1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VietKedoclap

    VietKedoclap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Thật sự Mỹ đã hoàn hoàn khống chế đại cuộc ở TBD à? Còn khối thứ cần sự hợp tác của Trung đấy ví dụ như Biển Đông. Mỹ không bao giờ muốn dụng quyền họ chỉ muốn giải quyết mọi thứ thông qua đàm. Chiến tranh Af chỉ là gánh nặng vô ích với Mỹ nhưng ống dẩn dầu và quan hệ với Răng và Pak là sống còn với Trung.

    ..........................................

    Duy chỉ dựa vào năng lượng Nga là quá nguy hiểm
  2. VietKedoclap

    VietKedoclap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Hỏi : Mỹ sẽ đánh Răng như đánh Rắc?
    Trả lời : Không , Nếu có đánh cùng lắm chỉ vài phi vụ làm màu mè vậy thôi.
    Hỏi : Lý do?
    Trả lời :
    1- Răng sẽ không đánh Mỹ , không trực tiếp đe họa an ninh Mỹ , không cắt dầu thôi bán.
    2- Giống sự tồn tại của BTT buộc Nam Hàn và Nhật chạy sát theo Mỹ thì sự tồn tại của một Nuke Răng buộc Trung Đông cũng làm như Hàn- Nhật. Cái chiến cào này gọi là chia để trị.
    Kết luận : Trung cần dầu , Mỹ cần ổn định trật tự thế giới có lợi cho Mỹ vậy tại sao không bắt tay nhau nhỉ? Trung vào Af sẽ là cái gai cắm vào Nga , càng tốt chứ sao nhỉ? Nhưng cuối cùng nếu Trung có ống dẩn dầu từ Răng và quan hệ tốt với Mỹ thì Biển Đông coi như thở phào nhẹ nhỏm. Chỉ có băng sáu sao thì......buồn vì có thể bị quan thầy bỏ rơi một lần nữa.
  3. Romanov_Tatarin

    Romanov_Tatarin Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Bác mócku nhận định tình hình chính xác lắm, như vậy càng khẳng định va trò to lớn bảo vệ miễn phí của Mỹ (Nga Tàu cũng ko thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này). Hay hay :-bd
  4. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.074
    Đã được thích:
    4.470
    vo van [-X[-X[-X
  5. VietKedoclap

    VietKedoclap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Bạn giải thích thử xem.
  6. VietKedoclap

    VietKedoclap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Sau khi Mỹ chuyển chiến cào sang Á châu Anh lên tiếng cảnh báo Mỹ đừng bỏ rơi Âu châu và đừng quên nước Nga. Các quốc gia NATO khác cảnh tỉnh nhau phải lo tự vũ trang từ đây sau khi Mỹ quay lưng làm ngơ. Hiện Mỹ chịu 70% ngân sách cho tổ chức NATO và các nước trong khối chịu hổ trợ mạnh của Mỹ trên nhiều mặt như trinh sát điện tử , truyền tin , tiếp dầu trên không......Chuyện Mỹ bỏ đi chỉ còn là sớm muộn sau khi chiến cào thay đổi và các nước NATO phải tự bỏ tiền túi điền vào chổ trống trước sự lớn mạnh của Nga và Răng. Cái thời Âu châu cậy thế con cưng vừa vòi vừa chống Mỹ đã không còn nữa. Âu châu đã già Á châu trẻ trung sung sức. Ý kiến cho rằng NATO xuống hạng dự bị và cái gì đó kiểu như PADO( pacific defense organization) có thể sẽ hình thành. Trung tâm thế giới đang chuyển mình. Trong vài năm tới chúng ta có thể sẽ nhìn thấy những biến chuyển khổng lồ. Ai sẽ là thành viên và ai sẽ là kẻ thù của PADO? Một câu hỏi còn bỏ trống.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Cắt chi phí QP là chuyện đã rõ nhưng cắt ra sao đây? Từ sau WW2 Mỹ tự cho là có vai trò ôm đồm tất cả. Cái thời vàng son đó đã đi qua. Hay nói khác hơn cách nghĩ đó là ôm rơm nặng bụng và có tác dụng tiêu cực. Ngày nay người Mỹ cần chi tinh khôn hơn. Như trước đây họ nói " cần hợp tác với đồng minh " nhưng " cam kết với vùng PAC " nói khác hơn là chọn lựa ưu tiên để cắt. Những khoảng tiền khổng lồ để bảo bọc vú em cho Âu châu rõ là vô ích , cắt. Chiến du kích trên diện rộng với hồi cực đoan là vô bổ cần chuyển giao vai trò cho bọn khác. Cái quan trọng hơn là sự bỏ rơi đó buộc Âu và Trung Đông phải tự lực nghĩa là phải mua VK bao gồm có cả VK Mỹ chứ không thể ngồi chờ Mỹ bảo vệ. Nhất cử lưỡng tiện vừa ít tốn vừa thu thêm. Còn Á Châu? Ở đâu cũng có thể cắt chỉ chổ này không thể cắt mà còn tăng vì dù còn nghèo và hèn lắm nhưng vẫn chả ai to hơn Trung trên địa cầu này.
  7. TomCatF14

    TomCatF14 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    88
    Chuyện chuyển đổi chiến lược này của Mỹ hình như có cả trong cương lĩnh tranh cử của a Ô thì phải. Còn chuyện châu Âu chống Mỹ thì lâu rồi, từ hồi bắt đầu thành lập EC cơ. Châu Âu phụ thuộc Mỹ sau khi kết thúc WWII và hít thở không khí ColdWar, vừa kiệt quệ sau chiến tranh lại thường trực nguy cơ chiến tranh mới thì làm sao mà không dựa vào Mỹ. Khi kinh tế khá lên cộng với tinh thần dân tộc họ cũng dần muốn có sự độc lập với Mỹ, và khi thành lập EC thì tham vọng nhất thể hóa châu Âu lộ rõ Mỹ cũng bắt đầu dè chửng cả mấy ông bạn châu Âu. Bây giờ Mỹ bỏ trọng tâm châu Âu không phải vì giận dỗi gì mà bởi thực lực của họ không còn cho phép giữ châu Âu trong vòng kiểm tỏa của họ nữa.
    Trung Đông : Mình xin cam đoan Mỹ sẽ không bao giờ bỏ rơi khu vực này vì nhiều lẽ. Mỹ sẽ vẫn thường trực tại khu vực quan trọng này chỉ là với phương cách khác , mục tiêu vẫn thế thôi. Sự dụng Ả rập đánh Ả rập , dùng Do thái là kẻ thay mặt mình ở Trung Đông sẽ là phương cách tương lai của Mỹ ở khu vực chiến lược này.
    Châu Á thực ra không phải là Mỹ bỏ quên khu vực này mà là họ bất ngờ với những diễn biến mới trong khu vực , sự trỗi dậy của một loạt các quốc gia châu Á TBD đặc biệt là TQ. Tương lai sẽ có nhiều chuyện bất ngờ với sự cam kết can dự sâu của Mỹ ở khu vực này.:-w
  8. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.074
    Đã được thích:
    4.470
    hát biểu của ông Obama cho thấy quyết tâm của chính giới Mỹ trong việc tái cân bằng cán cân ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng như bày tỏ cam kết với các đồng minh lâu năm và cả những đối tác đang nổi lên.
    Theo chiến lược mới, duy trì hòa bình, ổn định và tự do thương mại trong khu vực đầy năng động này sẽ phụ thuộc phần nào vào sự đối trọng trong cán cân quân sự, cũng như mức độ hiện diện của quân đội Mỹ.
    Không chỉ ở châu Á-Thái Bình Dương,tại điểm nóng Trung Đông, chiến lược quốc phòng mới của Mỹ cũng hướng tới mục tiêu cân bằng giữa việc đẩy lùi nguy cơ bạo lực, đối đầu từ những nhóm cực đoan, giảm đụng độ và đảm bảo an ninh, ổn định ở vùng Vịnh, bao gồm cả việc hạn chế sự gia tăng số tên lửa đạn đạo và vũ khí hủy diệt hàng loạt.
    Đó là còn chưa nói tới yêu cầu của chiến lược đề ra, là phải khéo léo cân bằng giữa việc duy trì ngôi vị bá chủ số 1 trong khi ngân sách đang trên đà teo tóp. Chính vì lẽ đó, người Mỹ, một mặt hướng về châu Á, một mặt vẫn phải luôn trong tư thế sẵn sàng đối mặt với những nguy cơ tiềm tàng từ khu vực Trung Đông.
    Tuy nhiên, khó khăn về kinh tế không có nghĩa Mỹ đang từ bỏ vị trí quốc gia hàng đầu về sức mạnh quân sự. Nhưng điều này đặt ra cho chính giới Mỹ bài toán thu gọn quân đội, vẫn đủ mạnh để thực hiện các nhiệm vụ nhưng gọn nhẹ và ít tốn kém hơn.
    Thêm một sự cân bằng nữa đặt ra cho những người ở Lầu Năm Góc và Nhà Trắng. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng dù có khó khăn về tiền bạc, Mỹ vẫn là quốc gia số 1 đầu tư cho quân sự, bằng chứng là ngân sách quốc phòng của nước này vẫn lớn hơn tổng ngân sách của 10 quốc gia kế tiếp cộng lại.
    Tuy nhiên, chuyện eo hẹp ngân sách dẫn tới tái cơ cấu là lẽ thường tình. Nhưng vì sao Mỹ lại chuyển trọng tâm qua châu Á-Thái Bình Dương?Vì đây là khu vực kinh tế phát triển rất năng động, hay vì lý do nào khác? Câu trả lời là đây: Trung Quốc đang ngày càng mạnh lên.
    Tuy chưa thể so sánh với Mỹ về kinh tế, lại càng chưa thể so sánh với họ về năng lực và sức mạnh quân sự, nhưng Trung Quốc, một quốc gia đang lên, chắc chắn là một đối thủ tiềm tàng. Và điều này thách thức ngôi vị bá chủ của người Mỹ. Vì vậy, sự gia tăng hiện diện của đội quân “sao và sọc”ở châu Á-Thái Bình Dương cũng là điều dễ hiểu..hiến lược mới đồng thời cũng nhấn mạnh tới lợi ích của Mỹ trong việc duy trì sự ổn định ở Trung Đông song vẫn phải đáp ứng nguyện vọng của những người dân được bày tỏ qua “Mùa xuân Arập” hồi năm 2011. Theo chiến lược này, Mỹ cũng sẽ tiếp tục ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran và CHDCND Triều Tiên.
    Hơn nữa theo em nghĩ châu âu la thứ miox không bao giờ có thể bỏ qua , những đồng minh thân cận như ĐỨC , PHÁP , ANH ,thì dù có chiến tranh thế giới thứ 3 đi MĨ vẫn sống chết bảo vệ.
    Một điều quan trọng là, việc Mỹ liên kết về quân sự và ngoại giao với các nước châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là những quốc gia Đông Nam Á, đã được Trung Quốc nhận biết.

    Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo trong một tuyên bố ngày 01/1, “Các thế lực thù địch quốc tế đang tăng cường nỗ lực Tây hóa và chia rẽ chúng ta."

    Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ được tăng thêm sức ép do một loạt quá trình chuyển đổi quyền lực chính trị ở các nước trong năm 2012. Các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, chuyển giao lãnh đạo ở Trung Quốc và Hàn Quốc, và sự thay thế người lãnh đạo ở Triều Tiên khuyến khích các chính trị gia mềm mỏng với các quan hệ quốc tế để lấy lòng cử tri. Đây là một thách thức lớn đối với sự ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là khi Mỹ thể hiện sự hiện diện quân sự của mình.

    Điểm bắt đầu của chiến lược hướng tới châu Á là khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 11/10/2011 có bài viết "Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ", được xuất bản trong Chính sách đối ngoại. Theo đó xác định 5 lĩnh vực bao gồm Hợp tác an ninh song phương, tăng cường quan hệ đối tác, chủ nghĩa đa phương, Thương mại, Nhân quyền và dân chủ.

    Trong khi quan hệ thương mại của khu vực Đông Nam Á đối với Hoa Kỳ là rất quan trọng để duy trì tăng trưởng kinh tế, lợi ích lớn nhất của các nước này từ tăng cường hợp tác với Mỹ là các hình thức bảo vệ quân sự. Trong khu vực, chính phủ các nước càng hài lòng với khoản đầu tư kinh tế của Trung Quốc bao nhiêu lại càng quan tâm đến ý đồ quân sự của Trung Quốc bấy nhiêu. Hợp tác với Hoa Kỳ được coi là một chính sách bảo hiểm hợp lý.

    Nhưng gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực, bao gồm thủy quân ở Australia, các tàu hải quân tại Singapore và tăng cường hợp tác quân sự với Philippines và Việt Nam, có thể tạo thế ổn định, nhưng cũng có thể gây ra những phản ứng tiêu cực khác.

    Hơn bao giờ hết, với sự thay đổi chính trị sắp xảy ra trên cả hai bờ Thái Bình Dương, các chính trị gia muốn khẳng định mình mạnh về quốc phòng và là người ủng hộ lợi ích quốc gia của họ.

    Một ví dụ về sự căng thẳng rõ nét với các đối tác về dự trữ năng lượng ở Biển Đông. Liên quan đến khiếu nại hàng hải, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines ( không nhớ tên ) tuyên bố vào tháng 12 vừa qua rằng Hoa Kỳ đang sẵn sàng hỗ trợ những nỗ lực của Philippines để phát triển một "thế trận quốc phòng đáng tin cậy tối thiểu" đối với vùng lãnh thổ tranh chấp.

    Tuy nhiên, kế hoạch hành động quân sự của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể bị Trung Quốc coi là vượt quá mức "tối thiểu".

    Các nước Đông Á cho thấy họ sẵn sàng tạo cơ hội để Mỹ đầu tư trở lại với khả năng bảo trợ an ninh. Nhưng nếu không có cuộc đối thoại hiệu quả với Trung Quốc, thực tế có thể tăng nguy cơ leo thang quân sự tại khu vực này./.
    .
  9. mokurapov

    mokurapov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    550
    Trò mèo của mỹ xưa nay là bày ra một thế trận để thoả hiệp. "Đỉnh điểm của xung đột là thoả hiệp". Nó không phịa ra xung đột thì làm sao mà đi tới 1 thoả hiệp về quyền lợi của nó và các nước (lớn) khác? Đó là lý do tại sao người ta hay gọi mỹ là anh hai bán nước, nhưng là bán nước khác chứ không phải nước nó. Mỹ, trong hiện tại, đang cố gắng thổi phồng nguy cơ TQ nhằm doạ các nước xung quanh để từ đó giang tay ra giúp tí chút để các nước đó cũng cố quốc phòng, sau đó mang cái xu thế cũng cố quốc phòng của các nước quanh TQ ra làm giá, thương lượng và thoả hiệp lại với TQ.

    Một bộ phận không nhỏ lãnh đạo TQ ngày nay cũng không đến nổi quá ngu ngơ mà cuốn theo mấy cái bài này của mỹ trừ một số anh hay tự tôn dân tộc thái quá bổng nhiên thấy mình nghiêm trọng nên hét toáng lên cho nó oách.

    Nguy cơ đến từ TQ không bao giờ giống như những điều mỹ đang cố gào thét nhưng nguy cơ đó thì luôn luôn tồn tại.
  10. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    1.854
    Đã được thích:
    903

    cái PADO liệu có kết cục giống như SEATO ko nhỉ ;))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này