1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. taobao

    taobao Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    3
    Chuyên gia quân sự Mỹ tiếp tục khẳng định lựu pháo với đạn Excalibur dùng GPS bắn rụng máy bay siêu âm :))

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/buoc-chuyen-vu-khi-cua-my-tai-bien-dong-3326632/
    --- Gộp bài viết: 08/01/2017, Bài cũ từ: 08/01/2017 ---
    xin rồ Mỹ giài thích hộ dùng GPS bắn máy bay , tên lửa siêu ẩm kiểu gì thế, giải được bài toán độ cao, trần bay và tốc độ khi dùng GPS tracking ko nhĩ ? lại còn độ chính xác rất cao ? 1000% hả ! lại còn bắn chặn ICBM :)) thế thì dẹp hết mịa Aegis đi, tăng tầm bắn cho M109, rồi lắp lên tàu chiến là được rồi :))

    Chắc chuyên gia BQP Mỹ xem nhiều phim viễn tưởng quá nên nghĩ vũ khí Mỹ nó hoạt động đều như chiếc google car này

    [​IMG]

    Nói thêm về khả năng tấn công bề mặt của SM-6:

    The U.S. Navy is adding the Global Positioning System (GPS) to the SM-6 so it has the capability to strike stationary land targets if needed,but given its higher cost than other land attack weapons like the Tomahawk cruise missile it would not likely be used as a primary option
    https://en.wikipedia.org/wiki/RIM-174_Standard_ERAM

    Đánh mục tiêu tĩnh trên bề mặt người ta dùng GPS, chưa ai dùng GPS để đánh mục tiêu di động cả trên bề mặt chứ chưa nói trên không. Trên cạn hoặc biển còn có độ cao nhất định, để ước lượng, trên không hầu như ko thể ước lược theo dõi độ cao của 1 vật thể bằng GPS được
    Lần cập nhật cuối: 08/01/2017
    imagic2 thích bài này.
  2. taobao

    taobao Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    3
    Quả đúng như thầy từng nói, tàu ngầm và tàu chiến cỡ lớn chính là át chủ bài của HQ trong tương lai, thời đại TSB sắp chấm dứt như thiết giáp hạm rồi

    Mỹ chi khủng đóng tàu ngầm hạt nhân: Ông Trump hài lòng
    (Bình luận quân sự) - Kế hoạch chi 128 tỷ USD để đóng tàu ngầm hạt nhân của tổng thống Obama nhiều khả năng sẽ nhận được sự đồng tình từ ông Donald Trump.
    Ông Obama chi mạnh tay cuối nhiệm kỳ

    Hãng tin Bloomberg ngày 4/1 dẫn lời ông Frank Kendall, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm vũ khí cho biết đã ký văn bản ghi nhớ chính thức cho phép chương trình đóng tàu ngầm hạt nhân của nước này tiếp tục.

    Cụ thể, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông qua chương trình hiện đại Hải quân khủng với dự án trị giá 128 tỷ USD xây dựng hạm đội 12 tàu ngầm hạt nhân.

    Bản hợp đồng giữa hải quân Mỹ và tập đoàn General Dynamics được coi là một trong những chương trình Quốc phòng đắt đỏ nhất của nước này, chỉ xếp sau hợp đồng chế tạo máy bay chiến đấu F-35 trị giá 379 tỷ USD và mạng lưới phòng thủ tên lửa đạn đạo trị giá 153 tỷ USD.

    [​IMG]
    Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông qua chương trình hiện đại hải quân khủng với dự án trị giá 128 tỷ USD xây dựng hạm đội 12 tàu ngầm hạt nhân.
    Chi phí mua sắm trung bình của mỗi chiếc tàu ngầm hạt nhân là khoảng 8 tỷ USD. Ngoài ra 13 tỷ USD sẽ được ưu tiên dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển cùng 1 số chi phí khác.

    Theo kế hoạch, tàu ngầm hạt nhân mới sẽ thay thế các tầu ngầm lớp Ohio cũ kĩ. Hungtington Ingalls Industries Inc., đơn vị đóng tàu hàng đầu của Lầu Năm Góc và có doanh thu lớn từ các hợp đồng đóng tàu này sẽ là nhà thầu phụ.

    Trước đó, trong một cuộc phỏgg vấn với Bloomberg, ông Kendall cũng bày tỏ hy vọng có thể hoàn thành kế hoạch này trước khi rời nhiệm sở khi tổng thống Obama hết nhiệm kỳ vào ngày 20/1 tới.

    “Tôi hi vọng có thể biến nó thành hiện thực trước khi kết thúc nhiệm kỳ”, ông Kendall nói.

    Trung Quốc chọc giận ông Donald Trump?

    Ông Donald Trump hứng thú?

    Theo nhận định của giới quân sự, kế hoạch chi 128 tỷ USD phục vụ việc đóng tàu ngầm hạt nhân của tổng thống Obama cuối nhiệm kỳ nhiều khả năng sẽ nhận được đồng tình từ ông Donald Trump.

    Bởi lẽ ngay từ khi mới đắc cử, ông Trump đã hứa sẽ mang đến cho Hải quân Mỹ sức sống mới với những chương trình đóng tàu đầy tham vọng.

    Vị tỷ phú người Mỹ không giống như Barack Obama, cắt giảm chi phí dành cho Hải quân, ông Trump tuyên bố sẽ đầu tư phát triển hơn 70 tàu chiến mới. Trong số đó các tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay và tàu tuần dương tên, đồng thời thêm vào biên chế của Hải quân khoảng 50.000 người.

    [​IMG]
    Ông Trump rất tham vong đưa Mỹ vũng vàng ở vị trí số 1
    Trong kế hoạch của mình, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa tăng cường sức mạnh chiến đấu của các lực lượng Hải quân Mỹ từ 272 lên đến 350 tàu chiến. Điều này thực sự cần thiết, cần phải tăng ngân sách cho Quốc phòng để loại bỏ tất cả các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia cũng như lợi ích của Mỹ.

    Nếu kế hoạch của ông Trump được thực hiện, Hải quân Mỹ sẽ sở hữu sức mạnh chiến đấu cũng như quân số lớn nhất từ năm 1988, hãng Defense News cho biết. Tuy nhiên, cho đến bây giờ những thông tin về việc xây dựng các tàu chiến vẫn chưa được tiết lộ. Những loại tàu chiến nào sẽ được ưu tiên phát triển cũng chưa được xác định.

    Trong kế hoạch này có thể bao gồm việc xây dựng thêm tàu sân bay hạt nhân đa năng của Hoa Kỳ lớp “Gerald R. Ford”. Tàu sân bay này đã được xây dựng từ năm 2009. “Ford” là phiên bản cải tiến của các tàu sân bay của “Nimitz” và sẽ thay thế cho các tàu sân bay “Nimitz”.

    Mỗi tàu sân bay loại này có giá ít nhất là 10 tỷ USD. Trong số các tàu chiến được ưu tiên có thể có tàu ngầm phóng ngư lôi lớp “Virginia” trị giá 3 tỷ USD, cũng như các tàu lớp LCS (Littoral Combat Ships, tàu chiến đấu duyên hải) trị giá 500 triệu USD.

    Ông Donald Trump cho rằng, nếu Hải quân Mỹ có thêm nhiều tàu chiến thì khả năng chiến đấu cũng như tác chiến sẽ được nâng cao, Nhà Trắng sẽ có được nhiều lựa chọn trong việc giải quyết các tình huống khủng hoảng và ngăn ngừa xung đột vũ trang.

    Cuối cùng, số lượng và chất lượng của các tàu chiến cũng như sức mạnh của Hải quân sẽ ảnh hưởng đến quá trình và kết quả của chiến tranh hiện đại.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...tau-ngam-hat-nhan-ong-trump-hai-long-3326637/

    Điều này chứng tỏ tàu ngầm Mỹ đã quá lỗi thời
    Tàu ngầm chính là phương tiện tấn công, ẩn, răn đe hiệu quả nhất tương lai
    Tiếp tục chứng minh TSB đã dần là phế phẩm chiến tranh lạnh
    Lần cập nhật cuối: 08/01/2017
  3. taobao

    taobao Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    3
    Đúng như thầy đã dự đoán, Mỹ sẽ tiếp tục lựa chọn FA-18 thay vì F-35, có khi F-35 sẽ như windown 8 còn FA-18 vẫn là windown 7 sống khỏe nhăn răng, F-22 là windown vista còn đám F-15/16 là windown xp, muốn 1 thế hệ máy bay mới toanh ko trục trặc chỉ có nước thiết kế lại toàn bộ gen 6 (windown 10)

    Ông Trump nâng cấp F-18 thay cho chương trình F-35
    (Vũ khí) - Tân Tổng thống Mỹ sẽ lựa chọn F-18 thay thế cho chương trình F-35 tuy nhiên phát biểu này của ông bị các chuyên gia phản đối.
    Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết rằng, ông muốn cắt giảm chi phí dành cho chương trình “máy bay vàng” F-35 của công ty Lockheed Martin. Theo ông nếu thực hiện điều này có thể tiết kiệm được hơn 400 tỷ USD. Sau đó nguồn kinh phí này sẽ tiếp tục được cấp cho tập đoàn “Boeing” nhưng dùng để nâng cấp F-18 “Super Hornet”. Trong tháng này ông Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức và vấn đề này cũng như hàng loạt các chính sách mới sẽ được thực hiện.

    [​IMG]
    Máy bay vàng F-35 của Mỹ
    Những tuyên bố của ông Trump về các chính sách quân sự bị các chuyên gia phản đối. Họ cho rằng, người Mỹ đều muốn tiết kiệm nhưng họ muốn quân đội của họ đủ sức mạnh bảo vệ họ và sẵn sàng đầu tư phát triển các thiết bị quân sự thế hệ mới thay vì nâng cấp các thiết bị cũ.

    Viện trưởng Viện Nghiên cứu hàng không vũ trụ Mitchelovskogo, ông Doug Berki trong bài viết của mình đã viết rằng: “Tổng thống mới đắc cử muốn tiết kiệm tiền cho ngân sách nhưng sự tiết kiệm này có thể trả giá bằng sự sống của các quân nhân và hơn nữa sẽ làm cho quân đội Mỹ ngày càng đi xuống”.

    Theo ông Berki, khả năng của Mỹ trong việc kiểm soát bầu trời trong những năm gần đây đang ngày càng đi xuống, các máy bay được trang bị đều được nghiên cứu phát triển từ những năm 1960-1970. Vì vậy cải tiến chúng là cần thiết tuy nhiên khó có thể biến chúng thành những F-35 hiện đại.

    Ông Berki nhắc nhở Trump rằng, hiện nay một số quốc gia đã phát triển các hệ thống phòng không hiện đại, hệ thống tên lửa tiên tiến và các hệ thống điều khiển hoả lực mạnh mẽ nên “Super Hornet” sẽ dễ dàng bị tiêu diệt.

    Hiện nay Nga và Trung Quốc là một trong những đối thủ của Mỹ. Và họ lần lượt cho ra đời các máy bay thế hệ mới trong khi chính sách của ông Trump sẽ giết chết những chương trình mới của mình. Và nếu không muốn mất vị trí của mình Hoa Kỳ cần tập trung phát triển và hoàn thiện F-35.

    Ông Berki phản đối việc dừng chương trình F-35 nhưng ông cũng không quảng cáo cho chương trình này. Ông cho rằng, chiếc ‘Super Hornet” như một chiếc điện thoại cũ còn F-35 là một chiếc điện thoại thông minh Smartphone.

    Tất nhiên Smartphone sẽ có nhiều tính năng hơn. Tuy nhiên các tính năng của chúng nếu không phát huy tác dụng thì cũng không khác điện thoại cũ. Vì vậy, mong muốn rằng thay vì dừng lại phát triển chương trình này thì tập trung nghiên cứu hoàn thiện những khuyết điểm để tạo ra một máy bay chiến đấu thế hệ mới hàng đầu thế giới.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ong-trump-nang-cap-f-18-thay-cho-chuong-trinh-f-35-3326590/
  4. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Standard Missile

    Description
    Medium-long range shipboard surface-to-air missile.

    Background
    Standard Missile 2 (SM-2) is the U.S Navy's primary surface-to-air air defense weapon. It is an integral part of the Aegis Weapon System (AWS) aboard Ticonderoga-class cruisers and Arleigh Burke-class destroyers, and is launched from the MK 41 Vertical Launcher System (VLS). Its primary missions are fleet area air defense and ship self-defense, but it also has demonstrated an extended area air defense projection capability. The SM-2 uses tail controls and a solid fuel rocket motor for propulsion and maneuverability. All variants are guided by inertial navigation and mid-course commands from AWS using semi-active radar or an IR sensor for terminal homing.

    SM-2 Blocks III, IIIA, IIIB, and IV are in service with the U.S. Navy; these and other variants of Standard Missile are also in service with 15 allied navies.

    SM-6 Extended Range Active Missile provides an air defense force multiplier to the U.S. Navy to greatly expand the AWS battlespace. Combining a modified AMRAAM active seeker onto the proven Standard Missile airframe, SM-6 provides an extended range anti-air warfare capability both over sea and over land. This low-risk approach relying on non-developmental items supported a FY 2011 Initial Operating Capability. With integrated fire control support, SM-6 provides the Navy with an increased battlespace against Anti-Air Warfare (AAW) threats over-the-horizon.

    Point Of Contact
    Office of Corporate Communication (SEA 00D)
    Naval Sea Systems Command
    Washington, D.C. 20376

    General Characteristics, SM-2 Block III/IIIA/IIIB Medium Range
    Primary Function:
    Surface to air missile.
    Contractor: Raytheon Missile Systems.
    Date Deployed: 1981 (SM-2 MR).
    Propulsion: Dual thrust, solid fuel rocket.
    Length: 15 feet, 6 inches (4.72 meters).
    Diameter: 13.5 inches (34.3 cm).
    Wingspan: 3 feet 6 inches (1.08 meters).
    Weight: SM-2: 1,558 pounds (708 kg).
    Range: Up to 90 nautical miles (104 statute miles).
    Guidance System: Semi-active radar homing (IR in Block IIIB).
    Warhead: Radar and contact fuse, blast-fragment warhead.

    General Characteristics, SM-2 Block IV Extended Range
    Primary Function:
    Fleet and extended area air defense.
    Contractor: Raytheon Missile Systems.
    Date Deployed: 1998
    Propulsion: Two-stage solid fuel rockets.
    Length: 21 feet 6 inches with booster (6.55 meters).
    Diameter: 21 inches (booster) (34.3 cm).
    Wingspan: 3 feet 6 inches (1.08 meters).
    Weight: 3,225 pounds (1466 kg).
    Range: 100-200 nautical miles (115-230 statute miles). 185-370KM
    Guidance System: Semi-active radar homing.
    Warhead: Radar and contact fuse, blast-fragment warhead.



  5. taobao

    taobao Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    3
    Anti-Air Warfare OTH chứ có phải Anti-Surface Target/Warface OTH mà đăng dài làm chi vậy, cả pót dài của em đều ko có nói SM-6 có thể chống mục tiêu bề mặt 1 hit to kill, 1 lúc 10 quả được điều khiển 1 lượt hoặc vượt ra ngoài chân trời. Nghĩa là nếu ko có E-2D. SM-6 chỉ có thể bắn được trong tầm 25km với mục tiêu tên lửa bay lướt biển, đối với mục tiêu tầm cao 24km thì nó bắn được >300km

    Trong bài cũng ko hề nói 3 dòng SM2/6 này có thể chống mục tiêu bề mặt ở đâu. Nguồn cũng ko có
    Lần cập nhật cuối: 08/01/2017
  6. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Ai biết SM-2 và SM-6 khác nhau chỗ nào ko?
    Ai giúp tôi, 2 cái mà F16 dùng làm gì, có khả năng gì.
    [​IMG]

    Tàu triển khai SM-6 sẽ bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm trung ngay vùng trời phía trên đất Khựa.
    Lần cập nhật cuối: 09/01/2017
  7. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
    beta22 thích bài này.
  8. FarmerTadien

    FarmerTadien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2009
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    677
    Thế thì Trump khó sống đến hết nhiệm kỳ lắm, lại có vụ Kenedy nữa thôi.
  9. taobao

    taobao Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    3
    Mổ xẻ Su-27 do Ukraine cấp, Mỹ lạnh gáy...
    (Vũ khí) - Với mục đích nghiên cứu để khắc chế, Mỹ đã được Ukraine cấp một số Su-27, tuy nhiên khả năng của tiêm kích này vẫn là ẩn số với Mỹ.
    Thương vụ bí ẩn

    Trang Aviationist ngày 6/1 đã đăng tải bức ảnh cực hiếm của nhiếp ảnh gia Phil Drake ghi lại cảnh tiêm kích Su-27P đang vờn nhau với chiếc F-16 trong một cuộc diễn tập không chiến trên bầu trời thuộc Khu vực 51 (Area 51) đầy bí ẩn của Mỹ.

    Cuộc diễn tập diễn ra vào ngày 8/11/2016, hai chiếc tiêm kích quần thảo nhau ở độ cao từ 6.000 đến 9.000 m. Cuộc chiến bắt đầu bằng màn F-16 đánh chặn chiếc Su-27 ở tư thế đối đầu. Sau đó, hai tiêm kích liên tục thực hiện các động tác phức tạp để khóa mục tiêu và cắt đuôi đối phương.

    [​IMG]
    Màn quần thảo giữa Su-27 và F-16.
    Tiêm kích Su-27 lợi dụng khả năng cơ động rất cao để bám đuổi đối phương, bất chấp việc khối lượng chiến đấu của nó lớn gấp đôi máy bay F-16. Sau khoảng 25 phút, cả hai chiếc tiêm kích cùng lấy lại độ cao và bay về hướng căn cứ không quân Groom Lake.

    Việc Mỹ sử dụng tiêm kích Su-27 cho các cuộc diễn tập không chiến đã khiến nhiều người bất ngờ bởi trước đây, hầu hết các vụ tương tự chiến đấu cơ Mỹ đều phải sơn ngụy trang giả máy bay Nga để thực hiện diễn tập.

    Vậy Mỹ lấy đâu Su-27 xịn để thực hiện diễn tập? Theo trang mạng Sina (Trung Quốc), Ukraine đã bí mật cung cấp hai tiêm kích Su-27 mang số hiệu 31 và 32 cho công ty tư nhân của Mỹ với mục tiêu là "nghiên cứu kỹ thuật hàng không".

    Mặc dù hợp đồng là cung cấp tới công ty tư nhân, nhưng thương vụ này vẫn khiến người ta vô cùng khó hiểu. Bởi ngay sau khi được đưa tới Mỹ không lâu, công ty mua hai chiếc Sukhoi Su-27 đã tuyên bố phá sản. Hai chiếc Su-27 được bán lại cho một đối tác bí hiểm với giá 50 triệu USD/chiếc.

    Đối tác này không bao giờ được tiết lộ, nhưng người ta không khó để nhận ra rằng đó có thể chính là quân đội Mỹ. Bởi với Mỹ, nếu đứng ra mua lại Su-27 chắc chắn sẽ vấp phải không ít sự phản đối từ Nga - nơi chế tạo Su-27. Chính vì vậy, họ đã sử dụng công ty tư nhân đứng ra mua về, sau đó chuyển lại theo một thương vụ dàn dựng.

    Với sự giúp sức của Ukraine, người Mỹ đã “tiêu hóa gần sạch” tính năng kỹ chiến thuật của dòng tiêm kích hàng đầu nước Nga này. Đặc biệt, người Mỹ có thể dùng Su-27 để chiến đấu đối kháng huấn luyện các phi công hoạt động tác chiến ở châu Âu.

    Một chiếc Su-27 thực sự vẫn sẽ mô phỏng tốt hơn là các máy bay F/A-18 hay F-15 đóng giả máy bay Nga để phi công Không quân – Hải quân Mỹ tác chiến, một phi công Mỹ thừa nhận.

    [​IMG]
    Tiem kích Su-27 tại Mỹ.
    Thực chiến bất ngờ

    Mặc dù đã nghiên cứu khá kỹ tiêm kích Su-27 nhưng trong nhiều màn đối đầu thực sự khi diễn tập đối kháng, người Mỹ vẫn chưa thể hiểu nổi tại sao Su-27 có thể làm được điều mà tiêm kích Mỹ không thể.

    Hồi tháng 8/1992, các phi công của Trung tâm huấn luyện chiến đấu và đào tạo lại phi công của Không quân Nga ở Lipetsk đã bay Su-27UB sang căn cứ không quân Langley, bang Virgimia, theo lời mời của phía Mỹ.

    Thiếu tá Ye. Karabasov đã đề nghị tổ chức trận đánh tập giữa Su-27 và F-15 trước sự có mặt của khán giả. Tuy nhiên, người Mỹ vốn đã biết rõ máy bay Liên Xô qua các video clip, đã đề nghị đơn giản hóa bài tập và tiến hành ở xa con mắt người ngoài. Họ đã quyết định tiến hành “cuộc diễn tập chung” ở cách xa bờ biển 200 km.

    Theo kịch bản đề xuất, ban đầu 1 chiếc F-15D phải tìm cách thoát khỏi sự truy đuổi của Su-27UB, sau đó các máy bay sẽ đổi vai cho nhau và Su-27 phải thoát khỏi sự truy đuổi của Eagle. Ngồi trong cabin trước của chiếc Su-27UB là Ye. Karabasov, ở cabin sau là phi công Mỹ. Một chiếc F-15C cũng cất cánh để quan sát cuộc tranh hùng.

    Chiếc F-15 đã cố bứt khỏi Su-27 ở chế độ tăng lực toàn phần. Nhưng Karabasov vẫn bám cứng ở đuôi chiếc F-15 bằng cách sử dụng chế độ tăng lực cực tiểu và lực đẩy không tăng lực tối đa. Sau khi các máy bay đổi chỗ cho nhau, Karabasov đã bật tăng lực toàn phần và lập tức thoát khỏi F-15D với vòng lượn và lấy độ cao gắt. Chiếc Eagle lập tức tụt lại phía sau.

    Sau vòng lượn, chiếc Su-27UB bám ngay vào đuôi chiếc F-15, nhưng viên phi công Nga đã bị nhầm lẫn nên đã "bắn rơi" không phải chiếc F-15D mà là chiếc F-15C đang quan sát ở phía sau.

    Sau khi nhận ra nhầm lẫn, Karabasov lập tức bắt vào máy ngắm chiếc F-15D hai chỗ ngồi. Mọi nỗ lực sau đó của viên phi công Mỹ nhằm thoát khỏi sự truy sát của máy bay Nga đều vô hiệu. Trận không chiến kết thúc ở đây.

    Phải nói rằng, máy bay Su-27UB không chỉ dễ dàng làm thịt máy bay huấn luyện F-15D mà cả máy bay chiến đấu F-15C trong khi thua kém nó về nhiều thông số (ví dụ như tốc độ ở gần mặt đất và trên cao). Khả năng cơ động siêu việt đã giải quyết tất cả.

    Chẳng hạn, F-15 không có khả năng thực hiện thao tác bay "rắn hổ mang Pugachev". Khi xem thao tác cơ động này, các phi công Mỹ tròn mắt kinh ngạc là tại sao máy bay không bị vỡ tan trong không trung.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/mo-xe-su-27-do-ukraine-cap-my-lanh-gay-3326669/
  10. taobao

    taobao Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    3
    Mỹ đã biết sợ A2/AD của TQ

    Tờ Quan sát quân sự Nga đăng tải các nhận định cho rằng, ông Donald Trump vốn có "sự xung khắc sâu sắc" với Trung Quốc và chính quyền của ông này sẽ thúc đẩy các động thái quân sự tại các căn cứ ở Australia để phù hợp với kế hoạch nhằm vào Trung Quốc của Donald Trump

    Trang tin này dẫn lời Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (TBD) Quân đội Mỹ, Đô đốc Harry Harris cho biết: "Để chống lại các bước đi chính trị, quân sự của Bắc Kinh", năm 2017, Mỹ sẽ triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor ở một căn cứ không quân của Australia.

    [​IMG]
    Lực lượng tấn công tàng hình Không quân Mỹ gồm máy bay chiến đầu F-22 Raptor và máy bay ném bom chiến lược B-2. Ảnh: Viettimes

    Đô đốc Harry Harris chỉ ra, sau khi ông Donald Trump lên nắm quyền, Washington sẽ tiếp tục thực hiện chính sách ngăn chặn cứng rắn đối với Trung Quốc ở khu vực châu Á-TBD. Điều này cho thấy, Mỹ có ý đồ tăng cường can dự vào tranh chấpBiển Đôngvà biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

    Thông tin này thực sự đã thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận. Người đưa ra thông tin này là Đô đốc Harry Harris, vị quan chức không liên quan trực tiếp đến Không quân Mỹ.

    Có điều, thông tin này đã phản ánh được quy mô của các hành động ngăn chặn chiến dịch, chiến lược do Lầu Năm Góc xác định. Khi đó, Mỹ sẽ sử dụng vài hạm đội tác chiến của Hải quân Mỹ (hạm đội 3, 5 và 7) và nhiều phi đội đường không chiến thuật và chiến lược của Không quân Mỹ.

    Đồng thời, Hải Không quân Mỹ sẽ phối hợp với nhau, triển khai hành động liên hợp với các đồng minh ở châu Á-TBD. Sở chỉ huy rất có khả năng sẽ là các căn cứ hải quân Mỹ có ưu thế chiến dịch, chiến thuật cách xa Trung Quốc, được bố trí ở Guam, Hawaii và Australia. Đô đốc Harry Harris đương nhiên không đề cập đến những chi tiết này.

    Ngay từ đầu năm 2016 Mỹ đã bắt đầu tiến hành tăng cường sự hiện diện tại khu vực châu Á-TBD. Khi đó, người phát ngôn Bộ Tư lệnh Không quân TBD Mỹ chỉ trích Trung Quốc ở khu vực này, tuyên bố Mỹ sẽ triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer ở căn cứ không quân Tyndall, Australia.

    Ngoài ra, có tin cho biết Quân đội Mỹ sẽ còn điều máy bay tiếp dầu trên không KC-10A Extender Tanker tới căn cứ không quân ở Australia để kéo dài thời gian trực ban chiến đấu khu vực gần với Trung Quốc.

    Tất cả những điều này có nghĩa là Hải Không quân Mỹ đang hình thành các cụm tấn công chiến lược mạnh ở Australia và TBD.

    - Sử dụng tên lửa chống hạm tầm xa trang bị cho máy bay ném bom chiến lược B-1B tiến hành tấn công sát thương đối với tất cả các cụm tất công tàu sân bay/tàu chiến hiện có của đối thủ tiềm tàng.

    - Sử dụng tên lửa hành trình tầm xa tàng hình AGM-158B tiến hành tấn công tập trung đối với các cơ sở công nghiệp quân sự trên đất liền và các công trình hạ tầng cơ sở chiến lược khác của đối phương mạnh.

    - Dựa vào máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor và tên lửa phòng không SM-6 trên tàu chiến để thu hẹp phạm vi chống can thiệp/chống tiếp cận khu vực của các máy bay chiến thuật và chiến lược của đối thủ.

    - Dựa vào máy bay chiến đấu F-22 Raptor, tiến hành trực chiến hộ tống cho máy bay ném bom chiến lược B-1B ở khu vực lân cận biên giới nước đối thủ.

    Theo bài viết, máy bay tiếp dầu trên không KC-10A là nhân tố quan trọng, bởi vì căn cứ không quân Tyndall cách khu vực Biển Đông khoảng 4.000 km, máy bay chiến đấu F-22 tiến hành tác chiến ở cự ly xa như vậy ít nhất cần tiến hành tiếp dầu 4 - 5 lần, đồng thời còn lắp 2 thùng dầu phụ 2.270 lít.

    Tờ báo Nga đặt câu hỏi: Tại sao không thể triển khai máy bay Raptor ở sân bay quân sự Philippines hoặc căn cứ không quân Anderson ở Guam để giảm thời gian bay đến Biển Đông và biển Hoa Đông?

    Nguyên nhân rất đơn giản - những căn cứ chiến lược này đều nằm trong phạm vi bắn của tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21A/D. Lực lượng tên lửa Trung Quốc có hơn 100 tên lửa như vậy.

    Các máy bay chiến đấu F-22 Raptor và các máy bay khác triển khai ở căn cứ Tyndall có thể tiến hành bảo đảm an ninh cần thiết trong nhiều năm tới. Căn cứ này sẽ có vùng phòng không rộng lớn dài 3.000 km (từ biển Arafura và biển Timor đến Biển Đông), có thể xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực mạnh theo hình thang ở trong đó.

    Ngoài ra, một khi máy bay ném bom H-6K "đột nhập" khu vực thuộc phạm vi bắn của tên lửa CJ-10A (lắp trên H-6K) đối với căn cứ Tyndall, so với triển khai ở Okinawa hoặc Philippines, lực lượng đường không trên tàu sân bay Mỹ sẽ có nhiều thời gian hơn để đánh chặn loại tên lửa hành trình này.

    Căn cứ không quân Tyndall là căn cứ khiến cho Trung Quốc rất đau đầu và nguy hiểm. Đối với Mỹ, tác dụng của nó ngày càng lớn. Vì vậy có thể dự đoán, tình hình châu Á-TBD sẽ xuất hiện một "đợt nóng" mới.


    Báo Trung Quốc: Mỹ triển khai vĩnh viễn lực lượng bảo vệ bờ biển ở Biển Đông

    Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 6/1 dẫn tạp chí Breaking defense Mỹ cho rằng sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ, Mỹ có thể triển khai vĩnh viễn Lực lượng bảo vệ bờ biển (Cảnh sát biển) ở Biển Đông.

    Tư lệnh Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ Paul Zukunft cho biết ông từng cùng với Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Johm Richardson thảo luận về vấn đề triển khai vĩnh viễn Lực lượng bảo vệ bờ biển ở Biển Đông và các khu vực liên quan, cho rằng việc làm này có thể tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác với cùng các đồng minh, đối tác để thúc đẩy tự do đi lại ở Biển Đông.

    Ngày 29/11/2016, Tư lệnh Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ Paul Zukunft cũng đã bày tỏ nguyện vọng này. Ông nhấn mạnh với Chính phủ Mỹ khóa tới rằng hiện nay Trung Quốc đang triển khai tàu tuần tra ở cả biển Hoa Đông và Biển Đông, nếu Bộ Quốc phòng muốn phát huy lớn hơn vai trò của Lực lượng bảo vệ bờ biển thì cần điều tàu của họ đến đó để thể hiện sức mạnh của Mỹ.

    [​IMG]
    Paul Zukunft, Tư lệnh Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ.

    Theo Paul Zukunft, nếu Chính phủ Mỹ tương lai hạ chỉ lệnh, Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ còn có thể giúp các nước Đông Nam Á khác phát triển khả năng thực thi pháp luật trên biển, hỗ trợ bảo vệ hòa bình và an ninh của vùng biển xung quanh.

    Nhà nghiên cứu Trương Quân Xã, Viện nghiên cứu học thuật quân sự hải quân Trung Quốc cho rằng Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ trong thời bình thuộc Bộ An ninh Lãnh thổ Mỹ, trong thời chiến thuộc quản lý tác chiến của Hải quân Mỹ, là một trong năm lực lượng vũ trang lớn của Mỹ, nhiệm vụ chính là thực thi pháp luật trên biển.

    Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ "cần tập trung cho bảo đảm an ninh và phòng thủ lãnh thổ Mỹ". Nếu cố điều tàu đến vùng biển đang có "tranh chấp", sẽ không tránh khỏi bị xem là đang cố tình "thò vòi quá xa".

    Trương Quân Xã cho rằng tranh chấp biển Hoa Đông và Biển Đông cần do các nước đương sự giải quyết hòa bình bằng "đàm phán", phản đối sự "can thiệp" của các nước ngoài khu vực.

    Trung Quốc và Mỹ thực sự có "hợp tác" trên phương diện thực thi pháp luật nghề cá, nhưng tính chất của nó khác hoàn toàn với việc Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ "can thiệp vào tranh chấp".

    Cho dù chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama ra sức thúc đẩy chiến lược tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương thì cũng không đưa Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ lên tuyến đầu.

    Nếu Chính phủ khóa tới của Mỹ thực sự cho phép Lực lượng bảo vệ bờ biển không ngại đường xa, đến "can thiệp vào tranh chấp biển Hoa Đông và Biển Đông" thì sẽ chỉ làm cho tình hình khu vực tranh chấptrở nên phức tạp hơn, Trương Quân Xã nhấn mạnh.
    http://soha.vn/trung-quoc-so-my-se-choi-tat-tay-o-bien-dong-20170108204636675.htm

    Tầm bắn của tên lửa TQ. Chiến lược A2/AD đã thành công bước đầu. Hạm đội, phi đội hùng hậu của Mỹ cũng đã biết sợ và phải di tản gấp khỏi Phi, Nhật, Hàn đến Úc, điều này giống y lúc Nhật đánh xong TCC quân Mỹ cũng tháo chạy khỏi Á Châu đến Úc

    [​IMG]

    Chưa tính tới số tên lửa DH-10 (4000km) gắn trên các tàu ngầm TQ có thể vươn tới Úc bất kì lúc nào mà ko có cách gì có thể ngăn chặn từ xa hiệu quả. Mỹ chỉ có thể cảnh báo sớm với tên lửa bắn từ đất liền hoặc máy bay, tàu nổi mà thôi. Trong trường hợp xung đột trên diện rộng, TQ còn có thể sử dụng JL-1 (phi hạt nhân)

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 09/01/2017
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này