1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    F117 thực ra rất thành công. Nó chỉ bị phát hiện 1 lần trong cả chiến dịch đánh bom Kosovo do bay cùng 1 lộ trình cho nhiều chuyến bay liên tiếp, và quá gần trạm radar. Tổn thất vậy là nhỏ. Trước đó nó hoạt động bao năm mà hầu hết ko biết tới sự tồn tại của nó, như ở Iraq.

    Rút kinh nghiệm sau này F35 hay kể cả LRASM sẽ phát hiện được các mối nguy hiểm như trạm radar và lập lộ trình mới vòng tránh nếu như mấy trạm đó ko phải mục tiêu.
  2. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Ôi giời nó bị bắn trọng thương tới mấy chiếc, chẳng qua Mỹ nó giấu nhẹm, chứ tổn thất 1 chiếc chưa tới 1% mà phải hủy bỏ thì quá lạ. F117 là loại cánh bay nên khả năng ẩn trước radar của nó chắc chắn hiệu quả hơn F-22/35

    Thôi cái đó bàn chán chê rồi. Đồng chí cho hỏi nếu là đồng chí thì đồng chí chọn LRASM hay Harpoon ! nếu là tôi tôi sẽ chọn LRASM, USN cũng chọn gấp LRASM, chỉ có thằng ngu mới cho rằng Harpoon tốt hơn =))

    À nhắc thêm F-35 sẽ ko bao giờ mang được LRASM bên trong trừ khi Mỹ rèn ra bản mini LRASM :)) hoặc mang ở ngoài cánh :))
    meo-u thích bài này.
  3. Longbow

    Longbow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2016
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    100
    Khả năng đọc hiểu như thế này mà đòi làm thầy! Chắc chỉ loanh quanh trong lũy tre làng "Vũ Đại"! Vâng thưa thầy ... "pháp"!

    À! "...TQ thể hiện khả năng săn ngầm cực kì hiệu quả..." riêng cầu này đủ đưa "Thầy pháp" trở nên một "huyền thoại" của bình luận trong diễn đàn này!!! Thả xuồng đi vớt mà bảo là "trùm săn ngầm"...đọc kỹ thông tin chưa hay chỉ lo "tự sướng"??? Đến xanh mặt với Thầy pháp làng Vũ Đại này mất!!!:-D:-D:-D:-D:-D
  4. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Thế hỏi lại là con Zum này lắp Harpoon chỗ nào ?

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 18/12/2016, Bài cũ từ: 18/12/2016 ---
    LRASM mạnh nhiều chỗ lắm, nói chung là ASHM tốt đấy, trừ khoảng tốc độ. Rãnh thầy nói cho mà nghe
  5. Longbow

    Longbow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2016
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    100
    Anh nằm xuống, cho hận thù vào lãng quên...

    [​IMG]
    Cựu binh Lawrence Colburn

    http://www.military.com/daily-news/...-dies-helped-end-vietnam-my-lai-massacre.html


    Lại thêm một trang trong lịch sử đau thương của dân tộc Việt Nam được khép lại!!!
    --- Gộp bài viết: 18/12/2016, Bài cũ từ: 18/12/2016 ---

    Tướng 2 sao bị giáng 3 cấp vì ...ngoại tình!!!

    [​IMG]

    Nạn nhân: Tướng 2 sao David Haight
    Vụ này không biết có liên quan gì đến "mỹ nhân kế" hay không mà phạt nặng dữ vậy, từ Tướng 2 sao xuống Trung tá và cho về vườn luôn!!! Mỗi năm mất đứt 40 ngàn đô lương hưu...Ôi kỷ luật quân đội của Mỹ khiếp thế...chỉ là ngoại tình và sử dụng của công không đúng mục đích thôi mà???

    http://www.military.com/daily-news/2016/12/16/two-star-general-demoted-affair.html


    ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  6. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Mỹ triển khai tên lửa chống hạm ở Biển Đông
    (Vũ khí) - Cùng với tăng cường hoạt động của chiến hạm và không quân, Mỹ sẽ thực hiện triển khai tên lửa chống hạm trên đất liền tại Biển Đông và Hoa Đông.
    Phát biểu tại một cuộc thảo luận nhóm ở Washington DC, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris cho rằng lực lượng lục quân cần được trang bị khả năng đánh đắm tàu chiến của đối phương bằng các hệ thống tên lửa đất đối hạm.

    Đô đốc Harris phát biểu: "Tôi nghĩ rằng những hệ thống vũ khí này nên được triển khai tại các địa điểm ở Tây Thái Bình Dương. Chúng sẽ nhằm vào địch thủ nguy hiểm tại khu vực Biển Đông, Hoa Đông và Biển Nhật Bản. Đây là một ý tưởng quang trọng và chúng nên cân nhắc về nó vì chúng ta cần tìm ra cách duy trì khoảng cách với kẻ thù trong khu vực".

    [​IMG]
    Tên lửa ATACMS.
    Các tên lửa chống hạm của Lục quân Mỹ chuẩn bị được đưa vào sử dụng, khi Văn phòng khả năng chiến lược của Lầu Năm Góc thông báo đầu tháng này rằng hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS sẽ được nâng cấp để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển.

    Được biết kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh Quân đội Mỹ đã dần quay lưng lại với dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS và sử dụng chúng khá hạn chế. Một phần do ATACMS không phù hợp với các chiến dịch chống khủng bố của Mỹ. Tuy nhiên trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và Nga đã khiến Lầu Năm Góc căn nhấc lại chương trình phát triển tên lửa tầm xa của mình.

    Theo đó Quân đội Mỹ sẽ tái khởi động lại chương trình tên lửa Long-Range Precision Fires (LRPF) hay còn được biết tới với cái tên vũ khí chính xác tầm xa. LRPF được đánh giá là biến thể cải tiến đáng kể của ATACMS có tầm bắn hiệu quả lên tới 500km. Ngoài ra thiết kế theo dạng module của nó cũng cho phép tăng phạm vi hoạt động trong tương lai và thậm chí là cả tấn công các mục tiêu trên biển.

    JR Smith – Giám đốc bộ phận phát triển vũ khí tác chiến của Raytheon cho biết, công ty này đang nghiên cứu phát triển một nền tảng tên lửa tấn công mới dành cho Quân đội Mỹ dựa trên chương trình LRPF và chúng có thể được triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau. Thiết kế modul và hệ thống động cơ đẩy mới sẽ là những điểm mới trên LRPF cho phép nó tấn công nhiều mục tiêu hơn với tầm bắn xa hơn ATACMS.

    Để có thể tấn công được các mục tiêu trên biển, LRPF sẽ phải được tích hợp thêm hệ thống radar dẫn đường hoặc hệ thống dẫn đường mới thay chỉ vì hệ thống dẫn đường quán tính và định vị GPS hiện tại. Được biết các hệ thống tên lửa ATACMS của Mỹ hiện nay đều tác chiến hoàn toàn độc lập.

    Nếu được đưa vào trang bị LRPF sẽ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc xung đột tương lai có sự tham gia của Quân đội Mỹ điển hình như ở vùng biển Hoa Đông, Biển Đông hay biển Baltic nơi Hải quân Mỹ đang gia tăng sự hiện diện của mình.

    Và với phiên bản chống hạm của ATACMS, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tự tin tuyên bố rằng: "Với khả năng này, hệ thống tên lửa đất đối hạm của Lục quân Mỹ có thể khai hỏa từ các vị trí trên bờ để tiêu diệt mục tiêu cách xa 500km ngoài biển".
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-trien-khai-ten-lua-chong-ham-o-bien-dong-3325283/
    --- Gộp bài viết: 19/12/2016, Bài cũ từ: 19/12/2016 ---
    Ũa Harpoon đâu sao ko nâng cấp triển khai, mà lại triển khai cái tên lửa gì kì cục vậy =))

    @Longbow
  7. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Khắc tinh của S-400 bị dừng bay vì lỗi
    (Vũ khí) - Hải quân Mỹ quyết định dừng bay toàn bộ với F/A-18 và đặc biệt là EA-18G - máy bay tác chiến điện tử được coi là khắc tinh của hệ thống S-400.
    Theo Navy Times, quyết định dừng bay được đưa ra sau một sự cố ở phần nắp buồng lái máy bay EA-18G khiến hai người bị thương. Vụ việc xảy ra lúc 11h00 ngày 16/12 trên chiếc EA-18G thuộc phi đội máy bay tấn công điện tử 132 của Hải quân Mỹ tại căn cứ không quân hải quân ở đảo Whidbey, bang Washington (Mỹ).

    Phát ngôn viên của Không quân Hải quân Mỹ, Đô đốc Jeannie Groeneveld cho biết có hai sĩ quan bị thương nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng trong sự cố này, gồm một phi công và một sĩ quan tác chiến điện tử. Cả hai người đã được đưa đến bệnh viện.

    [​IMG]
    Máy bay tác chiến điện tử EA-18G.
    Vị đô đốc này cho biết thêm, sự cố khẩn cấp xuất phát từ phần nắp buồng lái của máy bay EA-18G. Ngay lập tức, một cuộc điều tra đã được tiến hành nhằm tìm ra nguyên nhân vụ việc. Các kỹ sư của hãng Boeing, hãng sản xuất 2 loại máy bay này sẽ phối hợp với hải quân Mỹ thực hiện cuộc điều tra này.

    Trước khi có quyết định đường đột này, Mỹ tuyên bố đã tìm ra cách triệt hạ phòng không đối phương với chiếc EA-18G của mình. Để làm được điều này, dàn máy bay EA-18G Growler được lắp hệ thống xác định mục tiêu chiến thuật kết nối dữ liệu tốc độ cao (Tactical Targeting Network Technology - TTNT) và những phần cứng khác nữa.

    Hãng sản xuất Boeing cho biết, tất cả các máy bay Growler đang trên dây chuyển sản xuất hiện nay sẽ được lắp ngay phần cứng mới, trong khi máy bay cũ sẽ được lắp bổ sung thiết bị để đáp ứng tiêu chuẩn.

    Theo Đại úy David Kindley, Giám đốc quản lý chương trình F/A-18 và EA-18G của Hải quân Mỹ: “Hệ thống tăng cường khả năng xác định mục tiêu này sẽ mang tới cho các tổ lái những lợi thế lớn, đặc biệt trong môi trường đe dọa dày đặc, nơi hoạt động bắt bám mục tiêu từ cự ly dài đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc chiến”.

    Theo nội dung của chương trình này, toàn bộ phần cứng mới được nâng cấp sẽ cho phép những chiếc Growler phối hợp hoạt động chống lại các hệ thống vũ khí (đối không) mạnh của kẻ thù - hiện đang trở thành xu thế phổ biến trên thế gới. Các phần cứng này nằm trong khuôn khổ Chương trình điều khiển hỏa lực – đối không tích hợp (NIFC-CA) của Hải quân Mỹ.

    Với chương trình NIFC-CA, Hải quân Mỹ sẽ cần tối thiểu 2 chiếc Growler hoạt động trên không và dò tìm mục tiêu, trong quá trình hoạt động có kết nối dữ liệu tốc độ cao với nhau.

    Hai chiếc này sẽ tiếp tục kết nối với một chiếc E-2D Advanced Hawkeye của hãng Northrop Grumman để hình thành một chiếc lưới hình tam giác, sẽ giúp xác định từ xa, một cách chính xác, vị trí thiết bị phát tín hiệu đe dọa.

    Với những điểm riêng biệt này, Hải quân tin rằng họ sẽ có thể tạo ra khả năng theo dõi và bám mục tiêu theo thời gian thực, đủ chính xác để bắn vũ khí. Chiến thuật tỏ ra hiệu quả nhất khi có 3 chiếc Growler làm việc cùng nhau.

    Công nghệ mới được đánh giá có vai trò rất quan trọng tới các kế hoạch của Hải quân, giúp mang tới khả năng chiến đấu trong môi trường bị đe dọa bởi nhiều hệ thống phòng không tiên tiến của đối phương.

    Các hệ thống này gồm nhiều radar VHF có khả năng bắt bám cả máy bay tàng hình, bên cạnh thiết bị phóng tên lửa đối không mạnh, có khả năng cơ động cao, như S-400 Triumf (SA-21 Growler) của Nga hay HQ-9 của Trung Quốc.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/khac-tinh-cua-s-400-bi-dung-bay-vi-loi-3325281/
    --- Gộp bài viết: 19/12/2016, Bài cũ từ: 19/12/2016 ---
    H aha ha =)) khắc tinh mà như quan tài bay thế kia =)) vãi cả khắc tinh. Mà sao bảo F-35 ko cần gây nhiễu gì vẫn bay qua đầu S400 được mà, sao giờ lại lòi ra EA18G là khắc tinh vậy ? các rồ Mỹ đâu rồi !
  8. Longbow

    Longbow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2016
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    100
    Tên lửa Tomahawk và SM-6: Vũ khí hai trong một của Mỹ

    [​IMG]
    Như vậy, sau khi đã thành công với việc tích hợp thêm khả năng chống hạm cho Tomahawk, giờ là đến phiên SM-6. Từ giờ hải quân Mỹ đã có thể yên tâm về khả năng chống hạm của các tàu tuần dương lớp Ticonderoga và tàu khu trục lớp Arleigh Burke với bộ 3 tên lửa chống hạm: Harpoon, SM-6 và Tomahawk.

    http://baodatviet.vn/video/ten-lua-tomahawk-va-sm-6-vu-khi-hai-trong-mot-cua-my-3300741/


    Trong bài viết của Báo Đất Việt có một chi tiết không chính xác đó là tầm bắn của tên lửa Harpoon. Tác giả đã quá chủ quan khi không cập nhật thông tin về sự nâng cấp liên tục của Harpoon, một dòng tên lửa chống hạm có tuổi đời gần 40 năm với 30 quốc gia sử dụng. Thông tin sau có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về dòng tên lửa chống hạm huyền thoại này!

    https://www.flightglobal.com/news/a...tended-range-harpoon-to-stave-off-kon-425271/

    Như vậy rõ ràng là tên lửa Harpoon sẽ tiếp tục được sử dụng trong nhiều năm nữa sau khi đã được nâng tầm bắn vượt trội cả dòng tên lửa mới được chế tạo NSM của Kongsberg-Raytheon đang được hải quân Mỹ thử nghiệm cho dòng tàu chiến LCS và F-35 Lightening II.

    Dĩ nhiên nhận xét của Đại úy Jaime Engdahl trong bài viết trên có giá trị hơn gấp nhiều lần anh bạn @BRICS trong diễn đàn này, người khoái LRASM hơn Harpoon (một thứ mới chế tạo và một thứ đã gần 40 năm tuổi). Trong chúng ta chắc chắn ai cũng phải thích LRASM hơn Harpoon, điều đó là đương nhiên, NHƯNG để nói về sự thực dụng thì không ai có thể qua người Mỹ! Tại sao phải bỏ ra một đống tiền (dự kiến là khoảng 1 triệu) cho một quả LRASM khi mà chỉ cần bỏ ra vài chục ngàn (dùng để nâng cấp Harpoon) đã có tầm bắn (và nhiều thứ khác nữa) đáp ứng được yêu cầu đặt ra? Nếu tính số lượng Harpoon đang có và việc trang bị mới LRASM để thay thế toàn bộ số Harpoon hiện có, sẽ phải bỏ ra một lượng tiền không hề nhỏ. Người Mỹ cũng đã làm điều đó với M1A2, bom thông minh, SM-6, Tomahawk và còn nhiều thứ khác nữa...

    LRASM vẫn sẽ được tiêu thụ, nhưng trong ngắn hạn thì chỉ có thể trang bị cho một số ít các phương tiện vừa đưa vào sử dụng (như tàu khu trục lớp Zumwalt). Tuy nhiên, anh bạn @BRICS à! Tàu khu trục lớp Zumwalt hiện chỉ có một chiếc (dự kiến đóng chỉ 3 chiếc) và đặt yếu tố tàng hình lên ưu tiên hàng đầu nên không thể trang bị Harpoon (phải gắn ngoài không thể tích hợp vào hệ thống phóng Mk. 57), 2 lớp tàu còn lại (Ticonderoga và Arleigh Burke) có số lượng lớn hơn nhiều và chắc chắn vẫn dùng Harpoon trong nhiều chục năm sau nữa (trừ những chiếc nếu có đóng sau này và thay hệ thống Mark 41 bằng Mk 57 thì có thể trang bị LRASM).


    P/S: Người Mỹ không bao giờ có thể hiểu tại sao phải tiêu xài 1,5 ngàn tỷ cho một cụm tượng đài thay vì xây cầu, bệnh viện, trường học, đường xá,...những thứ vốn còn rất thiếu thốn ở Việt Nam.
  9. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Nhìn ngày của link. https://www.flightglobal.com/news/a...tended-range-harpoon-to-stave-off-kon-425271/
    • 12 May, 2016
    Phát chán cho cập nhập thông tin của rồ Mẽo

    F-35 nào dùng NSM zậy ba, dốt thì bi bô ít ít thôi nghe, mà F-35 cũng chưa mang được con đó trong bụng nữa, mới chỉ lên kế hoạch thôi :)) lại còn Harpoon tầm bắn vượt trội NSM =))

    [​IMG]

    Phiên bản Harpoon phóng trên tàu chiến em biết gọi là gì ko ! dám chắc em nhầm với AGM-84. Phiên bản mới nhất phóng trên tàu chiến của Harpoon cũng chỉ có 124km thôi

    http://www.deagel.com/Anti-Ship-Missiles/Harpoon-Block-II_a001072005.aspx
    http://militaryedge.org/armaments/rgm-84l-harpoon/

    Đấy em cũng thừa nhận. chính cái đơn giản là lắp đặt lên tàu chiến mới, rồi phạm vi còn ko khắc phục được cả chục năm, thì đáp ứng yêu cầu gì thế ?

    Còn trong link cũ rích của em thì so Harpoon nâng cấp trên giấy vs NSM đang hoạt động :-( mà ngay trong link cũ rích của em cũng nói Harpoon thua kém NSM này

    The upgrade to Block II+ comes as US Naval Air Systems Command expresses interest in an extended-range variant that uses a lighter but “more lethal” warhead and improved turbojet engine to approximately double the Harpoon’s unclassified range of 67nm (124km) to 134nm


    Lại còn DDG AB class mới vẫn dùng Harpoon mới kinh =)) kiến thức dốt nát thế này mà bày đặt rồ Mỹ, từ Flight IIA đã bỏ Harpoon rồi ông dốt. Con Flight IIA đầu tiên là DDG-79 thì cũng từ năm 1998 rồi ông thần :))

    The modifications require removal of Harpoon missile capability. Modifications were also made for ad***ional crew required for a helicopter detachment to deploy with the ship.


    http://webcache.googleusercontent.c...&num=1&client=firefox-b&hl=vi&strip=1&vwsrc=0

    SM-6 thì ko bao giờ là tên lửa chống hạm đối với các tàu chiến khủng của Nga, TQ, bởi vì các tàu chiến Nga, TQ đóng kim loại cứng hơn nhiều (thành ra RCS chúng lớn hơn). SM-6 cũng chưa bao giờ dám công bố khả năng công phá mà chỉ dừng lại ở trên giấy. Nếu dám công bố ntn thì mới gọi là anti-ship

    P270 tiêu diệt mục tiêu
    [​IMG]


    Exocet

    [​IMG]


    C-802
    [​IMG]


    SM-6 chỉ là bản SM-2ER nâng cấp dùng với E-2D mà thôi. SM-2ER thì chiếc F-4 bắn cũng ko rớt nổi, ngay nhiệm vụ cơ bản là bắn máy bay chiến đấu (do chính Mỹ sản xuất) cũng ko thể bắn được thì quá tệ. Đã vậy còn bắn hụt. Sau đó Mỹ phải nhào nặn ra Sm-6. Tăng thêm 2kg cho đầu đạn, cùng vận tốc Mach 3.5 như SM-2ER nhưng lại nặng hơn 2kg, đầu nổ lại tác động kiểu nổ phân mảnh (blast fragmentation), nên sức sát thương ko lớn (trong khi hầu hết Ashm đều tác động trực tiếp xuyên phá "penetrator" hoặc nổ lượng cao "high explosive"). 1 điều quan trọng, SM-6 range 460km, nhưng chỉ với mục tiêu bay cao, còn phạm vi tàu chiến ở ngoài vùng chân trời sẽ ko bao giờ đạt được quá 100km

    SM-6 đã 2 lần công bố thử nghiệm, nhưng hầu hết đều chẳng thấy mục tiêu bị phá ở đâu. Chỉ là những công bố trên giấy, trên mạng. Vì sao, vì nếu SM-6 nếu lưỡng dụng như vậy, thì Mỹ ko việc gì phải tốn công thiết kế LRASM nâng cấp TLAM với anti-ship capility hoặc mua NSM của ngoại bang để thay Harpoon. Mà chỉ cần duy trì 1 dòng tên lửa duy nhất cho đa mục đích. Mỹ từng ấp ủ với loại ADATS (chắc chú ko biết) nhưng hủy bỏ, SAM đánh mục tiêu bề mặt thì từ thời S75, RIM-8, S300F, SM-2 cũng làm được, vấn đề là sức công phá ko cao.

    RIM-8 ông tổ của SM-1/2/6 có khả năng bắn tàu nhỏ, nhưng với đầu nổ HE

    [​IMG]

    During the Iran-Iraq War (1980-1988) the United States had deployed standard missiles to protect its navy as well as other ships in the Persian Gulf from Iranian attacks. According to the Iranian Air Force, its F-4 Phantom IIs were engaged by SM-2ERs but managed to evade them, with one aircraft sustaining non-fatal damage due to shrapnel.
    http://www.seaforces.org/wpnsys/SURFACE/RIM-67-Standard-Missile-ER.htm


    Phần PS chú dành cho đám rồ VN, thầy là rồ TQ nên chú nói chả có ý nghĩa gì
    --- Gộp bài viết: 19/12/2016, Bài cũ từ: 19/12/2016 ---
    Để nói rõ về yếu điểm của Harpoon 1 lần và mãi mãi, chứ thằng này nó lằn nhằn quá

    1. ko lắp vào VLS được, ko thể phóng thẳng đứng. Hạn chế độ cơ động khi khai hỏa
    2. khiến tàu chiến bộc lộ RCS lớn (vì dàn phóng chéo của nó)
    3. Khí động học khiến ko giảm RCS được, LRASM, NSM đều giảm RCS mạnh, trong khi đó là yêu cầu cơ bản của Ashm cận âm, vì đã chậm hơn Ashm siêu âm thì cần phải giàm RCS mạnh để đối thủ khó phát hiện và bị bất ngờ
    4. sức công phá của đầu đạn yếu, bằng chứng là qua vụ RIMPAC vừa rồi, Mỹ quyết tâm hủy bỏ nó
    5. tầm bắn ngắn dù có nâng cấp tới mấy cũng ko lên được 200km, trong khi các loại của ngay cả đồng minh cũng đã vượt mặt, chú em đừng có nhầm với bản AGM, bản đó phóng từ máy bay nên tầm bắn vượt tầm bắn bản bắn từ tàu nhiều, vũ khí nào cũng vậy
    6. Ko có khả năng thay đổi lộ trình bay, trong khi LRASM thì có, ngay cả Kh-35E cũng có khả năng này
    7. ko có khả năng tương tích dẫn đường bởi các loại máy bay chiến đấu, săn ngầm, cảnh báo sớm thậm chí UAV. Tức là nếu sóng radar giữa nó và tàu mẹ bị nhiễu, thì khi nó chưa tới phạm vi bật radar chủ động (có công suất nhỏ, cần phải ở pha cuối cách tàu vài km) nó sẽ rơi. LRASM có khả năng tương tích này, đây cũng là khả năng đặc biệt của LRASM
    8. ko có phiên bản phóng từ đất liền, đã từng có nhưng đã hủy. Có lẽ do quá kém, vì tầm bắn trên tàu chiến chỉ từ 40-124km thì tầm bắn từ đất liền còn kém hơn, trong khi NSM thì có do đó tương lai Mỹ phụ thuộc vào NSM để phòng thủ bờ biển là chắc chắn
    9. tốc độ quá chậm, cũng là yếu điểm chung của Ashm NATO. Trong khi Klub, YJ-12/18, Brahmos-1/2 đã khắc phục được điểm yếu bộc lộ RCS lớn và vẫn giữ được sức mạnh tốc độ


    Còn lần trước chú em bảo Do Thái bán cho VN thứ thay thế Kh-35, thì thầy hỏi em ko trả lời được, thầy mới phải dạy cho em biết là Do Thái dựa vào Harpoon cổ lỗ, vậy mà em còn già mồm bảo Harpoon nó xịn lắm. Thế xin hỏi giờ VN mua Harpoon thay cho Kh-35 có bị ngu ko ? với những yếu điểm to đùng ở trên.
    10. Giá quá đắt mà chứa quá nhiều yếu điểm

    Unit Cost: $1,200,000 for Harpoon Block II.
    http://www.navy.mil/navydata/fact_display.asp?cid=2200&tid=200&ct=2

    Chính chú bảo LRASM giá 1 triệu, vậy mà HBII đã có giá 1,2 triệu rồi. Chỉ có thằng ngu mới đi mua loại tên lửa vừa đắt hơn vừa kém hơn =))

    Kh-35
    1. thay đổi quỹ đạo đường bay
    2. gắn được vào khoang VLS, container ngụy trang
    3. có phiên bản phóng từ đất liền (harpoon ko còn sản xuất phiên bản này)
    4. phạm vi xa hơn rất nhiều, Harpoon Block II 124km, Uran-E 300km, ngay cả bản Uran cơ bản cũng đã 130km rồi
    5. Rẻ hơn chắc chắn 100%
    Mà tôi nói thế có quá nhiều ko nhĩ !, với 1 đứa còn ko biết phân biệt phiên bản Harpoon, ko biết định danh phiên bản trên tàu chiến là gì thì muối bỏ biển
    Lần cập nhật cuối: 19/12/2016
  10. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    beta22BRICS thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này