1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Hình như Al Gore mới là người thua Bush con do hơn phiếu phổ thông như thua phiếu đại cử tri chứ bác?

    Thế Obama với Romney ai cứng rắn với TQ hơn nhỉ? Đợt này em toàn mải xem Senkaku, chẳng quan tâm lắm đến bầu cử tổng thỗng Mỹ
  2. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Yeah..sorry bác tớ nhầm
    Còn ai cứng rắn hơn khó mà xác định vì Romney đã ngồi trong nhà trắng ngày nào đâu mà so sánh
    Nhưng theo thống kê thì thường 1 tổng thống republic sẽ hiếu chiến hơn 1 ông democrat
    Senkaku là trò dương đông kích tây của tàu, nó lái sự chú ý của quốc tế ra khỏi mục tiêu chính là khu vực Hoàng sa Trường sa, mấy ngày gần đây nó vẫn tích cực củng cố phát triển "tam sa" , đi đêm với phi chia rẽ asean và "sẽ âm thầm nhón - lấn -chiếm" khu vực này
  3. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Cái vụ senkaku này nhà em cũng nghi như bác lắm , Lúc đâu chắc chúng nó cũng chỉ muốn lên gân một chút với nhật thôi . Nhưng không ngờ dân tình làm quá nên đâm lao thì phải theo tới cùng bây giờ thì hình ảnh trung cộng trong con mắt quốc tế rất chi là HOT giống nước đức thời quốc xã rồi . ;))
  4. Gio_Nom

    Gio_Nom Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/09/2012
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    2014 đánh cho Mỹ cút đánh cho kặczai nhào

    Taliban sẽ lật đổ chính phủ Afghanistan năm 2014?

    Trong bài phân tích công bố tuần qua, một học giả quốc tế có tiếng đã dự báo sau khi Mỹ và NATO rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2014, chính phủ nước này sẽ sụp đổ và phiến quân Taliban nhiều khả năng sẽ giành lại chính quyền.


    [​IMG]
    Chiến thuật của Taliban đang khiến cho cho các lực lượng NATO khốn đốn.
    Ảnh defense.gov

    Ông Gilles Dorronsoro, chuyên gia về Afghanistan của Quỹ Hòa bình quốc tế Carnegie, cho rằng việc lực lượng binh sĩ quốc tế rút khỏi Afghanistan, ở một khía cạnh nào đó, sẽ khiến tình hình nước này tồi tệ hơn trước khi lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu lật đổ Taliban 11 năm trước.

    Chuyên gia này dự đoán: "Sau năm 2014, sự ủng hộ của Mỹ với chế độ Afghanistan sẽ rất hạn chế và sau một giai đoạn nội chiến mới, chiến thắng nhiều khả năng sẽ thuộc về Taliban."

    Phân tích của ông Dorronsoro trái ngược với dự báo của các chính phủ phương Tây - vốn muốn rút khỏi cuộc chiến lâu dài, tốn kém này, trong đó cho rằng lực lượng chính quyền Afghanistan sẽ đủ khả năng tiếp quản cuộc đấu tranh chống Taliban./.


    Theo Vietnam+

    http://baodatviet.vn/Home/thegioi/Taliban-se-lat-do-chinh-phu-Afghanistan-nam-2014/20129/236101.datviet

    F22/35, Nimitz, B2 chạy bằng tiền của TQ

    Trung Quốc đang vỗ béo nền công nghiệp quốc phòng Mỹ
    Trong báo cáo có tiêu đề “Cán cân quân sự năm 2012”, Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược (IISS) có trụ sở chính ở London - Anh nhận định rằng một cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra ở châu Á, với một bên là Trung Quốc và bên kia là các nước châu Á láng giềng


    [​IMG]Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1000x400.[​IMG]
    Do đâu Mỹ trở lại châu Á -Thái Bình Dương?

    Việc Trung Quốc tăng chi phí quân sự gấp nhiều lần chính là lý do để các nước trong khu vực quan ngại, buộc phải tăng chi phí quốc phòng để bảo vệ lợi ích quốc gia, theo IISS. Kokoda Foundation, một tổ chức tư vấn quốc phòng có ảnh hưởng lớn ở Úc, mới đây cũng nhận định: “Mối đe dọa Trung Quốc đã châm lửa cho nhu cầu khẩn cấp tái tập trung phát triển quân sự để đối phó với sự phát triển nhanh chóng của quân đội nước này”.

    Báo cáo tháng 3-2012 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) - Thụy Điển cũng có một đánh giá tương tự. Nó khiến châu Á trở thành khu vực nhập khẩu vũ khí lớn nhất. 5 quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất năm 2011 đều ở châu Á.

    Mối đe dọa Trung Quốc cũng là nguyên nhân khiến Mỹ trở lại mạnh mẽ ở châu Á - Thái Bình Dương và hưởng lợi từ việc bán vũ khí cho các nước châu Á, theo SIPRI. Điều này đã được ông Trần Hướng Dương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính trị Thế giới của Trung Quốc, nhìn nhận trong một bài báo đăng trên tạp chí Global Research. Tuy nhiên, cách lý giải sự trở lại của Mỹ của ông Dương hoàn toàn khác 2 viện nghiên cứu phương Tây nói trên.

    Ông Dương nói Trung Quốc không phải là nước có chi phí quân sự lớn nhất ở châu Á mà là Ấn Độ, Hàn Quốc và Pakistan từ năm 2007 đến 2012. Tuy nhiên, ông Dương không nói gì về việc Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu vũ khí đứng hàng thứ 6 thế giới, không còn nhập vũ khí từ lâu.

    Ông Dương cũng so sánh năm nay, Trung Quốc chỉ tăng ngân sách quốc phòng có 11,2%, trong khi Ấn Độ tăng đến 17%. Thế nhưng, nhà nghiên cứu này lại không so sánh chi phí quân sự của Ấn Độ năm 2011 chỉ có 46 tỉ USD, trong khi Trung Quốc chi đến 143 tỉ USD.

    Về nguyên nhân khiến châu Á chạy đua vũ trang, ông Dương lập luận rằng đó là do “thiếu sự tín nhiệm, hiểu lầm và nghi ngờ (Trung Quốc) bởi hợp tác an ninh giữa các nước châu Á không theo kịp đà phát triển của hợp tác kinh tế”. Ông Dương gọi đó là biểu hiện của tình trạng “tiến thoái lưỡng nan về an ninh”.
    Từ những lý lẽ trên, ông Dương kết luận rằng việc Mỹ tăng cường lực lượng quân sự ở châu Á không những làm trầm trọng thêm căng thẳng quân sự ở đây mà còn xúi giục các nước châu Á xung đột với nhau, kích thích gia tăng chi phí quân sự mà Mỹ là kẻ hưởng lợi. Ông Dương nhấn mạnh rằng Mỹ là nước cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới. Châu Á nhập đến 30% kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Mỹ từ năm 2007 đến 2011.
    Chiến đấu cơ F-35 sẽ thay thế F-4 lạc hậu của không quân Nhật . Ảnh: USAF

    Vì vậy, theo ông Dương, chiến lược trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ là nhằm thổi bùng ngọn lửa tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Nó cũng nhằm kiểm soát tình hình an ninh trong khu vực và để bán được nhiều vũ khí hơn.

    Vai trò của F-35 ở châu Á

    Các nhà nghiên cứu ở Viện Lexington (LI), một tổ chức tư nhân chuyên nghiên cứu về chính sách công của Mỹ, trong đó có vấn đề an ninh nước Mỹ, đã có một cái nhìn sâu xa hơn về sự trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.

    Sau khi không còn bận tâm mấy với cuộc khủng hoảng chính trị - quân sự ở châu Âu, Mỹ không ngừng tập trung vào châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng vì lý do an ninh, kinh tế, chính trị và dân số. Việc Trung Quốc đầu tư lớn để tăng cường khả năng quân sự, theo Mỹ, tạo ra mối đe dọa làm xói mòn sự ổn định tương đối của khu vực.

    LI cho rằng việc Mỹ bán vũ khí và đầu tư kỹ thuật trong khu vực là yếu tố quan trọng để cân bằng cán cân quân sự trong khu vực, khiến Trung Quốc e dè trong việc dùng vũ lực để đạt các mục tiêu chính trị. Khi nhiều nước trong khu vực sử dụng chung một hệ thống khí tài (của Mỹ) thì lực lượng quân sự Mỹ hành động có hiệu quả hơn.

    Kinh nghiệm trên, Mỹ đã có được trong 50 năm chiến tranh lạnh với Liên Xô. Khối quân sự NATO do Mỹ cầm đầu đồng nhất về vũ khí , chiến thuật và chiến lược đã giúp Mỹ kiềm chế được Liên Xô. Giờ đây, Mỹ muốn dùng lại kinh nghiệm đó ở châu Á - Thái Bình Dương để kiềm chế Trung Quốc.

    Nhằm mục đích trên, chương trình quốc tế đồng phát triển F-35, chiến đấu cơ tối tân nhất của Mỹ, là một ví dụ điển hình. Nó sẽ giúp mỗi nước giảm chi phí hiện đại hóa quân đội của mình mà vẫn đạt hiệu quả cao nhất. Ở châu Âu, Anh, Ý, Hà Lan, Na Uy, Đan Mạch, Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia chương trình này. Ngoài ra, còn có Canada và Úc. Mỹ cũng muốn phát triển chương trình này ở châu Á. F-35 sẽ thay phi đội F-4 của Nhật đã lạc hậu. Nó sẽ được phát triển ở Hàn Quốc trong tương lai. Ông Obama cũng muốn bán nó cho Ấn Độ. Một “liên minh” không quân hiện đại trải dài từ Hàn Quốc, Nhật Bản đến Úc và Ấn Độ sẽ có sức răn đe lớn với Trung Quốc.


    http://reds.vn/index.php/thoi-su/qua...-quoc-phong-my
  5. tung84hp

    tung84hp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2012
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Và đây.... quân đội của chúng tôi đây.
    Tháng 4/2010 sự kiện này từng gây chấn động và lo lắng trên toàn thế giới bởi người ta nghi ngờ X-37B có thể thực hiện các chiến dịch tối mật liên quan đến lợi ích quốc gia.
    Không quân Mỹ đã khẳng định họ sẽ tiếp tục phóng siêu cơ do thám X-37B vào không gian. Nếu kế hoạch này được thực hiện thì nó sẽ là lần phóng thứ 3 mà Boeing đã và sẽ tiến hành nhằm mục đích đưa phi thuyền X-37B vào quỹ đạo Trái Đất để đạt được ý định bí mật của Hoa Kỳ.
    Các thử nghiệm chính của chiến dịch thử nghiệm siêu cơ X-37B sẽ được thực hiện ngoài không gian và Không quân Mỹ tuyệt nhiên chưa muốn tiết lộ bất cứ điều gì về dự án của mình, ít nhất là khi máy bay còn đang ở giai đoạn chuẩn bị.

    Trong một tiết lộ gần đây nhất của mình, Không quân Mỹ cho hay, máy bay do thám không gian X-37B sẽ được phóng lần thứ 3 từ bãi phóng ở Cape Canaveral, bang Florida vào tháng 10 tới với sự trợ giúp của tên lửa đẩy Atlas 5.
    Trước đó, vào tháng 6 vừa qua, X-37B cũng đã được phóng lần thứ 2. Tuy nhiên, trong lần phóng sắp tới đây, Không quân Mỹ không thông báo tàu X-37B sẽ ở lại trên quỹ đạo bao lâu.

    Các chuyên gia dự báo rằng, ít nhất tàu X-37B cũng phải hoạt động trong một hành trình kéo dài 469 ngày, tức là lâu hơn gấp hai lần lần phóng X-37B lần đầu tiên.
    Chiếc phi thuyền X-37B sẽ được phóng vào tháng tới sẽ vẫn là chiếc X-37B đang thử nghiệm đầu tiên do Boeing sản xuất, trong khi đó 1 chiếc X-37B được phóng hồi đầu năm 2012 chưa được sử dụng lại.

    X-37B lần đầu tiên được phóng vào tháng 4/2010 theo sứ mệnh mang tên OTV-1. Tất cả các thông tin liên quan đến lần phóng đầu tiên này được giữ bí mật tuyệt đối.

    Sự kiện này từng gây chấn động và lo lắng trên toàn thế giới bởi người ta nghi ngờ X-37B có thể thực hiện các chiến dịch tối mật liên quan đến lợi ích quốc gia
    Choáng........ Tuổi gì ....... Heheheheehehe
  6. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    1.571
    Nói thêm. Harrier đóng vai trò cường kích hỗ trợ đổ bộ cho TQLC nên vai trò cực kì quan trọng. Trong khi F-35B chưa đâu vào đâu thì Harrier trở thành điểm tựa tin cậy của TQLC. Mà khi F-35 thành công thì nó cũng chỉ là VK chiến thuật nên số lượng sử dụng ít dùng để đánh cắt lớp các đơn vị kháng cự quan trọng của phe địch tại đất liền nên Harrier vưỡn đóng vai trò quan trọng típ vì là lực lượng hỗ trợ xương sống.
  7. tung84hp

    tung84hp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2012
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Mỹ thử thành công đạn rocket có thể 'khóa' mục tiêu
    ới đây, Tập đoàn Lockheed Martin đã bắn thử thành công đạn rocket có điều khiển tấn công trực tiếp (DAGR) tại căn cứ Eglin (bang Florida, Mỹ).
    Đạn DAGR bay 3,5km và đánh trúng mục tiêu bất động được thiết bị laser chiếu rọi với độ sai lệch mục tiêu rất nhỏ.

    Giám đốc phụ trách chương trình hệ thống điều khiển hỏa lực và tên lửa không đối đất Lockheed Martin Ken Musculus cho biết, cuộc thử nghiệm đã chứng minh, đạn rocket có độ chính xách tương đương trong cả hai nhiệm vụ phóng từ mặt đất và trên không.

    “Các thử nghiệm cũng xác nhận khả năng tên lửa có thể khóa mục tiêu trước khi phóng, một khả năng mà các loại đạn rocket có điều khiển 70mm đang sử dụng không thể”, ông Musculus nói thêm.

    Đạn rocket dẫn đường bằng laser bán chủ động DAGR được phát triển như một vũ khí không đối đất chính xác cao để phá hủy xe bọc thép hạng nhẹ, xe không bọc thép, mục tiêu có “giá trị cao” nằm gần khu vực dân sự hoặc ở gần đơn vị bạn nhằm làm giảm tối đa thiệt hai gây ra.

    Mục tiêu của chương trình phát triển DAGR nhằm cung cấp vũ khí chính xác cao chi phí thấp. Đạn rocket sử dụng thành phần từ loại rocket 70mm Hydra, nhưng khác với đạn rocket có điều khiển APKWS và LOGIR, DAGR tương thích với hệ thống điều khiển bắn và bệ phóng M299 vốn dùng cho tên lửa AGM-114 Hellfire.
    Như vậy, tất cả các loại trực thăng đang sử dụng hệ thống tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire sẽ dùng được DAGR.
    Mỹ mà lại......... hu lê
  8. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Xem sư đoàn dù 82 nhảy

    (ảnh chụp từ head cam nên mờ )
    [​IMG]

    Dây kéo dù kết nối 1 đầu với máy bay, đầu kia với dù của lính và tự kéo dù ra
    [​IMG]

    [​IMG]

    Nhảy rất nhanh
    [​IMG]

    [​IMG]


    Và rất gần đồng đội
    [​IMG]

    [​IMG]




    Giờ xem M249 SAW từ head cam
    [​IMG]

    Lính được chọn vác SAW thường phải to khỏe để vác khẩu này và trống đạn 200 viên (thường là 3 trống cho 1 chuyến tuần tra)
    [​IMG]

    [​IMG]

    Ném trống đạn mới cho đồng đội
    http://static6.businessinsider.com/image/4f6bac366bb3f7a31a000037-900/insurgent-bullets-target-the-soldiers-when-they-stand-so-a-buddy-throws-over-ad***ional-ammo.jpg

    Tuy nhiên khẩu M249 thường không tin cậy và thường hóc đạn, 30% lính Mỹ qua khảo sát gặp hỏng hóc với SAW
    [​IMG]

    Dây tiếp đạn thường xuyên gây ra hóc và kẹp giữ trống đạn cũng thường gãy trong chiến đấu
    [​IMG]

    Thay drum mới
    [​IMG]

    Và tiếp tục nhả đạn
    [​IMG]

    Cyclic rate của M249 là 850 rpm (tốc độ bắn đảm bảo nòng súng không bị quá nhiệt- tuy nhiên trong thực tế lính Mỹ thường xuyên phải thay nòng mới)

    Và thay cái nòng nóng rực không hề dễ dàng chút nào vì M247 được thiết kế cho 1 người sử dụng
    [​IMG]

    [​IMG]
  9. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Tại New York một cậu bé sáu tuổi đã đánh thầy thể dục, thầy hiệu trưởng và bảo vệ trong giờ giải lao



    Tại Mỹ, giáo viên thể dục John Webster 27 tuổi đã đòi truy tố một học sinh lớp một về tội hành hung thầy giáo trong giờ nghỉ ăn trưa. Theo lời khẳng định của John Webster, người có cân nặng tới 100 kg, ông không thể chống chọi nổi sự hung hăng của cậu bé sáu tuổi. Vụ việc còn có các nạn nhân khác là vị hiệu trưởng và một nhân viên bảo vệ.

    Người hành hung các giáo viên là cậu học sinh nhỏ tuổi Rodrigo Carpio, - tờ New York Post viết. Mặc dù có chiều cao không quá 125 cm, nhưng đứa trẻ đã dễ dàng “xử lý” những người khổng lồ 1mét 80.

    Theo lời kể của giáo viên John Webster, nam học sinh gây chấn thương cho ông bằng những đòn võ karate, làm thầy thể dục vỡ mắt cá chân và gãy đầu gối. Các nhân viên y tế đã bó bột chân phải và ông John Webster sẽ phải qua khóa điều trị kéo dài nhiều tháng về thể lực cũng như tâm lý.

    "Đó không phải người mà là một con quỷ giả bộ thiên thần," – người đàn ông vạm vỡ nói về kẻ hành hung. Một luật sư gọi cậu bé là "tên khủng bố con".

    Thầy thể dục nói rằng, ông dẫn học sinh vào nhà ăn và nhắc nhở Rodrigo làm cậu bé nổi cơn lôi đình. Đáp lại, nam học sinh lớp một đã xông vào đánh thầy. Trong vụ ẩu đả, Rodrigo còn đấm cả hiệu trưởng, bấu một vài người khác, trong đó có nhân viên bảo vệ.

    Riêng với cu con này lực lượng đặc nhiệm mỹ cần tuyển gấp:)) :)) :))
  10. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    voi lừa bắt đầu vật nhau rồi các cụ
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này