1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Elon Musk: Người dám mơ những giấc mơ "điên rồ"
    Sự kiện tên lửa đẩy Falcon 9 của hãng vận tải không gian SpaceX hạ cánh an toàn theo chiều thẳng đứng đã khẳng định trí tuệ thiên tài của tỉ phú Elon Musk, người đang theo đuổi những giấc mơ tưởng như điên rồ.

    [​IMG]

    Tỉ phú công nghệ Elon Musk - Ảnh: Huffington Post
    Cú hạ cánh theo chiều thẳng đứng của tên lửa Falcon 9 là bước đột phá lớn của công nghệ không gian. Đây là bước đầu tiên quan trọng để ngành công nghiệp không gian sử dụng tên lửa đẩy như máy bay, qua đó cắt giảm đáng kể chi phí các hoạt động thương mại không gian. Và giấc mơ chinh phục Hỏa tinh của Musk đã tiến thêm một bước tới ngưỡng cửa hiện thực.

    Khởi nghiệp từ Internet, Musk giờ đang sở hữu khối tài sản lên đến 10 tỉ USD. Không chỉ là một doanh nhân, một nhà đầu tư, ông còn là một chuyên gia sáng chế đầy tài năng. Hiện ông đang cách mạng hóa hai ngành công nghiệp khác nhau là xe hơi và thương mại không gian.

    Cách mạng hóa du lịch không gian

    Musk sinh năm 1971 ở Nam Phi, tự học lập trình vi tính ở tuổi 12. Mẹ của Musk kể con trai từ bé đã rất đặc biệt, đọc rất nhiều sách không để giải trí mà để thu thập kiến thức.

    Khi lớn lên, ông chuyển đến Canada rồi Mỹ, khởi nghiệp với tấm bằng vật lý và kinh doanh.

    Năm 1995, ông sáng lập Công ty phần mềm web Zip2 từ khoản tiền 28.000 USD mà cha cho.

    Năm 1999, Công ty Compaq mua lại Zip2 với giá hơn 340 triệu USD. Elon Musk hưởng 22 triệu USD.

    Sau đó ông đồng sáng lập Hãng dịch vụ tài chính PayPal rồi đút túi 165 triệu USD khi eBay mua lại PayPal năm 2002 với giá 1,5 tỉ USD.

    Musk có niềm đam mê vô tận với không gian từ nhỏ và rất bực bội với việc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) không có chương trình chinh phục Hỏa tinh cụ thể. Năm 2001, ông công bố sáng kiến “Ốc đảo Hỏa tinh”, trồng cây cối trên hành tinh đỏ. Khi đó ông cùng hai người bạn đến Nga hỏi mua tên lửa có thể đưa hàng hóa lên không gian.

    Sau nhiều lần hoài công, ông xác định mình có thể sáng lập một công ty đủ sức sản xuất tên lửa với giá rẻ. Nhờ các khoản đầu tư, Musk có số tài sản 100 triệu USD làm vốn và ông quyết định sáng lập Hãng SpaceX năm 2002. Tầm nhìn của ông là rất rõ ràng: cách mạng hóa du lịch xuyên hành tinh. Ông tin rằng phát triển một quả tên lửa đẩy có thể hạ cánh an toàn xuống Trái đất sẽ là sáng chế làm thay đổi thế giới.

    “Đó là sáng chế cơ bản cần thiết để con người chinh phục không gian, trở thành sinh vật sống ở nhiều hành tinh” - Musk nói trên CNN năm 2011.

    Năm 2012, ông tâm sự trên trang Space.com rằng ông muốn SpaceX xây dựng một thuộc địa 80.000 người trên Hỏa tinh. Ông khẳng định mình làm điều đó vì đam mê chứ không phải để kiếm tiền. “Đối với tôi, điều quan trọng nhất là giải quyết các vấn đề cho thế hệ tương lai của loài người” - ông nói.

    [​IMG]

    Tên lửa Falcon 9 sau khi hạ cánh an toàn theo chiều thẳng đứng - Ảnh: NBC

    Nhiều lần thất bại

    Không chỉ lãnh đạo SpaceX, Musk còn quyết hiện thực hóa giấc mơ sản xuất xe hơi hoàn toàn không xả ra khí thải gây ô nhiễm.

    Ông đầu tư vào Hãng xe hơi Tesla Motors và lên làm giám đốc công ty sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

    Kế hoạch kinh doanh của ông với Tesla cực kỳ đơn giản. Đó là sản xuất xe thể thao, dùng số tiền kiếm được để sản xuất xe giá rẻ và ngày càng rẻ hơn. Rồi bước cuối cùng là làm ra xe chạy điện xanh 100%.

    Tesla và SpaceX hoạt động trong những ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao, và Musk từng nhiều lần đối mặt với thất bại.

    Ba quả tên lửa đầu tiên SpaceX chế tạo “đã giúp tạo ra những video quay cảnh cháy nổ sướng mắt” như mô tả của tạp chí Success.

    Năm 2008, khi Tesla gần như sụp đổ vì khủng hoảng tài chính, Musk đổ toàn bộ 35 triệu USD còn sót lại của ông vào công ty.

    Đã có thời điểm Musk thừa nhận ông phá sản. Vợ cũ của ông kể ông phải sống nhờ tiền vay bạn bè từ tháng 10-2009.

    Nhưng Musk không chấp nhận đầu hàng. Trong năm đó, Tesla nhận được khoản vay 465 triệu USD từ Chính phủ Mỹ và đến năm 2010 đã phát hành cổ phiếu thành công. Đến năm 2013, Tesla đã được định giá lên đến 18 tỉ USD.

    Với SpaceX, năm 2012 ông làm nên lịch sử khi tên lửa Falcon 9 bay lên không gian với một tàu không người lái chở hàng hóa lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). SpaceX đã giành được hợp đồng 1,6 tỉ USD từ NASA để đưa hàng lên ISS. Tháng 12-2013, tên lửa Falcon 9 bắt đầu đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Và giờ đây, tên lửa Falcon 9 đã có thể hạ cánh theo chiều thẳng đứng một cách an toàn.

    Bởi trước đây tên lửa đẩy sau khi bay lên không gian sẽ rơi xuống Trái đất, bị đốt cháy trong bầu khí quyển hoặc rơi xuống biển. Việc đưa tên lửa hạ cánh trở lại ở Trái đất sẽ cắt giảm đáng kể chi phí thương mại không gian, biến tên lửa trở thành phương tiện có thể được sử dụng nhiều lần như máy bay.

    Những ý tưởng “điên rồ”

    Chinh phục Hỏa tinh là giấc mơ lớn nhất của Musk. Nhưng ông còn có nhiều mục tiêu khác nữa.

    Năm 2006 ông đồng thành lập Công ty SolarCity với mục tiêu phổ biến hóa năng lượng mặt trời. Và giờ SolarCity đã trở thành nhà cung cấp các hệ thống điện mặt trời lớn thứ hai tại Mỹ. Musk từng nhiều lần khẳng định cùng SolarCity và Tesla, ông muốn góp phần chống biến đổi khí hậu.

    Giấc mơ Hỏa tinh của Musk bị nhiều người cho là “điên rồ”. Và khi ông công bố ý tưởng xây dựng hệ thống giao thông siêu tốc Hyperloop, cũng lại có không ít ý kiến cho rằng Musk đang lên cơn.

    Theo kế hoạch này, Musk sẽ phát triển hệ thống xe chạy trong các đường ống áp suất thấp, đạt tốc độ lên đến hơn 1.100 km/giờ. Chi phí của hệ thống này khoảng 6 tỉ USD. Tháng 6-2015, ông tổ chức cuộc thi thiết kế sản phẩm mẫu của hệ thống Hyperloop.

    Tháng 12-2015, Musk công bố thành lập Công ty OpenAI, nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo. Mục tiêu của OpenAI là phát triển trí tuệ nhân tạo theo hướng an toàn và có lợi cho con người, đồng thời đảm bảo tất cả mọi người đều có thể sử dụng AI. Tất nhiên cũng có nhiều người cho rằng Musk có tham vọng quá lớn.

    Nhưng chính tham vọng, mơ ước lớn và tài năng cá nhân đã làm nên Musk.

    “Dù có nhiều kế hoạch vĩ đại nhưng ông ấy là một doanh nhân rất thực tế, biết cách xây dựng một công ty” - ông Matt Desch, giám đốc Công ty vệ tinh viễn thông Iridium, đánh giá về Musk. Những người hiểu rõ ông cho biết một trong những bí quyết thành công của Musk là lựa chọn các nhân viên thật sự có tài, có đầy đủ những kiến thức mà ông còn thiếu.

    Sự kiện tên lửa Falcon 9 hạ cánh cho thấy những giấc mơ vĩ đại của Musk đang dần trở thành hiện thực. Và chúng ta hãy chờ xem Musk còn có thể làm gì cho khoa học, cho công nghệ, cho loài người.

    http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20151222/elon-musk-nguoi-dam-mo-nhung-giac-mo-dien-ro/1025497.html

    Mặc dù tôi ko rồ Mỹ, nhưng về mặt tỉ phú thiên tài đóng góp cho tiến bộ nhân loại, thì thừa nhận nước Mỹ luôn đứng đầu

    Tuy nhiên thử nghiệm thứ này, tôi thấy nó gần giống dạng tàu bay Heinkel Wespe của Đức trong thế chiến 2, có lẽ khó áp dụng vào thực tế khi tải thêm trọng lượng, tốt nhất là cứ nghiên cứu lại hoặc tiếp tục tàu con thoi có khi hiệu quả hơn

    [​IMG][​IMG]
    quankhunamdong70alansaint thích bài này.
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    [​IMG]
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Máy bay trinh sát và gây nhiễu điện tử được Mỹ sử dụng tại VN
    ĐTN | 23/12/2015 19:30

    4
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    Khi đưa máy bay ra đánh phá miền Bắc, Không lực Mỹ coi tác chiến điện tử là một trong những nhiệm vụ chiến lược.
    Mỹ bật mí về ứng viên thay thế máy bay trinh sát U-2
    Tác chiến điện tử giúp giảm số lượng máy bay Mỹ bị bắn rơi, gây tê liệt các hệ thống radar, tổ hợp phòng không mà ta đang có lúc bấy giờ. Mỹ coi cuộc chiến tranh tại Việt Nam là trọng điểm thử thách và phát triển cũng như triển khai các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại nhất.

    Tác chiến điện tử của Mỹ bao gồm trinh sát điện tửgây nhiễu điện tử. Trong việc gây nhiễu điện tử còn có gây nhiễu trong đội hình và gây nhiễu ngoài đội hình.

    Gây nhiễu ngoài đội hình là dùng những máy bay gây nhiễu chuyên dụng phát nhiễu ngụy trang cho hướng đột kích của máy bay trinh sát, cường kích, tiêm kích. Còn gây nhiễu trong đội hình là máy bay tiêm kích, cường kích mang thiết bị gây nhiễu để tự vệ trước hệ thống radar đối phương.

    Hoạt động đánh phá miền Bắc nước ta của máy bay Mỹ trong chiến tranh phá hoại rất đa dạng, vì vậy các thủ đoạn tác chiến điện tử cũng rất phức tạp, không theo một khuôn mẫu nhất định.

    Ta chỉ có thể nghiên cứu rút ra những điểm chung nhất trên cơ sở một số hoạt động điển hình của vài trận đánh, thông qua các kết quả theo dõi và tham khảo lời cung của phi công bị bắt sống.

    Dưới đây là danh sách các loại máy bay trinh sát và gây nhiễu điện tử ngoài đội hình của Không quân Mỹ được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam.

    Lockheed A-12

    [​IMG]
    Lockheed A-12
    Máy bay trinh sát chiến lược tốc độ cao. Dài: 30,97 m; sải cánh: 16,95 m; cao: 5,62 m; trọng lượng rỗng: 24.800 kg, tốc độ tối đa: Mach 3,2; tầm bay: 4.000 km, trần bay: 30.000 m.

    Lockheed SR-71 Black Bird

    Lockheed SR-71 Black Bird

    Máy bay trinh sát chiến lược tốc độ cao. Dài: 32,74 m; sải cánh: 16,95 m; cao: 5,64 m; trọng lượng rỗng: 30.600 kg, tốc độ tối đa: Mach 3,3; tầm bay: 5.400 km, trần bay: 26.000 m.

    Lockheed U-2 Dragon Lady

    Lockheed U-2 Dragon Lady

    Máy bay trinh sát tầm cao. Dài: 19,2 m; sải cánh: 31,4 m; cao: 4,88 m; trọng lượng rỗng: 6.486 kg; tốc độ tối đa: 800 km/h; tầm bay: 10.308 km; trần bay: 21.300 m.

    Lockheed EC-121D/H/T Warning Star

    [​IMG]
    Lockheed EC-121D Warning Star
    Máy bay trinh sát/ cảnh báo sớm. Dài: 35,4 m; sải cánh: 38,45 m; cao: 7,54 m; trọng lượng rỗng: 31.387 kg; tốc độ tối đa: 481 km/h; tầm bay: 6.843 km; trần bay: 7.620 m.

    Lockheed EC-121R Batcat

    EC-121R Batcat

    Máy bay trinh sát. Dài: 35,4 m; sải cánh: 38,45 m; cao: 7,54 m; trọng lượng rỗng: 31.387 kg, tốc độ tối đa: 481 km/h; tầm bay: 6.843 km; trần bay: 7.620 m.

    Boeing RC-135

    Boeing RC-135

    Máy bay trinh sát điện tử, thu thập tình báo. Dài: 41,53 m; sải cánh: 39.88 m; cao: 12,7 m; trọng lượng rỗng: 79.545 kg; tốc độ tối đa: 1.134 km/h; tầm bay: 5.550 km; trần bay: 15.200 m.

    Boeing KC-135A

    Boeing KC-135A

    Máy bay tiếp nhiên liệu trên không và chuyển tiếp radio. Dài: 41,53 m; sải cánh: 39,88 m; cao: 12,7 m; trọng lượng rỗng: 79.545 kg; tốc độ tối đa: 1.134 km/h; tầm bay: 5.550 km; trần bay: 15.200 m.

    Boeing RB-47E/H/K Stratojet

    Boeing RB-47H Stratojet

    Máy bay trinh sát hình ảnh. Dài: 32,65 m; sải cánh: 35,37 m; cao: 8,54 m; trọng lượng rỗng: 35.897 kg; tốc độ tối đa: 977 km/h; tầm bay: 7.478 km; trần bay: 10.100 m.

    Boeing EB-47E Stratojet

    [​IMG]
    Boeing EB-47E Stratojet
    Máy bay trinh sát, gây nhiễu điện tử ngoài đội hình. Dài: 32,65 m; sải cánh: 35,37 m; cao: 8,54 m; trọng lượng rỗng: 35.897 kg; tốc độ tối đa: 977 km/h; tầm bay: 7.478 km; trần bay: 10.100 m.

    Douglas RB-66B Destroyer

    Douglas RB-66B

    Máy bay trinh sát, thu thập tình báo. Dài: 22,9 m; sải cánh: 22,1 m; cao: 7,2 m; trọng lượng rỗng: 19.300 kg; tốc độ tối đa: 1.020 km/h; tầm bay: 3.970 km; trần bay: 12.000 m.

    Douglas EB-66B/C/E Destroyer

    [​IMG]
    EB-66E Destroyer
    Máy bay trinh sát/ gây nhiễu điện tử ngoài đội hình. Dài: 22,9 m; sải cánh: 22,1 m; cao: 7,2 m; trọng lượng rỗng: 19.300 kg; tốc độ tối đa: 1.020 km/h; tầm bay: 3.970 km; trần bay: 12.000 m.

    Ryan Model 147B Lightning Bug

    [​IMG]
    Ryan Model 147B Lightning Bug
    Máy bay trinh sát không người lái. Dài: 7 m; sải cánh: 4,4 m; trọng lượng rỗng: 2.000 kg; tốc độ tối đa: 900 km/h; thời gian hoạt động: 1h15', trần bay: 18.300 m.

    Máy bay trinh sát và gây nhiễu điện tử ngoài đội hình của Hải quân Mỹ.

    Grumman E-1 Tracer

    [​IMG]
    Grumman E-1 Tracer
    Máy bay trinh sát/ cảnh báo sớm. Dài: 13,83 m; sải cánh: 22,05 m; cao: 5,13 m; trọng lượng rỗng: 9.381 kg; tốc độ tối đa: 383 km/h; tầm bay: 1.666 km; trần bay: 4.800 m.

    Grumman E-2A Hawkeye

    [​IMG]
    Grumman E-2A Hawkeye
    Máy bay trinh sát/ cảnh báo sớm. Dài: 17,6 m; sải cánh: 24,56 m; cao: 5,58 m; trọng lượng rỗng: 18.090 kg; tốc độ tối đa: 648 km/h; tầm bay: 2.780 km; trần bay: 10.576 m.

    Grumman EA-6B Prowler

    Grumman EA-6B Prowler

    Máy bay trinh sát, gây nhiễu điện tử ngoài đội hình. Dài: 17,7 m; sải cánh: 15,9 m; cao: 4,9 m; trọng lượng rỗng: 15.130 kg; tốc độ tối đa: 1.050 km/h; tầm bay: 3.254 km; trần bay: 11.500 m.

    Lockheed EC-121K/M Rivet Top

    Lockheed EC-121M Rivet Top

    Máy bay trinh sát, gây nhiễu điện tử ngoài đội hình. Dài: 35,4m; sải cánh: 38,45 m; cao: 7,54 m; trọng lượng rỗng: 31.387 kg; tốc độ tối đa: 481 km/h; tầm bay: 6.843 km; trần bay: 7.620 m.

    Lockheed P2V-7U (RB-69A) Neptune

    [​IMG]
    Lockheed P2V-7U (RB-69A) Neptune
    Máy bay trinh sát điện tử. Dài: 23,72 m; sải cánh: 30,48 m; cao: 8,56 m; trọng lượng rỗng: 15.819 kg; tốc độ tối đa: 515 km/h; tầm bay: 6.406 km; trần bay: 7.620 m.

    Lockheed OP-2E Neptune

    [​IMG]
    Lockheed OP-2E Neptune
    Máy bay trinh sát. Dài: 23,72 m; sải cánh: 30,48 m; cao: 8,56 m; trọng lượng rỗng: 15.819 kg; tốc độ tối đa: 515 km/h; tầm bay: 6.406 km; trần bay: 7.620 m.

    Douglas AD-5W (EA-1E) Skyraider

    Douglas AD-5W (EA-1E) Skyraider

    Máy bay trinh sát/ cảnh báo sớm. Dài: 11,84 m; sải cánh: 15,25 m; cao: 4,78 m; trọng lượng rỗng: 5.429 kg; tốc độ tối đa: 600 km/h; tầm bay: 2.115 km; trần bay: 8.685 m.

    Douglas AD-5Q (EA-1F) Skyraider

    [​IMG]
    Douglas AD-5Q (EA-1F) Skyraider
    Máy bay trinh sát, gây nhiễu điện tử ngoài đội hình. Dài: 11,84 m; sải cánh: 15,25 m; cao: 4,78 m; trọng lượng rỗng: 5.429 kg; tốc độ tối đa: 600 km/h; tầm bay: 2.115 km; trần bay: 8.685 m.

    Douglas F3D-2Q (EF-10B) Skynight

    [​IMG]
    Douglas F3D-2Q (EF-10B) Skynight
    Máy bay trinh sát, gây nhiễu ngoài đội hình. Dài: 13,84 m; sải cánh: 15,24 m; cao: 4,9 m; trọng lượng rỗng: 8.237 kg; tốc độ tối đa: 909 km/h; tầm bay: 2.211 km; trần bay: 11.643 m.

    Douglas A3D-2P (RA-3B) Skywarrior

    [​IMG]
    Douglas A3D-2P (RA-3B) Skywarrior
    Máy bay trinh sát hình ảnh. Dài: 23,37 m; sải cánh: 22,1 m; cao: 6,95 m; trọng lượng rỗng: 17,876 kg; tốc độ tối đa: 982 km/h; tầm bay: 3.380 km; trần bay: 12.495 m.

    Douglas A3D-2Q (EA-3B) Skywarrior

    [​IMG]
    Douglas A3D-2Q (EA-3B) Skywarrior
    Máy bay trinh sát, gây nhiễu điện tử ngoài đội hình. Dài: 22,9 m; sải cánh: 22,1 m; trọng lượng rỗng: 19.300 kg; tốc độ tối đa: 1.020 km/h; tầm bay: 3.970 km; trần bay: 12.000 m.

    http://soha.vn/quan-su/may-bay-trin...-duoc-my-su-dung-tai-vn-20151223145914944.htm
  4. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    [​IMG]
  5. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    c5 galaxy cobra đây ;-)

  6. hk111333

    hk111333 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2012
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    224
    Ôi, nhìn góc ngẩng lấy độ cao của nó mà vãi linh hồn
  7. alsou1

    alsou1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    1.567
    Đã được thích:
    4.536
    T2W cao, bay không tải
  8. iloveubaby

    iloveubaby Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    701
    Tưởng gì ghê gớm chứ B-787 của VNA vừa rồi cũng biểu diễn chiêu này phát một
  9. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Việt Nam từng nằm trong danh sách dội bom hạt nhân của Mỹ
    Hoàng Anh | 27/12/2015 09:15

    7
    [​IMG]
    Máy bay ném bom hạt nhân của Mỹ. Ảnh minh họa: Aviation History
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Robot quân sự Nga xung trận ở Syria, diệt hàng loạt tay súng khủng bố trong 20 phút

    Trong báo cáo của Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược Mỹ mới được công bố, nước này từng có kế hoạch tấn công hạt nhân vào hàng nghìn mục tiêu trong đó có thành phố Vinh của Việt Nam.
    2 thành phố của Liên Xô suýt bị vũ khí hạt nhân Mỹ xóa sổ
    Lần đầu tiên trong lịch sử, Cục Lưu trữ và Quản lý Hồ sơ Quốc gia Mỹ (NARA) công bố danh sách chi tiết các mục tiêu tiềm năng mà Mỹ có thể tấn công bằng bom nguyên tử trong trường hợp chiến tranh với Liên Xô bùng nổ thời Chiến tranh Lạnh.

    Bộ tài liệu dày 800 trang được Cơ quan Lưu trữ An ninh Quốc gia tại Đại học George Washington thu thập và đăng trên trang web hôm 22/12.

    Theo New York Times, danh sách cho thấy số lượng và chủng loại mục tiêu trên lãnh thổ Liên Xô, cũng như ở Đông Âu và Trung Quốc.

    Nghiên cứu nhu cầu vũ khí nguyên tử năm 1959 có hai danh sách mục tiêu. Phần I bao gồm 3.400 mục tiêu DGZ (bình địa), trong đó có thành phố Vinh của Việt Nam với mã 9088. Danh sách này "không hạn chế" vì nguồn cung vật liệu phân hạch sẵn có cho loại vũ khí.

    Phần II được cho là danh sách hạn chế, bao gồm 1.209 mục tiêu DGZ, tấn công bằng số lượng vũ khí hạt nhân lớn hơn nhưng được phân loại. Mô tả của mục này bị cắt bỏ.

    Những mục tiêu được xác định theo cách chung, với mã số tương ứng địa điểm cụ thể. Trong ảnh là mục tiêu thành phố Vinh, Việt Nam, được đánh mã 9088 trong danh sách. Ảnh: nsarchive.gwu.edu

    Trong phần phân chia mục nhỏ, miền Bắc Việt Nam xuất hiện lần lượt trong danh sách Đường truyền tải điện và Đường sắt với mã 195 và 391.

    Theo tài liệu này, SAC sẽ dùng bom hạt nhân và tên lửa để tấn công các mục tiêu. Về hệ thống vận chuyển vũ khí, SAC sẽ sử dụng máy bay ném bom B-52 được triển khai ở Mỹ, máy bay ném bom B-47 bố trí ở Anh, Morroco, Tây Ban Nha.

    4 loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân được dùng bao gồm Snark, Rascal, Cross Bow và tên lửa đạn đạo tầm trung.

    Bom nguyên tử Mark 6, loại vũ khí mạnh có lượng nổ 160 kiloton, gấp 8 lần so với quả bom nguyên tử từng phá huỷ thành phố Nagasaki của Nhật Bản, có tên trong nhiệm vụ huỷ diệt có hệ thống.

    Mã 391 ghi địa danh Việt Nam trong phần Đường sắt. Ảnh: nsarchive.gwu.edu

    William Burr, một chuyên gia phân tích cấp cao của Cơ quan Lưu trữ An ninh Quốc gia thuộc Đại học George Washington, cho biết phần nhiều các mục tiêu là những cơ sở công nghiệp, tòa nhà chính phủ.

    SAC lập danh sách tháng 6/1956 để vạch ra những mục tiêu mà Mỹ có thể và nên tấn công nếu chiến tranh với Liên Xô nổ ra 3 năm sau đó.

    Máy bay ném bom có người lái là cách duy nhất để sử dụng vũ khí hạt nhân, khi tên lửa lục địa và tên lửa xuất kích từ tàu ngầm chưa ra đời.

    Matthew G. McKinzie, giám đốc chương trình hạt nhân của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên, nhận định khi đó Mỹ có lợi thế lớn trước Liên Xô với kho vũ khí hạt nhân gấp 10 lần đối thủ.

    http://soha.vn/quan-su/viet-nam-tun...-doi-bom-hat-nhan-cua-my-2015122700475747.htm
    --- Gộp bài viết: 28/12/2015, Bài cũ từ: 28/12/2015 ---
    Mỹ yếu thật, đánh với VN cũng ko thẳng nổi, tính dùng cả bom hạt nhân, vậy mà nhiều đồng chí dám mở mồm ra bảo Mỹ ăn TQ cú 1
  10. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.362
    Đã được thích:
    26.705
    Nó phải dựa vào quán tính để leo kiểu ấy được một lúc thôi. Tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng bé hơn 1 bay lâu nó mất quán tính nó rụng cái bùm.
    Trước có chú nào lôi clip Mig-29 cất cánh dựng đứng lên sứing tớ có lôi ra cho 1mớ clip từ C-17 đến trực thăng nó lộn vòng luôn.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này