1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.052
    Đã được thích:
    29.132
    Dái gun tớ đã nói rồi. Bắn cái board mạch điều khiển mà không bọc cách từ thì nó hỏng ngay khi bắn, bọc lại thì rất khó và bung ra kiểu gì? lúc bung ra, để phát tham số điều khiển thì cái dái gun nghỉ bắn á? chứ từ trường tùm lum ai nuôi sóng điều khiển......

    Nay có chú định dùng dái gun bắn cả vệ tinh lên vũ trụ. Với cái gia tốc của dái gun chắc vệ tinh nặng hàng trăm tấn mới có được cấu kiện cố định linh kiện điện tử vệ tinh cho nó đừng rụng lả tả khi chịu gia tải
  2. hobaochomeo

    hobaochomeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    833
    Đã được thích:
    2
    Cái khó ló cái khôn. Tính sao là chuyện của bọn Mẽo, mình đang tính với bữa đói bữa no nên chỉ hóng thế thôi.
    Nếu nó không có cánh để lượn thì có thể làm cái thuyền thúng vũ tru đi lượm.
    Gửi máy không được thì gửi bánh kẹo, lương khô, quần áo, vật liệu, condom ...
  3. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    SIM cho bộ binh cầy tập xử lý khi dính IED
    [​IMG]

    Nhìn giống thú nhún =))
  4. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Đó là nói chuyện tương lai, còn bây giờ trong thập kỷ này Mỹ đang lo cái railgun bắn xa 400 km, còn chưa biết có thành công hay ko.
    Tất nhiên dùng railgun bắn vệ tinh là khó khăn rồi, nhưng bạn thấy so với chuyện dùng thang vũ trụ khổng lồ có khả dĩ hơn ko ?

    Trong tương lai 20-30 năm nữa, cứ tưởng tượng 1 khẩu railgun dài 500 m, nặng vài triệu tấn, đặt trên 1 ngọn núi cao 7000 m, khả năng của nó thế nào :P
    Vấn đề vệ tinh ma sát với ko khí, có lẽ ko quá khó khăn so với việc chế tạo khẩu railgun vĩ đại kia. Nếu ko thể khắc phục triệt để thì sẽ tạo cho vệ tinh 1 tốc độ sơ tốc tương đối, phần còn lại sẽ dùng động cơ phản lực. :)>-
  5. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Em nghe các cụ bàn luận hăng hái quá nên cũng xin có ý kiến:
    1. Quả súng dái gun theo kiến thức phọt phẹt về lý cấp 3 của em là nòng súng có các cuộn dây tạo thành từ trường để kéo viên đạn bay đi. Chẳng có ma sát với nòng gì sất. Lúc nó bay thì viên đạn lơ lửng giữa nòng súng do từ trường rồi.
    2. Vấn đề là năng lượng để kéo viên đạn khủng đi với vận tốc rất lớn trong thời gian ngắn là rất khủng khiếp (năng lượng sinh ra tức thời). Người ta dung các thể loại siêu tụ để tích điện cho cường độ dòng điện lên rất cao. Kéo theo một loạt vấn đề về công nghệ như tụ tích được lớn nhưng nhỏ gọn. Dây dẫn điện trong các cuộn dây chịu được dòng lớn mà vẫn nhỏ gọn….
    Dẫn đến cả cuộn dây cảm ứng lẫn các tụ tích điện đều phải dùng đến công nghệ siêu dẫn. Bình thường vật liệu siêu dẫn ở gần độ không tuyệt đối. Với vật liệu mới thì có nhiệt độ cao hơn. Nhưng dù sao vẫn ở nhiệt độ thấp dưới 0 độ C nhiều. Cần phải có một hệ thống làm lạnh cồng kềnh (có khi hệ thống này là nguyên nhân gây cồng kềnh nhất của khẩu dái gun đấy).
    2. Khẩu dái gun được kỳ vọng thay thế pháo hạm thông thường. Đương nhiên kiểu bắn là cầu vồng như pháo rồi. Dùng chủ yếu để phóng ra đạn có điều khiển bay xa và quan trọng nhất là rẻ tiền hơn tên lửa hành trình. Gần như kiểu bom lượn có điều khiển vậy.
    Có bạn hỏi làm sao để các thiết bị điện tử trong quả đạn không bị ảnh hưởng bởi từ trường khủng khiếp khi phóng. Theo em câu trả lời rất đơn giản. Chính vỏ ngoài kim loại của quả đạn sẽ bảo vệ các thiết bị của “quả đạn” bên trong. Khi được bắn lên cao. Vỏ ngoài tách ra và “nhân” giống như quả bom lượn sẽ công kích mục tiêu chính xác.
    3. Mĩ mới làm được máy phóng máy bay kiểu dái gun. Để thu nhỏ kích thước khẩu súng từ này lại để thay thế pháo hạm hay thay thế pháo trên xe tăng thì còn một khoảng cách khá xa nữa đấy.
    4. Cũng chẳng biết là chi phí để sắm em này có rẻ hơn mang tên lửa hành trình hay không nữa.
    Còn kiểu bắn qua tầng khí quyển bay lên vũ trụ rồi quay lại bắn chính xác vào tầu sân bay đối phương thì em không dám nghĩ tới. Làm được thế thì Nga với Mĩ nó đã chế đầu đạn hạt nhân trong tên lửa đạn đạo có CEP nhỏ dưới 100m lâu rồi. Có mỗi anh 3ship nổ kiểu tấn công này thôi.
    Còn bay kiểu tên lửa hành trình thì không bàn. Dù sao thì hệ thống phòng không đối phương vẫn bắn hạ được một số chú. Nhưng nó bắn ra như súng liên thanh thì có trời đỡ. Nhể các bác.
  6. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    1: Nòng súng có các cuộn dây tạo thành từ trường thì đúng rồi, vấn đề là cần dòng điện chạy qua quả đạn mới sinh ra lực đẩy (quy tắc bàn tay phải), vậy làm sao để dòng điện chạy qua ? Ko dùng tiếp xúc thì dòng điện đi qua chân ko ah ? vậy là có lực ma sát rồi, dù "chơi" kiểu gì thì vẫn ko tránh khỏi.
    2. Mình nghĩ hiện nay khẩu railgun ko dùng công nghệ siêu dẫn, trong nhiều clip, thấy 1 đống dây to tướng, ko có dấu hiệu dc làm lạnh, nếu dc làm lạnh đã thấy hơi lạnh bay nghi ngút. Trong tương lai thì ko nói.
    3. Thế hệ tàu sân bay kế tiếp, người Mỹ sẽ dùng hệ thống này phóng máy bay chứ ko dùng hơi nước như hiện nay nữa.
    4. Chi phí hệ thống này rất rẻ so với tên lửa hành trình.
  7. BAPCUONG

    BAPCUONG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    87
    Em có ý kiến nhé, cái vụ vỏ ngoài của đầu đạn có điện hay không có điện thì có gì ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử bên trong? các cụ xem lại hiệu ứng "***g Faraday" nhé.
  8. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    vấn đề là ở chỗ nếu có một cái ***g faraday bọc ngoài thì định vị, cài đặt cho viên đạn kiểu gì
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    rẻ thì chưa chắc đâu,mấy viên đạn pháo GPS giá đã từ 55k-80k USD rồi, làm hệ thống điện tử , cánh lái cho viên đạn raigun còn phức tạp hơn nhiều
  9. alansaint

    alansaint Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2009
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    353
    Máy bay đâm nhau, 7 lính Mỹ tử nạn

    7 lính thủy quân lục chiến Mỹ hôm qua thiệt mạng, sau khi hai máy bay của lực lượng này đâm vào nhau trong một cuộc diễn tập đêm ở sa mạc.
    Telegraph cho hay vụ tai nạn xảy ra khoảng 8h tối theo giờ địa phương tại một sa mạc hẻo lánh thuộc khu liên hợp huấn luyện Yuma, nơi có điều kiện tương tự Afghanistan với khí hậu nóng, bụi và được bao quanh bởi nhiều dãy núi. Địa điểm này nằm ở vùng giữa hai bang California và Arizona.

    Hai máy bay đâm vào nhau khi đang diễn tập là trực thăng vận tải Huey và trực thăng tấn công Cobra. Tất cả binh sĩ trên hai máy bay đều thiệt mạng.

    Phát ngôn viên thủy quân lục chiến Mỹ cho hay "rủi ro" xảy ra trong đợt "huấn luyện thường xuyên", khi điều kiện thời tiết rất thuận lợi. Các binh sĩ tử nạn thuộc đơn vị thủy quân lục chiến số 3, đóng quân ở căn cứ Miramar, nam California và sắp được triển khai đến Afghanistan.

    Maureen Dooley, phát ngôn viên của căn cứ Miramar, cho biết nguyên nhân vụ tai nạn vẫn đang được điều tra và có thể sẽ kéo dài vài tháng. Các nhà điều tra sẽ xác định xem máy bay đâm nhau do lỗi kỹ thuật hay do phi công.

    Ông John McCain, thượng nghị sĩ bang Arizona, cũng là một cựu phi công, bày tỏ sự chia sẻ với thủy quân lục chiến Mỹ và nhắc nhở rằng vụ tai nạn là lời cảnh báo các lực lượng vũ trang phải luôn giữ an toàn, cả trong khi huấn luyện ở Mỹ lẫn khi chiến đấu ở nước ngoài.

    Đây là vụ tai nạn mới mới nhất trong số hàng loạt vụ tai nạn xảy ra khi thủy quân lục chiến Mỹ huấn luyện tại khu vực này. Hồi tháng 9, một trực thăng của lực lượng này đã lao xuống trại Pendleton, bắc San Diego, bang California, làm hai binh sĩ trên máy bay thiệt mạng. Trước đó hai tháng, một binh sĩ khác cũng tử nạn tại đây.

    Thủy quân lục chiến Mỹ đang tiến hành một cuộc huấn luyện hàng không lớn tại sân bay Yuma, nơi có khoảng 4.000 lính thủy đánh bộ và thủy thủ đang đóng quân. Khoảng 600 máy bay và 14.000 quân nhân trên khắp nước Mỹ và NATO tham gia vào đợt huấn luyện này mỗi năm.

    Hôm qua, hai lính Mỹ cũng bị một binh sĩ Afghanistan bắn chết ở nước này. Vụ tấn công diễn ra khi Taliban kêu gọi người dân Afghanistan tiêu diệt người phương Tây và binh sĩ Mỹ, nhằm trả đũa vụ kinh Koran và các tài liệu tôn giáo khác bị đốt ở một căn cứ không quân Mỹ.
    Bộ không nhìn thấy nhau hay sao mà lại đâm nhau được nhỉ

    Anh Ngọc (Vnexpress.net)
  10. BAPCUONG

    BAPCUONG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    87
    Ý em là vỏ ngoài của đầu đạn bằng kim loai thì đã là một "***g Faraday" rồi, nên các thiết bị bên trong không ảnh hưởng bởi điện trường, còn khi đã bay ra khỏi súng thì thì các thiết bị định vị thò ra thụt vào thoải mái chứ có gì đâu
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này