1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    chết máy có hình ko hay sủa đổng =)) chết máy có chết người ko =)) hay cũng chỉ sủa và sủa cuộc đời mày chỉ biết sủa ngu thôi hả cái tàu vào cảng sủa là tàu chết máy =)) đã ko chứng minh được vụ việc đó có thật, lại còn sủa ngu khóc thuê cho bọn Mỹ =))

    Thấy tao xoắn vụ tàu Mỹ bị tông chết người lia lịa nên tức ói máu rồi hả thằng rồ Mỹ ngu bl kia =))

    --- Gộp bài viết: 23/08/2017, Bài cũ từ: 23/08/2017 ---
    Thế à , có link xác nhận tàu Mỹ hoạt động nhiều hơn tàu Nga, TQ ko ? hay cũng chỉ sủa và sủa như mấy thằng ngu kia, tàu chiến tổng của Mỹ chỉ có >200 chiếc, so với số tàu hàng, tàu du lịch, tàu biển toàn cầu di chuyển hàng ngày thì chẳng thấm vào đâu, vậy mà ko hề có lấy 1 lần trong năm nay tàu biển dân sự đâm nhau.

    Còn vụ tàu Atago (cũng mang Aegis) đâm tàu cá nữa, chắc tần suất hoạt động của tàu Nhật cũng hoạt động >tàu TQ, Nga nhĩ ! ngay tàu chiến Châu Âu cũng ko hề gặp sự cố nào như tàu theo chuẩn DDG Aegis của Mỹ

    --- Gộp bài viết: 23/08/2017 ---
    Tàu chiến TQ diễn tập ko chết ai, tàu Mỹ ko diễn tập ko đánh nhau cũng chết người =)) thứ ngu si như mày mới ko biết
    --- Gộp bài viết: 23/08/2017 ---
    Tàu chiến Mỹ chết máy chết radar, sonar, cảm biến nên bị đâm chết cả người nè, ảnh có đầy đủ luôn =)) hóng rồ Mỹ phản đòn =)) cố lên cố sủa ngu chứng minh 2 vụ việc này ko có thật đi nào =))

    [​IMG]
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 23/08/2017
  2. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Nói gì thì nói cũng éo tin tàu chiến khựa nó bơi được, thế thì làm gì nó có diễn tập, hay là lỗi thằng photoshop ?
  3. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Đúng rồi cuộc đời mày chỉ biết sủa và sủa thôi =))

  4. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Sự cố đâm tàu chiến gây tổn hại danh tiếng Mỹ ở châu Á
    Những sự cố hàng hải liên tiếp ảnh hưởng lớn đến danh tiếng của hải quân Mỹ và khiến các đồng minh châu Á lo lắng.

    Khu trục hạm Mỹ móp mạn trái sau vụ va chạm. Video: Reuters.

    Trong nhiều thập kỷ, hải quân Mỹ được coi như biểu tượng quan trọng nhất của sức mạnh cường quốc này ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với các căn cứ tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Guam và một đội tàu chiến đầy vũ khí hiện đại, hải quân Mỹ là lời nhắc nhở rõ rệt về sức mạnh trấn an đồng minh và răn đe đối thủ trong khu vực.

    Nhưng danh tiếng đó dường như đang bị tổn hại sau vụ va chạm giữa tàu khu trục tên lửa John S. McCain và một tàu chở dầu gần Singapore khiến 5 thủy thủ Mỹ bị thương, 10 người mất tích. Hình ảnh được công bố trên truyền thông cho thấy tàu chiến Mỹ thủng một lỗ lớn ở mạn trái, nơi thợ lặn phát hiện nhiều thi thể thủy thủ mắc kẹt trong khoang.

    Vụ va chạm diễn ra hai tuần sau khi John S. McCain tuần tra tự do hàng hải gần đá Vành Khăn bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo. Cuộc tuần tra của tàu John S. McCain được coi là hành động thách thức yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông và thể hiện uy lực của hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.

    "Hình ảnh có giá trị hơn ngôn từ rất nhiều. Chiếc tàu này từng gây nhiều sự chú ý nên giờ đây, hình ảnh nó bị đâm thủng sẽ có tác động lớn đến danh tiếng của Mỹ", Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, Australia nhận xét.

    Các đồng minh châu Á của Mỹ đang đặt câu hỏi về cam kết của họ đối với khu vực, đặc biệt là khi ảnh hưởng về kinh tế và quân sự của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Dưới thời Barack Obama, Mỹ theo đuổi chính sách xoay trục châu Á - Thái Bình Dương, tăng hiện diện quân sự và giảm thuế quan.

    Từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây nhiều lo ngại cho các đồng minh và đối tác trong khu vực, khi tuyên bố bãi bỏ chính sách xoay trục nhưng không đề ra chiến lược mới, đồng thời đặt ra thêm rào cản thương mại và muốn đồng minh phải chi trả nhiều hơn cho những tiền đồn quân sự Mỹ tại nước họ.

    Joseph Chinyong Liow, chuyên gia tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, nói rằng Mỹ đang bị phân tâm vì các rối ren ở Washington. Ông ghi nhận việc hải quân Mỹ tăng cường tuần tra ở Biển Đông sau vài tháng im ắng dưới thời Trump, nhưng cho rằng Washington chưa xây dựng được chiến lược rộng lớn cho khu vực.

    Giờ đây, một loạt sự cố của hải quân Mỹ ở tây Thái Bình Dương càng gây ra thêm nghi ngờ về hoạt động của họ, đặc biệt là Hạm đội 7, có căn cứ tại Nhật Bản, theo New York Times.

    [​IMG]
    Phó đô đốc Joseph Aucoin, tư lệnh Hạm đội 7 hải quân Mỹ, có thể bị cách chức. Ảnh: Reuters.

    Sự cố diễn ra hai tháng sau khi 7 thủy thủ tàu khu trục tên lửa Fitzgerald thiệt mạng trong vụ va chạm với một tàu chở hàng ngoài khơi Nhật Bản. Hồi tháng 5, tàu tuần dương tên lửa Lake Champlain va chạm với một tàu cá Hàn Quốc nhưng không có người bị thương. Ba tháng trước đó, tàu tuần dương Antietam mắc cạn ở vịnh Tokyo, xả hàng nghìn lít dầu thủy lực ra biển, gây quan ngại về ô nhiễm môi trường.

    "Các vụ việc này làm gia tăng lo lắng về năng lực của tổ chức thể hiện quyền lực Mỹ dưới thời chính quyền Trump", Richard Javad Heydarian, chuyên gia phân tích chính trị tại Đại học De La Salle, Manila, nói.

    Truyền thông Trung Quốc nhắc đến các vụ va chạm gần đây để đẩy mạnh chỉ trích, mỉa mai về hoạt động của Mỹ ở Biển Đông. "Hải quân Mỹ luôn cho rằng sự hiện diện của họ có thể giúp bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông. Tuy nhiên họ đang ngày càng trở thành trở ngại nguy hiểm đối với tàu thuyền đi lại tại các vùng biển châu Á", bài xã luận trên China Daily có đoạn viết.

    "Tại sao những vụ việc như thế xảy ra hết lần này đến lần khác? Thái độ kiêu ngạo, thô lỗ, vô lý và tự cao tự đại của hải quân Mỹ là gốc rễ vấn đề", People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, viết. "Luật quốc tế về tránh va chạm không được tuân thủ, đó là gốc rễ của những tai nạn này".

    Tại Nhật Bản, các hãng tin lo lắng về khả năng bảo vệ đồng minh của Washington khi chứng kiến những sự cố thể hiện sự yếu kém trong vận hành của tàu chiến hải quân Mỹ. Yomiuri Shimbun trích dẫn ý kiến của một viên chức hải quân Nhật Bản, bày tỏ lo ngại về khả năng trinh sát của quân đội Mỹ vào thời điểm căng thẳng với Triều Tiên đang gia tăng.

    Tại Hàn Quốc, một số người dùng mạng xã hội nói rằng vụ va chạm gây nghi ngờ về hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ triển khai tại nước này. Một số khác nói đùa rằng kẻ thù có thể vô hiệu hoá tàu khu trục Mỹ bằng cách triển khai các tàu container.

    "Hải quân Mỹ vẫn rất mạnh, nhưng hào quang 'bất khả chiến bại' đã phần nào mờ đi. Uy tín của Mỹ trong khu vực bị giáng một đòn lớn", giáo sư Thayer đánh giá.
  5. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Chiến hạm tỷ đô liên tiếp đâm, radar hỏng hay thủy thủ kém?
    • 05:50 22/08/2017
    • 822
    • 6
    Trong 3 tháng, 2 tàu khu trục hiện đại bậc nhất của Mỹ đã va chạm với tàu hàng và hư hỏng nặng. Điều này đặt ra câu hỏi về hệ thống điều hướng cũng như kinh nghiệm của thủy thủ.

    Tàu khu trục USS John S. McCain (DDG-56), lớp Arleigh Burke va chạm với tàu chở dầu ở phía đông Singapore vào sáng sớm ngày 21/8. Vụ tai nạn khiến 10 thủy thủ mất tích. Tàu bị móp một lỗ lớn ở bên mạn trái. DDG-56 đã cập cảng Singapore an toàn.

    Theo CNN, DDG-56 được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân được cho là có khả năng chống lại bất kỳ cuộc tấn công bằng tên lửa nào từ Triều Tiên. Phát ngôn viên Hải quân Mỹ cho biết, tàu khu trục McCain là một trong 14 chiến hạm Aegis được tăng cường đến Nhật Bản.

    8 tháng 4 vụ tai nạn
    Vụ va chạm của tàu khu trục DDG-56 là tai nạn thứ 4 của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương kể từ đầu năm. Cuối tháng 1, tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển USS Antietam (CG-54), lớp Ticonderoga mắc cạn trong khi thả neo tại vịnh Tokyo. Vụ tai nạn làm hỏng chân vịt, gây tràn dầu ra biển.

    [​IMG]
    Tàu khu trục McCain móp một lỗ lớn sau vụ va chạm. Ảnh: Reuters.
    Đến ngày 9/5, tuần dương hạm USS Lake Champlain (CG-57), lớp Ticonderoga đâm chìm một tàu đánh cá của Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải. Vụ việc không gây ra thương vong nhưng cho thấy sự lúng túng của thủy thủ đoàn trong xử lý vấn đề.

    Ngày 17/6, tàu khu trục USS Fitzgerald (DDG-62), lớp Arleigh Burke va chạm với tàu container ngoài khơi bờ biển Nhật Bản khiến 7 thủy thủ thiệt mạng. Đây là một trong những tai nạn nghiêm trọng nhất đối với Hải quân Mỹ trong những năm gần đây.

    Trong khi Hải quân Mỹ đang tìm tàu chuyên dụng để chở DDG-62 về Mỹ sửa chữa thì tai nạn lại xảy ra với chiến hạm hàng đầu của họ.

    Lỗi con người hay máy móc?
    Theo Global Security, tàu khu trục USS John S. McCain được trang bị hàng loạt thiết bị điện tử hàng hải tối tân. Con tàu trị giá khoảng 1,5 tỷ USD bao gồm cả vũ khí. Mỗi tàu chiến của Hải quân Mỹ được trang bị ít nhất 4 loại radar khác nhau cho nhiệm vụ phát hiện mục tiêu trên biển, trên không, điều khiển hỏa lực và điều hướng hàng hải.

    [​IMG]
    Tàu khu trục USS Fitzgerald hư hại nặng sau vụ va chạm với tàu container trong tháng 6. Ảnh: NBC News.
    Hệ thống điều hướng hàng hải chủ đạo trên chiến hạm Mỹ là hệ thống hiển thị thông tin và hải đồ điện tử dùng cho tàu chiến (WECDIS). WECDIS có thể tích hợp các thiết bị điều hướng khác như hệ thống nhận dạng tự động (ASI) và các hệ thống khác để loại trừ các mối nguy cơ về va chạm với tàu khác, hoặc đá ngầm trong khu vực.

    Đặc biệt, các tàu chiến hiện đại của Mỹ cũng như các nước khác đều được trang bị hệ thống cảnh báo va chạm tự động (ARPA). Radar của hệ thống ARPA sẽ theo dõi và tự động hiển thị thông tin vị trí của tàu và các tàu khác trong khu vực. Máy tính của hệ thống sẽ dựa trên tốc độ, hướng đi của tàu so với tàu khác từ đó đưa ra thông tin cảnh báo va chạm.

    Ở khía cạnh trang bị kỹ thuật, các chiến hạm Mỹ hầu như được “trang bị tận răng” cho các tình huống trên biển, vấn đề còn lại có thể nằm ở thủy thủ đoàn. Các chuyên gia quân sự cho biết những vụ va chạm liên tiếp gần đây đặt ra câu hỏi về vấn đề đào tạo thủy thủ của Hải quân Mỹ.

    [​IMG]
    Bản đồ các vụ tai nạn của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương kể từ đầu năm. Đồ họa: CNN.
    Rick Francona, nhà phân tích kỳ cựu của CNN nói rằng: "hải quân hiện nay có vẻ không tốt, đặc biệt khi chúng ta cần những con tàu có trang bị hệ thống Aegis để phòng thủ tên lửa đạn đạo nhằm đề phòng kịch bản xấu trên bán đảo Triều Tiên".

    Trong báo cáo về vụ va chạm trước đó của tàu khu trục Fitzgerald vừa được công bố vào đầu tuần trước, Hải quân Mỹ cho biết sẽ rà soát lại quy trình đào tạo thủy thủ. “Vụ va chạm có thể tránh được, thủy thủ đoàn 2 tàu đều có nhiều năm kinh nghiệm trên biển. Trong vụ tai nạn của tàu Fitzgerald, sự phối hợp nhóm kém và chỉ đạo không kịp thời của các sĩ quan chỉ huy đã góp phần dẫn đến va chạm”, theo một tuyên bố của Hạm đội 7.

    Carl Schuster, cựu giám đốc Trung tâm Thông tin Liên hợp, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, cho biết tàu chở dầu có kích thước gấp 3 lần tàu McCain. “Tàu chở dầu rất lớn và phải mất vài kilomet để thay đổi hải trình. Khi bạn đi vào một khu vực có mật độ tàu thuyền dày đặc, bạn phải cảnh báo rất nhiều, theo dõi tàu xung quanh một cách tỉ mỉ”, ông nói.

    Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, eo biển Malacca nằm giữa Indonesia, Singapore và Malaysia là tuyến đường thủy bận rộn thứ 2 thế giới. Vụ va chạm xảy ra ở phía Đông eo biển Malacca, các quan chức Hải quân Mỹ cho biết.

    Tại cuộc họp báo chiều 21/8, nhà chức trách Malaysia cho biết cả hai tàu đang hướng tới Singapore từ hướng Biển Đông. Khu vực này có mật độ tàu thuyền qua lại khoảng 80.000 lượt mỗi năm.

    Tuy vậy, ông Francona cho rằng cho dù tàu chở dầu đã làm gì thì tàu khu trục Mỹ vẫn nhanh hơn rất nhiều nên hoàn toàn có thể cơ động tránh va chạm.

    “Làm thế nào một tàu khu trục hiện đại được trang bị hàng loạt cảm biến, radar và thiết bị liên lạc tối tân cùng hệ thống quan sát đầy đủ lại không nhìn thấy và tránh một con quái vật nặng 30.000 tấn đang di chuyển chậm chạp với tốc độ 10 hải lý/giờ”, ông Francona đặt câu hỏi.
  6. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Tàu Aegis bị đâm bẹp có hệ thống chiến đấu mẫu mực
    (Vũ khí) - Được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis mẫu mực, chiến hạm USS Fitzgerald sở hữu sức mạnh công và thủ toàn diện hàng đầu thế giới hiện nay.
    Sức mạnh toàn diện

    Hải quân Mỹ cho biết, Aegis là sự tích hợp của nhiều thành phần khác nhau, dựa trên một số hệ thống cảm biến riêng biệt để theo dõi các mối đe dọa khác nhau từ mìn, ngư lôi, tàu ngầm, đến các mục tiêu đường không, tên lửa chống hạm, tên lửa đạn đạo…

    Hệ thống Aegis hoàn chỉnh gồm có radar AN/SPY-1, tìm kiếm mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa chính của hệ thống Aegis. Đây là một hệ thống radar mạng pha đa chức năng, có khả năng giám sát 3 chiều, theo dõi hàng trăm mục tiêu cùng lúc, cung cấp kênh dẫn hướng pha giữa cho tên lửa đánh chặn SM. Radar AN/SPY-1 được xem là trung tâm của hệ thống chiến đấu Aegis, với 2 biến thể.

    Hiện nay, biến thể AN/SPY-1A/B được trang bị cho các tàu tuần dương hạm Ticonderago, biến thể AN/SPY-1D được trang bị trên tàu khu trục cùng lớp với USS Fitzgerald, radar này có thể theo dõi 100 mục tiêu.

    Các tàu khu trục và tàu tuần dương của Hải quân Mỹ trang bị hệ thống Aegis có thể bắn hạ hàng chục tên lửa diệt hạm của đối phương, bảo vệ vững chắc cho tàu sân bay và tàu đổ bộ cỡ lớn.

    Sự kết hợp của radar SPY-1 và tên lửa hải đối không SM-2/3/6 trong hệ thống Aegis thực sự là sát thủ đối với bất cứ loại tên lửa diệt hạm hiện đại nào của đối phương.

    [​IMG]
    Khu trục hạm USS Fitzgerald được kéo về cảng sau cú đâm kinh hoàng.
    Hệ thống chỉ huy và quyết định (C&D) là hệ thống máy tính cực mạnh, phối hợp và kiểm soát một loạt hoạt động phức tạp của hệ thống Aegis. Hệ thống kiểm soát và điều khiển vũ khí (WCS), kiểm soát trạng thái của tất cả các hệ thống vũ khí được dùng cho hệ thống Aegis.

    Hệ thống kiểm soát bắn (FCS), cung cấp kênh dẫn hướng cho tên lửa đã được radar AN/SPY-1 chiếu xạ. FCS gồm 4 hệ thống radar AN/SPG-62A, hệ thống cho phép chiếu xạ và dẫn đường cho nhiều tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.

    Hệ thống hiển thị Aegis ADS, là máy tính điều khiển cung cấp hiển thị các hình ảnh phức tạp khác nhau về môi trường chiến thuật. Hệ thống được hiển thị dưới dạng hình ảnh mô phỏng đồ họa.

    Với ADS, người chỉ huy có thể quan sát và kiểm soát tình trạng hệ thống như môi trường xung quanh, hệ thống vũ khí và tình huống chiến tranh cụ thể. Sau khi nhập dữ liệu hệ thống sẽ tự động hiển thị thông tin về vị trí của tàu và các hệ thống liên quan. ADS được cập nhật thông tin từ hệ thống C&D.

    Hệ thống hoạt động thử nghiệm ORTS, là hệ thống giám sát và thử nghiệm điều khiển máy tính, có khả năng phát hiện các lỗi, cách ly, theo dõi tình trạng và cấu hình lại hệ thống. ORTS tự động đánh giá và hiển thị mức cao nhất các tác động đến hệ thống.

    Thông qua bàn phím, người điều hành có thể bắt đầu thử nghiệm, đánh giá hiệu năng của hệ thống, tải các chương trình hay ứng dụng mới vào máy tính của Aegis. ORTS được thiết kết nhằm kiểm soát tất cả các lỗi có thể xảy đối với hệ thống đảm bảo cho hệ thống vận hành một cách chính xác nhất.

    Ngoài ra, hệ thống đào tạo Aegis còn cho phép các nhân viên trên tàu Aegis thực hiện đào tạo thông qua các kịch bản chiến tranh. Hệ thống có khả năng ghi lại các tình huống, các sự kiện cụ thể cho việc tự đánh giá. Với loạt tính năng của hệ thống chiến đấu này, Hải quân Mỹ tự tin cho rằng Aegis là hệ thống chiến đấu tiên tiến hàng đầu thế giới hiện nay.

    Sức mạnh bị nghi ngờ

    Tuy nhiên, giữa thông tin tiết lộ với khả năng thực tế của hệ thống Aegis đang khiến nhiều người nghi ngờ. Đặc biệt sau khi chiến hạm USS Fitzgerald bị tàu hàng Philippines đâm trọng thương vào đêm 17/6 trên vùng biển Nhật Bản khiến con tàu này mất khả năng chiến đấu.

    Sẽ không có gì đáng nói về hệ thống Aegis này nếu Mỹ không khẳng định rằng, ngoài khả năng chiến đấu chúng còn có thể đưa ra cảnh báo va chạm khi có vật thể hay một chiếc tàu nào đó bơi gần với mức độ nguy hiểm.

    Ngoài ra, khả năng đánh chặn của hệ thống chiến đấu đỉnh cao này cũng không tin cậy như những gì Mỹ công bố. Đặc biệt là trong lần tập trận tại đảo Wake, phía Tây Thái Bình Dương hồi cuối năm 2015.

    Cuộc tập trận này được thực hiện với sự góp mặt của nhiều lớp tên lửa đánh chặn bao gồm Hệ thống Chống tên lửa đạn đạo Aegis trên tàu USS John Paul Jones và Hệ thống Tên lửa đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

    Hệ thống THAAD trên đảo Wake đã dò tìm và tiêu diệt một mục tiêu tầm ngắn đầu tiên, đươc phóng từ máy bay quân sự C-17. Đến lần phóng thử thứ 2, tên lửa SM-3 phóng từ tàu USS John Paul Jones đã bắn trượt mục tiêu và phải để cho hệ thống THAAD đánh chặn ở vòng phòng thủ cuối cùng.

    Trong lần phóng tiếp theo, khả năng đánh chặn của chiếc USS John Paul Jones vẫn không khá hơn. Và phải đến lần phóng cuối cùng, Hải quân Mỹ mới thành công trong việc sử dụng tên lửa Standard Missile-2 Block IIIA tiêu diệt tên lửa giả BQM-74E.

    Với tỉ lệ đánh chặn thành công 1/3, chính bản thân người Mỹ cũng không dám chắc có chuyện gì xảy ra nếu tình huống diễn tập này là thật và những quả tên lửa không dùng làm mục tiêu tập bắn.

    Bất chấp việc có một tên lửa bắn trượt mục tiêu và chi phí của cuộc thử nghiệm lên tới 230 triệu USD, Mỹ vẫn coi đây là lần thử nghiệm thành công: "Đây là một bài thử nghiệm cực kì phức tạp và yêu cầu các lớp tên lửa đánh chặn phải phối hợp cùng nhau nhằm phát hiện, theo dõi, phân loại và tấn công những mối đe doạ từ trên không", vị chỉ hủy cuộc tập trận cho biết.
  7. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Radar hải hành thông thường dùng cả dân sự và trên tàu chiến SPS 64.
  8. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Radar nào chả là radar ? SPY1D nó ko guide tên lửa thì nó vẫn dùng như 1 radar thông thường, điều quan trọng là radar, sonar trong vụ này tịt hết, rồi hệ thống tránh va chạm AIS nữa
  9. huongcoivtv

    huongcoivtv Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/06/2006
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    439
    Mấy chú pro mỹ anh khuyên lên quy ẩn gianh hồ một thời gian đi. Lên núi mà tu luyện thêm đi. Ở đây đôi co với thằng briss nó chả cần nói nhiều cứ đưa 2 cái ảnh 2 con tàu rúm ró các chú cũng đủ xì máu cam rồi haha
    convitbuoc, TuanAnhTABRICS thích bài này.
  10. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Thầy đảm bảo ko năm nay thì cũng năm khác sẽ có thêm đôi 3 vụ nữa liên quan tới aegis bị lỗi, nếu ko có thì thầy tự rời khỏi ttvnol
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này