1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Mỹ có thành tựu vĩ đại nhất là thiết lập một hệ thống để bóc lột cả thế giới, dân nó sống sung túc được cũng nhờ hệ thống này. Chú tưởng tượng xem làm thế quái nào mà tự nó cung cấp hàng hóa dịch vụ giá rất rẻ với chất lượng tốt cho người dân với mức lương danh nghĩa và lương thực tế càng ngày càng giảm dần theo thời gian? Xuất khẩu vốn và hệ thống cung cấp của nó chuyển ra các nước nghèo sản xuất để cung ứng ngược lại nước nó, cùng với khống chế thương mại toàn cầu, nó đang biến cả thế giới thành nguồn cung ứng cho nó với giá rẻ, dân nó thì được hưởng lợi ích nào đó, chứ dân nước khác đâu đc. Thử nghĩ xem tại sao nó phải bỏ ra hàng trăm tỉ để duy trì quân đội hiện diện toàn cầu nhằm đe dọa và khống chế các nước khác? Nước Mẽo có vị trí địa lý đặc biệt rất khó bị xâm lược, nếu thực sự nó chỉ muốn phòng thủ bảo vệ đất nước, ngân sách và lực lượng của nó chỉ cần bằng Nhật x2, Ko - Hải bảo vệ 2 bờ biển và lục quân chống đổ bộ, thế là đủ, chả thằng nào sờ vào nó được, cần dek gì đếnh cả chục hạm đội TSB và máy bay ném bom chiến lược để tấn công làm gì.
    Braverr, beta22, meo-u2 người khác thích bài này.
  2. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Để đối đầu Gen 4 TQ, Mỹ phải dựa vào Gen 5 tàng hình, vô hình chung Mỹ tự thừa nhận Gen 4 (F15/16/18 hoàn toàn ko phải là đối thủ của Gen 4 TQ)
    Mỹ dựa sức mạnh tàng hình đấu tiêm kích Trung Quốc

    (Vũ khí) - Theo Tướng Herbert Carlisle, muốn chiếm ưu thế trước tiêm kích thế 4 của Trung Quốc với tên lửa PL-15, Mỹ chỉ có lựa chọn duy nhất là thế mạnh tàng hình.
    Nhận định của Tướng Herbert Carlisle thuộc Không quân Mỹ đưa ra sau khi Trung Quốc công khai hình ảnh chiến đấu cơ J-10C mang theo 2 đạn tên lửa PL-10 và PL-15 trong chuyến bay huấn luyện.

    Theo hình ảnh được công bố cho thấy, chiếc J-10C có thể đã được trang bị dòng tên lửa đối không ngoài tầm nhìn (BVRAAM) mới, có định danh không chính thức là PL-15.

    Nếu nguồn tin này chính xác thì cùng với J-10C và J-11, những tiêm kích thế hệ 4 của Trung Quốc hoàn toàn đủ sức gây nguy hiểm cho Không quân Mỹ, dù đó là chiến đấu cơ tàng hình, Tướng Herbert Carlisle thừa nhận.

    Theo Tướng Herbert Carlisle, điều khiến Mỹ lo ngại cho số phận tiêm kích F-35 và F-22 là bởi tên lửa PL-15 được trang bị đầu dò radar tinh vi và động cơ mạnh mẽ, giúp nó có thể tấn công các mục tiêu cách xa khoảng 100km hoặc xa hơn nữa.

    Tướng Carlisle đề cập trong bài phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS tại Washington: "Hãy quan sát đối thủ của chúng ta và thứ mà họ đang phát triển, những vũ khí như PL-15 và tầm bắn của tên lửa này".

    [​IMG]
    Hình ảnh tiêm kích J-10C mang tên lửa PL-15.
    Được biết, phát biểu của Tướng Carlisle được đưa ra cùng ngày với thông tin Trung Quốc thử nghiệm thành công với PL-15 và gắn tên lửa này lên máy bay J-10C.

    Điều khiến Tướng Carlisle và Bộ Tư lệnh tác chiến không quân Mỹ lo ngại không chỉ là khả năng của PL-15. Một vấn đề khác được cho là khá nghiêm trọng là mỹ không biết Không quân Trung Quốc có thể phóng bao nhiêu tên lửa PL-15 trong 1 lần?

    Trong khi đó, Thiếu tá Michael Meri***h, thuộc Bộ Tư lệnh tác chiến Không quân Mỹ cho biết: "Chúng tôi quan tâm nhiều đặc tính của PL-15, như tải trọng, hệ thống dẫn đường, loại đầu đạn, khả năng di chuyển, đối phó với các biện pháp đối kháng, độ tin cậy, tốc độ, tầm bắn… và các khả năng khác của nó".

    Đáng lưu ý là nhờ được nâng cấp, tiêm kích J-11 có thể mang tới 14 tên lửa, gồm 12 tên lửa cỡ như PL-15 và 2 tên lửa nhỏ hơn. Trong khi đó, với cấu hình thông thường, tiêm kích F-22 của Mỹ chỉ mang được tối đa 6 tên lửa AIM-120 và 2 tên lửa Sidewinder với tầm bắn ngắn hơn.

    Đặc biệt những tên lửa này của Mỹ lại có điểm yếu là rất dễ bị gây nhiễu bằng công nghệ DRFM. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, đây chính là lý do khiến thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ mới của Mỹ tập trung vào khả năng tàng hình để tránh bị radar đối phương phát hiện.

    Công nghệ tàng hình mang lại lợi thế trong một số tình huống nhất định nhưng trong cuộc đối đầu trực diện, nó sẽ gây ra bất lợi về số lượng vũ khí. Như trong trường hợp F-22 với J-11, tiêm kích của Mỹ thua kém đối thủ Trung Quốc tới 6 tên lửa.

    Tình huống còn tệ hơn khi do chi phí cao, Không quân Mỹ chỉ trang bị 195 chiếc F-22. Trong khi đó, Trung Quốc có không dưới 300 tiêm kích giá rẻ J-11 và còn có thêm hàng trăm máy bay chiến đấu J-10C cùng nhiều loại chiến đấu cơ khác.

    Không quân Mỹ hài lòng với khả năng mang ít vũ khí hơn của F-22, bởi họ cho rằng khả năng tránh bị phát hiện sẽ giúp máy bay khó bị tấn công hơn, từ đó vô hiệu hóa phần nào lợi thế hỏa lực của đối phương.

    Tuy nhiên, theo Tướng Carlisle, Không quân Mỹ có quá ít máy bay F-22. Ông cho rằng quyết định ngưng sản xuất F-22 mà Lầu Năm Góc đưa ra năm 2009 là 'sai lầm lớn nhất từ trước đến nay'.

    Để duy trì ưu thế trước quân đội Trung Quốc và các đối thủ tiềm năng khác, Lầu Năm Góc có kế hoạch trang bị hàng trăm chiến đấu cơ thế hệ mới F-35. Song, với cấu hình tàng hình, F-35 thậm chí còn mang được ít tên lửa hơn cả F-22, với chỉ 2 tên lửa AIM-120.

    Và như vậy, ngay cả thế mạnh tàng hình cũng khó khiến Mỹ chiếm được thế trước số đông chiến đấu cơ thế hệ 4 với tên lửa PL-15 của Không quân Trung Quốc.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-dua-suc-manh-tang-hinh-dau-tiem-kich-trung-quoc-3339531/
    Braverr thích bài này.
  3. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    PL 15 bắn cầu vồng lên cao 30 km để đạt tầm bay xa, hy vọng hạ được máy bay 737 chứ đâu có ăn được tiêm kích.
  4. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    bắn cầu vồng con m mày =)) nói thì ko có nguồn, thích gì là sủa nấy như con chó dại
  5. Longbow

    Longbow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2016
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    100
  6. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.374
    Đã được thích:
    26.728
    Đúng là nên dùng não suy nghỉ và cũng nên dùng não viết bài. Tên lửa không đối không thì không nên so tầm với đất đối không S-xxx.
    --- Gộp bài viết: 21/07/2017, Bài cũ từ: 21/07/2017 ---
    Quả bom lượn SDB nó chả có tí nhiên liệu nào cũng có tầm trên 100km. Đạn đối không tầu nó nhét cho tí thuốc diêm thôi thì tầm lý tưởng lượn mòng mòng có khi 600km không chừng.
    LMAO thích bài này.
  7. Longbow

    Longbow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2016
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    100
    Biết sẽ có người tỏ vẻ nguy hiểm! Lớn rồi nên cần đọc kỹ trước khi nói, nếu không hoá ra cũng xếp ngang hàng với ... kia sao!

  8. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 23/07/2017
    meo-u thích bài này.
  9. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Glide

    This 2015 study in a Chinese scientific journal discusses the flight path and performance of a VLRAAM, which flies 15 km upward of its launching fighter to a 30 km altitude, and is guided by a combination of long range radars (like Chinese AEWC planes) and satellite navigation, before divebombing at hypersonic speeds onto enemy aircraft, including stealth fighters, stealth bombers and AEWC aircraft.

    J8 at cjdby.net via Hongjian

    http://www.popsci.com/china-new-long-range-air-to-air-missile

    Trong thảo luận VLRAAM có nói đến khả năng đánh mục tiêu là máy bay chiến đấu tàng hình

    Chỉ là 1 thảo luận từ năm 2015 mà thôi, ko có giá trị thực tế, vì hiện tại PL-15 và VLRAAM được công bố đều ko nói độ cao đạt được là 30km, mà nếu thực tế là vậy thì lại càng tốt, vì top-attack như vậy thì F-22/35 hoàn toàn ko có khả năng phát hiện , phòng tránh được, RCS lưng máy bay cũng to hơn so với đầu, nên radar seeker của PL-15 sẽ chính xác hơn ở pha cuối

    Theo TQ công bố vào năm 2015 thì PL-15 có phạm vi 200km

    [​IMG]

    Như vậy có thể kết luận PL-15 có 2 mode gồm bắn thẳng và top-attack
    Lần cập nhật cuối: 23/07/2017
    meo-u thích bài này.
  10. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Nhật bản đâu rồi, sao ko sản xuất UAV cạnh tranh với TQ đi nè =))
    Lo giữ bí mật quân sự, Mỹ vô tình cho Trung Quốc "mượn" đồng minh giáng đòn chiến lược

    Trung Phạm|22/07/2017 01:30 PM

    2
    [​IMG]
    "Chân dài" Trung Quốc tạo dáng bên tiêm kích J-10 trong một cuộc triển lãm quân sự. Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Nga.
    Đối với Mỹ, đó là một cú giáng mạnh về cả thương mại và chiến lược, làm phương hại tới quan hệ của Washington với các đối tác và đồng minh.
    Tháng 10 năm 2016, các hình ảnh vệ tinh ghi nhận một số vũ khí mới xuất hiện trên một đường băng mà Ả Rập Xê Út dùng cho các cuộc không kích quân sự ở Yemen.

    Ba chiếc máy bay không người lái (UAV) Wing Loong lộ diện. Đây là những mẫu UAV được Trung Quốc chế tạo giống hệt với mẫu Predator củaMỹ, có thể bay được nhiều giờ liên tục, mang theo cả tên lửa và bom.

    Cùng tháng, một máy bay quân sự không người lái nữa, CH-4 Rainbow, cũng xuất hiện trong một bức ảnh chụp ở sân bay dã chiến tại Jordan, gần biên giới Syria.

    [​IMG]
    Một chiếc UAV CH-4 do Trung Quốc chế tạo đang được Quân đội Iraq sử dụng. Ảnh: Bộ Quốc phòng Iraq

    Kể từ đó, nhiều vệ tinh thương mại khác đã chụp được hình ảnh các máy bay không người lái tấn công và do thám của Trung Quốc xuất hiện tại các căn cứ của Ai Cập và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE).

    Những hình ảnh này, và những dữ liệu khác đang được giới quốc phòng quốc tế phân tích, càng củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy các UAV quân sự do Trung Quốc xuất khẩu gần đây đã được một số quốc gia triển khai ở những cuộc xung đột tại Trung Đông và châu Phi, trong đó có cả các nước đồng minh mà Mỹ cấm xuất khẩu các mẫu của nước này.

    Đối với Mỹ, đó là một cú giáng mạnh về cả thương mại và chiến lược.

    Hệ quả từ việc Mỹ thắt chặt xuất khẩu

    Nước Mỹ từ lâu đã từ chối bán những UAV mạnh nhất do mình chế tạo cho hầu hết các quốc gia vì lo ngại chúng sẽ rơi vào tay các thế lực thù địch, hoặc các nước ở Trung Đông, làm suy giảm vị thế thống trị về quân sự của đồng minh Israel tại đây.

    Anh là quốc gia nước ngoài duy nhất được vận hành các UAV Predator và Reaper - những hệ thống tấn công không người lái mạnh mẽ nhất của Mỹ.

    Một trong những hiệp định giới hạn xuất khẩu của Mỹ là Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa 1987 (MTCR). Hiệp định này giới hạn xuất khẩu UAV dựa vào tầm bắn của hệ thống và tải trọng chúng có thể mang theo khiến cho hầu hết các máy bay không người lái uy lực của Mỹ bị hạn chế chặt chẽ.

    MTCR được 35 quốc gia ký kết, gồm cả Mỹ nhưng Trung Quốc thì không.

    “Điều đó đã làm tổn hại các lợi ích chiến lược của Mỹ theo nhiều cách khác nhau”, Paul Scharre, cựu quan chức Lầu Năm Góc hiện đang làm việc cho Trung tâm An Ninh Mỹ mới, nhận xét.

    “Chính sách đó làm phương hại tới quan hệ của Mỹ với đối tác nhưng lại gia tăng quan hệ của họ với một quốc gia đối thủ là Trung Quốc. Nó tác động xấu tới khả năng cạnh tranh của các công ty Mỹ”.

    Chính quyền Obama, trong khi tìm cách thúc đẩy xuất khẩu theo những điều khoản chặt chẽ, cũng đi đầu trong nỗ lực xây dựng một “bộ quy tắc không người lái” toàn cầu, quy định việc kiểm soát, tránh sử dụng sai mục đích những vũ khí này.

    Trung Quốc thế chỗ

    Chính sách kiểm soát xuất khẩu UAV chặt chẽ đang khiến nhiều đối tác và đồng minh của Mỹ quay sang mua hàng của Trung Quốc.

    Bắc Kinh bắt đầu xuất khẩu UAV có khả năng tấn công vào khoảng năm 2014-2015. Trước đây, Trung Quốc chủ yếu bán các vũ khi công nghệ thấp cho các nước nghèo nhưng gần đây đang tiếp thị cả những mặt hàng tinh xảo hơn.

    Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tính theo trị giá, Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Nga.

    Một báo cáo của Lầu Năm Góc đưa ra hồi tháng Sáu cho thấy, Trung Quốc duy trì được vị trí này phần lớn là do các nước có nhu cầu cao về các máy bay không người lái vũ trang của nước này, trong đó có Iraq, Ả Rập Xê Út, Ai Cập và UAE.

    “Khi bán những hệ thống như vậy, Trung Quốc gặp phải rất ít cạnh tranh vì hầu hết các nước chế tạo UAV, theo quy định của các thỏa thuận quốc tế, bị hạn chế bán công nghệ”, báo cáo trên cho biết.

    Bộ quốc phòng Mỹ ước tính, Trung Quốc có thể sản xuất được khoảng 42.000 máy bay không người lái với giá trị thương mại lên tới 10 tỷ USD từ nay tới 2023.

    Các công ty Trung Quốc đang bán các UAV giống hệt với mẫu Predator và Reaper của nhà thầu General Atomics cho các đồng minh và đối tác của Mỹ và những khách hàng khác với mức giá chỉ bằng một phần.

    [​IMG]
    UAV MQ-1 Predator do General Atomics của Mỹ sản xuất là chiếc máy bay không người lái được thế giới biết đến nhiều nhất do vai trò của nó trong cuộc chiến chống khủng bố. Ảnh: MarketWatch

    Một chiếc UAV Wing Loong của Trung Quốc có giá khoảng 1 triệu USD, trong khi một chiếc Predator do Mỹ chế tạo khoảng 5 triệu USD, còn chiếc Reaper có giá tới 15 triệu USD.

    Bắc Kinh cũng đang thúc đẩy một bước đi khác mạnh bạo hơn: sản xuất máy bay không nười lái quân sự tại Trung Đông.

    Tháng 3/2017, các quan chức Trung Quốc và Ả Rập Xê Út đã nhất trí cùng sản xuất chung khoảng 100 UAV Rainbow, gồm cả những phiên bản lớn hơn và tầm bay xa hơn CH-5.

    “Đối thủ cạnh tranh chính của chúng tôi? Đương nhiên là người Mỹ”, Li Yidong, thiết kế trưởng của Wing Loong – UAV được Tập đoàn Công nghiệp hàng không Thành Đô chế tạo, cho biết vào tháng 11/2016 tại Triển lãm hàng không Chu Hải.

    Chính quyền Trump nóng ruột

    Hoạt động xuất khẩu máy bay không người lái của Trung Quốc bắt đầu tác động tới công tác hoạch định chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

    Bart Roper, Phó chủ tịch điều hành của General Atomics cho rằng, Mỹ đang để rơi thị trường UAV vào tay Trung Quốc và một số quốc gia khác do những hạn chế lỗi thời không còn phù hợp. Ông bày tỏ hy vọng chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ xem xét lại chính sách để thúc đẩy ngành công nghiệp này của Mỹ.

    Thực tế, các nhà sản xuất UAV và chính trị gia Mỹ đang tích cực vận động chính quyền Trump nới lỏng kiểm soát xuất khẩu để ngăn Trung Quốc mở rộng thị phần và tránh làm suy giảm các liên minh của Washington.

    Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng đang xem xét lại quy trình xuất khẩu máy bay không người lái với mục đích “chỗ nào có thể, thì loại bỏ ngay những rào cản đối với khả năng cạnh tranh của các công ty Mỹ”, một quan chức cấp cao của chính quyền Trump cho biết.

    “Chúng tôi nhận thức được Trung Quốc đang làm gì”, vị quan chức nhấn mạnh.

    http://soha.vn/lo-giu-bi-mat-quan-s...nh-giang-don-chien-luoc-20170722114542314.htm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này