1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DacBietTinhNhue

    DacBietTinhNhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2011
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Tốn kém quá quân đội Mỹ

    Nguồn: VietNamDefence.com

    Cuộc khủng hoảng tài chính có thể ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng tiềm lực quân sự Mỹ. Các đại dương bảo vệ nước Mỹ khỏi sự xâm lược từ bên ngoài, nhưng chúng tạo ra khó khăn về khoảng cách

    Đa số các chiến trường tiềm tàng của quân đội Mỹ nằm ở châu Á, nghĩa là ở phía đối diện nước Mỹ bên kia bán cầu.

    Vì thế, việc chuyển quân và triển khai các lực lượng quân đội mất nhiều thời gian và chi phí rất tốn kèm. Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng có nhiều nhược điểm. Một trong số đó là sự mâu thuẫn giữa khả năng cơ động chiến lược và chiến thuật và sự bền vững chiến đấu của các đơn vị và binh đoàn.

    Một sư đoàn nặng (sư đoàn tăng và sư đoàn cơ giới hóa) của Lục quân Mỹ bao gồm: 16.000 quân, 250 xe tăng Abrams và xe chiến đấu bộ binh М2/xe trinh sát bọc thép М3 Bradley, 50 hệ thống tê lửa chống tăng tự hành và hệ thống tên lửa phòng không, 36 xe tăng bắc cầu, 12 hệ thống rocket phóng loạt MLRS, 54 pháo tự hành, 50 trực thăng chiến đấu, hàng trăm ô tô, hàng ngàn đơn vị thiết bị bổ trợ.

    Ngoài ra, sư đoàn nặng còn cần hàng chục ngàn tấn xăng dầu, đạn dược, thực phẩm... Trong khi, máy bay vận tải lớn nhất của Mỹ С-5 chở được 2 xe tăng Abrams, hoặc 5 xe chiến đấu bộ binh/xe bọc thép chở quân, hoặc 6 trực thăng. Máy bay С-17 chở được 1 xe tăng hoặc 4 trực thăng.

    Con ngựa chiến của Không quân Mỹ С-130 chỉ có thể chở được 1 trực thăng, chứ không thể chở binh khí mặt đất hạng nặng. Các xe tăng bắc cầu, pháo tự hành và hệ thống rocket phóng loạt hoàn toàn không thể lọt vào một máy bay vận tải nào cua Mỹ. Hơn nữa, số lượng máy bay vận tải hạng nặng của Không quân Mỹ là rất hạn chế, chẳng hạn chỉ có hơn 80 chiếc C-5.

    Ngoài ra, còn có vấn đề khả năng tiếp nhận của các sân bay ở chiến trường xa, khả năng bốc dỡ hàng nhanh từ các máy bay, vấn đề bảo đảm an ninh cho các sân bay trước các cuộc tấn công từ mặt đất và trên không của đối phương. Cuối cùng, người ta thấy rằng, tiến hành vận chuyển các binh đoàn mặt đất hạng nặng bằng đường biển có lợi hơn, lại rẻ hơn nhiều lần so với vận chuyển đường không, trong khi thời gian cũng mất gần như nhau.

    Tốc độ vận tải đường biển trong 100 năm nay khong thay đổi và không vượt quá 40 km/h, song trọng tải của tàu bé lớn hơn vô cùng nhiều so với máy bay. Tựu chung, quá trình điều chuyển chỉ 1 sư đoàn từ Mỹ sang châu Á mất không dưới 1 tháng.

    Trong điều kiện chiến tranh hiện đại, tốc độ chuyển quân như thế là hoàn toàn không thể chấp nhận, vì thế gần đây Mỹ bắt đầu thành lập các đơn vị lục quân kiểu mới - đó là các lữ đoàn Stryker.

    Một lữ đoàn Stryker gồm có: 3.600 quân, 308 xe chiến đấu Stryker, 12 lựu pháo kéo.

    Việc cơ động một lữ đoàn từ lục địa nước Mỹ đến bất cứ khu vực nào trên thế giới và triển khai toàn bộ ở đó chỉ mất 4 ngày đêm, bởi vì xe chiến đấu Stryker chỉ là một xe bọc thép chở quân bình thường, nên có thể xếp 4-5 xe như vậy lên một máy bay.

    Một lữ đoàn như vậy có tính cơ động chiến thuật cao, tức là di chuyển nhanh bằng các phương tiện của mình đến chiến trường hay các hướng tiếp cận chiến trường (xe bánh lốp như Stryker có tốc độ cao hơn nhiều xe bánh xích như Abrams và Bradley). Lữ đoàn này chỉ có một nhược điểm duy nhất - đó là lữ đoàn không có khả năng độc lập tác chiến với một địch thủ tương đối mạnh nào đó vì chỉ có lực lượng phòng không có tính tượng trưng, còn các loại xe của nó dễ bị bất kỳ phương tiện chống tăng nào tấn công tiêu diệt.

    Lữ đoàn Stryker chỉ có thể tác chiến khi không quân nắm giữ ưu thế trên không áp đảo và khi có sự yểm trợ mạnh mẽ của các đơn vị thuộc các binh đoàn nặng từ mặt đất. Tuy nhiên, trong trường hợp đó, ý nghĩa cơ động chiến lược của các lữ đoàn đó mất đi do chúng để có khả năng chiến đấu phải đợi vận chuyển đến các đơn vị nặng mà như đã nói là không thể tới trong vòng 4 ngày đêm.

    Như vậy, nếu Mỹ đụng đầu một địch thủ có một quân đội mạnh, dù là không phải công nghệ cao và không sẵn sàng giống như Tổng thống Iraq Saddam Hussein và Tổng thống Milosevic trong nhiều tháng ròng say sưa giương mắt nhìn người Mỹ chuyển quân và triển khai để tiến hành chiến dịch chống lại mình mà sẽ tích cực ngăn chặn chuyển quân và triển khai bằng cách tấn công vào các hải cảng và sân bay bốc dỡ, các địa điểm trú đóng của các đơn vị chưa được triển khai đầy đủ, và còn chưa triển khai cuộc tấn công mặt đất của mình khi mà lực lượng quân đội Mỹ còn yếu thì quân đội Mỹ sẽ gặp phải các vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.

    Một vấn đề khác của quân đội Mỹ thật vớ vẩn đến đau lòng: đó là vũ khí càng tinh vi và càng tốt thì càng đắt. Khái niệm “tác chiến lấy mạng làm trung tâm” quy định hợp nhất thành một mạng lưới tất cả “các bệ mang chiến đấu”, tức là các xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, máy bay, trực thăng, hạm tàu vốn đã quen thuộc. Trong trường hợp đó, hiệu quả hoạt động của “các bệ mang” sẽ tăng lên thậm chí không phải nhiều lần mà hàng chục lần. Nhưng làm gì nếu không có chính “các bệ mang”? Vì đâu có thể đánh nhau bằng các máy tính được.

    Từ đầu thập kỷ 1990, Mỹ không mua cho Lục quân của họ một xe tăng nào, trong khi lại loại bỏ hơn 10.000 xe tăng cũ. Tuổi trung bình của máy bay Mỹ là hơn 20 năm. Tiêm kích không chiến chủ lực F-15 của Mỹ hầu như đã hết dự trữ hoạt động. F-16 cũng không thể hiện đại hóa mãi, hơn nữa máy bay này ngay từ đầu đã có những khả năng hạn chế khi tác chiến với các tiêm kích hiện đại.

    Bốn năm trước, người Mỹ đã bắt đầu mua sắm tiêm kích thế hệ 5 F-22, nhưng khối lượng mua sắm dự kiến chỉ có 183 chiếc (cuối cùng Mỹ quyết định mua 187 F-22) vì máy bay này quá đắt. Và điều đó làm cho cả chương trình F-22 một phần đáng kể trở nên vô dụng.

    Nếu nước Mỹ dự định tiến hành một cuộc chiến bình thường với một kẻ địch mạnh, máy bay tiêm kích có thể là thứ đối tượng tiêu hảo nhiều. Điều đó đã xảy ra trong tất cả các cuộc chiến tranh có sự tham chiến của các địch thủ tương đương về sức mạnh. Nếu như tiêm kích biến thành một "kho báu" thì việc tổn thất nó trở thành một thảm họa quốc gia, tức là không thể tiến hành chiến tranh được.

    Nghĩa là đánh nhau với một nước yếu hơn cả chục lần thì được, còn với một nước khá ngang bằng là không thể. Nên nhớ là ban đầu chương trình tiêm kích chiến thuật tiên tiến ATF (Advanced Tactical Fighter) vốn khai sinh ra F-22 dự định mua sắm 750 máy bay, nhưng cuối cùng nó đã giảm hơn 4 lần, còn máy bay ném bom chiến lược B-2 ban đầu dự định mua 132 chiếc, nhưng cuối cùng chỉ mua 21 chiếc. Tất cả chỉ do cùng một nguyên nhân - đó là giá đắt trên trời.

    Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong Hải quân Mỹ. Chương trình đóng các tàu ngầm nguyên tử lớp Seawolf đã bị cắt giảm từ 29 xuống còn 3 chiếc, các tàu khu trục lớp Zumwalt từ 32 xuống còn 2 chiếc, (sau đó tăng lên con số 3 chiếc - VND).

    Cần nhắc lại là trong các cuộc chiến tranh thế giới, tàu khu trục cũng như máy bay tiêm kích luôn là đối tượng tiêu hao nhiều, còn nay, còn nay chúng trở thành những “báu vật”.

    Cũng vì chi phí quá đắt đỏ mà chương trình đóng tàu tuần dương thế hệ mới CG(X) chưa sinh đã tử. Và điều thật buồn cười là chương trình đóng 55 tàu chiến ven bờ LCS là những tàu nhỏ và dường như không phải đắt tiền về thực chất cũng bị hủy bỏ. Vì sao đó mà chúng đã lẳng lặng trở nên rất đắt.

    Cuối cùng, không thể không nhắc đến một vấn đề như nguyên tắc tuyển quân của quân đội Mỹ. Nếu như quân đội một nước dân chủ phát triển cao tuyển quân theo kiểu hợp đồng, thì chỉ có thể tiến hành một cuộc chiến tranh cường độ cao với tổn thất lớn về sinh lực nếu như xã hội hoàn toàn chấp nhận cuộc chiến này là chính nghĩa và đáp ứng các lợi ích quốc gia. Ngược lại, quân đội nhanh chóng bị thoái hóa (lưu manh hóa), ngoài ra chi phí chu cấp cho binh sĩ cũng tăng mạnh (vì ngay cả kẻ lưu manh cũng chỉ chịu đăng lính khi có rất nhiều tiền).

    Trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu thì nhu cầu cắt giảm chi phí quân sự là điều rõ ràng đối với Mỹ. Điều đó cũng có nghĩa là sự giảm bớt các tham vọng toàn cầu hay thay đổi hẳn phương thức thực hiện các tham vọng ấy. Ít nhất thì Mỹ cũng sẽ phải thừa nhận rằng, trên thế giới còn khá nhiều nước mà họ không thể gây sức ép bằng vũ lực.

    Tuy nhiên, cũng không bao giờ được loại bỏ phương án có những đột phá công nghệ mà cách nào đó sẽ cho phép quân đội Mỹ tác chiến mà hầu như không chịu tổn thất chống bất kỳ địch thủ nào. Mỹ đang đầu tư những khoản tiền khổng lồ cho các công nghệ tiến hành chiến tranh mới và điều đó có thể mang lại hiệu ứng mong muốn.

    Liệu Barack Obama có tiết kiệm tiền cho việc này hay trái lại sẽ tái phân phối kinh phí để đẩy mạnh phát triển các công nghệ tiên tiến - đây có lẽ chính là câu hỏi chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng quân đội.
  2. DacBietTinhNhue

    DacBietTinhNhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2011
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Với cách nói 1 đằng làm một nẻo như hiện tại thì muốn chiếm được trái tim của cộng đồng quốc tế hiện giờ của Tàu Khựa là bất khả thi [-X
  3. Nguoi_Giai_Phong

    Nguoi_Giai_Phong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Bài quá hay >:D<, mặc dù ko ưa gì cái bản chất bảo vệ Dân Chủ cuồng tín của nước Mỹ, nhưng mà dã tâm và sự bá quyền của Chủ Nghĩa Dân Tộc Đại Hán Bắc Kinh và Chủ Nghĩa Dân Tộc Phát Xít xứ Bạch Duơng cũng đâu có kém, có khi đủ tiềm lực thậm chí còn tàn bạo hơn, nhưng cũng phải thừa nhận khi mà ĐNA chúng ta xích lại với Mỹ hơn thì có vẻ bọn bành trướng phuơng bắc đã co vòi, ở một số nơi có thể đã đứt luôn cái vòi bạch tuột của nó ấy chứ
  4. DacBietTinhNhue

    DacBietTinhNhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2011
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    chứ không phải là Anh Cả với Anh Hai như ở mấy box kia à =))
  5. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Thôi thì bàn chuyện làm thế nào để thua Trung Quốc một cách nhanh chóng vậy.
    Một đề tài như thế đã bao hàm cái ý là Việt Nam nhất định thua Trung Quốc. Không cần bàn cãi nữa. Chỉ phân tích vấn đề là: làm thế nào để thua cho nhanh thôi.
    Nói thế, tôi biết, nhiều người sẽ cho là nhảm. Muốn thua nhanh ư? - Dễ quá! Cứ ký một hiệp ước trao nhượng chủ quyền cho Trung Quốc là xong ngay thôi. Hay cứ để Trung Quốc tràn qua biên giới tiếp quản Bộ chính trị, Trung ương Đảng và guồng máy chính phủ. Là xong. Chỉ mất vài tuần, hay nhiều lắm, vài tháng.
    Nhưng một "kế hoạch" như thế chắc chắn là bất khả thi. Lý do thứ nhất là dân chúng sẽ bất mãn và sẽ quyết liệt tranh đấu, thứ nhất, với những kẻ bán nước, và thứ hai, với những kẻ cướp nước. Lý do thứ hai là các nước Đông Nam Á sẽ hoảng lên: Trung Quốc chiếm Việt Nam, thế nào cũng tràn qua Lào và Miên, sau đó, Thái Lan, Miến Điện, Singapore, Mã Lai Á và Indonesia. Thuyết domino một thời nổi tiếng lừng lẫy lại tái hiện. Úc, xa xôi đến vậy, cũng sẽ run bắn lên. Dĩ nhiên, họ sẽ không khoanh tay chờ Trung Quốc xông vào nhà. Nhưng có lẽ sẽ không có nước nào đủ can đảm trực diện khai chiến với Trung Quốc. Cách thức quen thuộc, ít tốn kém và không chừng hiệu quả nhất là đổ viện trợ, kể cả vũ khí cho dân chúng Việt Nam để họ đánh nhau với Trung Quốc.
    Như vậy, chiến tranh sẽ dằng dai. Và cuối cùng, như ngày xưa, Việt Nam sẽ đánh bật Trung Quốc và giành lại độc lập.
    Bởi vậy, có thể nói "Kế hoạch" trao nhượng chủ quyền nghe tưởng dễ, nhưng thực tế, lại không thể thực hiện được. Đó là chưa kể, nó khá nguy hiểm. Lỡ lúc quân Trung Quốc chưa sang "tiếp quản", dân chúng nổi giận đứng lên tiêu diệt giới cầm quyền thì không biết họ sẽ chui vào đâu để trốn? Số lượng ống cống ở Việt Nam chắc không bằng Libya. Lại dơ bẩn nữa.
    Tôi xin đề nghị một cách khác:
    Hiểm họa lớn nhất đối với "kế hoạch thua nhanh" chính là ở dân chúng. Trọng tâm chiến lược, do đó, phải là dân chúng. Nhưng không thể giết hết dân chúng. Mà cũng không cần giết hết. Chỉ cần làm sao cho họ không thấy chuyện Trung Quốc đe dọa Việt Nam, đừng bất mãn vì chuyện Trung Quốc xâm lấn Việt Nam, đừng nổi giận nếu một ngày nào đó lính Trung Quốc tràn sang Việt Nam. Làm được những điều đó là bảo đảm an toàn. Sẽ không có ai, trong dân chúng, nổi giận chính quyền nếu chính quyền ký hiệp ước trao nhượng chủ quyền. Sẽ không có ai, trong dân chúng, căm thù Trung Quốc khi Trung Quốc kiểm soát hết đất đai, rừng núi, hải đảo và cả vùng biển mênh mông của Việt Nam. Mọi người sẽ coi đó là những chuyện bình thường.
    Dĩ nhiên, những việc như vậy cần phải có thời gian. Không nên sốt ruột. Cần có thời gian để dân chúng tập thói quen không quan tâm đến việc nước. Cần có thời gian để mọi người tập thói quen xài hàng giả của Trung Quốc và xem phim lịch sử Việt Nam đóng theo khuôn mẫu của Trung Quốc để dần dần nhận ra Việt Nam, thật ra, chỉ là một tỉnh lẻ của Trung Quốc. Cần có thời gian để mọi người tập thói quen nhịn nhục trước Trung Quốc. Cần có thời gian để mọi người tập thói quen xem bất cứ chuyện gì xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam đều không phải chuyện của mình.
    Sau khi những việc như vậy đã hoàn tất thì việc Việt Nam được sát nhập vào Trung Quốc sẽ vô cùng an toàn và dễ dàng. Sẽ chẳng có ai bất mãn hay phản kháng cả. Lúc ấy, ngay cả khi Mỹ hay bất cứ nước nào "quỳ lạy" xin dâng vũ khí cho dân chúng Việt Nam để họ chống lại Trung Quốc thì cũng chẳng ai thèm nhận.
    Lúc ấy, sứ mệnh coi như hoàn thành mỹ mãn.
    À, mà này, đến đây, tôi mới nhận ra "kế hoạch" tôi vừa viết ở trên hình như cũng chẳng mới mẻ gì lắm, phải không?
    Không chừng đã có kẻ áp dụng rồi.

    Không chỉ áp dụng còn triệt để nữa. Cứ xem TTVNOL là thấy rồi.
  6. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Bài của đặc biệt tinh nhuệ triệt để làm theo phần hai của bài Làm Sao Để Thua Khựa tôi đăng ở trên.
  7. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    906
    Công nghệ lấy nước từ không khí

    12/4/2011 5:14:26 AM | Lượt xem: 1028 VNH
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Lục quân Mỹ trong 10 năm qua đã chi mấy triệu đô la để chế tạo thiết bị ngưng tụ nước từ không khí.


    [​IMG]
    Lính Mỹ ở Afghanistan (army.mil)​
    Các hệ thống thỏa mãn yêu cầu của quân đội hiện chưa được chế tạo, nhưng Lục quân Mỹ dự định tiếp tục tài trợ cho dự án vì nếu đưa được thiết bị này vào trang bị, công tác bảo đảm hậu cần cho các đơn vị sẽ đơn giản đi nhiều.

    Hiện nay, nước chiếm khoảng 1/3 tổng khối lượng hàng tiếp vận cho quân đội Mỹ ở Iraq và Afghanistan.

    Trong quá trình thực hiện chương trình, Lục quân Mỹ đã tiến hành các thử nghiệm một thiết bị có khả năng ngưng tụ từ không khí đến 2.000 lít nước/ngày đêm.

    Hệ thống được bố trí trong một container vận tải tiêu chuẩn. Hiện tại, đây là một trong những tham số tốt nhất trong số tất cả các thiết bị được giới thiệu cho Lục quân Mỹ.

    Hệ thống có nhược điểm là nó tiêu hao 1 lít nhiên liệu để tạo ra 5 lít nước ngưng tụ, ngoài ra thiết bị hoạt động cực ồn.

    Một thiết bị khác, có tính tiết kiệm tốt nhất khi ngưng tụ nước, có khả năng sản xuất ra đến 2.200 lít nước/ngày đêm. Trong hệ thống, các loại muối được sử dụng để lấy nước từ không khí. Giá của một lít nước thu được bằng thiết bị này là gần 30 xu Mỹ. Thiết bị cũng được đặt trong container vận tải tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các nhà thiết kế hiện chưa thể tạo được độ ổn định hoạt động cho hệ thống này nên nó chưa được nhận vào trang bị.

    Để cả 2 thiết bị trên hoạt động, độ ẩm không khí cần không dưới 20%. Ở Afghanistan, độ ẩm trung bình của không khí tùy thuộc vào khu vực dao động từ 10-85%, ở Iraq là từ 15-90%.

    Sử dụng các hệ thống ngưng tụ nước từ không khí sẽ cho phép Lục quân Mỹ tiết kiệm được nhiều chi phí tiếp vận hàng ngày. Hiện nay, chi phí vận chuyển nước cho các đơn vị ở Afghanistan là gần 40 USD cho 3,7 lít (1 gallon) nước. Binh lính Mỹ ở các nước khí hậu nóng cần trung bình 80 lít nước/ngày đêm/người.
    Ở đây đề cập đến việc chế tạo các thiết bị để binh sĩ sử dụng ở địa hình khô hạn, không có sông ngòi hay nguồn nước ngầm.


    http://vietnamdefence.com/Home/ktqs...g-nghe-lay-nuoc-tu-khong-khi/201112/51104.vnd
    _______________________________________________________________________________________________________


    Cái đoạn đỏ đỏ , thật là :-ss
  8. DacBietTinhNhue

    DacBietTinhNhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2011
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Bài của mình có gì mà làm theo phần Làm Sao để thua Khưa vậy, mong bạn khai sáng dùm mình :-ss
    Ý của mình là: với cái kiểu nói 1 đằng làm 1 nẻo của Khựa ( lúc nào nói với báo chí cũng là chúng tôi luôn muốn giải quyết trong hòa bình thế mà hành động của nó thì ...) thì cái gọi là thu phục nhân tâm của nó chắc chắn là không thực hiện được.
  9. Nguoi_Giai_Phong

    Nguoi_Giai_Phong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Bọn Đế Quốc giỏi thật dù có thù ghét chúng nó cũng phải thừa nhận, từ rô bốt ăn thịt đến cái này, mới đây còn công bố nhiều thành tựu mới, mà nói thật ko có cuộc chay đua lên Mặt Trăng thì còn lâu thế giới mới phát triển như vậy, Anh Cả Liên Xô của chúng ta phải tặng huân chuơng cho bọn Đế Quốc Mỹ mới đúng >:D<
  10. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    thế tính ra trung bình 1 ngày nó phải thải ra khoảng từ 70-80 lít nước
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này