1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    cho mình hỏi là một cái tụ thì có thể xả hết 33Mj trong bao lâu đây
  2. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Dốt còn thích nói chữ [-(

    Pin thì thà nó dùng mije cái turbin phát chính của tàu, việc mịa gì còn phải nạp vào pin :P Nội trở của pin cao hơn của mấy cuộn turbin => dùng pin thì dễ nổ hơn dùng turbin ;))

    Chú cửu chăn entropy thử tìm xem bộ pin nào phát công suất lớn cỡ vài GW xem nào :P

    sơ tốc 2700m/s, nòng cứ cho là dài 14m => 33Mj phải truyền trong khoảng 1ms => công suất của khẩu pháo là 33GW là tính theo lý tưởng, tất tần tật năng lượng truyền được hết cho đầu đạn
  3. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Thực ra sau này khi người ta chuyển sang dùng các loại vũ khí năng lượng thế này thì chắc tàu chiến bắt đầu quay lại thời kỳ lắp lò lên tàu nổi như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chỉ khác là lò để bắn vũ khí chứ không dùng để chạy tàu.
  4. terminaterx300

    terminaterx300 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1
    Pin hay tụ điện gọi chung là vật trữ năng lượng, có 2 cái khái niện pin với tụ khác nhau nhớ, cái này cả thế giới đều công nhận chỉ có a lú là phủ nhận thôi nhá =))

    cái yếu tố quan trong nhất là cuộn dây thì không nói thì nông dân cũng chỉ biết tạo dòng lớn nhưng chẳng thấy rail gun đâu mà thử nhá :))
  5. hobaochomeo

    hobaochomeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    833
    Đã được thích:
    2
    Bạn này nhầm rồi.
    Thường người ta dùng acquy tổ lớn để phóng siêu dòng.
    Acquy oto đề có thể phóng dòng 200A. Tổ siêu acquy có thể phát dòng hàng vạn A. Kỹ thuật tập trung vào dây siêu dẫn (R siêu nhỏ, hiện tại vẫn dùng máy làm lạnh, sau này có thể siêu dẫn ở môi trường thường). Từ đây ta cũng có thể thấy công nghệ dây siêu dẫn sẽ dần đi vào dân dụng, nhưng bây giờ nó đang ở railgun bởi giá rất cao.
    Máy phát để nạp cho acquy. Có thể dùng máy 1000kva để nạp bình. Nếu bắn ít thì máy nạp nhỏ, nếu bắn nhiều thì máy nạp lớn. Cái 10 máy 1MVA mình chỉ nói vui để cho thấy máy 1MVA cũng chẳng phải khổng lồ lắm đâu, lắp trên tàu chiến chỉ cỡ 1 phòng thôi.
  6. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.054
    Đã được thích:
    29.134
    Tớ thử với cái trống từ của máy MRI công suất 15KW, nó bắn cái đầu tube bắn đinh trổ 1 lổ rõ to lên tường và sang nhà bên cạnh. Trước giờ trò thí nghiệm dái gun này có lẽ là ngu nhất của tớ[:D]. Suýt tí thì giết người.

    Cái bộ tích cho 15KW ấy thôi cũng hoành tráng lắm đấy. Toàn là tụ điện, chẳng có pin nhiên liệu nhiên liếc gì sất vì pin nhiên liệu khó mà phóng dòng tức thời cực lớn như thế.
    Tớ thấy, với công suất 15KW mà điện thoại di động để gần coi như chết queo, thẻ ATM bị xoá trắng hoàn toàn không rút được tiền. Chẳng biết bọn cầy xử lý cách từ jư lào chứ mà làm hỏng thiết bị điện tử khác thì nguy. Bọn tớ bọc đồng lá 2zem cho cái cục từ 15KW kia thôi mà nó còn gây nhiễu cho cả PLC của thang máy cách đó cả hơn chục mét đấy.

    Dái gun e khó mà bắn đạn điều khiển a lú tiên sinh nhẩy! cái board mạch chắc ngỏm hết khi bắn còn cách từ cho nó thì làm sao nó nhận tham số điểu khiển:confused:

    Nhiệt thì không quá nhiều như ta hình dung đâu vì bọn cầy sẽ dùng siêu dẫn là chắc rồi. Công suất cở ấy mà không dùng siêu dẫn chắc dái gun to lắm. Vật liệu còn lại thì cũng như súng pháo thôi.

    Nó tích điện từ từ vào bộ tích rồi mần 1 loạt, hết lại tích chứ có phải nó nuốt điện cái rột đâu mà lo. Tất nhiên sau này người ta phải cố giải quyết vấn đề sao cho mạch bắn càng dài ra.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Cậu không nên cải cùn thế. Tụ là tụ, pin là pin còn người ta phóng đạn vào nòng từ bằng khí nén, thuốc nổ lại gây nhiệt
  7. hobaochomeo

    hobaochomeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    833
    Đã được thích:
    2
    RG dự tính thay cho to mà ngốc thì nó cũng sẽ phát triển bản điều khiển.
    Hiện tại hệ vi mạch toàn quang có thể chống lại từ trường. Đây là công nghệ rất mới không rõ có đưa vào RG này không. Nó cũng có thể dùng phương án vỏ bọc quả đạn điện tử trong lớp vật liệu khử từ, khi ra khỏi súng thì lớp này tách ra.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Mình thấy có người nói RG sử dùng super inductor để tích năng lượng cho 1 phát bắn chứ không dùng super capacitor. Lý giải là cap hay bị nổ nếu dòng quá lớn.
    Cap sử dụng cho các hệ nhỏ, cả acquy cũng vậy.
  8. hobaochomeo

    hobaochomeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    833
    Đã được thích:
    2
    Trong clip bắn RG thấy lửa to. Rất có thể nhận định RG vẫn dùng thuốc súng vì thuốc súng thông thường đã làm quả đạn bắn được 30km, phần từ trường sẽ là phần chính tạo động năng để nó bay thêm 200km nữa. Tuy nhiên mình nghĩ nếu cả thuốc cả điện sẽ dễ xảy ra tai nạn thương tâm lắm, lỡ điện lỗi thì thuốc đủ sức làm tan đoạn đầu nòng gia tốc từ trường.

    Dòng tức thời thì không phải là khó khăn lắm, có thể dùng tụ, acquy, hoặc cuộn cảm đóng mở bằng dàn mosfet khủng. Công nghệ nằm ở chỗ cái súng đó bắn được mười mấy năm mới hỏng còn đồ amateur chỉ được 1 2 phát là hỏng.
  9. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.054
    Đã được thích:
    29.134
    Bậy bạ.

    Cậu buộc cáp quang vào đầu đạn rùi bắn á? giống như AT3 vậy á? Ghê! chứ mà bắn mục tiêu ngoài đường chân trời (tầm hơn 200km cơ mà) thì quang học truyền lên mặt trăng rùi xuống đạn à?

    Bọc từ cái bộ điều khiển rùi bung ra sau khi rời nòng á? nghe còn có lý tí xíu nhưng khó lắm với từ trường khủng như thế chứ bọc nguyên quả đạn như cậu nói thì có mà bắn vào mắt. Cái quả đạn có lỏi từ dư được bọc lại sẽ nằm chình ình trong nòng sau khi phóng điện chờ quả khác đột vào nổ cái bẹp. Thế là tanh tành dái gun=)). Sao cậu không dùng dái gun bắn đạn đồng cho nó máu[:D]

    Cáp với chả in đấc to! Súp pơ in đấc to tích cái jì vào ấy?
  10. hobaochomeo

    hobaochomeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    833
    Đã được thích:
    2
    Súp pơ in đấc to tích điện bằng từ trường đó (Cuộn cảm có tác dụng lưu trữ năng lượng ở dạng từ năng). Khác với tụ, cuộn dây không duy trì điện áp được lâu nhưng không có nghĩa là nó không tích và phóng điện. Khi đóng điện cuộn dây có từ trường, khi ngắt điện từ trường giảm dần xuất hiện xuất điện động trên 2 đầu dây. Lúc này thường thấy sự phóng hồ quang ở tiếp điểm đóng ngắt, đó chính là quá trình giải phóng năng lượng.
    Cuộn dây nạp năng lương : Khi cho một dòng điện chạy qua cuộn dây, cuộn dây nạp một năng lượng dưới dạng từ trường được tính theo công thức:
    W = L.I (2) / 2
    W : năng lượng ( June )
    L : Hệ số tự cảm ( H )
    I dòng điện.
    Với cuộn dây có L rất lớn thì W cũng lớn, muốn chịu dòng lớn thì tăng cỡ dây. Còn tụ điện thì phải tăng chiều dày bản cực tụ, điều này khó khăn hơn. Xét về RG thì không cần tích năng lượng lâu mà chỉ cần dòng rất lớn. Vậy dùng L thay C là hoàn toàn có cơ sở.
    Khác với cái máy cộng hưởng từ bắn đinh của bạn cần năng lượng tích lớn, dòng phóng cũng lớn, rồi qua bộ biến tần tạo từ trường tần số cao, còn trong RG thì nó không cần tần số cao mà nó đơn thuần là 1 dãy các cặp từ bật lần lượt tạo ra từ trường chuyển động.

    Còn về chống từ trường mạnh thì phải có giải pháp mới có đạn bắn tọa độ được. Đó là điều cao siêu mình chỉ phỏng đoán. Hoặc nó bọc như thế nào đó mà con IC không chết (từ trường biến thiên mạnh sinh ra suất điện động rất lớn làm tiếp giáp p-n thủng hết). Hoặc nó xây dựng hệ mạch xử lý photon ( bạn xem thêm công nghệ chip quang tử nhé, mình không bịa đâu).

    Việc bắn bi sắt hàng trăm km mà trúng doanh trại là điều không tưởng nếu thiếu điều khiển. Công trình này sẽ ngốn không ít tiền đâu. Và có lẽ bây giờ nó cũng chưa có, vụ bắn vừa rồi mới chỉ là test động năng viên đạn mà thôi. Chắc tới 2020 mới có bản thay to mà ngốc đầu tiên.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này