1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    BL khôn rồi đấy, ngu mà mua rác thải về

    Ba Lan tuyên bố sẽ không mua F-16 cũ của Mỹ

    (Vũ khí) - Chính phủ Ba Lan đã thay đổi quyết định mua F-16A/ B Fighting Falcons do Mỹ sản xuất để thay thế các máy bay tiêm kích dòng Su và MiG của Nga.
    Trong bản tuyên bố mới của Bartosz Kownacki – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan tới Quốc hội, ông cho biết: “Sau khi Bộ Quốc phòng, tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Ba Lan và các bên liên quan thực hiện phân tích việc mua lại máy bay F-16A cũ cho rằng đây không phải hướng đúng”.

    Kownacki nói với một ủy ban nghị viện rằng: “Chúng tôi sẽ không mua các phiên bản cũ của F-16”.

    [​IMG]
    Ngày 19/9/2016, hai chiếc F-16 Fighting Falcons của Không quân Nam Dakota đến Lask Air Base (Ba Lan) sau khi hoàn thành nhiệm vụ đào tạo.
    Với việc đưa F-16 cũ để thay thế Su-22 và MiG-29 vủa Nga, Bộ trưởng đã không đưa ra con số cụ thể nhưng theo ông, chi phí hiện đại hóa các máy báy F-16 cũ sẽ phải bỏ ra là rất lớn.

    Gen. Jan Sliwka, Phó chỉ huy lực lượng vũ trang Ba Lan cho biết, các quan chức đã rất ngạc nhiên vì những chi phí cao do Romania trả cho việc mua và nâng cấp chiếc F-16A/Bs từ Bồ Đào Nha. “Nó còn đắt hơn giá so với một số máy bay chiến đấu mới”, Sliwka nói.

    Trước đó vào tháng 1/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz cho biết, cơ quan này chuẩn bị khởi động đối thoại kỹ thuật với các nhà máy sản xuất máy bay chiến đấu nhằm tìm ra gương mặt mới thay thế cho pho đội Mi-24 trong biên chế.

    Hiện, Ba Lan đang cân nhắc mua 50 – 100 chiếc F-16 của Lockheed Martin Corp.

    Đồng thời, Kownacki nói trên tờ Nhật báo địa phương Gazeta Prawana rằng: “Đúng là Ba Lan đang cần máy bay chiến đấu mới nhưng chúng tôi đang tiến hành phân tích việc mua lại máy bay F-16 cũ có hiệu quả về mặt kinh tế hay không”.

    Cơ quan này cũng đang có một sự lựa chọn khác là mua F-35 Joint Strike Fighter, nhưng ông Kownacki cho rằng việc mua F-35s là “không hợp lý về mặt kinh tế nên chúng ta sẽ phải đưa ra một sự lựa chọn đúng đắn”.

    Hiện tại, Ba Lan đang có 48 chiếc F16-C/Ds và chúng có thể vận hành trong ít nhất 30 năm nữa để nghĩ tới việc nâng cấp.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ba-lan-tuyen-bo-se-khong-mua-f-16-cu-cua-my-3331870/
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Máy bay tiêm kích của Mỹ F-16 lại gặp sự cố
    (Vũ khí) - Máy bay tiêm kích F-16 gặp sự cố khi đang thực hiện nhiệm vụ và phi công đã buộc phải tách hai thùng nhiên liệu của chúng vào không trung.
    Một máy bay tiêm kích của F-16 Không quân Mỹ đã phải thả hai thùng nhiên liệu ra bên ngoài khi đang bay trên không phận Hàn Quốc, tin từ kênh truyền hình “Star”.

    Chiếc máy bay tiêm kích đang bay theo nhiệm vụ thì gặp vấn đề khẩn cấp. Máy bay này đã buộc phải tách những thùng nhiên liệu này trực tiếp vào không khí. Hai thùng nhiên liệu được xác định lượng nhiên liệu kiểu tụ điện, chúng được ném xuống mặt đất và nhiều lo ngại rằng, nhiên liệu sẽ gây hại cho môi trường.

    [​IMG]
    Máy bay tiêm kích đa năng thế hệ thứ 4 F-16 của Mỹ lập kỷ lục về số lần gặp sự cố, tai nạn.
    Hai thùng nhiên liệu được thả xuống gần thành phố Gunsan (tỉnh Bắc Jeolla) của Hàn Quốc. Đây là thành phố được đặt một trong những căn cứ không quân của Mỹ.

    Trước đó Mỹ và Hàn Quốc đã tham gia cuộc tập trận chung mang tên Foal Eagle. Thời gian dự kiến bắt đầu từ 1/3 đến cuối tháng 4, hãng Yonhap cho biết. Vào ngày 13/3 quân độ hai nước cũng đã tiến hành cuộc tập trận chung Key Resolve. Lầu Năm Góc đã gửi đến đây tàu sân bay của mình mang tên USS Carl Vinson, ngoài ra còn có các máy bay tiêm kích tàng hình F-35, cường kích và các máy bay ném bom B-1B và B-52.

    Theo báo cáo chính thức của quân đội Mỹ, vụ việc không làm ai bị thương. Đại diện của quân đội Mỹ giải thích rằng, việc tách các thùng nhiên liệu để bảo đảm an toàn cho các máy bay khi gặp sự cố là hoàn toàn bình thường và được sự cho phép của họ. Nguyên nhân dẫn đến sự việc này đang được tìm hiểu, tuy nhiên theo một số nguồn tin có thể bên ngoài buồng lái gặp vấn đề và điều kiện bay.

    Hiện tại việc tìm kiếm thùng nhiên liệu bị mất vẫn đang tiếp tục để ngắn chặn rò rỉ nhiên liệu ra môi trường. Được biết mỗi thùng có thể tích 1370 lít, các thông tin khác liên quan hiện vẫn đang được phía quân đội Mỹ giấu kín.

    Sự cố xảy ra với loại máy bay tiêm kích đang được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới với hơn 4500 trang bị cho hơn 25 quốc gia.

    Mặc dù được các quốc gia tin dùng và với số lượng lớn nhưng F-16 là một trong những máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 gặp các sự cố và tai nạn nhiều nhất.

    Theo thống kê đến thời điểm này đã có 484 chiếc F-16 của Không quân Mỹ bị tai nạn tính đến đầu 2016, đặc biệt trong giai đoạn từ 2003 đến 2016 số vụ tai nạn xảy ra rất nhiều và thường xuyên, trung bình mỗi năm khoảng 12 chiếc gặp tai nạn.

    Còn trên thế giới cho tới tháng 6/2016 đã có khoảng 835 chiếc F-16 gặp tai nạn, chiếm hơn 18% tổng số F-16 được sản xuất. Trong số này 652 chiếc bị phá hủy hoàn toàn chiếm 14,4 %. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các loại máy bay cùng thời như F-15 (10,1 %), F/A-18 (12 %), Su-27 (4%).
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/may-bay-tiem-kich-cua-my-f-16-lai-gap-su-co-3331827/
  3. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.374
    Đã được thích:
    26.728
    Tớ thấy con 053 đó nó cũng có radar đó chú. Thôi chú chơi con 058 này năm 2017 này. Cầu cho bọn rồ Nga nó ị vào mồm chú vì chú dám ị vào bàn thờ nhà noa... haha
    [​IMG]
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Con này có radar rồi kìa, nó sơn bạc chứ trắng tinh như con 053 kia đâu, bị não à

    [​IMG]

    Page trước có ảnh con 057 rồi đó, khỏi phải troll

  5. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.374
    Đã được thích:
    26.728
    Con đó 055 chứ 057 đâu. Chú đến đọc số cũng không xong. Tớ thấy mũi con 058 nó màu trắng y như Su-30 đó chú. Mà mấy con AESA của chú có con nào mũi màu đó đâu. Tụi tầu nó buồn nó sơn mũi đen sì chơi vậy á. Chắc chẳng hề có radar trong ấy đâu
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Tên lửa chống hạm Mỹ kém Nga, Trung về tầm bắn

    Tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Mỹ có tầm bắn chỉ bằng một nửa và tốc độ chậm hơn so với các loại vũ khí diệt hạm của Nga, Trung Quốc.

    Tên lửa chống hạm chủ lực của Mỹ diệt mục tiêu Harpoon là loại tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Mỹ có thể diệt mục tiêu ở cự ly 130 km.
    Business Insider cho biết lực lượng hải quân lớn nhất thế giới đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ sự lớn mạnh của Hải quân Nga và Trung Quốc. Đặc biệt, vũ khí chống hạm của Mỹ có tầm bắn và tốc độ hạn chế nhiều so với vũ khí của Nga, Trung Quốc.

    Trong nhiều năm qua, Hải quân Mỹ tập trung vào chiến lược “phân tán mối đe dọa” nhằm cung cấp vũ khí mạnh mẽ cho các tàu chiến nhỏ có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly hàng trăm km. Tuy nhiên, các tàu chiến của Hải quân Nga và Trung Quốc đều sở hữu tên lửa chống hạm tầm xa có thể tấn công tàu chiến Mỹ trước.

    Tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Mỹ là RGM-84 Harpoon có tầm bắn tối đa chỉ 130 km, đầu đạn nặng 221 kg, tốc độ khoảng 864 km/h. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc sở hữu danh sách dài các loại tên lửa chống hạm.

    Đơn cử như tên lửa chống hạm P-800 Oniks của Nga có tầm bắn trên 300 km, tốc độ 3.060 km/h. Họ tên lửa chống hạm Klub có tầm bắn dao động từ 90-600 km tùy phiên bản, mang theo đầu đạn nặng từ 250-500 kg, tốc độ pha cuối lên đến 3.500 km/h.

    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm Harpoon bắn từ tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ
    Dòng tên lửa chống hạm YJ-83, YJ-62 của Trung Quốc có tầm bắn dao động từ 120-400 km tùy phiên bản. Gần đây, Trung Quốc còn giới thiệu tên lửa đạn đạo chống hạm có thể tấn công tàu sân bay từ khoảng cách 1.700 km.

    Đặc biệt, Nga và Trung Quốc đều đang phát triển tên lửa siêu thanh có thể tấn công ở tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh (khoảng 6.123 km/h). Những vũ khí này bay nhanh hơn so với năng lực phòng thủ đánh chặn trên các chiến hạm Mỹ.

    Hải quân Mỹ và tập đoàn Lockheed Martin đang xúc tiến nhiều giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách về tầm bắn giữa vũ khí chống hạm của Mỹ so với các nước. Chris Mang, phó chủ tịch phụ trách tên lửa chiến thuật và động cơ của tập đoàn Lockheed Martin, nói với các phóng viên trong hội thảo ở Arlington, Virginia: “Phòng thủ là tốt nhưng tấn công còn tốt hơn”.

    Ông Mang cho biết thêm, tên lửa chống hạm tầm xa LRASM cho tàu chiến và máy bay dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2020. LRASM có tầm bắn khoảng 360 km, mang theo đầu đạn nặng 500 kg và có khả năng tấn công ở tốc độ âm thanh.

    Ngoài ra, máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer có thể triển khai hoạt động tên lửa LRASM vào đầu năm 2018, đem lại cho Mỹ lợi thế nhất định. Năng lực chống hạm của Mỹ tuy kém hơn với các đối thủ lớn nhưng Mỹ nắm lợi thế về radar, trinh sát tình báo và hệ thống chỉ huy có thể cung cấp thông tin cảnh báo sớm nhanh hơn với đối thủ. Do đó, năng lực tác chiến tổng thể của Hải quân Mỹ vẫn được đánh giá cao hơn so với đối thủ.
    http://news.zing.vn/ten-lua-chong-ham-my-kem-nga-trung-ve-tam-ban-post731250.html

    Vì sao tên lửa mới của Trung Quốc khiến Mỹ "đứng ngồi không yên"?


    [​IMG]
    Theo Business Insider, Trung Quốc hiện có một thế hệ mới các tên lửa chống tàu siêu thanh, tàng hình và Mỹ rõ ràng rất lo ngại về chúng.
    Cựu Chuẩn Đô đốc Mỹ Eric McVadon mô tả nhữngtên lửanày là vũ khí chiến lược "tương đương với vũ khí hạt nhân của Trung Quốc trong năm 1964". Và điều này không hề nói quá.

    Chúng có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ và làm giảm mức độ hiệu quả của các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hoạt động tại Tây Thái Bình Dương.

    Bằng cách triển khai những tên lửa này, Trung Quốc có thể thay đổi cán cân quân sự tại châu Á trong tương lai, kéo trọng tâm sức mạnh lệch khỏi phía Washington cùng đồng minh, và nghiêng về phía Trung Quốc.

    Nếu Mỹ không thể duy trì vị thế độc quyền trong lĩnh vực phát triển các hệ thống tên lửa chính xác thì họ sẽ gặp trở ngại khi triển khai sức mạnh (ở mức độ hiện nay) tại tây Thái Bình Dương. Đồng thời, các lực lượng và căn cứ tiền phương của Mỹ trong khu vực sẽ ngày càng dễ bị tấn công.

    Sự thay đổi như vậy hàm chứa mọi loại rủi ro. Các thế lực răn đe có thể mất đi lực lượng răn đe; những tính toán quân sự sai lầm có thể được đưa ra, dẫn đến một cuộc chiến tranh không chủ ý.

    Rồi còn cả chạy đua vũ trang. Các loại vũ khí tấn công chính xác có thể sớm tràn ngập khắp khu vực - chẳng hạn, Nhật Bản gần đây đã bày tỏ mong muốn phát triển một loại tên lửa tấn công tầm xa, tương tự như mẫu tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.

    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo DF-26, được mệnh danh là "sát thủ diệt Guam".

    Những tên lửa mới của Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện trong lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng năm 2015. Hai phiên bản chống tàu được trưng bày là tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21D (mệnh danh "sát thủ tàu sân bay") và tên lửa tầm xa, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân DF-26.

    DF-26 là tên lửa đạn đạo mang đầu đạn thường đầu tiên của Trung Quốc có khả năng vươn tới đảo Guam của Mỹ, vì vậy nó còn được gọi là "sát thủ đảo Guam".

    Nếu mang đầu đạn hạt nhân, DF-26 sẽ trở thành tên lửa hạt nhân chính xác tầm xa đầu tiên của Trung Quốc có khả năng tấn công các cơ sở quân sự quan trọng của Mỹ tại châu Á.

    Những tên lửa như vậy vừa cho phép Trung Quốc triển khai sức mạnh ra xa hơn, vừa nâng cao khả năng răn đe chiến lược, mà không kéo theo những rủi ro chính trị khi triển khai lực lượng quy mô lớn, hoặc không tốn kém khoản chi phí khổng lồ cho các tàu sân bay.

    Mất cân bằng

    Cuộc chạy đua vũ trang đang nhen nhóm này tương đối khác với cuộc cạnh tranh vũ khí chính xác giữa Nga-Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ở đây, nếu **** Cộng sản Trung Quốc muốn bảo toàn được quyền lực của mình thì họ phải chứng minh khả năng bảo vệ những thứ được xem là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.

    Song, chỉ cần có đủ khả năng phô trương thứ sức mạnh quân sự này thôi cũng đã ăn nhập hoàn hảo với tham vọng của Trung Quốc là trở thành một cường quốc lớn.

    Những tên lửa mới có thể đe dọa các tàu sân bay, áp đảo các hệ thống phòng thủ và đe dọa cơ sở chiến lược của Mỹ ở châu Á.

    Chúng còn góp phần củng cố "bộ công cụ" quân sự đáng phải dè chừng mà Trung Quốc đang có, được phát triển để giải quyết những lợi ích mà Bắc Kinh chưa đạt được tại eo biển Đài Loan, cũng như tại các đảo mà Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp tại Biển Đông.

    Ngay cả khi chưa được chứng thực thì sức nặng mang tính biểu tượng của những tên lửa này cũng thật sự "khổng lồ".

    [​IMG]
    Các tên lửa mới của Trung Quốc có thể đe dọa tàu sân bay Mỹ ở châu Á (Ảnh minh họa).

    Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng ở đây. Chẳng hạn, Trung Quốc sẽ sử dụng những tên lửa này trong các cuộc tấn công phủ đầu như thế nào? Chúng sẽ được triển khai theo các đợt tấn công riêng lẻ, hay đồng loạt? Những tên lửa này có đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ ngày càng hung hăng hơn trước các cuộc xung đột tương lai trong khu vực?

    Trong khi đó, Mỹ đang chuẩn bị thách thức các loại vũ khí chính xác của Trung Quốc bằng cách đầu tư vào các hệ thống quân sự mới. Nếu Trung Quốc biết hoặc tin rằng Mỹ có thể phá hủy các tên lửa của họ trước khi chúng được bắn đi thì họ có thể sẽ hạ thấp ngưỡng sử dụng chúng trong các cuộc xung đột tương lai.

    Ngoài ra, còn cần tới một cơ cấu kiểm soát vũ khí rộng khắp trong khu vực, tương tự như INF hoặc START - 2 hiệp ước kiềm chế cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ - Liên Xô.

    Nếu không có cơ chế tương tự thì cuộc chiến tên lửa sẽ được đẩy nhanh hơn. Sự hiện diện lâu bền và sự tín nhiệm của Mỹ tại tây Thái Bình Dương trong tương lai, cũng như an ninh của khu vực này, sẽ bị đe dọa.
    http://soha.vn/vi-sao-ten-lua-moi-cua-trung-quoc-khien-my-dung-ngoi-khong-yen-20170325105800168.htm

    con anh pót page trước mà em ko dám quote ấy, chứ anh nói gì con của em, anh và nhiều người thấy màu xám, e thấy màu trắng thì quá giỏi rồi
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.374
    Đã được thích:
    26.728
    Chú đến số đọc còn không ra, 055 đọc ra 057 thì nói chi đến màu. Thôi chú nghỉ uống thuốc đi.
  8. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    anh nói con của anh pót chứ nói con của em à, em giỏi rồi màu xám bảo màu trắng. Quá giỏi
  9. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.374
    Đã được thích:
    26.728
    Con của chú này, là 055 chứ 057 đâu
    [​IMG]
    Nhiêu đó chú cũng cãi cùn cho được. Tớ bảo nghỉ uống thuốc đi, đừng cố

    Nó đây này, màu trắng chú ơi. Chú không uống thuốc hỏng mẹ nó mắt
    [​IMG]
  10. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Ảnh trên thì nhìn nhanh quá ko nói đúng, sai thì sao, vì góc khuất, nhưng màu sắc thì chả ai nhầm được

    Ảnh dưới lấy từ năm 2013 ra khè :))

    http://soha.vn/quan-su/can-canh-nguyen-mau-t-50-thu-nam-bay-thu-nghiem-20131121072854839.htm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này