1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Bí đường Gen 5, Mỹ nâng cấp F-16 lên chuẩn 4.5/4+

    Tiêm kích F-16 trang bị radar của máy bay thế hệ 5

    [​IMG]
    Việc những chiếctiêm kích F-16Vđược trang bị thêm hệ thống radar APG-83, giúp chúng có khả năng tác chiến như chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ, UPI dẫn tuyên bố của Tập đoàn Lockheed Martin
    [​IMG]
    Theo nguồntinnày, F-16V là phiên bản đầu tiên của dòng tiêm kích F-16 được trang bị radar tạo chùm nhanh (SABR) quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) APG-83 tân tiến của tập đoàn Northrop Grumman, tạo thành bước nhảy vọt về lượng cho khả năng tác chiến của dòng máy bay F-16 danh tiếng.
    [​IMG]
    Radar kiểm soát hỏa lực APG-83 giúp F-16V có được những khả năng chiến đấu không đối không và không đối đất của các dòng tiêm kích thế hệ thứ 5.
    [​IMG]
    Northdrop Grumman cũng là đơn vị cung cấp các loại radar AESA cho dòng máy bay tối tân nhất hiện nay của Mỹ là F-22 Raptor và F-35 Lightning II.
    [​IMG]
    F-16 là dòng tiêm kích nổi tiếng với khả năng cơ động linh hoạt. Trong một thử nghiệm mới đây của không quân Mỹ, F-16 đã giành chiến thắng thuyết phục trong các cuộc không chiến tầm gần với tiêm kích thế hệ 5 F-35 nhờ khả năng tăng tốc, chuyển hướng nhanh chóng.
    http://baomoi.me/quan-doi-nuoc-ngoa...-bi-radar-cua-may-bay-the-he-5_tin370986.html

    F-16V đối thủ mới trong dòng 4.5/4+

    Trang bị radar AESA APG-83 mới nhất tối tân, thông số công bố gần tương tự APG-81, có khả năng SABR rất quan trọng, bởi radar AESA cũ hầu như ko có khả năng này, trừ APG-77, do đó vẫn có thể bị RWR đối thủ phát hiện khi mở radar,
    Tên lửa BVR thực thụ AIM-120C7, sắp tới còn có thêm AIM-9X Block II (kết hợp HMDS DASH-3, hệ thống HMDS ko bị phàn nàn bởi KQ Mỹ so với JHMDS F-35) tích hợp trước cả F-22/35, trong khi 2 chiếc đó đang gặp rắc rối phần mềm tương tích.
    Độ cơ động cao khi dogfight, F-16C/E hoàn toàn đạt được 8-9g, trong các bài diễn tập dogfight, 1 số trận đánh F-16 đánh bại được cả F-15 thậm chí là F-35. Do đó trong tầm ngắn và tầm trung F-16V chắc chắn rất nguy hiểm, nó thừa sức thắng cả F-22 thì Su-35S dù có siêu cơ động cũng bằng thừa.
    Mang được nhiều hệ thống jammer hiện đại, như ALQ-131(V) & AN/ALQ-184, ALE-50, MALD. F-22/35 có nằm mơ cũng ko tích hợp hoặc mang được, ngay cả hệ thống cũ ALE-47 để nhả chaff và flares F-35 cũng ko có trong trang bị (F-22 dùng ALE-52)
    F-16V chắc chắn sẽ là át chủ bài tạm thời của Mỹ, xem ra Su-35S, MiG-35, J-10B, J-11D gặp phải đối thủ đáng kể đây. :cool: tuy nhiên đó là việc của tương lai gần, còn hiện tại, F-16V cần giải quyết 1 vài kĩ thuật như khả năng tương tích vũ khí radar và HMDS (AIM-120C7, AIM-9X Block II), công suất radar hoạt động có phù hợp với kích thước F-16....(vì APG-83 kết hợp phần cứng và phần mềm của APG-77/81, 2 loại này chỉ dành cho F-22/35 với kích thước và power khác F-16)
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 04/02/2016
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Quân đội Mỹ quen đánh "phiến quân", sao đọ nổi Nga và Trung Quốc?
    TH | 04/02/2016 13:30

    0
    [​IMG]

    Do đã hình thành “thói quen” tác chiến với các lực lượng phiến quân ở Trung Đông, Quân đội Mỹ hiện không đủ khả năng chống lại các lực lượng hiện đại của Nga và Trung Quốc.
    Binh lính Mỹ hiện đã quen tác chiến trong các điều kiện đường phố “bụi và bẩn” ở khu vực Trung Đông, trong khi đó Quân đội Nga và Trung Quốc, các lực lượng được coi là đối thủ chính của Mỹ, lại đang rất tích cực phát triển tiềm lực của mình.

    Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng Mỹ có thể giành chiến thắng nếu xảy ra xung đột với hai đối thủ này.

    Theo nhận định của tạp chí U.S.News & World Report, Quân đội Mỹ hiện không đủ khả năng chống lại các Quân đội hiện đại của Nga và Trung Quốc.

    Nguyên nhân là do binh lính Mỹ đã hình thành “thói quen” tác chiến với các lực lượng phiến quân ở Trung Đông.

    “Quân đội Mỹ trong nhiều năm qua đã tập trung thực hiện các chiến dịch quân sự quy mô lớn chống lại các lực lượng phiến quân ở Trung Đông, trong khi đó quân đội các nước đối thủ lại được phát triển mạnh”.

    Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

    Theo U.S.News & World Report, các lực lượng quân đội Mỹ đã đặt ra nhiệm vụ là tác chiến “trong các cuộc chiến tranh không xác định trên các đường phố bụi, bẩn ở Iraq và Afghanistan”.

    Chính điều kiện này khiến Mỹ tập trung vào phát triển và sản xuất các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự hạng nhẹ, ví dụ như các phương tiện vận tải chống mìn MRAP, các thiết bị bay không người lái và các thiết bị bổ trợ khác.

    “Trong khi đó, Nga đã bắt tay vào thực hiện chương trình củng cố và hoàn thiện lực lượng quân sự của mình.

    Nga đã đầu tư vào việc nghiên cứu, chế tạo các mẫu xe tăng công nghệ cao và các loại máy bay có khả năng phóng cùng lúc vài quả tên lửa, trong đó có tổ hợp phòng không S-400 hiện đang triển khai ở Syria” - U.S.News & World Report viết.

    Tên lửa phòng không tầm xa S-400 của Nga đang triển khai tại Syria. Ảnh: RT.

    Ngoài Nga, Trung Quốc thời gian qua cũng cố gắng phát triển lực lượng quân đội của mình nhằm đảm bảo củng cố được lực lượng Hải quân và Không quân. Họ đang trở thành một trong những nhân tố đảm bảo sự phát triển trong khu vực.

    U.S.New & World Report cũng cho rằng ngoài “thua thiệt” trước Quân đội Nga và Trung Quốc, Mỹ sẽ không thể ngăn chặn kịp thời khả năn lực lượng khủng bố IS củng cố tiềm lực của mình.

    “IS sử dụng chiến thuật cơ động đặc trưng cho các cuộc “chiến tranh thông thường”. Chiến thuật này thậm chí còn được IS sử dụng nhiều hơn so với các nhóm cực đoan khác mà Mỹ đã đối đầu.

    Ngoài ra, IS cũng kết hợp chiến thuật cơ động này với chiến thuật đặc trưng của các lực lượng nổi dậy để cô lập biên giới với Iraq. IS đã tận dụng cuộc nội chiến ở Syria và việc Mỹ rút quân khỏi Iraq năm 2011 để phục vụ mục đích này.

    http://soha.vn/quan-su/quan-doi-my-...o-noi-nga-va-trung-quoc-20160204115424012.htm

    Bài viết rất đúng, US Army hiện nay chỉ mạnh...nếu so sánh với phỉ mà thôi, còn nếu đánh chính quy, trên 1 địa hình bằng phẳng vd ở Châu Âu (trừ đi quân đội các nước EU), 2 bên ngang nhau về số lượng binh sĩ và vũ khí, khí tài, thì US Army sẽ bị quyét sạch ngay từ đầu:

    Mặc dù QĐ Mỹ trang bị cho người lính rất toàn diện, ko chê vào đâu được, lính Mỹ ko thiếu thứ gì từ night vision googles, ACOG, Target Designator Rangefinder, Ground Moving Target Indicator, rồi các loại máy bay chuyên dụng, thu thập thông tin chiến trường OH-58, UAV predator, reaper.... nhanh chóng triển khai tấn trinh sát, tấn công bất kì địa điểm nào, cho tới máy bay E-8 Joint STARS chỉ huy, giám sát toàn bộ chiến trường mặt đất......Nga, TQ chưa chắc trang bị tốt bằng hoặc thiếu đi mảng này, tuy nhiên trong chiến tranh quy ước giữa các nước lớn, nếu xảy ra, quyết định phần lớn dựa vào khí tài vũ khí hạng nặng hơn là trang bị tốt cho từng người lính, lính Đức Quốc Xã từng được trang bị tốt nhất trong WWII và cuối cùng vẫn thất bại trước LX, HK

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    QĐ Mỹ hoàn toàn ko có phòng không lục quân, các cuộc diễn tập, triển khai quân ở Châu Âu, Hàn Quốc đã cho thấy rõ điều này. Ngoài ra Mỹ hầu như ko quen sử dụng MLRS trong tác chiến, hệ thống M270 luôn hoạt động độc lập, ngay cả trong chiến tranh Iraq, hiệu quả của nó cũng ko cao như Scub và thua xa TLAM, trong khi đó nếu chiến tranh xảy ra bên trong lục địa Châu Âu, TLAM sẽ khó phát huy hiệu quả vì sẽ bắn vào trung tâm các thành phố lớn ở Đông Trung và Tây Âu. Còn chủ lực rất ít các pháo kéo M777 (dùng trực thăng cẩu) hoặc pháo tự hành M109 thì đều thua xa lực lượng pháo binh đa dạng và đông đảo của Nga, TQ 2S1, 2S19, 2A65, D-20, D-74, Type 66, PLZ-45, PLZ-05....., khi các thành phố đó tràn ngập xe tăng địch thủ. KQ F-15, A-10, AH-64 buộc phải len lỏi vào các thành phố để chiến đấu, ném bom, bắn tên lửa chính xác, vừa ko đủ lượng bom, lại dễ làm mồi cho PK mặt đất, trong khi Nga và TQ có rất nhiều từ tầm ngắn: Pantsir-S1, Tunguska, Shilka, PGZ95, PGZ-07.....cho đến tầm trung: Osa, Tor, Buk, HQ-16, LY-60 hoặc tầm xa: S-300VM, HQ-9. F-15/16/18/22 ko phải lúc nào cũng túc trực liên tục trên chiến trường, đối thủ Nga, TQ cũng có thừa trực thăng, phản lực tấn công mặt đất Mi-24/35/28, Ka-50/52, WZ-9/10, Su-25, Su-24, JH-7, Q-5.....

    [​IMG]

    QĐ Mỹ cũng thiếu đi các IFV hạng nặng, nhiều hoả lực như BMP-3, trong khi các stryker, bradley hoàn toàn thua kém về hoả lực và vỏ giáp, cũng như khả năng triển khai từ trên không như BMD-4, thậm chí còn có thể bắn tên lửa qua nòng, do đó ưu thế M1A2, AH-64, A-10 hoặc trực thăng-hạng nặng vận C-17, CH-47, MH-53 mặc dù cơ động cao trên chiến trường, hỏa lực cũng ko phải yếu, nhưng thiếu hoàn toàn hỏa lực cần thiết đối phó với lực lượng đổ bộ hoặc thủy quân lục chiến đối phương trang bị IFV/APC tuy nhẹ hơn nhưng vượt trội về tính cơ động, các hệ thống SHORAD/SPAAG 9K33 Osa, ZBL-09 cũng có khả năng lội nước, Mỹ ko triển khai hệ thống tương tự tự, M6, LAV-25 cũng mang được Stinger, nhưng tầm bắn thấp và ngắn hơn so với đạn của 2 hệ thống kia, pháo cũng ko đọ được với ZBL-09 30mm, KQ cũng ko thể chiếm ưu thế trên không, F-15/22 vẫn mắc phải vấn đề về nhiên liệu, hơn nữa ko thể hoạt động độc lập, khả năng mang vũ khí ít hơn máy bay Flanker, dù có thể máy bay Mỹ được thiết kế giảm RCS, thì nó buộc phải có AWACS hoặc phải vào tầm trung, tầm gần để giao chiến với máy bay Nga, TQ Su-27SM, J-11B, với trang bị vũ khí, EW tối tân, độ cơ động cao thừa khả năng hạ gục F-15/22 với số lượng ít ỏi hơn (KQ Mỹ tuy đông nhưng phấn bố quá nhiều nơi)

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Sự phụ thuộc hoàn toàn vào chiến lược trực thăng vận và chiếm ưu thế trên không, vừa là điểm mạnh vừa vừa là điểm yếu.

    Điểm mạnh: Mỹ có thể chiếm thế thượng phong, khi triển khai quân tới khu vực giao chiến nhanh hơn đối thủ, do có ưu thế về số lượng trực thăng và máy bay vận tải hạng nặng

    Điểm yếu: KQ là lực lượng rất dễ bị tổn thất, thống kê các cuộc chiến VN, Somali, Iraq 1-2, Nam Tư, Afghanistan, cho thấy tổn thất về trực thăng, máy bay, phi công, phi hành đoàn cũng ko thua kém bộ binh là mấy, đó là với những đối thủ kém về mặt hỏa lực phòng không di động, còn nếu đối đầu với Nga, TQ thậm chí là Iran, Ấn độ thì lục quân Mỹ thua đau. Các máy bay C-17, E-3, E-8, RC-135 mặc dù cho phép Mỹ chiếm ưu thế về độ cơ động, vận chuyển và điều hành liên hợp tác chiến hiệu quả, nhưng cũng lại chính là những miếng mồi ngon cho lực lương đánh chặn MiG-25/31, J-8F.

    Do được đào tạo liên tục quen với hiệp đồng tác chiến theo 1 hệ thống chung trên nền tảng không vận, nên cả khối NATO thường tác chiến theo C4IRS Hệ thống thông tin chỉ huy điều hành tích hợp, nhưng C4I lại phụ thuộc rất lớn vào không quân (E-2/3/8, RC-135, UAV, Satellite, Aircraft-Recon SAR....). Ngoài ra điểm yếu khác đó là phòng không tầm trung và tầm xa bảo vệ căn cứ trọng yếu, giả sử nếu radar PAC-2/3, MEADS bị JH-7, Su-24/34 đánh quỵ, thì coi như khu vực chiến sự đó Mỹ mất 50% ưu thế trên không (các hệ thống SAM tầm trung, xa của NATO hầu như ko hoạt động độc lập được, khi 1 đài radar bị tiêu diệt thì coi như tịt), khi điều F-15/22 đến thì trước đó, đồng thời các máy bay siêu thanh MiG-31, dùng R-37, K-100 AAMBVR chọc mù RC-135, E-2/3. Radar F-15/22 có hạn và ko còn AWACS để hỗ trợ. AIM-120C tầm xa, do đó buộc phải vào không chiến tầm gần với MiG-29, J-10, khi đó ưu thế trên không ngay cả F-22 cũng ko còn giá trị. Các hệ thống vệ tinh, UAV cũng tương tự có thể bị bắn hạ hoặc hack bởi đối thủ Nga, TQ trên mặt trận space và cyber (Iran từng hack ép hạ cánh RQ-170, TQ, Nga liên tục thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh). Ngay cả các tàu chiến hiện đại LCS, DDG-1000 cũng bộc lộ yếu điểm cyber war
    Lần cập nhật cuối: 05/02/2016
    imagic2 thích bài này.
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Ngay cả cuộc tập trận gần nhất, tháng 12 năm 2015 cũng đã cho thấy sự yếu kém của lục quân Mỹ so với quân chư hầu Rumani. Trong khi Rumani dùng MLI-84M dựa theo BMP-1 cải tiến thêm pháo Oerlikon KBA 25mm và ATGM Maljutka-2T hoặc Spike, vượt trội hơn so với LAV-25 cùng nòng pháo nhưng thiếu hỏa lực ATGM

    Sự đối lập về trang bị vũ khí và khí tài Mỹ vs Rumani
    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
  4. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Mỹ tăng đầu tư cho không quân để đối phó với kẻ thù có trình độ tiên tiến

    Mạnh tay chi tiền

    Ngày 4/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã công bố kế hoạch của Lầu Năm Góc mua sắm thêm các tàu hải quân, máy bay và các vũ khí đạn dược khác trong vòng 5 năm tới.

    Trong một thông cáo của Lầu Năm Góc, ông Carter cho biết ngân sách quốc phòng trong tài khóa 2017 của Chính phủ Mỹ sẽ bao gồm các khoản chi mua 9 tàu ngầm tấn công lớp Virginia và 10 tàu khu trục lớp Aegis.

    [​IMG]
    F-35 và F-18 tiếp tục là những ưu tiên mua sắm vũ khí của Mỹ
    Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng sẽ triển khai kế hoạch mua thêm “hàng chục” máy bay chiến đấu, trong đó có 13 chiếc máy bay tiêm kích đa năng F-35, 16 máy bay tiêm kích F-18 Super Hornets.

    Dự kiến, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ bàn giao 10 chiếc F-35 cho lực lượng Hải quân và 3 chiếc cho lực lượng thủy quân lục chiến.

    Ngân sách quốc phòng tài khóa 2017 sẽ dành 2,9 tỷ USD trong 5 năm tới để trang bị cho các lực lượng Mỹ 625 quả tên lửa SM-6 và mua mới 40 tàu tác chiến ven bờ.

    Trước đó, Bộ trưởng Carter cũng cho biết ngân sách tài khóa 2017 của Lầu Năm Góc dự kiến tăng 1 tỷ USD dành cho công tác huấn luyện Không quân trong 5 năm tới.

    Theo ông Carter, ngân sách bổ sung sẽ dành cho ít nhất 34 cuộc tập trận huấn luyện tác chiến trên không quy mô lớn tại Căn cứ Không quân Nellis và những hạng mục khác, giúp các lực lượng Mỹ chuẩn bị sẵn sàng cho một loạt sứ mệnh khác nhau, từ chiến dịch chống nổi dậy cho tới các cuộc xung đột với kẻ thù có trình độ kỹ thuật tiên tiến.

    Ông Carter cho biết thêm Không quân Mỹ cũng sẽ đầu tư vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng và nguồn lực tại căn cứ Nellis cũng như các phạm vi huấn luyện khác.

    [​IMG]
    Máy bay Mỹ xuất kích không kích IS
    Trước đó, hôm 2/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter đã công bố dự thảo ngân sách khổng lồ của Lầu Năm Góc trong thời gian tới. Đáng chú ý, nhân việc công bố này, ông Carter đã khoe thành tích chống IS.

    Cụ thể, ông chủ Lầu Năm Góc cho biết: “Chúng tôi vừa tấn công IS với các loại bom thông minh có gắn thiết bị định vị toàn cầu và các tên lửa gắn laser mà chúng tôi vẫn thường dùng để chống lại các phần tử khủng bố. Vì vậy chúng tôi sẽ đầu tư 1,8 tỷ USD trong năm 2017 để mua thêm 45.000 thiết bị và phương tiện nữa”.

    Trong tài khóa 2017 bắt đầu từ tháng 10 tới, ông Carter dự tính chi thêm 7,5 tỷ USD, tức là tăng 50% so với năm ngoái, cho chiến dịch chống IS.

    Dấu hiệu mở rộng chiến tranh?

    Giới phân tích cho rằng, động thái của Mỹ cho thấy nước này không chỉ tăng cường không kích tại Syria mà sẽ mở rộng cuộc chiến ra ngoài vùng lãnh thổ được gọi là “Vương quốc Hồi giáo”, sang những nơi bất ổn khác ở khu vực như Libya.

    Theo ông Carter, tổng ngân sách quốc phòng Mỹ trong tài khóa 2017 có thể sẽ lên tới gần 583 tỷ USD, nhiều hơn chi phí quốc phòng của 8 nền quân sự lớn nhất thế giới sau Mỹ cộng lại.

    Kế hoạch tăng ngân sách này cũng bao gồm khoản kinh phí tăng gấp 4 lần dành cho các chiến dịch tại châu Âu- khoảng 3,4 tỷ USD. Số tiền này dùng để tài trợ cho cái gọi là Sáng kiến Tái bình ổn châu Âu với mục tiêu ngăn chặn Nga sau vụ nước này sáp nhấp bán đảo Crimea của Ukraine hồi năm 2014.

    [​IMG]
    Xe thiết giáp được Mỹ triển khai tới Estonia, sát biên giới phía Tây của Nga
    Ông Carter cho biết: “Chúng tôi đang củng cố vị thế của mình ở châu Âu nhằm hỗ trợ các đồng minh NATO đối phó với sự xâm lược từ phía Nga. Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ phải chi trả thêm cho nhiều hoạt động mới”.

    Những “hoạt động” được ông Carter nói đến gồm: điều thêm nhiều lực lượng luân chuyển tới châu Âu, thực hiện thêm các cuộc diễn tập và huấn luyện cho các đồng minh, bố trí thêm các thiết bị chiến đấu và cải tiến cơ sở hạ tầng để phục vụ các hoạt động nói trên…

    Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đã ủng hộ sự tăng cường hiện diện của Mỹ ở các nước nằm sát biên giới của Nga.

    Quan chức NATO này nhấn mạnh: “Đây là sự thể hiện một cách rõ ràng trách nhiệm kiên định của Mỹ đối với an ninh châu Âu và cũng là sự đóng góp có ý nghĩa và kịp thời đối với hoạt động quốc phòng tập thể và tình trạng nhụt chí hiện nay ở NATO”.

    [​IMG]
    Máy bay cường kích A-10 vẫn được Mỹ sử dụng sau hơn nửa thế kỷ
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là một nhà vật lý, từng giảng dạy tại trường Đại học Havard và rất ủng hộ sự cải tiến trong các lĩnh vực công nghệ cao của quân đội Mỹ.

    Một số kế hoạch được bóng gió đề cập như dự kiến chi 71,4 tỷ USD tài trợ cho công tác nghiên cứu và phát triển. Văn phòng Năng lực Chiến lược của Lầu Năm Góc đang phát triển một dự án chế tạo các máy bay không người lái tí hon dựa trên các bản vẽ thiết kế 3D.

    Chính ông Carter đã tiết lộ đây là loại máy bay không người lái siêu nhỏ tốc độ và độ bền rất cao, có thể bay trong điều kiện gió lớn và có thể tấn công từ đằng sau một máy bay chiến đấu di chuyển với tốc độ Mach 0,9…

    Lầu Năm Góc cũng đang phát triển các loại bom cở nhỏ có gắn camera và thiết bị cảm biến để cải thiện khả năng định vị. Ngoài ra, trong các dự án còn có phát triển tàu robot, súng bắn siêu tốc…

    Ngoài ra, ông Carter cũng nhắc tới nguy cơ xung đột đang mở rộng sang lĩnh vực không gian nên Lầu Năm Góc đang phát triển các biện pháp để giảm nhẹ những mối đe dọa này.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-sam-vu-khi-5-nam-toi-the-gioi-co-yen-3299827/?paged=2
    --- Gộp bài viết: 06/02/2016, Bài cũ từ: 06/02/2016 ---
    Mỹ vẫn tiếp tục sa lầy trong cuộc chạy đua vũ trang với Nga, TQ, trong khi Nga TQ cải tiến kho máy bay quân sự, khả năng mang vác, độ cơ động đều vượt trội, Mỹ lại chỉ chú trọng vào thiết kế giảm bị phát hiện qua vật lý, trong khi các loại máy bay mà Mỹ tiếp tục sử dụng, sản xuất A-10, F-35 hoàn toàn ko có khả năng chiếm ưu thế trên không, nếu có xung đột quy mô, F-15C thì hầu như sản xuất nhỏ giọt, trong khi nó là loại máy bay duy nhất tới thời điểm hiện tại, cho phép USAF đọ sức với KQ các nước lớn khác ngang sức trong tầm gần và tầm trung. Còn FA-18SH phần lớn phù hợp với nhiệm vụ CAS, SEAD, radar nhỏ, khung máy bay chịu tải gia tốc kém (7.5g ngắn hạn, chỉ đạt 9g khi ko mang bom, nhiều tên lửa, CFT, TGP, ECM pod..nói chung là cấu hình sạch. G-force đạt được khi after burner và maneuver dogfight đều tạo ra g), bán kính tác chiến hạn chế (722 km, luôn phải đeo CFT, drop tank), lại có tốc độ chậm (Mach 1.8), radar công suất nhỏ, hoàn toàn ko phù hợp với việc không chiến so với F-16
    Lần cập nhật cuối: 06/02/2016
  5. Hellsing81

    Hellsing81 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2015
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    280
    Người mỹ rất giỏi trong lĩnh vực làm phim viễn tưởng nhờ sử dụng kỹ xảo điện ảnh và trong lĩnh vực quảng cáo sản phẩm của họ cũng không ngoại lệ.
    Tập đoàn Northrop Grumman tung ra clip giới thiệu sơ qua mô hình máy bay chiến đấu thế hệ 6 của họ
  6. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Phi công F-18 Mỹ đối mặt với nguy cơ "ngạt thở"
    Bình Nguyễn | 08/02/2016 15:15

    2
    [​IMG]

    Ngày 6- 2, Sputniknews đưa tin loại máy bay chiến đấu chủ lực của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ là F-18 đang gặp một vấn đề với hệ thống cung cấp dưỡng khi cho phi công.

    Theo thông tin ban đầu, những chiếc F-18 gặp vấn đề này bao gồm những hai phiên bản mới nhất F-18E và F-18F Super Hornet.

    Hệ thống cung cấp dưỡng khí On-Board Oxygen Generation System (OBOGS) trên những chiếc Boeing F-18 Super Hornet do công ty công nghệ quốc phòng Cobham plc của Anh chế tạo.

    Máy bay chiến đấu F-18 Super Hornet. Ảnh: AP.

    Theo tài liệu của Hải quân Mỹ, có 297 tai nạn liên quan đến hệ thống cung cấp dưỡng khí trong thời gian từ tháng 5-2010 đến tháng 10-2015. Một trong những tai nạn này có thể là nguyên nhân khiến một phi công thiệt mạng và khiến một máy bay F-18 gặp nạn.

    Vụ việc đã đưa ra ủy ban quân sự hạ viện Mỹ, Hải quân Mỹ đang cố gắng để giải quyết vấn đề trên. Các chuyên gia kỹ thuật đã đưa ra một bản liệt kê 13 bước thực hiện để sửa lỗi trên.
    http://soha.vn/quan-su/phi-cong-f-18-my-doi-mat-voi-nguy-co-ngat-tho-20160208140433304.htm
  7. synergy

    synergy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/10/2015
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    901
    Nhét tạm vào đây. F16 Hà Lan đẹp quá
    [​IMG]
    hk111333muontatca thích bài này.
  8. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    Tên lửa Delta IV đã được phóng vào quỹ đạo mang theo vệ tinh NROL-45 thành công . Ngoài Falcon 9 liên tục thành công thì Mỹ còn có Delta 4 với 31 lần phóng thành công , 1 lần thất bại :-D . Đâu nhất thiết phải dùng Atlas 5 có động cơ nga
    Lần cập nhật cuối: 12/02/2016
    dangkymaikhongduoc thích bài này.
  9. beta22

    beta22 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Bài viết:
    720
    Đã được thích:
    1.120
    Hình như chưa đủ kiểu bay của s35, nhưng mỗi kiểu ở phút thứ 4 thì đủ chết cha đứa nào bám theo rồi :3
  10. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    F-22, F-35 hay F-47.....thì cũng nên xem lại ống dưỡng khí, bình nhiên liệu cho chuẩn, chứ bây giờ địch thủ IS ko nhân đạo như BTT, VN ngày xưa đâu

    Tính ra tỉ lệ ném bom máy bay Mỹ tại Syria thấp nhất, hiệu quả kém nhất nhưng được truyền thông tung hô cao nhất

    Tôi đã nói rất nhiều lần, vấn đề nhiên liệu luôn là gót chân asin USAF, ko có máy bay tiếp dầu, máy bay cảnh báo sớm chỉ huy trên không, theo dõi định vị siêu chính xác, thì pilot Mỹ dù có ghế phóng hiện đại cũng bị thiêu sống dưới mặt đất mà thôi

    Suýt rơi vào tay IS, F-16 được máy bay tiếp dầu giải cứu tài tình
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 14/02/2016, Bài cũ từ: 14/02/2016 ---
    nó troll chứ có hỏi đâu mà bạn trả lời chi cho mệt =))
    beta22 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này