao-tac-chien-cua-hai-quan-my-3706984.html
    --- Gộp bài viết: 03/02/2018, Bài cũ từ: 03/02/2018 ---
    Trước đây rồ Mỹ nổ rằng hạm đội TSB Mỹ chỉ cần các tàu lớp DDG mang theo hệ thống Aegis và AWACS E2D là đủ bao quát chiến trường, hiệp đồng đồng bộ tác chiến, nhưng thực tế thì Mỹ vẫn phải phụ thuộc vào các tàu trinh sát lỉnh kỉnh khác, tăng sự cồng kềnh của hạm đội TSB
  8. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Ko cần nói nhiều làm ji` ông ốc luộc, bây giờ Trung Quốc ngửa tay lên là Mỹ sống, Trung Quốc úp tay xuống là Mỹ chết, còn Nhật Hàn, Đức, Pháp, Ý, Ixa` vân vân ji` đó TQ đánh rắm 1 phát là đi mát teo hết.
  9. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Cụ nói rứa nhưng lỡ fly cam nó vác đc quả atgm cam tàu bé bé độ 57mm nó theo bầy táng chết hết mất xe cộ thì sao? Nó làm đạn chống đạn cốt cũng muốn có nền tảng chi cả mâu lẫn thuẫn trc chứ
  10. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    MHTK nó chống tập kích khi đã kiểm soát chiến trường, thằng nào du kích còn có cơ khai hỏa,
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này