1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. Oplot

    Oplot Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/03/2014
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    104
    Xe tăng sắp bị bắn ra “bãi rác của lịch sử”
    Khi một chiếc thiếp giáp kéo đổ bức tượng cựu độc tài Saddam Hussein vào thời khắc mang tính biểu tượng của cuộc chiến Iraq, nó tạo ra cơn sóng kiêu hãnh cho nhà máy BAE - nơi sản xuất ra nó. Thủy quân lục chiến Mỹ - những "người chiến thắng", thậm chí đã biểu lộ sự "tôn trọng" của họ dành cho công nhân nhà máy BAE. Nhưng thời hoàng kim của những công ty sản xuất xe tăng như BAE đang lui dần vào quá khứ.

    Số phận nổi trôi của các công ty sản xuất xe tăng
    Đến nay, xe tăng - đại diện của sức mạnh Mỹ đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: Quốc hội Mỹ đã có những cuộc tranh luận nảy lửa về công nghiệp quốc phòng, vai trò của xe tăng trong việc thích ứng với thực tế chiến tranh hiện đại và ngân sách nhà nước dành cho quân sự. Khi đơn đặt hàng dần cạn kiệt, nhà máy BAE cũng phải thu hẹp quy mô. Công ty này đang phải giảm dần công nhân và đóng cửa các cơ sở sản xuất.

    Nhà máy BAE bắt đầu hoạt động vào đầu những năm 1960 của thế kỷ XX - khi đó, Giám đốc Bowen McLaughlin York đã mua một trang trại. Nơi đây ban đầu chỉ là một xưởng sửa chữa, đại tu xe quân sự. Công việc kinh doanh của York đã bùng nổ trong một thời gian, nhưng rồi chựng lại trong những năm 1980. Cuối cùng, ông Bowen McLaughlin York phải liên kết với một cơ sở quốc phòng để thành lập Công ty Quốc phòng Liên doanh (United Defense).

    Năm 1997, Công ty cổ phần tư nhân Carlyle Group đã mua Công ty Quốc phòng Liên doanh. Tuy nhiên, thật kỳ lạ, vào năm 2005, Carlyle Group đã phải bán lại Công ty Quốc phòng Liên doanh với giá rẻ bất ngờ chỉ 4 tỉ USD cho BAE.

    Sau nhiều thập niên, nhà máy BAE đã cho ra đời nhiều loại xe tăng có khả năng chiến đấu ưu việt như "dũng sĩ Héc-quyn", "thần chết Paladin" - đáng chú ý và gần đây nhất là chiếc thiết giáp mang tên anh hùng quân đội Mỹ trong Thế chiến 2, đại tướng Omar Bradley- từng được coi là một trong những loại vũ khí chiếc lược chủ đạo của quân đội Mỹ, loại chiến xa này có thể chở 10 lính và di chuyển với vận tốc gần 65 km/giờ, xe trang bị súng trường, súng máy và tên lửa.

    Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhà máy BAE đã không còn sản xuất chiến xa Bradley nữa nhưng vẫn tiếp tục cho ra đời những chiếc xe tăng phiên bản cũ thông qua một chương trình nâng cấp. Năm 2008, 2.500 công nhân công ty BAE làm nhà máy đã phải làm việc ngày, đêm để "lên đời" 7 chiếc Bradley/ngày.

    BAE không những chỉ xuất xưởng dòng xe Bradley mà còn lập kế hoạch sản xuất các thế hệ tiếp theo của loại xe chiến đấu này. BAE đã được giao nhiệm vụ xây dựng một số mẫu xe chiến đấu bao gồm xe hành trình có lắp đặt hệ thống chiến đấu cơ động trong tương lai dành cho quân đội Mỹ, nhiều loại xe, máy bay không người lái, người máy. Do đó, BAE đang tích cực tuyển dụng công nhân trẻ, gọi những người đã nghỉ hưu trở lại làm việc để sản xuất ra những chiếc xe quân sự trị giá 8 triệu USD.

    Nhưng, thật đáng tiếc, BAE cùng phân xưởng ở York đã phải chịu một vố đau khi Quân đội Mỹ hủy hợp đồng xe hành trình có lắp đặt hệ thống chiến đấu cơ động, đây là hợp đồng giữa BAE và General Dymamics mà theo một tư liệu quốc phòng Mỹ, được Bộ trưởng Robert Gate công bố, có thể có trị giá hơn 87 tỉ USD.

    Kể từ đó, quân Mỹ cũng giảm dần việc mua xe tăng được nâng cấp. Phân xưởng York đã phải cắt giảm khoảng một nửa công nhân sắp đến tuổi nghỉ hưu (54 tuổi) và phải "nhét" những chiếc xe tăng "nhàn rỗi" vào một khu đất nông nghiệp đợi…"hy vọng ngày mai". Trong tháng 12/2013, BAE bắt đầu một đợt sa thải lớn.

    “Thực tế là chúng tôi đã phải bắt đầu đóng cửa", ông Conner, một giám đốc sản xuất chua xót phân trần. Nếu BAE không giành được bất kỳ khoản tài trợ mới nào cho dòng xe Bradley- hoặc trúng thầu mới từ các công ty thương mại hoặc chính phủ nước nào, thì nó sẽ giải thể vào năm 2015.

    General Dynamics, đối tác của BAE, cũng đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn tương tự. Cũng giống như nhà máy sản xuất xe tăng Bradley của BAE, phân xưởng chế tạo vũ khí Abrams trực thuộc General Dynamics cũng hối hả làm việc và kiếm bộn tiền trong thời gian vừa qua. Nhưng ngày nay, cùng cảnh ngộ với Công ty BAE - cơ sở sản xuất vũ khí General Dynamics đã phải giảm biên chế 500 người lao động trong tổng số 1.220 người.



    [​IMG]
    Quân đội Mỹ dùng xe tăng kéo đổ tượng Saddam Hussein trước sự chứng kiến của người dân Iraq trong cuộc chiến năm 2003.
    Vì sao quân đội Mỹ muốn tiễn biệt xe tăng… ra "bãi rác của lịch sử”?

    Quân đội Mỹ cho rằng, sản xuất ra những chiếc xe tăng đầy sức mạnh nhưng rất tốn kém đã không còn vai trò quan trọng nữa. Vì trong chiến tranh hiện đại, quân đội phải điều động quân, vũ khí nhanh chóng và "phóng đạn xuyên qua khoảng cách rất xa". Tàu ngầm, máy bay ném bom tầm xa rất cần thiết. Những loại vũ khí như máy bay không người lái - bay nhanh và tác chiến "thông minh sẽ được dùng trong tương lai.

    Hiện nay, quân đội Mỹ có khoảng 5.000 xe tăng đang "ăn không, ngồi rồi" hoặc chờ được nâng cấp. Đối với công nhân nhà máy BAE ở York, duy trì sản xuất xe thiết giáp bán cho quân đội đồng nghĩa với việc giữ công ăn, việc làm.

    Trong khi quân đội đặt ra những tiêu chuẩn cao về mặt tác chiến, thì Quốc hội Mỹ luôn cấp tiền để quân đội mua bất kỳ loại vũ khí nào mà họ muốn. Và nền công nghiệp quốc phòng sản xuất vũ khí đã tìm mọi cách gây ảnh hưởng đến cả quân đội và Quốc hội Mỹ.

    Quân đội Mỹ đang đào một con đường mà có thể dẫn đến việc đóng cửa một phần đối với ít nhất 2 cơ sở sản xuất xe tăng, thiết giáp.

    Quốc hội và quân đội Mỹ cho rằng hãy để những chiếc xe tăng nhàn rỗi hoặc có ý gần như thế này: "buông tay" với những cỗ máy và công nghệ chiến tranh cồng kềnh đã dãi dầu trận mạc qua hàng thập kỷ đến nay đã thành… "đống sắt vụn".

    Tướng Raymond Odierno, Tham mưu trưởng quân đội Mỹ, từng phát biểu trước Quốc hội nước này năm 2012: "Chúng ta không cần những chiếc xe tăng nữa. Đội xe tăng của chúng ta bây giờ có tuổi thọ trung bình chỉ 2 năm 6 tháng. Chúng ta đã có quá nhiều rồi, vì vậy cần phải đẩy chúng vào bãi rác!”

    http://antg.cand.com.vn/vi-VN/hosomat/2014/3/82589.cand
  2. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Theo NYTimes , 1 chiếc máy bay không người lái của Mỹ đã giết chết 5 binh sĩ Afghanistan và làm bị thương 8 người vào sáng thứ 5 , 1 nguồn tin Afghanistan cho biết
    Cuộc tấn công xảy ra vào lúc hơn 3 giờ tại quận Charkh thuộc tỉnh Logar , nơi có hoạt động chiến đấu ác liệt của phiến quân Taliban
    Din Mohammad Darwish , phát ngôn viên của chính quyền tỉnh Logar phát biểu " kết quả của cuộc tấn công nhầm là sự phối hợp nghèo nàn của các binh sĩ Afghanistan và sĩ quan điều khiển drone "
  3. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Nó làm những chức năng khu trục hơi bị phí. Ví dụ Hải giám , tuần tra bảo vệ tuyến đường biển hải cảng... , trinh sát tình báo , quét mìn , săn tàu ngầm....Nó hơi có tính chuyên săn ngầm và quét mìn.
    Chính là vì chi phí vận hành cao và tranh cải nhiều quá nên chương trình sẽ dừng ở 32 chiếc và thay bằng loại khác.
  4. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Trên tàu AEGIS không có sensors nào hoạt độc độc lập cả. Thông tin đều tự động nạp vào AEGIS và AEGIS tự động lên hạng mục thứ tự tấn công. Con người chỉ can thiệp để quyết định. Cách làm đó nhằm phản ứng nhanh khi bị tấn công hàng loạt.
    ..............

    Northrop Grumman Corporation (NYSE: NOC) has been awarded current-year options totaling $16.6 million under a multi-year contract from the U.S. Naval Sea Systems Command for full-rate production of AN/SPQ-9B anti-ship missile-defense radars. The radars will enhance the ability of Navy ships to defend against fast, low-flying threats.
    The Navy plans to install the AN/SPQ-9B high resolution, X-band narrow beam missile defense radar aboard Nimitz-class aircraft carriers, Ticonderoga-class cruisers, Arleigh Burke- and Spruance-class destroyers, as well as Wasp- and San Antonio-class amphibious assault ships for protection against sea-skimming missile threats.

    The radar works in the presence of clutter from the sea, rain, land, discrete objects, birds, chaff, and jamming. This contract includes options that could bring its total value to $281.5 million, and combines purchases for the U.S. Navy and Royal Australian Navy.
  5. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.374
    Đã được thích:
    26.727
    Tớ chả hiểu sao nó có cái biệt danh LCS mà trang bị chẳng có gì gọi là combat cả. Nói nó là tàu khu trục/bình định mặt nước gần bờ cũng không xong vì phòng không rất kém. Nó là tàu tuần tra quét mìn/chống ngầm gần bờ thì gần đúng với nó hơn và như thế thì vứt chữ LCS đi. Nó là loại tàu đắt đỏ dở người...
    tekute1976, hk111333, oanh891 người khác thích bài này.
  6. Oplot

    Oplot Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/03/2014
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    104
    LCS-1 trang bị còn thua Gepard nữa
  7. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    @ Mao . Heee...US nhát bỏ mịa khi đi can thiệp chuyện của thiên hạ , nhưng chuyện của nó thử xem. Còn thằng Khựa can đảm quá, Senkaku tự nhận đất nhà nằm cách TQ chỉ hơn 300km mà không dám lấy về. Hóa ra cái này không gọi là nhát nữa mà là hèn hehehehe...phải không cu Mao.

    .....Bác Kùi Mủ : Thằng LCS to thế nếu muốn gắn vk nặng có khó gì. Nhưng theo tôi gắn VK nặng thời bình xách đi rà sát biển thiên hạ thì chỉ tổ sinh phiền toái chính trị. (Khu trục và tuần dương vạn tấn Mỹ đã có đâu ít) .Còn hàng trinh sát tình báo thì đâu ai biết. Nó cũng như Hải Giám của Tàu , chả trang bị gì thực chất toàn thiết bị thu thập tin tức tình báo. Tuy nhiên hiện gìơ người ta quyết định dừng ở số 32 , 20 ít hơn kế hoặch và đóng tàu tiếp tục kế hoặch trang bị nặng hơn. Tôi cho rằng cái tên LCS của nó ra đời khi nó được chế tạo đi hộ tống DDG-1000. Lúc đó kế hoặch Mỹ đội hình tàu trên chuyên đụng hổ trợ xâm lược đổ bộ bằng đường biển. Khi đó USN không nghĩ đến tác chiến giữa đại dương mênh mông , và chưa xây dựng kế hoặch căn cứ nổi và đổ bộ hàng không như bây giờ .(Ngày nay người ta cho rằng đổ bộ đầu cầu thì dùng căn cứ nổi và trực thăng chớp nhoáng là thích hợp hơn). Ngày nay tuy chưa có đe dọa trực tiếp nhưng tình hình phải chuẩn bị trước khi kinh tế chung thế giới tăng cao và có những quốc gia có khả năng kinh tế vương ra đại dương. DDG-1000 bị giết nên LCS dừng cũng đúng , điểm khác biệt là LCS hữu dụng cho săn mìn và tàu ngầm thông thường phục kích gần bờ. Tuy nhiên tôi thấy tương lai chưa chắc gì USN sẽ theo mãi với DDG-51 lớp 3. Tình hình TQ còn chưa rõ ràng nên khó mà USN có hướng đón đầu cụ thế.
    À bác Kùi Mủ quên rằng mối đe dọa ở biển nông lớn nhất là mìn và tầu ngầm không hạt nhân. Trong hoàn cảnh đó tàu đổ bộ hay bất kỳ đội tàu nào cũng nhất định cần LCS hộ tống. Thiếu LCS việc đi vào biển nông trở nên rất nguy hiểm. Nhưng rõ ràng trang bị như LCS trong thời chiến nó không khả năng tác chiến độc lập. Cò nếu hộ tống cho TF thì vũ khí nặng không quá cần thiết. Tuy nhiên nếu ý tưởng dùng như VK độc lập thì cần trang bị lại. Nhưng thực tế cá nhân AT tôi cũng chả biết nên trang bị lại thế nào cho thích hợp. Như khu trục thu nhỏ hay như tuần tuần tra với VK nặng. Cái nào cũng có ưu và khuyết. Các nước khác tàu luôn là khu trục thu gọn vì họ không có đội hình khu trục lớn như USN nên không thể so sánh. Nếu cần khu trục thì USN nên đóng luôn khu trục. Nếu cần hộ tống thì vấn đề là dùng ra sao ....
  8. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Andrew Trần bắt đầu giống huyphuc rồi đó. Đọc bài trên xong thấy... chả hiểu gì cả.
  9. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    USN tăng cường mua sắm đạn từ nay đến 2019 chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh.

    New Budget Preserves Navy High End Combat Power
    By: Sam LaGrone and Dave Majumdar
    Published: March 5, 2014 4:24 AM

    http://news.usni.org/2014/03/05/new-budget-preserves-navy-high-end-combat-power

    .............

    Xin lỗi nếu tớ có bị lai HP nhé. Ngày xưa cải nhau với lão ấy nhiều năm quá nên có khi bị lai chăng. Tớ sẽ viết thận trọng hơn.
  10. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Theo tui thấy thì LCS có liên quan gì đến DDG-1000 đâu?

    Bắt đầu từ việc lớp khinh hạm Oliver Perry sắp hết hạn sử dụng, cả bọn tàu vét mìn Avenger cũng thế nên hải quân cần đóng tàu mới để thay thế. Chứ dùng khu trục to đùng DDG-51 làm thay việc thì quá đắt đỏ và thiếu phù hợp.

    LCS thay thế cho cả hai lớp tàu trên và gánh thêm nhiều nhiệm vụ khác vì hình thái chiến tranh đã thay đổi nhiều. Nó nhằm chủ yếu vào chiến tranh bất đối xứng như chống đám tàu nhỏ chơi trò bầy sói, chống ngầm, quét mìn. Kể cả việc thi hành việc thả và thu hồi biệt kích cho các nhiệm vụ đặc biệt. Nhiệm vụ này trước giờ do tàu ngầm lo nhưng tàu ngầm hạt nhân Mẽo quá tốn tiền mỗi khi điều động, lại chỉ có thể thả thiết bị lặn, không có trực thăng hay tàu đổ bộ cỡ nhỏ. LCS tàng hình và khả năng bơi biển nông nên áp sát bờ biển đối phương được, lại có thể thả và thu hồi biệt kích bằng cả xuồng máy, thiết bị lặn hay trực thăng.

    Lão Cùi than thở sao LCS vũ khí kém là đúng. Đây có phải thời chiến tranh lạnh đâu? Tàu nhỏ tàu lớn có việc riêng của mình, vì động đến cái gì cũng tiền cả. Thời chiến tranh lạnh thì tiền không tiếc.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này