1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Mỹ bắt đầu phát triển laser quân sự thế hệ mới
    theo Quân đội nhân dân

    [​IMG]

    Quân đội Mỹ dự kiến sẽ ứng dụng vũ khí laser thế hệ mới (SBC) để đánh chặn tên lửa, đạn pháo và phương tiện bay của đối phương trong tương lai.
    Giới chức quân sự Mỹ vừa ký hợp đồng với hãng chế tạo Lockheed Martin tiến hành phát triển và thử nghiệm vũ khí laser thế hệ mới kết hợp từ chùm tia mang năng lượng trong cùng quang phổ (Spectral Beam Combining, SBC) tạo ra tia laser đơn hợp nhất mang năng lượng cao với công suất phát đạt 60 KW, lớn gấp đôi so với thử nghiệm trước đó. Quân đội Mỹ dự kiến sẽ ứng dụng SBC trong các loại vũ khí đánh chặn tên lửa, đạn pháo và phương tiện bay của đối phương trong tương lai.

    [​IMG]
    Thí nghiệm công nghệ laser SBC

    SBC sẽ được tích hợp vào Hệ thống phát tia laser năng lượng cao di động - HEL MD để triển khai trên các phương tiện chiến đấu tương lai. Do có lợi thế chỉ tiêu tốn năng lượng khoảng 50% so với công nghệ phát laser trạng thái rắn hiện tại, SBC được kỳ vọng sẽ tạo ra bước tiến đột biến trong lĩnh vực laser quân sự. Về nguyên tắc, SBC là chùm tia laser mang năng lượng thuộc các bước sóng khác nhau được tập hợp thông qua các module liên kết quang đặc biệt để tập trung năng lượng.
    Hiện tại, thông tin chi tiết về nguyên mẫu máy phát SBC công suất lớn chưa được hé lộ. Ngoài việc tiêu thụ ít năng lượng hơn, công nghệ laser SBC còn có ưu điểm ở việc tỏa nhiệt lượng thừa thấp và ít bị tán xạ hơn.
    Theo một số nguồn tin, Lockheed Martin đã theo đuổi quá trình phát triển SBC trong 30 năm qua.
    Mới đây, cuối tháng 11-2013, không quân Mỹ đã công khai thông tin khả năng trang bị vũ khí laser tấn công trên chiến đấu cơ thế hệ 6 từ sau những năm 2030. Đại diện không quân Mỹ mô tả, công nghệ laser trên phải hoạt động tốt trên độ cao 19,8km và trong điều kiện máy bay hoạt động ở tốc độ Mach 0,6-2,5 (Mach là tốc độ giới hạn tường âm thanh). Nguyên mẫu vũ khí laser trên sẽ bắt đầu thực nghiệm từ năm 2022.


    Thử nghiệm dùng tia laser năng lượng cao tiêu diệt đầu đạn rocket
    http://soha.vn/quan-su/my-bat-dau-phat-trien-laser-quan-su-the-he-moi-2014042910254428.htm
    Lần cập nhật cuối: 30/04/2014
    steppy thích bài này.
  2. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Vũ khí thời tiết là chìa khóa nắm giữ ưu thế quân sự?
    Minh Đức - theo Trí Thức Trẻ

    [​IMG]

    (Soha.vn) - Một số ý kiến cho rằng kiểm soát được thời tiết đồng nghĩa với việc chiếm phần lớn ưu thế về quân sự. Vậy thực hư cái gọi là vũ khí thời tiết là gì?
    Trang mạng Topwar (Nga) đăng tải bài viết cung cấp một cái nhìn rõ hơn về vũ khí thời tiết, khả năng kiểm soát của con người đối với các hiện tượng thiên nhiên từ đó biến nó thành một thứ vũ khí.
    Năm 1996, một báo cáo của Không quân Mỹ đề cập đến khả năng biến thời tiết thành một thứ vũ khí.
    Vậy ý nghĩa của vũ khí thời tiết là gì? Làm thế nào để tăng cường sức mạnh quân sự của mình và làm suy yếu kẻ địch? Mặt tối của vũ khí thời tiết?
    Từ quan điểm của khoa học quân sự hiện đại, kiểm soát thời tiết không bao gồm việc tạo ra các cơn siêu lốc xoáy hay kiểm soát các cơn bão để quét sạch các thành phố lớn dọc theo bờ biển đối phương như những gì được nêu ra trong các thuyết âm mưu.

    [​IMG]
    Việc kiểm soát thời tiết từ đó tạo ra những trận siêu bão, siêu lốc xoáy biến nó thành một siêu vũ khí mang nhiều tính chất của thuyết âm mưu hơn là tính thực tế.
    Trong một cái nhìn chung, kiểm soát thời tiết là sự cần thiết để giải quyết hai vấn đề chính:
    Thứ nhất là tạo sự thuận lợi cho các lực lượng của mình, tức ra tạo ra các điều kiện thời tiết thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt động chiến sự bao gồm: cải thiện tầm nhìn, đảm bảo hoạt động an toàn của các máy bay, loại bỏ nhiễu, cải thiện chất lượng thông tin liên lạc vô tuyến. Ngoài ra còn tạo sự chính xác trong việc dự báo thời tiết ở thời điểm hiện tại và chống lại những nỗ lực can thiệp vào thời tiết của đối phương.
    Thứ hai là làm suy yếu lực lượng vũ trang của đối phương bằng cách làm tăng các trận mưa nhân tạo gây nên các trận lũ lụt làm tê liệt hệ thống giao thông của đối phương; tạo ra các đợt hạn hán nghiêm trọng gây khó khăn cho việc cung cấp nước ngọt hoặc tạo ra các kiểu thời tiết bất lợi khác gây khó khăn trong việc cung cấp thông tin giám sát tình báo như làm tăng tốc độ gió, gây hạn chế tầm nhìn, gây khó khăn trong việc liên lạc bằng sóng radio bằng cách can thiệp vào tầng điện ly của trái đất.
    Về mặt khoa học, công nghệ và các phương pháp để kiểm soát thời tiết bao gồm:
    - Kiểm soát mưa bằng cách sử dụng các máy bay để rải vào các đám mây tinh thể I-ốt bạc làm tăng nhanh sự kết tủa của hơi nước và gây ra mưa. Phương pháp này đã chứng minh hiệu quả trong thực tế. Một ví dụ là "vũ khí thời tiết" mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, theo một chương trình được đặt mật danh là dự án Popeye. Vào cuối năm 1965, khi những nỗ lực nhằm ngăn chặn tuyến chi viện chiến lược trên đường mòn Hồ Chí Minh của Mỹ không đem lại kết quả mong muốn, họ đã áp dụng một chiến lược vô cùng thâm hiểm là sử dụng thời tiết như một thứ vũ khí nhằm làm tê liệt tuyến đường chiến lược này. Sự kiện Mỹ sử dụng vũ khí thời tiết trong chiến tranh Việt Nam sau đó đã vấp phải sự phản đối gay gắt của công đồng quốc tế.
    - Kiểm soát sương mù - "kẻ thù" của máy bay: Có hai dạng chính của sương mù bao gồm sương mù băng được hình thành từ các hạt siêu mịn ở nhiệt độ 0 độ C ở độ cao 10km và sương mù thông thường kết quả của quá trình bốc hơi nước từ các vùng đất ẩm ướt ở độ cao dưới 400 mét cách mặt đất.
    Để giải quyết hiện tượng sương mù có hai giải pháp: Làm nóng không khí xung quanh, những thí nghiệm đã chứng minh khả năng làm phân tán sương mù bằng vi sóng hoặc bức xạ laser. Tuy nhiên, phương pháp này đã cho thấy không có khả năng ứng dụng trong thực tế do chi phí quá cao cũng như nguồn năng lượng đủ mạnh để làm nóng không khí trên một khu vực rộng lớn.
    Cách thứ hai để đối phó sương mù là sử dụng hóa chất làm giảm độ ẩm của không khí. Giải pháp này đã được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam ở trận bao vây Khe Sanh.

    [​IMG]
    Bức ảnh được cho là nghi án tạo vũ khí thời tiết trong một chương trình bí mật nào đó.
    Gần đây lại xuất hiện một thuyết âm mưu khác về vũ khí thời tiết, được đề cập tới trong Dự án HAARP (tạm dịch chương trình nghiên cứu hoạt động cực quang cao tần) của Không quân Mỹ.
    Chương trình HAARP tiến hành các nghiên cứu biến đổi của tầng điện ly khi bị kích thích bởi bức xạ điện từ tần số cao, từ đó cải thiện chất lượng thông tin liên lạc bằng sóng radio, cải thiện độ tin cậy của các hệ thống radar ở giới hạn đường chân trời. Kiểm soát tầng điện ly cũng có thể gây khó khăn cho các hoạt động liên lạc bằng vô tuyến của đối phương.
    Dự án HAARP đã làm nảy sinh nhiều thuyết âm mưu về việc kiểm soát tầng điện ly có thể tạo ra các trận siêu lốc xoáy, siêu bão có khả năng quét sạch các thành phố dọc bờ biển của đối phương. Việc kiểm soát thời tiết để tạo ra siêu vũ khí vẫn là một cái gì đó xa vời nhưng nó đã tạo ra những phản ứng tiêu cực trong dư luận trong đó nổi tiếng nhất là “thuyết âm mưu Chemtrail”.

    [​IMG]
    Các an-ten phát sóng trong chương trình HAARP của Không quân Mỹ nơi tạo ra nhiều thuyết âm mưu nhất về siêu vũ khí thời tiết.
    Theo đó, những người ủng hộ thuyết này cho rằng các chính phủ trên thế giới đã bí mật thực hiện các chương trình rải các hóa chất lạ trên các thành phố bằng các máy bay chở khách thông thường. Nhiều nhân chứng khẳng định đã nhìn thấy những dấu vết lạ còn sót lại sau khi máy bay đi qua.
    Nó không giống như khói từ các động cơ ngưng tụ lại khi gặp không khí lạnh mà tỏa ra cho đến khi biến thành những đám mây li ti. Họ cho rằng các hoạt động này nhằm kiểm soát khí hậu trong một chương trình kiểm soát dân số toàn cầu tạo điều kiện cho các thử nghiệm radar hoặc vũ khí sinh học.
    Cho dù có rất nhiều thuyết âm mưu về vũ khí thời tiết nhưng dưới góc độ khoa học hiện tại thì việc can thiệp vào thời tiết chỉ có thể thực hiện dưới các hình thức gây mưa, hạn hán, sương mù nhân tạo. Những hiện tượng thời tiết trên có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự nhưng cũng gây tác hại cho các hoạt động dân sự.
    Cái gọi là “vũ khí thời tiết” vẫn chỉ dừng lại ở mức độ gây khó khăn cho các hoạt động quân sự thông qua những kiểu thời tiết bất thường chứ chưa trực tiếp trở thành một vũ khí. Việc can thiệp vào thời tiết trong các hoạt động quân sự vẫn nằm trong danh sách cấm của Liên Hợp Quốc. Siêu vũ khí thời tiết vẫn mang tính chất “thuyết âm mưu” nhiều hơn là tính thực tế.
    http://soha.vn/quan-su/vu-khi-thoi-tiet-la-chia-khoa-nam-giu-uu-the-quan-su-20140422193420547.htm
  3. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    nobita1102 thích bài này.
  4. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25
    Radar Nga, TQ có thể phát hiện tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ
    Tờ The Daily Beast (Mỹ) có bài viết nhận định hạn chế nghiêm trọng nhất của F-35 có lẽ là bản thân nó không có khả năng tàng hình trước hệ thống radar của Nga và thậm chí cả TQ.
    Dưới đây là nội dung bài viết:

    Máy bay chiến đấu đa chức năng F-35 sử dụng rộng rãi công nghệ tàng hình của Mỹ có một số hạn chế đáng kể. Nhưng hạn chế nghiêm trọng nhất của F-35 có lẽ là bản thân nó không có khả năng tàng hình trước hệ thống radar của Nga và thậm chí cả Trung Quốc. Điều này có nghĩa là Bộ Quốc phòng Mỹ đang đổ hàng trăm tỷ USD đầu tư cho loại máy bay chiến đấu mà vẫn cần sự trợ giúp của máy bay gây nhiễu chuyên dụng nhằm bảo đảm tính năng tàng hình cho các máy bay chiến đấu hiện nay.

    [​IMG]
    Tiêm kích tàng hình F-35

    Đây cũng không phải là một bí mật lớn, F-35 dễ bị phát hiện bởi radar hoạt động ở tần số VHF. Sự gây nhiễu của máy bay này chỉ được giới hạn ở tần số X trong khu vực được bao phủ bởi radar APG -81 của nó. Đó không phải là những lời chỉ trích về chương trình F-35, mà là sự lựa chọn của khách hàng - Lầu Năm Góc.

    BÀI LIÊN QUAN

    Nếu cho rằng F-35 là máy bay tàng hình ở tần số VHF cũng đồng nghĩa với lập luận rằng bầu trời không phải là màu xanh – đen. Bầu trời trên Trái Đất có màu xanh da trời là do tán xạ Rayleigh của khí quyển Trái Đất. Tán xạ Rayleigh (gọi tên theo nhà vật lý Lord Rayleigh) là một loại tán xạ ánh sáng (hay sóng điện từ nói chung) bởi các hạt hay các vùng không đồng nhất trong môi trường có kích thước rất nhỏ hơn so với bước sóng của ánh sáng. Tán xạ Rayleigh hay được quan sát khi ánh sáng đi qua các chất rắn, lỏng hay khí trong suốt. Ánh sáng trắng từ Mặt Trời đi vào khí quyển của Trái Đất bị cũng tán xạ kiểu Rayleigh, tạo nên bầu trời màu xanh da trời.

    Để "biến mất" khỏi sự theo dõi của các lực lượng radar trinh sát, chiến thuật đầu tiên mà các nhà kỹ thuật quân sự sử dụng là giảm tiết diện phản xạ radar bằng các thiết kế góc cạnh. Khi chùm tia điện từ của radar chiếu vào mục tiêu, gặp các bề mặt góc cạnh sẽ bị tán xạ và khiến radar nhận được tín hiệu phản hồi yếu ớt.

    Thường để vô hiệu hóa chiến thuật này, người ta phát lên mục tiêu nhiều năng lượng hơn bằng anten radar lớn hơn và máy phát mạnh hơn hoặc phải có máy thu nhạy hơn để phát hiện năng lượng này. Tuy nhiên không phải lúc nào hai cách này cũng khả thi. Vì có thể làm tăng giá thành radar, tăng kích thước radar khiến hệ thống giảm độ linh hoạt, hoặc là gặp rắc rối với việc xử lý tạp âm.

    Để tránh mất thời gian bắt bám các mục tiêu giả, các nhà khoa học đã sử dụng khái niệm "bám trước khi phát hiện" và sử dụng các thuật toán để phát hiện các mục tiêu tàng hình. Theo đó, radar sẽ tiến hành xử lý tất cả các tín hiệu mà nó thu nhận được và xây dựng thành các đường bám thử. Dựa vào hành trình của các mục tiêu mà ta xác định được đâu là mục tiêu thật, đâu là mục tiêu giả.

    Cũng vẫn những hệ thống radar đó, nhưng thay vì sử dụng các tần số cao, người ta để radar hoạt động ở dải tần VHF. Những nghiên cứu mới đây đều chứng minh rằng, sóng dài đặc biệt có hiệu quả trong việc phát hiện các mục tiêu tàng hình, nhất là khi bước sóng bằng 2 lần kích thước mục tiêu.

    Khác với nhiều nước vốn đi theo những chiến lược đặc biệt để xác định các hệ thống vũ khí tương lai (thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ sở công nghiệp và cơ cấu lực lượng hiện có), công tác kế hoạch quốc phòng của Nga có cách tiếp cận có hệ thống và nguyên tắc nhằm thách thức một cách đối xứng sức mạnh Mỹ cũng như thách thức một cách phi đối xứng các điểm yếu của Mỹ. Các lựa chọn của Nga đã được hướng dẫn bởi kế hoạch phòng không chiến thuật của phương Tây vốn kiên định tập trung vào tiêm kích F-35.

    [​IMG]
    Hệ thống radar cảnh báo sớm tần số VHF của Nga.
    Xu hướng phi đối xứng trong các chương trình tác chiến đường không Nga bao gồm việc phát triển các công nghệ radar chống tàng hình (CVLO) và các tên lửa phòng không cao tốc, tầm siêu xa, cũng như các hệ thống tên lửa phòng thủ điểm, tầm ngắn thế hệ mới để tiêu diệt vũ khí có điều khiển, đặc biệt là tên lửa chống radar, tên lửa hành trình và bom có điều khiển. Tất cả các hệ thống này có sức cơ động cao, thường có thời gian triển khai chiến đấu/thu hồi 5 phút, nên cho phép chúng thay đổi trận địa bắn ngay trong các chu trình ngắm bắn và đánh chặn đa số các loại vũ khí có điều khiển.

    Bên cạnh việc tập trung phát triển radar chống tàng hình, Nga cũng đầu tư cho các thiết kế tên lửa phòng không cơ động tầm xa, có tốc độ cao và thời gian bay ngắn nhằm cả 2 mục đích: ngăn chặn các máy bay trinh sát, tác chiến điện tử hoạt động ngoài tầm hoặc xâm nhập tiếp cận không phận, đồng thời cho phép các hệ thống tên lửa phòng không tiếp cận các mục tiêu tàng hình trước khi chúng có thể thoát khỏi tầm bám.

    Nguồn tin từ Trung tâm công nghệ hàng không vũ trụ Mỹ cho biết, có một điều chắc chắn hiện nay là hệ thống gây nhiễu vẫn chưa được bổ sung cho F-35. Ngay từ khi chương trình JSF bắt đầu, vấn đề này đã được quan tâm, tuy nhiên một số người đã bào chữa rằng đó là do sự chậm trễ.

    Những gì mà F-35 thực sự đang có là chức năng “tấn công điện tử”, hay còn gọi là EA trong con mắt các nhà quân sự. Nó cũng có một hệ thống radar ngụy trang - BAE Systems ALE -70. Nhưng cả hai chức năng này đều nhằm mục đích đánh chặn tên lửa chứ không ngăn chặn việc bị phát hiện.

    Hiện quân đội Nga đã được trang bị một hệ thống radar chống tàng hình di động mới sử dụng tần số VHF AESA (hệ thống quét điện tử chủ động), đồng thời nó cũng được tích hợp radar tần số cao hơn để có thể theo dõi các mục tiêu nhỏ khi radar VHF đã phát hiện ra chúng. Tuy nhiên, gần đây, Hải quân Mỹ đang lo lắng vì tàu chiến mới của Trung Quốc cũng đã được trang bị radar tìm kiếm Type 517M VHF, mà nhà sản xuất cho biết nó là một AESA.

    Rõ ràng là chúng ta vẫn chưa thể kết luận rằng công nghệ tàng hình của F-35 đã chết, nhưng sự phụ thuộc quá nhiều vào một thiết kế đơn nhất (quân đội Mỹ đang đặt cược hoàn toàn vào thiết kế của Lightning II) không phải là một ý tưởng tốt và sử dụng bí mật hư cấu để dẹp các cuộc tranh luận thậm chí còn là điều tồi tệ hơn.
  5. ltgbau

    ltgbau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    2.127
    Đã được thích:
    93
    Chắc để ổn định quỹ đạo thời ngắm cho chuẩn, đạn ngu nó bay loằng ngoằng ngắm trượt thì toi :)
  6. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Mỹ nâng cấp quy mô lớn hệ thống pháo Paladins
    theo Báo Đất Việt
    [​IMG]

    Lực lượng Lục quân Mỹ vừa tiến hành một chương trình bắn thử hệ thống pháo Paladins mới
    Nhằm hoàn thiện khả năng chiến đấu của pháo binh, quân đội Mỹ đã thực hiện bắn thử loạt pháo Paladins đã được cải tiến tại căn cứ quân sự Sam Houston ở miền Nam bang Texas.

    [​IMG]
    Quân đội Mỹ bắn thử Paladins thế hệ mới tại miên Nam Texas

    Theo David Bassett - Đại tướng lục quân Mỹ đặc trách miền Nam, Paladins mới sẽ được trang bị các thiết bị điện tử và ổ đĩa bắn hiện đại nhằm tăng sự cơ động và tốc độ di chuyển. Ông Bassett khẳng định "Việc triển khai hệ thống Paladins mới là vấn đề hàng đầu tạo nền tảng vững chắc cho lực lượng pháo binh và thiết giáp của Mỹ".
    Việc cải thiện được thực hiện tổng thể trong các lĩnh vực phòng thủ và trang bị vũ khí. Điều này bao gồm tăng giáp, thiết kế lại cách sắp xếp xếp đạn dược và trang thiết bị, động cơ và hệ thống, nâng cấp và cải tiến hệ thống pháo chính M284 và M182A1.
    Sự khác biệt lớn nhất là sự tích hợp của một hệ thống dẫn đường quán tính, cảm biến phát hiện vũ khí, tự động hóa, và một hệ thống truyền thông kỹ thuật số được mã hóa trong đó sử dụng máy tính kiểm soát tần số nhảy để tránh kẻ thù xâm nhập hệ thống và cho phép các đơn vị pháo gửi vị trí và độ cao đến trung tâm hỏa lực (FDC).
    Các FDC lần lượt phối hợp khai hỏa thông qua một tiểu đoàn trung gian. Điều này cho phép Paladin di chuyển ngăn chặn công kích từ xa của đối phương trong vòng 10 giây với độ chính xác tương đương với các mô hình tốt nhất.
    Hiệu suất của Paladin tương đương với pháo cố định, nhưng có thể di chuyển với các lực lượng chiến đấu. Họ chỉ cần dừng lại khi một mục tiêu được xác định. Sau khi bắn vào một mục tiêu, Paladin ngay lập tức có thể tiếp tục di chuyển. Dự kiến lục quân Mỹ sẽ có khoảng 551 Paladins thế hệ mới vào năm 2027.
    Pháo tự hành M-109 Paladins

    http://soha.vn/quan-su/my-nang-cap-quy-mo-lon-he-thong-phao-paladins-20140504095425226.htm
  7. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    Các bộ phận của máy tính đạn đạo cơ học:




    Hệ thống phòng thủ điện tử:
    Lần cập nhật cuối: 08/06/2014
    halosun, hk111333maxttien thích bài này.
  8. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.876
    Đã được thích:
    17.402
    Tướng Mỹ gốc Việt đầu tiên của Hoa Kỳ

    [​IMG]

    (VienDongDaily.Com – 05/06/2014)

    WESTMINSTER – Theo thông báo từ gia đình hôm thứ Năm, Đại Tá Lương Xuân Việt, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 1 Không Kỵ của quân đội Hoa Kỳ, đã được Bộ Quốc Phòng thăng cấp bậc Chuẩn Tướng Lục Quân từ ngày 20 tháng Năm, 2014. Như vậy đây là một vị tướng đầu tiên người Mỹ gốc Việt trong quân lực Hoa Kỳ.
    Trong thư email loan báo tin này, thay mặc cho gia đình, ông Lê Xuân Vũ cho biết: “Chúng tôi trân trọng thông báo tin vui đên quý liên trưởng, quý chiến hữu , quý đồng hương. Đây là niềm hãnh diện chung cho cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản của chúng ta.”

    Tên của Đại Tá Lương Xuân Việt, 47 tuổi, đã nằm trên danh sách 37 đại tá được lên chức chuẩn tướng. Danh sách này cũng có một người Á Châu khác là Đại Tá Richard C. S. Kim gốc Đại Hàn.

    Trong mấy năm qua, từ lúc lên chức trung tá, đại tá và nay là chuẩn tướng, ông Lương Xuân Việt người Mỹ gốc Việt giữ chức vụ cao nhất trong quân lực Hoa Kỳ. Theo Wikipedia, ông là con trai duy nhất trong gia đình có bảy chị em gái, họ đều thành công trên đất Mỹ.

    Ông còn thân mẫu năm nay 77 tuổi sinh sống tại Los Angeles, và thân phụ ông đã qua đời năm 1997 tại California. Cha ông là thiếu tá Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng Hòa.

    Khi qua Mỹ vào năm 1975, Lương Xuân Việt chưa đầy 10 tuổi và gia đình ông đã chọn thành phố Mountain View, California để sinh sống. Sau khi tốt nghiệp USC, ông tình nguyện vào quân đội, mang cấp bậc Thiếu Úy Bộ Binh 1987 và được chọn vào danh sách sĩ quan hiện dịch.

    Từ đó ông lần lượt giữ các chức vụ tác chiến cấp trưởng trung đội, đại đội, tiểu đoàn, cũng như tham mưu và huấn luyện. Trước khi được thăng cấp Đại Tá và được bổ nhiệm vào chức vụ Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3, Sư Đoàn 101 Nhảy Dù, ông đã làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 505 Bộ Binh Nhảy Dù Hoa Kỳ vào năm 2005 và chiến đấu tại chiến trường Iraq với cấp bậc Trung Tá để phục vụ “Chiến Dịch Người Iraq Tự Do.”

    Thăng cấp Đại Tá, ông trở thành lữ đoàn trưởng cho chiến trường Afghanistan. Năm 2012, ông được cử về Đại Học Stanford để tham gia huấn luyện chính trị cao cấp, có thể là để làm việc ở Ngũ Giác Đài khi ông lên chức tướng.

    Lương Xuân Việt là người Mỹ gốc Việt giữ chức vụ cao nhất trong quân lực Hoa Kỳ.
    trollga thích bài này.
  9. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    5 lính đặc nhiệm Mỹ tèo vì friendly-fire , quá đen :cool:
  10. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.876
    Đã được thích:
    17.402
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này