1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. gaume1

    gaume1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2011
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    366
    Các chú ở bển chỉ dám hô hào thôi. Những năm 79 đầu 80, đất nước bị cấm vận xác xơ, hai cuộc chiến ở hai đầu đất nước, các chú cứ gửi thằng nào về là bị thộp thằng đó. Đầu những năm 90, các chú khấp khởi mừng thầm, chờ VN sụp như Đông Âu, đặng còn về kiếm chác chút. Chẳng ngờ VN không sụp mà còn mạnh thêm. 20xx, các chú lại mong có cuộc cách mạng hoa ngũ sắc, chờ hoài đến lúc gần xuống lỗ rồi vẫn chưa thấy. Có mấy chú còn mạnh miệng tuyên bố đến đại hội xyz thí đảng sẽ bị giải thể, nay qua nửa nhiệm kỳ rồi. Bây giờ có chú vẫn tuyên bố là chế độ sẽ thay đổi, chỉ không đoán được khi nào thôi. Nó thay đổi hay không là do tự nó và người dân, các chú chả làm được gì sất.
    Thôi, ráng làm thêm kiếm chút đỉnh sang năm thuê quần áo và súng nhựa ta duyệt binh tiếp, mừng ngày "cuốc hận"! Phận vong quốc nô thì thế thôi!
  2. maxnguyen1992

    maxnguyen1992 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2010
    Bài viết:
    931
    Đã được thích:
    525
    Thôi bác bận tâm làm gì, tuổi già sức yếu thủ dâm ********* không được nên mấy chả thủ dâm tinh thần cho nó qua ngày đó mà.^:)^
  3. gepard

    gepard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2012
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    F35-A .
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  4. maxtien

    maxtien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2012
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    F-35 là kiệt tác bất hủ...................................................
  5. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    George Friedman, người sáng lập và là Chủ tịch Công ty Dự báo chiến lược STRATFOR, một think-tank phi chính phủ hàng đầu thế giới từng dự báo chính xác một số sự kiện chiến lược. Cuốn sách 100 năm tới của ông đưa ra những dự đoán đáng kinh ngạc về nước Mỹ.

    Friedman dự báo trong thế kỷ XXI nước Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới, thậm chí ông nói bây giờ nước Mỹ hãy còn là đứa trẻ (?), thập niên 50 thế kỷ này mới trở thành siêu cường đích thực và thập niên 60 mới là thời đại vàng của Mỹ.

    Dự báo ấy khác với quan điểm của Zbigniew Brzezinski, Henry Kissinger, Stephen Brooks, William Wohlforth hoặc của Martin Jacques (trong cuốn Khi Trung Quốc thống trị thế giới), cũng như nhiều dự báo rất xấu về kinh tế Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Nó giội gáo nước lạnh lên những cái đầu phát sốt sau khi đọc sách của Lưu Minh Phúc cho rằng trong thế kỷ XXI Trung Quốc sẽ thay Mỹ lãnh đạo thế giới.

    Dự báo của Friedman dựa trên quan điểm sự thực lịch sử và tình trạng địa-chính trị quyết định tất cả. Friedman nhận định: nước Mỹ đã xây dựng được một nền văn hoá và chế độ chính trị tiên tiến nhất thế giới.

    Sự thực là văn hoá Mỹ đang giữ vai trò dẫn đầu thế giới, có sức lan toả và chiếm lĩnh mạnh mẽ. Nhạc pop, vũ điệu rock and roll cũng như fastfood và CocaCola… được giới trẻ khắp nơi ưa chuộng. Hollywood thống trị điện ảnh 5 châu. Truyền thông Mỹ dẫn đầu truyền thông thế giới. Văn hoá chính trị-tư tưởng của Mỹ rất phát triển, họ luôn có nhiều nhà tư tưởng, nhà chính trị học hàng đầu. Khoa học kỹ thuật và giáo dục đại học thì khỏi phải nói.

    Tư tưởng dân chủ bình đẳng sinh ra ở châu Âu nhưng nảy mầm và thành cây lá sum sê trên đất Mỹ – khi châu Âu còn dưới ách phong kiến… Vào thời những năm đầu của thế kỷ 16, 17 phần lớn những người di cư sang Mỹ đều là những kẻ, dưới quan điểm của giới “Quí Tộc”, là những kẻ bất mãn bị xã hội ruồng bỏ, những người vô gia cư bị coi là hạ đẳng, và các phần tử bị coi là tội phạm hay *********. Những con người này đến vùng đất mới châu Mỹ, họ đoạn tuyệt hoàn toàn với quá khứ. Văn hóa của họ, tức nguyên lý sâu xa nhất chi phối suy nghĩ của con người, chỉ đơn giản là “tự lo”, và cái nguyên lý ấy phát triển thành triết lý về “tự do” kiểu Mỹ sau này.

    Phạm trù tự do của Mỹ được xây dựng dựa trên nguyên lý tự do hành động, chính vì thế thượng tầng kiến trúc của xã hội Mỹ đã phải đối diện với một phạm trù mới về quản trị nhân sự — khi mà những yếu tố khống chế con người như: tôn giáo, ý thức hệ, truyền thống,… đã không còn. Phạm trù mới này đã nẩy nở thành hệ thống nhà nước pháp quyền và văn hóa quản trị trí thức – một hệ thống khái niệm về quản lý lao động tách rời nhân sự.

    Hiến pháp Mỹ 1787 là bộ hiến pháp thành văn đầu tiên của giai cấp tư sản trong lịch sử thế giới. Nó dựa trên cơ sở tư tưởng dân chủ tư sản, đầu tiên dựng nên một quốc gia có đặc trưng là chế độ cộng hòa, chế độ liên bang, chế độ Tổng thống, chế độ tam quyền phân lập, chính phủ dân bầu, chế độ nhiệm kỳ của người lãnh đạo. Cơ chế ấy bảo đảm dân chủ hóa trình tự ra quyết sách, tránh được sự lạm dụng chức quyền… Sức sống của mô hình chính quyền Mỹ thể hiện ở chỗ từ ngày lập quốc (1776) đến nay nước này chưa hề có đảo chính hoặc cách mạng lật đổ chính phủ. Rất ít nước lớn nào có nền chính trị ổn định, được lòng dân lâu như vậy.

    Dù từng phạm không ít sai lầm nhưng nước Mỹ đã đứng vững và chiến thắng trong hai cuộc thế chiến và chiến tranh lạnh, vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế vô cùng trầm trọng. Được như vậy trước hết là do cơ chế chính trị phát huy được vai trò làm chủ của toàn dân, họ phát hiện và bầu lên được những người lãnh đạo khôn ngoan phù hợp với xu thế từng thời đại. Nhờ thế chỉ sau 150 năm dựng nước, Mỹ đã trở thành siêu cường bá chủ thế giới.

    Trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, các số liệu về tỷ lệ thất nghiệp, nợ nhà nước và thâm hụt ngoại thương đem lại cảm giác kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ sụp đổ. Thế nhưng giờ đây họ vẫn sống đàng hoàng bằng núi tiền các nước khác tự nguyện cho vay. Châu Âu mới là kẻ chịu thiệt với đồng Euro có nguy cơ đổ sập. Cơ chế chính trị Mỹ có khả năng tự sửa đổi cho thích hợp hoàn cảnh, như chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Roosevelt, hoặc luật cải tổ tài chính Tổng thống Obama vừa trình Quốc hội đã và sẽ có thể đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng.

    Trên lĩnh vực kinh tế, người Mỹ cũng dẫn đầu thế giới đưa ra nhiều sáng kiến vĩ đại. Thời gian 1863-1869 họ đã xây dựng xong tuyến đường sắt Thái Bình Dương 3000 km xuyên suốt Đông Tây, vừa góp phần quan trọng thống nhất đất nước, vừa giúp nhanh chóng phát triển kinh tế. Công trình này được đài BBC đánh giá là một trong 7 kỳ tích của lịch sử công nghiệp hoá thế giới và được dân Mỹ coi là biểu tượng thống nhất quốc gia (thời gian 1861-1865 Mỹ có nội chiến, đất nước chia rẽ sâu sắc). 30 năm sau, nước Nga mới bắt đầu làm đường sắt xuyên Siberia .

    Thập niên 50 họ có sáng kiến xây dựng mạng xa lộ cao tốc nối tất cả các bang, các thành phố, khiến cho đất nước này trở nên vô cùng năng động, người dân tha hồ phóng xe đi khắp nơi tìm việc làm, khai thác tài nguyên.

    Thập niên 90 họ đầu tiên đề xuất và triển khai xa lộ cao tốc thông tin (gồm hệ thống thông tin số và mạng thông tin internet), dẫn đầu thế giới tiến sang kỷ nguyên thông tin, nhờ đó nguồn trí thức tăng gấp bội, bảo đảm công nghệ cao phát triển như vũ bão.

    Hai mạng xa lộ nói trên đã đem lại cho nước Mỹ sức mạnh bá chủ thế giới trong 50 năm qua.

    Giờ đây George Friedman dự báo trong thế kỷ XXI Mỹ sẽ hoàn tất xây dựng xa lộ cao tốc năng lượng, năm 2080 nhà máy điện trên vũ trụ sẽ bắt đầu phát điện về cho trái đất sử dụng.

    Nước Mỹ có ưu thế tốt nhất thế giới về địa lý. Đất rộng và màu mỡ, giàu tài nguyên, có nhiều con sông lớn thông thương được và những hồ nước ngọt khổng lồ. Hai đại dương quan trọng nhất bao bọc hai bên. Ngày nay tiêu điểm cạnh tranh địa chính trị toàn cầu đã chuyển từ đại lục Âu Á sang giành giật quyền kiểm soát biển, mà về mặt này Mỹ có ưu thế vô địch, đã và đang kiểm soát toàn bộ các đường hàng hải, vì thế họ sẽ tiếp tục kiểm soát nền kinh tế toàn cầu.

    Friedman viết: trong 10-20 năm đầu thế kỷ XXI, Mỹ sẽ gặp những thách thức nghiêm trọng, nhưng không nước nào có thể thay thế vị trí số 1 của Mỹ; thế giới vẫn lấy nước Mỹ làm trung tâm.
  6. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    STRATFOR dự báo Cầy vẫn đi đầu, các háng tử vào phản biện xem nào?
  7. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.673
    Đã được thích:
    1.106
    Hiện giờ thì Huê Kầy tạm đi đầu, nhưng mai mốt thì Háng tộc Thiên triều sẽ vô địch + vô đối - đó là...ý trời rồi, Háng tử cần gì phải phản biện cho...mệt??? =))
  8. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    Nòi cơm điện nhiều chức năng trang bị cho phi công F 35 của Mỹ và Anh .
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  9. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    cái mũ của pilot f35 này bây giờ nhìn nuột hơn =D> cái sát thủ đầu mưng mủ của bác a sầu ngày xưa , cái ngày xưa nhìn chết kiếp . [:P]



    Triệu chứng Trung Quốc @-)
  10. Jenna.87

    Jenna.87 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/04/2012
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    5
    Gì nhể??? DO NOT CUT CANOPY???? Em nó đã khá hơn kẻ tiền nhiệm rồi đấy!!!=))a

    [​IMG]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Thiệt hại của NATO trong chiến dịch không kích Nam Tư

    Chủ đề thiệt hại trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng đều nhạy cảm, mang nhiều mâu thuẫn và luôn luôn gây ra những tranh cãi. Tuy nhiên, mâu thuẫn trong tính toán ước lượng lại cho phép nhận được ít nhiều ý tưởng về điều đó. Đã nhiều năm qua kể từ cuộc chiến của khối NATO chống Nam Tư, nơi cỗ máy quân sự NATO khổng lồ đã thất bại trên dải đất mà dân số của nó còn ít hơn dân sô của thành phố New York. Chiến dịch quân sự dưới cái tên mã "Allied Force-Lực lượng Đồng minh" đã bị đổ vỡ trước khi đến được thành công. Bài viết này, như là một tóm tắt trả lời cho câu hỏi: Mỹ và đồng minh đã chiến thắng mà không phải đổ máu như thế nào?

    Theo các tuyên bố của đại diện NATO, chiến dịch chống Nam Tư là không đổ máu. Phòng không Nam Tư trong 78 ngày đêm chỉ có khả năng bắn hạ một số ít ỏi máy bay, rất ít và NATO thắng lợi trọn vẹn. Điều này được người ta tin tưởng không chỉ ở các nước NATO, mà còn ở khắp thế giới. Và chỉ sau khi chiến tranh kết thúc, các nghiên cứu mới làm sáng tỏ về thiệt hại và tính hiệu quả của NATO.

    Từ dữ liệu của Nam Tư, họ đã bắn rơi 61 máy bay NATO, 7 trực thăng (chưa tính số Apache bị tiêu diệt trên mặt đất ở Anbani), 30 UAV, 238 tên lửa hành trình. Số liệu này là gần trùng với nguồn GRU-Nga. Phía NATO ghi nhận số UAV bị mất thậm chí còn nhiều hơn là 32 chiếc. Người ta biết, 1 chiếc UAV Phoenix của Anh còn nguyên vẹn đã được chuyển cho phía Nga.

    Một trong những lý lẽ phía NATO dùng để phản bác dữ liệu của Nam Tư là, họ không có những mảnh vỡ máy bay NATO. Chúng ta biết rằng, mảnh đất Nam Tư có bề rộng chỉ khoảng 200 km, các máy bay NATO hoạt động ở độ cao 4-15 km, nên thường rơi ra ngoài lãnh thổ. Nhưng một số trường hợp phía Nam Tư có mảnh vỡ, kể cả của chiếc “tàng hình” F-117.

    Với chiếc F-117, người Mỹ nhìn chung rất lúng túng. Ban đầu họ phủ nhận và chỉ khi xác chiếc F-117 được đưa lên TV họ mới thừa nhận. Sau này, hoạt động của F-117 bị đình chỉ.

    Nhưng thành công nhất của phía Nam Tư có lẽ là họ đã ngăn chặn được khá nhiều tên lửa hành trình bay thấp bằng các biện pháp tương đối rẻ tiền, các hệ thống phòng không đã lạc hậu vào thời điểm đó mà họ có. Sau khi kết thúc chiến dịch, các chuyên gia quân sự phương tây phải thừa nhận dường như là, NATO đã gây cho Nam Tư thiệt hại về quân sự chỉ ở mức tối thiểu. Thí dụ làm người ta ngỡ ngàng, ở Kosovo, NATO phát hiện những phần còn lại giống như thật của những xe tăng và APC bằng gỗ đã bị bắn tan. Họ đặt vấn đề nghi ngờ những vũ khí chính xác của Mỹ sử dụng trong chiến dịch đã bị Nam Tư đánh lừa. Nhưng khi tấn công vào các thành phố, các mục tiêu dân sự, thì Nam Tư đã phải hứng chịu thiệt hại đáng kể: cầu đường, nhà máy điện, sân bay…

    Nam Tư là một kiểu mẫu điển hình chứng tỏ một quốc gia nhỏ bé, nếu tổ chức tốt, cơ động và di chuyển hợp lý, vẫn có thể chịu đựng được đòn tấn công của cỗ máy quân sự khổng lỗ như NATO, và làm người ta đặt nghi vấn về chiến tranh tuyên truyền trên phương tiện đại chúng, thứ chiến tranh mà trùm tuyên truyền Đức quốc xã Goebbels đã phát minh: nói càng láo và nói càng lớn, người ta càng tin. Mục tiêu lật đổ TT Milosevic hay gây thiệt hại nặng nề cho quân đội Nam Tư để buộc họ phải đầu hàng không đạt. Chỉ có mỗi phát minh của Goebbels là được sử dụng triệt để và hiệu quả.

    Tương tự như thế là chiến dịch "Desert Storm" chống Iraq, nơi Mỹ đã phải hứng chịu thiệt hại rất lớn. Rất tệ hại cho Mỹ và đồng minh NATO khi cố thuyết phục người ta tin rằng, chiến thắng là dễ dàng và không phải đổ máu. Nhưng những ai biết rõ lịch sử Mỹ trong các cuộc chiến tranh gần đây, chưa thắng nổi một cuộc chiến lớn nào, từ Triều Tiên, Việt Nam, Cu-ba, cho đến Trung Đông, Afghan, Iraq, Nam Tư… Cho dù Mỹ vẫn cố thuyết phục thế giới rằng, họ luôn luôn chiến thắng mà không phải đổ máu.

    Người ta thấy, trước chiến tranh, NATO nói phía Nam Tư có đến 200 máy bay, loại hiện đại nhất mà họ có là Mig-29, còn sau chiến tranh, mới rõ là họ chỉ có dưới 20 chiếc Mig-29, trong đó nhiều chiếc đã hỏng hóc không bay được, 3-4 chiếc là loại huấn luyện cùng một số lượng vài chục chiếc G-4 Super Galebs và Mig-21. Người ta cũng thấy, Mỹ khoe rằng F-15 siêu việt chưa từng bị bắn rơi, rằng US Air Force có lost/killed đến 1:10;

    Một số dữ liệu dưới đây, trích từ cuốn: "Handbook of the armed forces of countries in the Balkan region" của P.Lytkin;

    Ngày 24-3-1999, Mig-29 của phi công Nebojsa Nikolic bắn rơi 1 máy bay phản lực NATO (có lẽ là F-16) ở gần Tigel. Máy bay rơi xuống biển còn phi công được trực thăng Pháp cứu. Tornado của Đức bị bắn rơi ở núi Yastrebats, phi công được trực thăng SFOR cứu. Tornado của Anh bị hạ trên Kosovo. phi công được cứu và đưa sang Macedonia.

    Ngày 25-3, radio của Hy lạp bắt được tín hiệu cấp cứu “May-Day” từ máy bay NATO, sau đó vào nửa đêm, trên sân bay Rajlovats ở Sarajevo người ta thấy có chiếc F-15 hạ cánh, nó bị bốc khói nặng. Ở núi Frushki, 1 chiếc F/A-18 rơi cách 11 km về phía nam Rhum. Vào nửa đêm 1 máy bay NATO khác không rõ loại bị hạ ở khoảng giữa Prishtina và Poduyevo.

    Ngày 26-3, ở vùng Trnov cách Biyelena 15 km về phía tây 1 chiếc F-15 bị rơi, phi công thiệt mạng. Đại diện NATO cố thuyết phục rằng , đó là Mig-21 của Nam Tư.

    Ngày 27-3, Tornado của Đức rơi ở núi Malen, 2 phi công nhảy dù và bị bắt làm tù binh. 2 chiếc máy bay NATO khác bị bắn rơi ở Pecha và Uzhitsa. 1 trực thăng SFOR chở 22 người bị bắn rơi ở giữa Vrutak và Kremna. Nó tấn công bộ binh Nam Tư và bị bắn bằng tên lửa phòng không, 21 người trên trực thăng bị chết.

    Radio Hy Lạp bắt được tín hiệu “May-Day” của 3 chiếc máy bay. Chiếc đầu là F-16 của Đan mạch, chiếc thứ 2 là F-15 của Mỹ và chiếc cuối là Mirage của Pháp. Tướng Jankovich nói 1 F/A-18 Canada rơi gần biên giới Macedonia. F-117A bị rơi vì tên lửa phòng không, phi công nhảy dù và được cứu. Nhưng sau đó, chiếc trực thăng của SFOR chở đại úy phi công F-117A và đoàn cứu hộ bị bắn cháy và rơi, tất cả người trong trực thăng đều thiệt mạng.

    Ngày 28-3, F-15 của Mỹ bị rơi ở Uglevik, phi công thiệt mạng, chiếc trực thăng SFFOR là HH-60 “Pave Hawk” đi cứu phi công với 12 người trong khoang bị bắn rơi, chỉ có 2 người sống sót và bị thương bị bắt làm tù binh. Ở Loznitsa, máy bay NATO rơi (không rõ loại), phi công nhảy dù, ở gần Prishtina và Prizren, 2 máy bay NATO rơi.

    Ngày 29-3, tại CH Serbska có 1 chiếc F-15 Mỹ rơi (có thể là F-16), phi công nhảy dù và sau đó bị phát hiện đã chết.

    Ngày 30-3, Harrier của Anh bị bắn rơi bằng tên lửa, phi công nhảy dù và bị bắt làm tù binh. 2 chiếc khác rơi ở Prizren và Tser .

    Ngày 31-3, 1 máy bay NATO bị bắn rơi gần Kosovo, nó rơi sang Macedonia. Gần Sirot, bắc Novi Sad, 1 chiếc Tornado Đức rơi, 2 phi công bị bắt.

    Ngày 1-4-1999, ở núi Tar lúc 1:00 bắn rơi 1 máy bay NATO, phi công vẫn còn sống và phát tín hiệu cấp cứu. 2 chiếc CH-53 Stallion chở theo 58 lính SFOR đến cứu bị bắn rơi lúc 1:30, tất cả đều bị chết khi máy bay rơi. Ở sân bay Pleso (Zagreb), 1 chiếc F-117A bị vỡ tan khi hạ cánh, chiếc này coi như bị loại, không sửa chữa được, người ta ngờ nó đã bị thương trước đó.

    Ngày 3-4, 1 chiếc máy bay khi ném bom cầu “Svoboda” ở Novi Sad đã bị bắn rơi. Nó rơi xuống ngôi làng gần đó, phi công bị bắt làm tù binh. Còn vào ban đêm, ở Banja Luka rất nhiều người nhìn thấy 1 chiếc F-16 bốc khói.

    Ngày 4-4, 1 chiếc F/A-18 Hornet bị phòng không Nam Tư bắn trúng. Nó thả 2 thùng dầu phụ còn đầy rơi và nổ tung khi chạm đất và bay mất, không rõ có bị rơi hay không.

    Ngày 5-4, ở vùng Panchevo có 1 máy bay bị bắn rơi. Lúc nửa đêm, trong khi tháp truyền hình Tsrveni bị tấn công, 1 máy bay NATO khác bị bắn rơi. Phía Nam Tư nói đó là 1 chiếc F-117A khác, viên phi công nhảy dù thoát nạn ở gần làng Remeta. Cùng lúc đó, khi tấn công cầu Zhezhel ở gần Novi Sad, 1 chiếc Tornado bị bắn rơi, 2 phi công bị bắt làm tù binh.

    Ngày 6-4, trong khi ném bom cầu Petrovaradinsky, có 1 chiếc máy bay bị bắn rơi, viên phi công nhảy dù xuống nhà máy Pobeda và bị bắt. Ở Prishtina có 1 máy bay bị bắn trúng và rơi xuống núi Tser, 1 chiếc khác rơi ở Svinyara. 2 trực thăng NATO đi cứu hộ bị bắn rơi ở phía nam Frushki. 2 chiếc trực thăng khác cùng đối biệt kích số 40 bị rơi ở Skopska-Tsrna, không ai thoát nạn. Trên biên giới Montenegro – Anbani, một đội cứu hộ trực thăng nữa với 20 người trong khoang bị bắn rơi, tất cả thiệt mạng.

    Ngày 6-4, ở vùng Vozdovac – Belgrade, xảy ra không chiến giữa Mig-21 và F-15 Mỹ, 1 chiếc F-15 bị bắn rơi.



    Ngày 20-5, 1 chiếc tàng hình B-2A bị tên lửa phòng không Nam Tư bắn trúng cách Belgrad 25 km về phía nam. Chiếc này có số hiệu AF-8 88-0329 “Spirit of Missury”. Chiếc này sau đó rơi ra biển, 4 tổ lái đã chết, có nhiều nhân chứng nhìn thấy khi nó trúng đạn, một số nguồn phương tây nói chiếc này bị “tai nạn” và đâm xuống biển. 2 máy bay NATO khác, có thể là F-15 bị bắn rơi khi hộ tống máy bay ném bom. 1 chiếc có lẽ là F-16 rơi ở làng Gradishte. Phi công Mig-29 Ily Arizanov bắn rơi 1 chiếc khác trên Kosovo, dường như chiếc này là F-117A.


    Nhiều nguồn dữ liệu khác cũng nói về thiệt hại của NATO trong chiến dịch không kích Nam Tư. Tổng kết lại, trong số các máy bay NATO bị Nam Tư hạ, có 1 chiếc “tàng hình” B-2A Spirit, 3 đến 4 chiếc “tàng hình” F-117A, kể cả chiếc bị vỡ khi hạ cánh. 10 chiếc Tornado, 8 chiếc F-16, 5 chiếc F-15, 3 chiếc A-10, 2 chiếc Mirage, 5 chiếc Harrier, trong số trực thăng có 2 chiếc МН-53 Stallion, 1 chiếc HH-60 Pave Hawk, 3 chiếc АН-64 Apache.

    Phía Nam Tư - Yugoslavia ngoài thiệt hại cơ sở hạ tầng, họ mất 576 quân nhân, 5 xe tăng và 8 APC, 4 Mig-29 và 1 Mig-21, hơn 2 ngàn dân thiệt mạng, 7 ngàn người bị thương.

    NATO mất 313 phi công và cứu hộ, trong đó 247 bị giết và 66 mất tích.

    Xem thêm ở đây: http://topwar.ru/15180-poteri-nato-v-yugoslavii.html
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này