1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.407
    Đã được thích:
    26.779
    Mấy cái này giai đoạn 2006 có mấy rồ Mỹ như porthos chém vui vãi cái làng. Đại loại là đâu có nước nào có lực lượng đổ bộ vào nước Mỹ ra hồn đâu nên nó ứ cần TL bờ. Xong phim
    --- Gộp bài viết: 03/11/2015, Bài cũ từ: 03/11/2015 ---
    Nước Anh cũng như các quốc gia bắc đại tây dương rất là cần mấy thứ như này để đở đần cho anh Mỹ ngân sách ngày càng ọp ẹp. Thế mà chúng nó cứ viện hết cớ này đến cớ khác để thoái thác. Chứ vận hành mấy cái này rẻ bèo so với Typhoon.

    Tình hình là mấy nước Châu Âu sắp lo lấy với anh Nga khi anh Mỹ định vứt bắc băng dương vì duy trì tàu ngầm trên ấy quá tốn kém lại chẳng đủ tàu đi đọ với TQ dưới nam Ấn độ dương. Tàu ngầm hạt nhân TQ mang JL-2 mà thường trực dưới đó chừng 4 chiếc là nước Mỹ nguy to ấy chứ đồng minh gì.

    Chắc nay mai Mỹ sẽ có TL bờ dùng NSM đặt ở Úc quá
    hk111333 thích bài này.
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Hệ thống chiến đấu Aegis Mỹ bắn trượt

    (Video) - Việc hệ thống chiến đấu Aegis trên chiến hạm Mỹ liên tiếp dính tai tiếng khiến người ta nghi ngờ khả năng thực tế của hệ thống này.

    Năng lực của hệ thống Aegis bị nghi ngờ
    Theo RT, tai tiếng mới nhất liên quan đến hệ thống chiến đấu Aegis khi Hải quân Mỹ tiến hành thử nghiệm khả năng đánh chặn của hệ thống này tại đảo Wake, phía Tây Thái Bình Dương.
    RT dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, cuộc thử nghiệm này được thực hiện với sự góp mặt của nhiều lớp tên lửa đánh chặn bao gồm Hệ thống Chống tên lửa đạn đạo Aegis trên tàu USS John Paul Jones và Hệ thống Tên lửa đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).
    Hệ thống THAAD trên đảo Wake đã dò tìm và tiêu diệt một mục tiêu tầm ngắn đầu tiên, đươc phóng từ máy bay vận tải C-17. Đến lần phóng thử thứ 2, tên lửa SM-3 phóng từ tàu USS John Paul Jones đã bắn trượt mục tiêu và phải để cho hệ thống THAAD đánh chặn ở vòng phòng thủ cuối cùng.
    Tuy nhiên, trong lần thử nghiệm cuối cùng, hải quân Mỹ cũng đã thành công trong việc sử dụng tên lửa Standard Missile-2 Block IIIA tiêu diệt tên lửa giả BQM-74E.
    Bất chấp việc có một tên lửa bắn trượt mục tiêu và chi phí của cuộc thử nghiệm lên tới 230 triệu USD, Mỹ vẫn coi đây là lần thử nghiệm thành công: “Đây là một bài thử nghiệm cực kì phức tạp và yêu cầu các lớp tên lửa đánh chặn phải phối hợp cùng nhau nhằm phát hiện, theo dõi, phân loại và tấn công những mối đe doạ từ trên không”.
    [​IMG]
    Hệ thống chiến đấu Aegis phóng tên lửa đánh chặn SM-3.
    Đây là bài thử nghiệm được phối hợp giữa MDA, Cơ quan tên lửa đạn đạo (BMDS), Văn phòng kiểm tra hoạt động, Bộ Chỉ huy các hệ thống tên lửa, Bộ Chỉ huy châu Âu và Bộ chỉ huy Thái Bình Dương.
    Bất chấp việc có một tên lửa bắn trượt mục tiêu và chi phí của cuộc thử nghiệm lên tới 230 triệu USD, Mỹ vẫn coi đây là lần thử nghiệm thành công: “Đây là một bài thử nghiệm cực kì phức tạp và yêu cầu các lớp tên lửa đánh chặn phải phối hợp cùng nhau nhằm phát hiện, theo dõi, phân loại và tấn công những mối đe doạ từ trên không”.
    Hải quân Mỹ cho biết, đây là bài thử nghiệm được phối hợp giữa MDA, Cơ quan tên lửa đạn đạo (BMDS), Văn phòng kiểm tra hoạt động, Bộ Chỉ huy các hệ thống tên lửa, Bộ Chỉ huy châu Âu và Bộ chỉ huy Thái Bình Dương.
    Được biết, đây là tai tiếng mới nhất liên quan đến khả năng của hệ thống Aegis trên chiến hạm Mỹ. Trước đó, hồi tháng 6/2015, hệ thống Aegis trên khu trục hạm tên lửa USS ROSS đã không thể ghi được hình chiếc Su-24 của Không quân Nga khi chiến đấu cơ này liên tiếp đe dọa tàu Mỹ.
    Dù Aegis là hệ thống chiến đấu hiện đại bậc nhất thế giới, tuy nhiên không rõ vì sao Hải quân Mỹ chỉ công bố hình ảnh chiếc Su-24 vờn USS ROSS trên Biển Đen bằng máy quay thông thường mà không phải hình ảnh từ hệ thống chiến đấu quan sát được.
    "Hệ thống Aegis tiến tiến hàng đầu thế giới"
    Theo giới thiệu của Hải quân Mỹ, Aegis là sự tích hợp của nhiều thành phần khác nhau, dựa trên một số hệ thống cảm biến riêng biệt để theo dõi các mối đe dọa khác nhau từ mìn, ngư lôi, tàu ngầm, đến các mục tiêu đường không, tên lửa chống hạm, tên lửa đạn đạo…
    Hệ thống Aegis gồm có radar AN/SPY-1, tìm kiếm mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa chính của hệ thống Aegis. Đây là một hệ thống radar mạng pha đa chức năng, có khả năng giám sát 3 chiều, theo dõi hàng trăm mục tiêu cùng lúc, cung cấp kênh dẫn hướng pha giữa cho tên lửa đánh chặn SM. Radar AN/SPY-1 được xem là trung tâm của hệ thống chiến đấu Aegis, với 2 biến thể.
    Biến thể AN/SPY-1A/B được trang bị cho các tàu tuần dương hạm Ticonderago, biến thể AN/SPY-1D được trang bị trên tàu khu trục cùng lớp với USS ROSS, radar này có thể theo dõi 100 mục tiêu ở cự ly 190km.
    Hệ thống chỉ huy và quyết định (C&D) là hệ thống máy tính cực mạnh, phối hợp và kiểm soát một loạt hoạt động phức tạp của hệ thống Aegis. Hệ thống kiểm soát và điều khiển vũ khí (WCS), kiểm soát trạng thái của tất cả các hệ thống vũ khí được dùng cho hệ thống Aegis.
    Hệ thống kiểm soát bắn (FCS), cung cấp kênh dẫn hướng cho tên lửa đã được radar AN/SPY-1 chiếu xạ. FCS gồm 4 hệ thống radar AN/SPG-62A, hệ thống cho phép chiếu xạ và dẫn đường cho nhiều tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.

    Hệ thống hiển thị Aegis ADS, là máy tính điều khiển cung cấp hiển thị các hình ảnh phức tạp khác nhau về môi trường chiến thuật. Hệ thống được hiển thị dưới dạng hình ảnh mô phỏng đồ họa. Với ADS, người chỉ huy có thể quan sát và kiểm soát tình trạng hệ thống như môi trường xung quanh, hệ thống vũ khí và tình huống chiến tranh cụ thể.
    Sau khi nhập dữ liệu hệ thống sẽ tự động hiển thị thông tin về vị trí của tàu và các hệ thống liên quan. ADS được cập nhật thông tin từ hệ thống C&D. Hệ thống hoạt động thử nghiệm ORTS, là hệ thống giám sát và thử nghiệm điều khiển máy tính, có khả năng phát hiện các lỗi, cách ly, theo dõi tình trạng và cấu hình lại hệ thống. ORTS tự động đánh giá và hiển thị mức cao nhất các tác động đến hệ thống.
    Thông qua bàn phím, người điều hành có thể bắt đầu thử nghiệm, đánh giá hiệu năng của hệ thống, tải các chương trình hay ứng dụng mới vào máy tính của Aegis. ORTS được thiết kết nhằm kiểm soát tất cả các lỗi có thể xảy đối với hệ thống đảm bảo cho hệ thống vận hành một cách chính xác nhất.
    Ngoài ra, hệ thống đào tạo Aegis còn cho phép các nhân viên trên tàu Aegis thực hiện đào tạo thông qua các kịch bản chiến tranh. Hệ thống có khả năng ghi lại các tình huống, các sự kiện cụ thể cho việc tự đánh giá.
    Với loạt tính năng của hệ thống chiến đấu này, Hải quân Mỹ tự tin cho rằng Aegis là hệ thống chiến đấu tiên tiến hàng đầu thế giới hiện nay

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...quan-doi-nga-che-ga-nhatuoi-mau-giao-3291019/
  3. macha1

    macha1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2015
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    128
    (MLP) tàu Lewis B. Puller
    [​IMG]
  4. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.241
    Đã được thích:
    8.435
    Sát thủ thầm lặng

  5. macha1

    macha1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2015
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    128

    Chắc chắn đây là 1 chiếc ca nô
    tonkin2007 thích bài này.
  6. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.241
    Đã được thích:
    8.435
    Khám phá sức mạnh máy bay AC-130 và Apache Longbow

  7. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Patriot bảo vệ toàn nước Nhật khi vẫn đầy lỗi?
    (Vũ khí) - Nhật vừa hoàn thành việc triển khai tên lửa Patriot trên cả nước khi hệ thống này có mặt tại Hokkaido. Vậy, Patriot có tạo thành chiếc ô an toàn cho Nhật?
    Theo thông tin được tờ Kyodo News cho biết vào hồi cuối tháng 10/2015 vừa qua. Hai hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot cuối cùng đã được triển khai hoàn tất tại căn cứ Lực lượng phòng không Nhật Bản ở Chitose, Hokkaido.

    Với sự có mặt này, Nhật Bản đã hoàn thành việc triển khai 24 hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot tại 15 căn cứ trên khắp cả nước theo chương trình thiết lập hệ thống phòng thủ Patriot đã được Nhật Bản thông qua và triển khai từ năm 2004 đến nay.

    Theo nguồn tin quân sự Nhật Bản tiết lộ, tất cả số tên lửa trên được chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm vận hành 4 tiểu đoàn tên lửa PAC-2 hoặc PAC-3. Riêng gần Tokyo triển khai tới 4 tiểu đoàn tên lửa Patriot PAC-3 được đặt tại các vùng lân cận, bao gồm có căn cứ Narashino và Iruma.

    [​IMG]
    Hệ thống phòng thủ Patriot được Nhật Bản dùng trong tập trận.
    Tuy nhiên, việc nhật Bản tin dùng hệ thống phòng thủ Patriot và phó mặc không phận cho hệ thống này bảo vệ có thể khiến nước này không thực sự an toàn bởi thành tích không máy ấn tượng của Patriot trong thực chiến.

    Trong lần đầu ra trận trong chiến dịch Bão sa mạc năm 1991 tại cuộc chiến tranh Vùng Vịnh. Trong cuộc chiến này, Patriot có nhiệm vụ bắn chặn tên lửa Scud và tên lửa Al Hussein của Iraq.

    Patriot đã bắn hạ 70% tên lửa Scud của Iraq phóng đến Saudi Arabia, và 40% bắn đến Israel. Sau một sứ mạng không thành công, Patriot đã khiến Bộ Quốc phòng Mỹ thất vọng.

    Ngày 25/2/1991, một tên lửa Scud bắn trúng căn cứ Dharan tại Ả Rập, làm 28 quân nhân Mỹ thiệt mạng. Điều tra sau đó cho thấy lỗi phần mềm trong hệ thống đồng hồ điện tử của Patriot là nguyên nhân khiến không cho nó không thể bắn chặn được tên lửa Scud của Iraq.

    Bộ pin Patriot tại Dharan lúc đó đã hoạt động 100 giờ, thời điểm mà hệ thống đồng hồ bị lệch 1/3 của một giây. Với một tên lửa với tốc độ bắn nhanh như Scud, điều đó tương đương với việc Patriot bắn lệch mục tiêu đến 600 m.

    Mặc dù trong thực tế, radar Patriot đã phát hiện được tên lửa đối phương nhưng bởi lỗi đồng hồ nên giàn bắn Patriot lại di chuyển theo hướng không có mục tiêu.

    Hồi tháng 3/2015, hệ thống Patriot của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bất lực nhìn một quả tên lửa Scud tấn công vào thị trấn Reyhanli, tỉnh Hatay tạo ra một hố rộng 15m, làm sập mái của một tòa nhà ở đồn quân sự gần đó, khiến 2 xe quân sự bị hư hại và 5 công dân Thổ Nhĩ Kỳ bị thương nhẹ

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/patriot-bao-ve-toan-nuoc-nhat-khi-van-day-loi-3291874/

    Nga có S-300, TQ có HQ-9, còn Mỹ ko có hệ thống phòng không nào đủ hiệu quả để phòng thủ cho bản thân là đồng minh đúng nghĩa, giờ giả dụ những quốc gia ko có biển như Mông Cổ là Đồng Minh với Mỹ, Mỹ làm sao bảo vệ được, khi ko thể điều tàu CG-47, DDG-51 hoặc TSB mang FA-18 tới bảo vệ ? đối với Nhật, Đài, Hàn cũng vậy, trường hợp tất cả các tàu nổi bị đánh chìm, kể cả TSB thì hệ thống SAM mặt đất là cứu cánh cuối cùng, mà ưu điểm SAM mặt đất là dễ nguỵ trang, che dấu, còn đống SAM SM-2/3/6 tuy nhiều nhưng lại hoàn toàn bị động và dễ phát hiển do chúng dựa vào nền tảng các tàu chiến nổi to lớn
  8. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.241
    Đã được thích:
    8.435
    Nhà máy chế tạo xe tăng

  9. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Báo Mỹ: Độ an toàn của trực thăng Apache thấp hơn Z-10
    (Vũ khí) - Theo AP, dù là trực thăng tấn công số 1 thế giới hiện nay nhưng nếu xét về độ an toàn, Apache tỏ ra thua kém Z-10 của Trung Quốc.
    Theo hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc chiều 23/11, một chiếc trực thăng tấn công AH-64 Apache của Mỹ khi đang bay huấn luyện đã bất ngờ vướng vào dây điện và bị rơi tại tỉnh Gangwon, phía Đông Bắc Hàn Quốc.

    Việc đưa ra kết quả ban đầu về nguyên nhân của vụ tai nạn dựa trên thực tế là một đoạn đường dây điện cao thế được tìm thấy trong đống mảnh vụn còn lại và phần trên của chiếc trụ thép bị hỏng. Máy bay này thuộc Sư đoàn Bộ binh số 2 của Mỹ tại Hàn Quốc, được cho là cất cánh từ Căn cứ không quân Osan ở Pyeongtaek, phía Nam Seoul. Vụ tai nạn đã khiến 2 thành viên trên máy bay thiệt mạng.

    [​IMG]
    Trực thăng tấn công AH-64 Apache.
    Theo thống kê của hãng AP, đây không phải là lần đầu tiên trực thăng tấn công hàng đầu thế giới này gặp nạn trong thời gian gần đây. Hồi tháng 11/2014, một chiếc Apache của lực lượng Vệ binh quốc gia bang Idaho đã gặp nạn trong một buổi diễn tập, khiến cả hai phi công thiệt mạng.

    Trước đó, hồi tháng 4/2014, một chiếc trực thăng Apache của Đài Loan bất ngờ rơi xuống nhà dân ở huyện Đào Nguyên trong khi diễn tập quân sự, 2 phi công đã bị thương nhưng máy bay không phát nổ mặc dù đã vỡ nát.

    Ngoài ra, trong các chiến dịch quân sự Mỹ tiến hành tại Iraq năm 2003, một số vụ tai nạn với trực thăng này cũng xảy ra. Ngoài nguyên nhân bị bắn hạ như giới quân sự Mỹ công bố, theo nhận định của giới chuyên gia còn có nguyên nhân lỗi động cơ và vấn đề liên quan đến kỹ thuật...

    Apache là loại trực thăng tấn công thuộc hàng số 1 thế giới hiện nay. Trong chiến tranh Iraq năm 2003, Apache đã nướng chín lực lượng tăng thiết giáp hùng hậu của Iraq với khoảng 1.000 chiếc trong đó đa số là T-72 của Liên Xô.

    Tuy nhiên theo nhận định của AP, thành công trên chiến trường của Apache không đi đôi với sự an toàn cần thiết. Theo tạp chí này, nếu tính độ an toàn của Apache và trực thăng tấn công số 1 của Trung Quốc - Z-10 thì trực thăng Mỹ có phần lép vế.

    Tính từ đầu năm 2014 đến nay, Z-10 của Trung Quốc chỉ gặp phải 1 vụ tai nạn trong khi Apache là 3 cho dù giờ bay của 2 loại trực thăng này là tương đương, tạp chí Mỹ thừa nhận.

    Theo thông tin được công khai, Apache có khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm và trong điều kiện thời tiết bất lợi phi công sẽ dùng mũ có hệ thống quan sát thuận lợi cho việc chiến đấu.

    Apache cũng được trang bị một số loại thiết bị điện tử hàng không mới nhất như hệ thống thu nhận mục tiêu, hệ thống nhìn đêm của phi công (TADS/PNVS), hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS).

    Tốc độ lớn nhất của Apache đạt được 300 km/h (tốc độ hành trình 260 km/h). Tầm chiến đấu: 480 km. Trực thăng Apache được trang bị pháo M230 30 mm (tốc độ bắn 625 phát/phút, cơ số đạn lên đến 1.200 viên). Tên lửa AGM-114 Hellfire, AIM-92 Stinger, AIM-9 Sidewinder, AGM-122 Sidearm, rốc két Hydra 70...

    Với những gì được trang bị, Apache được đánh giá là trực thăng tấn công số 1 thế giới hiện nay.

    Ảnh hiện trường chiếc Apache gặp nạn tại Hàn Quốc

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...-cua-truc-thang-apache-thap-hon-z-10-3292975/
    --- Gộp bài viết: 24/11/2015, Bài cũ từ: 24/11/2015 ---
    WZ-10 sẽ thay thế AH-64 là trực thăng tấn công tốt nhất thế giới

    [​IMG]
  10. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.241
    Đã được thích:
    8.435
    HIMARS In Action

    dangkymaikhongduoc thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này