1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Đời không như là mơ đâu bạn.
    Bạn sang bên top PKKQ xem nhà ta đang mua hẳn công nghệ bảo dưỡng đại tu máy bay Su27 ở Đà Nẵng. Nghĩa là phải bỏ tiền ra mua nhà máy, bỏ tiền ra cho nó dạy cách sửa chữa máy bay. Nhưng cái động cơ thì có tiền nó cũng cóc dậy cách sửa (trừ những thằng cực kỳ nhiều tiền như TQ). Không kể các chi tiết quan trọng đều phải nhập. (Đến 95%;))

    Còn hàng dân dụng thì khỏi bàn. Đặc biệt là cái gì dính đến hộp đen điện tử. Cứ mất tem là nó khỏi bảo hành, mà giá mua thì chát vãi. Bố bảo các chú dám tí toáy sờ mó.

    Chỉ có hàng second hand là voọc thoải mái. Cái này cũ rồi nên sẽ có người được nó dậy cách sửa rồi học lỏm nghề thôi. Truyền nhau mãi. Món này trong Nam rất giỏi.
  2. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
    Chuyên gia lật đổ McFaul tháo chạy khỏi Nga
    nguồn http://vietnamdefence.com/Home/phantich/Chuyen-gia-lat-do-McFaul-thao-chay/20142/53355.vnd
    Không biết ngài đại sứ Mỹ tại VN là chuyên gia về vứn đề j nhỉ :D
  3. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    AC-130J: vũ khí cực kỳ lợi hại của đặc nhiệm Mỹ
    (Kienthuc.net.vn) - Lực lượng đặc nhiệm Mỹ vừa nhận thêm một loại vũ khí mới cực kì lợi hại, đó là "thợ săn đêm" AC-130J, phiên bản "lô cốt bay" mới nhất của Mỹ.
    Máy bay yểm trợ hỏa lực AC-130J là phiên bản chỉnh sửa từ mẫu MC-130J (được chế tạo dựa trên máy bay vận tải quân sự C-130J), dự kiến sẽ thay thế cho loại máy bay AC-130H/U trong Không quân Mỹ. Chuyến bay kiểm tra chất lượng đầu tiên của AC-130J Ghostrider vừa được tiến hành hồi tháng 1/2014.
    Hãng Lockheed Martin sẽ bàn giao tổng cộng 32 chiếc Ghostrider cho Bộ chỉ huy các lực lượng đặc nhiệm của Không quân Mỹ (AFSOC), tổng giá trị của hợp đồng này lên tới 2,4 tỷ USD. Dự kiến đến năm 2015 sẽ có 16 chiếc AC-130J được bàn giao trước khi chuyến cuối cùng trong số 32 chiếc sẽ được giao vào năm 2021.
    [​IMG]
    Qui trình chuyển đổi chiếc MC-130J thành AC-130J Ghostrider đầu tiên.
    Chiếc máy bay MC-130J đầu tiên được chuyển đổi thành AC-130J từ hồi tháng 1/2013, sau đó nó chính thức được đặt tên là Ghostrider. Trong đó MC-130J Commando II vốn là máy bay vận tải chuyên dùng cho các hoạt động đặc biệt của Không quân Mỹ.
    Đặc điểm nổi bật nhất của AC-130J là nó kết hợp khả năng bay cực tốt của vận tải cơ đặc nhiệm MC-130J và hỏa lực yểm trợ mạnh mẽ của dòng AC-130. Nhờ đó, AC-130J có thể đảm đương nhiệm vụ không kích yểm trợ lính đặc nhiệm tấn công lẫn khi rút lui và bảo vệ vùng trời tại khu chiến. Nó có sức mạnh đủ để chế áp các mục tiêu được lên kế hoạch trước lẫn các mục tiêu xuất hiện ngoài dự kiến.
    [​IMG]
    AC-130J Ghostrider.
    Khi cần AC-130J có thể được tiếp dầu từ máy bay khác qua hệ thống chuyên dụng UARRSI nhưng nó lại không thể tiếp dầu cho máy bay khác !?
    AC-130J Ghostrider có chiều dài 29,3m, cao 11,9m và sải cánh 39,7m. Nó có thể bay ở độ cao tối đa 8.500m với tải trọng hàng 19 tấn. Khối lượng cất cánh tối đa của AC-130J là 74 tấn. Chiếc “lô cốt bay” thế hệ thứ 4 này biên chế tổ bay gồm 2 phi công, ba sĩ quan điều khiển hệ thống tác chiến và ba pháo thủ.
    Các thiết bị điện tử tinh vi trên AC-130J có thể kể đến một số như thiết bị cảnh báo rađa AN/ALR-56M, hệ thống cảnh báo đang bị tên lửa khóa AN/AAR-47 (V) 2, hệ thống phóng mồi nhiễu AN/ ALE-47.
    Không quân Mỹ đã phát triển và lắp đặt hệ thống Bộ vũ khí chính xác (PSP) cho AC-130J. Vũ khí của AC-130J giờ đây sẽ gồm pháo tự động 30mm Mk 44 Bushmaster, một pháo 105mm cùng các loại vũ khí chính xác bao gồm bom thông minh GBU-39 và tên lửa dẫn đường bằng laser AGM-176 Griffin. Bệ phóng tên lửa ở phía sau khoang hàng, máy bay sẽ mở cửa đuôi để có thể khai hỏa.
    [​IMG]
    Cận cảnh phía đầu AC-130J Ghostrider.
    Các thiết bị thông tin tình báo, quan sát và trinh sát trong hệ thống PSP bao gồm hai cảm biến quang-điện tử, hệ thống hiển thị trên mũ phi công, hệ thống trao đổi dữ liệu hình ảnh, thông tin đa năng. Ở khoang sau là hệ thống chỉ huy toàn bộ hỏa lực của AC-130J, ngoài ra máy bay còn có thiết bị kiểm soát hỏa lực tiên tiến.
    AC-130J sử dụng 4 động cơ cánh quạt 6 lá Rolls-Royce AE 2100D3 với lực đẩy 3.458kW mỗi cái. Máy bay có thể bay quãng đường dài 4.800km mà không cần tiếp dầu và có thể bay tốc độ 670km/h ở độ cao 6,7km.
    Có thể nói MC-130J và AC-130J biên chế cho lực lượng đặc nhiệm Mỹ cho thấy sự ưu ái dành cho lực lượng này, với tầm hoạt động xa và khả năng len lỏi vào sâu trong đất địch để đổ quân hay hỗ trợ hậu cần của MC-130J, giờ đây đặc nhiệm Mỹ có thêm AC-130J với hỏa lực mạnh mẽ có thể quét sạch cả xe tăng địch. Điều đó hứa hẹn các chiến dịch của lực lượng đặc biệt Mỹ hứa hẹn sẽ càng táo bạo và hiệu quả hơn trước nhiều lần.
    [​IMG]
    AC-130J hứa hẹn là vũ khí lợi hại của đặc nhiệm Mỹ.
    Quang Minh
    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/ac130j-vu-khi-cuc-ky-loi-hai-cua-dac-nhiem-my-321114.html
  4. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Từ máy bay radar không thể phát hiện tầu ngầm đang lặn. Radar chỉ hoạt động trong một môi trường không thể hoạt động xuyên nhiều môi trường do bề mặt giữa hai môi trường tính phản xạ tán xạ quá lớn. Chỉ vậy thôi. Radar trên máy bay dò tàu ngầm chỉ phát hiện cái ống tiềm vọng , ống thở do tàu ngầm cần chạy máy dầu đề nạp điện . Lượng điện dự trữ rất mau cạn khi hoạt động ngầm hòan toàn.
  5. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Khi lão Kùi hỏi vị trí của tàu LCS tự dưng làm AT chợt nhớ rằng người Mỹ khi làm gì việc đầu tiên họ cũng nghĩ đến nó được dùng làm gì và ở đâu lúc nào. Ngay từ khi viết yêu cầu thiết kế đã không có tên lửa phòng không và chống tàu dù tàu to đến 3 nghìn tấn. Ngay từ đầu nó được nêu rỏ là chuyên dụng chống tàu ngầm và vét mìn. Nó chỉ tự vệ vì bị biệt kích hay khủng bố tấn công. Nó không cần tự vệ vì bị máy bay và tàu lớn tấn công. Vậy nó dùng ở duyên hải nào mà như thế? Chắc chắn không phải vịnh Bắc Bộ , Hoàng Hải hay biển Nhật Bản . Nhưng nó vẫn dùng để chống tàu ngầm TQ và đóng căn cứ ở miền nam cùa ĐNA. Như vậy rỏ ràng nó được chế tạo để bảo vệ tuyến đườn biển chiến lược Nam Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương không bị tàu ngầm TQ phong tỏa. Ngày nay Nhật muốn tham gia càng sáng tỏ vấn đề. Người Nhật nói họ muốn tàu nhỏ hơn thế nửa có lẻ là muốn rẻ hơn. Như vậy Nhật muốn dùng nó tăng cường bảo vệ những tàu dầu chiến lược duy trì nguồn năng lượng cho Nhật khi có đối đầu với TQ. Kinh nghiệm Đức đánh phá con đường hàng hải còn in trong trí. TQ có trên 60 tàu ngầm nên việc đánh phá con đường hàng hải chiến lược là rất có khả năng. Việc hoạt động trong khu vực từ Guam kéo đến Phi sang Mã Lai xuống úc và Tân Tây Lan rỏ ràng vô số duyên hải và chả có gì đe dọa nó trừ tầu ngầm và biệt kích hay khủng bố. Vùng này rộng thế nên kế hoặch đóng nhiều vậy là đúng. Điều này bộc lộ một ngược điểm của TQ là khi Mỹ khóa miền nam thì 80% lượng dầu nhập khẩu của TQ bị chận lại và TQ rơi vào khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. Chuyện chống tàu mặt nược từ lâu USN đã đặt trọng tâm cho tầu ngầm và máy bay. Chính tuần đương của Mỹ nhiều chiến không hề trang bị tên lửa chống tàu. Số lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ quá lớn và tiếp tục đóng 1 năm 2 con cho tương lai. Khó có lực lượng hải quân nào đủ lớn để tranh phong với bọn này hơn nửa bọn này hoạt động dưới cái dù phủ bầu trời của 10 TSB. Một sự phối hợp hoàn hảo.
    Em Oanh , AT không chê kỹ thuật của DDG-1000 nhưng cho rằng Mỹ không thể nào đáng vào duyên hải TQ mà không làm bùng nổ WW3 nên việc đóng tàu DDG-1000 là vô ích. Tàu LCS Mỹ ngưng đóng ở 32 chiếc là ngưng với cấu hình hiện nay chứ hết 32 họ vẫn đóng tiếp loại đa năng hơn. Đa năng hơn đa dụng hơn đơn giản là vậy. LCS giống như tàu khu trục hộ tống chống tàu ngầm thời WW2. Nó dùng trên biển ta hơn là tuyến đầu. Bởi nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm nên nó có đến 2 trực thăng dù tàu chỉ 3 nghìn tấn. Hoạt động vùng vô số đảo nhỏ nên nó có thể đem theo toán biệt kích đánh biệt kích TQ khi cần thiết. Trọng tâm Mỹ vẫn là thiết lập vành đai phòng TQ làm loạn và bảo vệ đồng minh Mỹ ở khu vực TBD.

    ...................................

    Thằng Mao nói chuyện ngu dại nó sủa miết ta chẳng buồn dạy khôn lại nó nửa. Chán cái mồm loa thổi đít TQ.
    Lần cập nhật cuối: 21/03/2014
  6. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.365
    Đã được thích:
    26.708
    Chuyện radar soi tầu ngầm tầu nổi tớ không bàn đến đâu. Kệ...
    Nhưng cái này thì cụ chưa hiểu nguyên lý phản xạ bức xạ điện từ rồi. Cụ dạy radar vở lòng cơ đấy...nghe thấy ớn.
    Khi một xung điện từ trường biến thiên lan đến bề mặt dẫn điện. Nó làm dao động các điện tích tự do trên và trong bề mặt ấy. Chính điều đó tạo ra các dòng dao điện cục bộ. Dòng dao điện đó lại tạo ra 1 xung biến thiên điện từ trường lan ra xung quanh nó với độ lệch pha bằng bán nguyên lần bước sóng đến. Đó là sóng phản xạ.
    Vậy, để có sóng phản xạ hay bị phản xạ thì vật liệu phải phải có điện tích tự do. Tức là vật liệu dẫn điện.
    Nước biển là nước muối có đầy ion + và - nên nó dẫn điện tốt. Đặc biệt là dẫn theo các phương song song với bề mặt. Vì thế, nó phản xạ sóng radar có phương dao động điện từ trường song song với bề mặt tốt nhất.

    Thế có nghĩa là nước ngọt sạch, ít muối khoáng thì radar nó qua được đó cụ Kiủ Chần thân mến ạ. Khổ thế...

    Đất nó còn lấy radar nó soi chứ nước ngọt nhằm nhò gì

    Cụ có biết cái của nợ này của bọn cầy hoa không nào? Nó làm ra để soi xuyên đất đấy cụ

    Model 401.
    [​IMG]

    Model 403:
    [​IMG]

    Đoạn đỏ thì cụ tán tụng quá lố. Thằng nào trên đời này chả làm thế chứ riêng gì "người Mỹ" trừ phi thằng đó điên.

    Đúng là khi hoạch định nhiệm vụ kỹ chiến thuật cho LCS thì nó là quét mìn và chống ngầm nhưng không phải quét mìn và chống ngầm trong tác chiến chống phong toả đường biển mà là trong công tác bình định mặt nước ven bờ địch chống phục kích bằng ngầm và mìn nhằm phục vụ cho đổ bộ đường biển.
    nobita1102OnlySilverMoon thích bài này.
  7. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Thế thì cái máy dò nước ngọt ấy đặt cách mặt đất bao nhiêu. Khi làm radar trên máy bay người ta phải tính chuyện sóng truyền đi trong khí quyển. Loại sóng truyền tốt trong khí quyển có thể truyền tốt trong nước sao. Nước ngọt và nước mặn , nước nóng và lạnh đều phản xạ một số sóng radar có bước sóng nào đó ở mức độ khác nhau. Không có chuyện sóng radio truyền tốt qua km khí quyển lại đi tốt qua mặt nước rồi phản xạ tốt từ vật trong nước về radar. Khi sóng truyền qua mặt nước nó bị lệch đi bao nhiêu? Bao nhiêu % đã bị phản xạ và tán xạ , bao nhiêu phần trăm đi xuyên qua và bẹ lẹch đi bao nhiêu. Gặp mục tiêu nó phản xạ và khi gặp bề mặt sóng phản xạ đó bị cùng một vấn đề khi tiếp xúc bề mặt nước và khí quyển lần nửa. Chỉ có không biết gì về kỹ thuật mới dám lấy cái thiết bị dò nước , dò mìn , cái thiết bị dò vây trong tường để nghĩ rằng radar đặt trên máy bay dò được tàu ngầm lặn toàn phần. Ảo tưởng. Radar hoạt động tốt trong nước thì chúng làm cái sonar làm quái gì cho phiền.
    ............
    Trước khi bắt tay thiết kế người ta phải nhận bản yêu cầu các vấn đề đặc tính cơ bản. Không có phòng không chống máy bay và không có tên lửa chống tàu rỏ ràng đã được đề ra từ buổi ban đầu. Thực tế chiến tranh cho thấy tàu ngầm không hạt nhân có khả năng đáng rất tốt tầu vận tải và đi dọa nghiêm trọng đường biển chiến lược. Rỏ ràng như vậy LCS được thiết kế để loại trừ khả năng TQ hoạt động trong khu vực nam TBD và Nam ĐTD. Kùi mủ cố cũng vô dụng thôi. Khi Mỹ nó bảo vệ đường vùng biển ấy khỏi tầu ngầm chạy dầu của TQ thì ngược lại TQ bị tê liệt hoàn toàn nền công nghiệp quốc gia hhehehehe....chả cần vũ khí gì ghê gớmn chỉ cần bọn tàu LCS đủ cho nền kinh tế tàu són ra máu heheheh....Điều đó cho thấy VN cũng chả có tầm quan trọng chiến lược nào với Mỹ cả. Bây giờ đã hiểu vì sao chúng mở căn cứ ở Sing và Úc chưa? Nếu đánh đổ bộ bình định bờ biển nó nhất định trang bị đại bác to chứ không phải 57mm và nhất định cần ESSM để tự vệ. Phiên bản LCS như thế sẽ có sau 32 chiếc đầu tiên cần thiết để chống hoạt động lấn xuống miền nam của TQ và ngăn chặn khả năng TQ vào Ấn Độ Dương đe dọa an ninh hàng hải chiến lược ngược lại bóp cổ TQ ở Ấn Độ Dương buộc nhà nước TQ quy gối mà vãi máu.
    Lần cập nhật cuối: 22/03/2014
  8. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Đây mới là vũ khí hổ trợ đổ bộ nè lão Kùi.
    The Small Surface Combatant Task Force, or SSCTF, will explore potential new designs as well as modifications to the existing LCS platform, according to the memo. Led by Marine Corps Systems Command, the task force will include large elements from Naval Sea Systems Command and the Navy’s surface warfare requirements office.
    Vậy là done nhé. LCS chạy tuyến hậu phương bảo vệ đường biển chống tàu ngầm và biệt kích cũng như phong tỏa biển. Và Small Surface Combatant mới thuộc TQLC và đánh đổ bộ.

    http://www.dodbuzz.com/2014/03/18/navy-memo-details-new-lcs-replacement-task-force/
  9. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Chần vô vả vỡ mồm thèng Mẽo dám lấy ra đa P 8 Poseidon đi soi máy bay dưới biển:
    "
    A US navy commander said the radar hits picked up by a P-8 Poseidon aircraft from the Indian Ocean was not connected to the missing Malaysia Airlines Flight MH370."
    http://www.themalaymailonline.com/m...mander-says-radar-hits-not-from-missing-plane

    Huyền thoại "Ai dùngra đa soi đáy biển" càng ngày càng rõ nét với Chần tác gia, hớ hớ
    mao_2.0 thích bài này.
  10. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Công nhận bọn Mẽo Ngú, cứ vác ra đa đi soi MH 370 làm cụ Chần lên máu
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này