1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi SuperSukhoi, 07/03/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    SpaceX phóng 60 vệ tinh phát internet nặng hơn 13 tấn lên quỹ đạo Trái Đất
    https://www.doisongphapluat.com/tin...-hon-13-tan-len-quy-dao-trai-dat-a276904.html

    Spacex tiếp tục thành công , tên lửa bọn Nga hết thời . Spacex giờ là số 1 hiện nay

  2. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Vậy mà vẫn phải bám đít Nga là sao ta ? cho tới tận hiện tại Mỹ vẫn chưa thay thế được RD180 và Soyuz, SpaceX vẫn chỉ dừng lại ở những trò rửa tiền bẩn thỉu, tao hóng khi nào VN được hưởng internet free toàn cầu như thằng Elon Mút chém gió nhé

    [​IMG][​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 25/05/2019
  3. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    SpaceX bị loại khỏi chương trình phát triển tên lửa mới cho không quân

    SpaceX vừa nộp hồ sơ kiện Chính phủ Mỹ vì đã thiên vị trong việc trao hợp đồng phát triển tên lửa mới cho lực lượng không quân.

    [​IMG]

    Ông chủ SpaceX Elon Musk.

    Ban đầu SpaceX đã gửi đơn kiện nhưng yêu cầu Tòa án Liên bang Mỹ bảo mật thông tin, giữ bí mật các thủ tục tố tụng do các hồ sơ mà SpaceX cung cấp là các thông tin độc quyền của SpaceX và cần được giữ kín để đảm bảo quá trình cạnh tranh.

    Hôm 22/5, một phiên bản hồ sơ kiện được sửa lại 79 trang đơn khiếu nại đã được công bố đầy đủ trên hệ thống công cộng của Tòa án liên bang.



    Theo hồ sơ, SpaceX cho rằng, Không quân Mỹ đã "trao nhầm" hợp đồng cho các tên lửa của 3 nhà thầu quốc phòng Blue Origin, Northrop Grumman và ULA.

    Cụ thể, Blue Origin nhận được 500 triệu USD cho tên lửa New Glenn; Northrop Grumman nhận được 792 triệu USD cho việc phát triển tên lửa BrilliantA và 967 triệu được trao cho ULA với tên lửa Vulcan Centaur.

    [​IMG]
    SpaceX khẳng định các tên lửa họ đang phát triển có tiềm năng vượt xa các tên lửa của Blue Origin, Northrop Grumman hay ULA.
    SpaceX cho rằng, Không quân Mỹ đã trao hợp đồng cho các tên lửa được chứng minh ưu việt chỉ dựa trên các số liệu không có căn cứ. Bên cạnh đó, Không quân Mỹ đã đối xử bất bình đẳng theo các tiêu chí mua sắm công.

    Không quân Mỹ đã đánh giá SpaceX có nhiều thế mạnh hơn ULA nhưng lại bị đánh giá là lựa chọn mang nhiều rủi ro nhất.

    Ngoài ra, SpaceX cho biết, Blue Origin và Northrop Grumman đều tham gia vào việc phát triển tên lửa Vulcan Centaur của ULA và việc trao các hợp đồng phát triển chương trình tên lửa không gian cho cả 3 Tập đoàn này đã nâng cao vị thế của ULA trên thị trường và điều này là thiếu công bằng.

    Bên cạnh đó, nếu cả Blue Origin và Northrop Grumman cùng tham gia chương trình tên lửa của ULA, tức là các thành phần thiết bị của các tên lửa sẽ có sự tương đồng. Trong trường hợp xảy ra thất bại trong quá trình thực hiện, Không quân Mỹ sẽ không có phương án B để đưa các vệ tinh của mình lên quỹ đạo theo đúng chương trình đặt ra.

    Hợp đồng phát triển tên lửa mới mà SpaceX đang muốn tranh giành là một sáng kiến của Không quân Mỹ cung cấp tiền cho các dự án phát triển tên lửa riêng cho Mỹ sản xuất mà không phụ thuộc vào các yếu tố nước ngoài như động cơ RD-180 của Nga.

    SpaceX được tham gia thầu và đã chào tàu vũ trụ có người lái thế hệ tiếp theo, tên lửa Falcon9 và Falcon Heavy. Tuy nhiên cuối cùng lại ra về tay trắng.

    Khoản tiền cấp cho chương trình phát triển nói trên chỉ nhằm mục đích giúp đẩy nhanh quá trình phát triển tên lửa và không có nghĩa là ba công ty này được đảm bảo triển khai các vụ phóng quốc phòng trong những năm tới.

    Cuối cùng, Không quân sẽ chọn 2 công ty để tiến hành tất cả các hợp đồng an ninh quốc gia được trao từ năm tài khóa 2020 đến năm 2024, bao gồm các nhiệm vụ không gian cho đến năm 2027.


    [​IMG]
    Mỹ đứng trước cơ hội thoát khỏi cái bóng của công nghệ vũ trụ Nga nhưng không làm.
    Cho đến nay, SpaceX được coi là niềm tự hào của ngành công nghệ vũ trụ Mỹ khi phát triển các mẫu tên lửa tái sử dụng. Công ty này có tham vọng phát triển tàu vũ trụ có người lái để cạnh tranh chính thức với các tàu vũ trụ của Nga hiện đang độc quyền cung cấp các chuyến bay đưa người lên Trạm Vụ trụ Quốc tế (ISS).

    Tuy nhiên, công nghệ của SpaceX chưa thực sự vươn xa được đến vậy. Trong một thử nghiệm về hệ thống khẩn cấp, tàu vũ trụ của SpaceX đã phát nổ và buộc tạm ngừng để khắc phục lỗi.



    SpaceX cũng được cho là một niềm hy vọng của Mỹ khi không cần sử dụng động cơ tên lửa RD-180 của Nga- một trong những vấn đề nhạy cảm giữa hai nước ở bối cảnh căng thẳng quan hệ song phương.

    Nhưng việc loại bỏ SpaceX ra khỏi chương trình phát triển tên lửa mới của Không quân Mỹ đang khiến các cố gắng tự lực, tách rời sự phụ thuộc vào Nga của ngành công nghệ vũ trụ Mỹ trở nên khó khăn hơn.
    http://baodatviet.vn/khoa-hoc/khoa-hoc/noi-bo-luc-duc-ten-lua-my-chua-the-thay-rd-180-3380570/

    Loại là đúng, mấy năm trước SpaceX nó làm nổ tung vệ tinh triệu đô của quân đội Mỹ, có ngu mà tiếp tục nhờ nó, dù có làm trò mèo rửa tiền thì SpaceX vẫn chỉ dừng chân ở mục ăn trợ cấp từ bọn quan tham Mỹ và lâu lâu phóng lên cho thiên hạ tin nó vẫn còn hoạt động mà thôi

    Fact: spaceX chưa từng dùng lại tên lửa nào để phóng vệ tinh hoặc hàng hóa lên vũ trụ, tất cả tên lửa nó dùng đều là mới, chứng tỏ việc Elon Musk quảng cáo tên lửa Falcon có thể tái sử dụng là láo toét
  4. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Hải quân Mỹ thừa nhận chương trình LCS thất bại

    Trong bản báo cáo trước quốc hội về chiến hạm FFG (X), Hải quân Mỹ thừa nhận việc thực chương trình này do tàu LCS không đáp ứng được nhiệm vụ.

    Thông tin này được trang USNI News cho biết, FFG (X) là chương trình của Hải quân để xây dựng lớp chiến hạm thế hệ mới gồm 20 tàu khu trục tên lửa dẫn đường (FFG). Theo kế hoạch, chiếc FFG (X) đầu tiên dự kiến sẽ được tiếp nhận vào năm 2020, những chiếc tiếp theo với tốc độ hai chiếc mỗi năm.

    [​IMG]
    Chiến hạm thuộc chương trình FFG (X).


    Bản đệ trình ngân sách năm 2020 của Hải quân Mỹ cho biết, mỗi chiếc FFG (X) ước tính trị giá gần 900 triệu USD. Nguồn tin này cho biết thêm, việc thực hiện chương trình chiến hạm thế hệ mới này do chương trình tàu LCS đã không đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ và trang bị không đủ mạnh.

    Chương trình FFG (X) sẽ rất khác so với tàu LCS, vốn được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ bằng cách thay đổi các "module nhiệm vụ" như chống hạm, chống ngầm hay tuần tra ven biển. Nếu không có module nhiệm vụ, các tàu LCS có hỏa lực rất yếu, chỉ được trang bị một pháo 57 mm ở mũi và hai pháo 30 mm phía sau.

    Trong nhiều năm, Hải quân Mỹ đã cam kết tăng cường hỏa lực cho tàu bằng các tên lửa diệt hạm nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện. Yêu cầu cắt giảm nhân lực khiến thủy thủ đoàn phải gồng mình thực hiện nhiều nhiệm vụ.

    Theo chuyên gia quân sự Kyle Mizokami, chiến hạm mới sẽ đóng vai trò tai mắt cho hạm đội Hải quân, sát cánh với lực lượng tác chiến mặt nước và cụm chiến đấu tàu sân bay. FFG (X) sẽ sử dụng radar, hệ thống thủy âm sonar và các biện pháp hỗ trợ điện tử để thu thập thông tin về đối phương.

    Tàu còn được trang bị các tên lửa diệt hạm uy lực, trong khi có thể tự phòng thủ và bảo vệ nhóm tác chiến nhờ trang bị tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM và tầm xa SM-2. Hải quân Mỹ cũng muốn trang bị một trực thăng để đảm nhận nhiệm vụ săn ngầm cho khinh hạm này.


    FFG (X) còn có khả năng thực hiện nhiệm vụ thời bình như cứu trợ nhân đạo, phô diễn sức mạnh và chống cướp biển. Nhờ vậy, thế hệ chiến hạm này có thể giải phóng công việc cho các tàu chiến lớn, giúp chúng tập trung đối phó các mối đe dọa lớn hơn.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/hai-quan-my-thua-nhan-chuong-trinh-lcs-that-bai-3380652/

    Ngày xưa thằng deparis nổ kinh lắm, nào là LCS cân được cả Type 052C
  5. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Một công ty bé tẹo chắc cở vài chục chú sinh viên trẻ tuổi , khô g có vốn liếng gì mà vẫn cho tàu ghẻ 1 tỉ 500 triệu dân hít khói.
  6. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    "Quái vật biến hình" Stryker của Mỹ dính đòn tại Iraq

    M1126 ICV là chiếc xe thiết giáp chở quân bánh lốp, xương sống của lực lượng phản ứng nhanh Quân đội Mỹ, các Lữ đoàn Stryker được xác định sẽ là những đơn vị đầu tiên có mặt tại điểm nóng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian rất ngắn.

    Stryker được chế tạo dựa trên mẫu xe thiết giáp LAV III, chiếc APC này có nhiều biến thể với cấu tạo khác nhau, tuy nhiên chúng đều có điểm chung ở kết cấu phần thân với động cơ, hệ thống truyền động 8 chủ động (8x8).

    Lớp giáp của Stryker được cấu tạo bởi nhiều lớp, lớp trong cùng dày 2 cm bằng vật liệu Kevlar, tiếp theo là một lớp sứ cách nhiệt, ngoài cùng được gia cố thêm bởi lớp vỏ thép dày 3 mm, có thể bảo vệ chiếc xe khỏi hỏa lực từ những khẩu súng máy 14,5 mm và những phương tiện nổ tự chế (IED).



    Để ngăn cản súng chống tăng kiểu RPG, nhiều chiếc M1126 ICV được gia cố thêm bởi lớp giáp ***g bên ngoài, có tác dụng ngăn chặn đầu đạn nổ lõm, hoặc khiến nó bị xé toạc trước khi chạm vào lớp giáp chính, giúp giảm thiệt hại gây ra.

    [​IMG]
    Xe bọc thép chở quân M1126 ICV của Mỹ bị tai nạn tại Iraq
    Hiện nay trên chiến trường Iraq, những chiếc Stryker phiên bản chở quân cơ bản M1126 ICV đóng vai trò rất quan trọng đối với lực lượng bộ binh Mỹ, không chỉ trong chiến đấu mà còn đảm bảo cả nhiệm vụ duy trì an ninh.

    Hình ảnh từng đoàn taxi chiến trường M1126 đi trên các con phố của Iraq bên cạnh chiếc Humvee trở thành biểu tượng cho sự chiếm đóng của người Mỹ tại quốc gia Trung Đông này, bởi vậy dễ hiểu vì sao chúng thường xuyên là đối tượng bị tấn công.

    Mới đây trên các phương tiện truyền thông khu vực Trung Đông đã xuất hiện hình ảnh một chiếc xe thiết giáp Stryker phiên bản M1126 trong tư thế lật úp ngửa 4 bánh lên trời theo mô tả là chưa từng được nhìn thấy.

    [​IMG]
    Xe cứu kéo làm nhiệm vụ thu hồi chiếc M1126 ICV gặp nạn
    Hiện tại chưa rõ nguyên nhân nào đã dẫn tới tình trạng trên của chiếc xe thiết giáp chở quân này, đây rõ ràng không phải là một cú vào cua gấp vì trong trường hợp đó xe thường đổ nghiêng chứ không lật úp.


    Ngoài ra cũng không thấy dấu hiệu xe bị tấn công bởi súng chống tăng hay phương tiên nổ tự chế, bởi chẳng có bất cứ dấu vết hư hại nào trên thân cũng như vệt khói còn ám lại nếu xảy ra một vụ nổ.



    Sau khi gặp nạn trong đêm, đến gần sáng thì chiếc Stryker trên đã được xe cứu kéo chuyên dụng thực hiện công tác cứu hộ, toàn bộ kíp điều khiển được cho là vẫn an toàn, chỉ có vài người bị thương nhẹ.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/quai-vat-bien-hinh-stryker-cua-my-dinh-don-tai-iraq-3380666/
  7. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Hung thần Apache vừa bị tên lửa thời Liên xô bắn hạ

    Theo truyền thông Nga, một chiếc trực thăng tấn công hặng nặng Apache của Mỹ đã bị phiến quân Afghanistan bắn hạ bằng vũ khí bất ngờ.

    Vụ bắn hạ xảy ra vào tối 25/5 (giờ địa phương) trên khu vực tỉnh Helmand, Afghanistan khi chiếc Apache cùng toán biệt kích Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ tấn công bí mật thì bất ngờ bị bắn hạ.

    Để chứng minh tuyên bố của mình, lực lượng phiến quân Afghanistan đã cho công bố đoạn video dài gần 30 giây ghi lại hình ảnh những mảnh vỡ chiếc Apache rơi vương vãi trên một diện tích rộng vẫn đang cháy.

    [​IMG]
    Phần còn lại của chiếc trực thăng Mỹ bị bắn hạ.
    Nói về vũ khí thực hiện vụ tấn công, truyền thông Nga dẫn nguồn tin quân sự địa phương cho biết, các tay súng thánh chiến đã dùng Igla - dòng tên lửa phòng không vác vai được sản xuất dưới thời Liên xô.

    Hiện số phận của viên phi công cùng những binh sĩ trên chiếc trực thăng này chưa được xác định và Lực lượng Mỹ vẫn chưa có bất cứ tuyên bố chính thức nào về vụ thông tin về vụ việc. Nếu thông tin này được xác nhận thì đây là lần thứ 4 kể từ năm 2017, trực thăng tấn công số 1 của Mỹ bị bắn hạ trên chiến trường Afghanistan bằng tên lửa Igla.

    Tổ hợp Igla được thế giới đánh giá cao về khả năng bắn hạ các loại máy bay chiến đấu tầm thấp, trực thăng tấn công và máy bay không người lái hiện đại ngày nay ở độ cao gần 4km và tầm xa 6km. Và có thể bắn hạ tên lửa hành trình.

    Igla hay tên gọi đầy đủ là 9K38 Igla là tổ hợp tên lửa vác vai phòng không tầm thấp (NATO định danh là SA-18 Grouse) được cục thiết kế KBM phát triển từ đầu những năm 1980.

    Nó chính thức được chấp nhận trang bị trong lực lượng vũ trang Liên Xô từ năm 1983. Loại tên lửa này đã được xuất khẩu tới khoảng 20-30 quốc gia trên khắp thế giới và đạt hiệu quả cao trong một vài cuộc xung đột vũ trang.

    Toàn bộ tổ hợp tên lửa vác vai Igla khi chiến đấu có trọng lượng khoảng 17,9kg, với phần đạn tên lửa nặng 10,8kg (lắp đầu đạn nổ phá mảnh 1,17kg) trang bị đầu dò hồng ngoại cải tiến khả năng đối phó với các biện pháp gây nhiễu của máy bay chiến đấu đối phương.

    Đặc biệt, đầu dò của Igla tăng khả năng đánh chặn mục tiêu ở bán cầu trước ngoài khả năng bắt bám bán cầu sau - hay chính là phần động cơ - vị trí tỏa nhiệt mạnh nhất. Đạn tên lửa tổ hợp Igla có thể hạ mục tiêu ở cự ly đến 5,2km, độ cao 3,5-4km.

    Hiện không rõ phiến quân tại Afghanistan có thực hiện nâng cấp gì với hệ thống Igla khi bắn hạ trực thăng tấn công Mỹ hay không.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/hung-than-apache-vua-bi-ten-lua-thoi-lien-xo-ban-ha-3380742/

  8. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Apache chở biệt kích đi đâu vậy kìa ?

    Passengers and crew aboard a U.S. CH-47 Chinook heavy lift helicopter were injured when it was destroyed during a “hard landing” in Afghanistan.

    According to Colonel David Butler, spokesperson for U.S. Forces Afghanistan, a CH-47 Chinook heavy-lift helicopter “hit the ground hard on the way to drop passengers off” during a mission in Helmand province.

    Butler said the helicopter had been totally destroyed during the landing.

    “Both Afghan and U.S. personnel were injured but all are stable and expected to recover,” he told AFP.

    “No hostile fire or enemy contact involved.”
  9. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    2 vụ khác nhau
  10. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    30 năm trước, Nhật từng thương chiến với Mỹ: Từ nền kinh tế thứ 2 thế giới lâm vào "thập kỷ mất mát"

    Vào những năm 80, nền kinh tế Nhật Bản đang trên đà tăng trưởng nhanh và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, điều này khiến vị thế số 1 thế giới của Mỹ bị đe doạ.

    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Thủ tướng Nhật Yasuhiro Nakasone trong cuộc họp đầu tiên tại Nhà Trắng vào tháng 1/1983. Ảnh: KYODO.

    Khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu chuyến công du đến Nhật Bản vào ngày 25/5 trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang có dấu hiệu leo thang, người đứng đầu Nhà trắng có thể sẽ nhớ đến những căng thẳng thương mại trước đây giữa Washington và Tokyo.

    Chiến tranh thương mại với Nhật Bản gần 40 năm trước

    40 năm trước, đã có nhiều bài phân tích khuyến cáo về vấn đề "Nhật Bản hoá ở Mỹ" hay "Một trận Trân Châu Cảng về kinh tế", nhất là khi đang ngày có nhiều doanh nghiệp Nhật mua lại các công ty và bất động sản lớn tại Mỹ.

    Các nhà lập pháp và chuyên gia Mỹ cảnh báo về tình trạng thâm hụt thương mại gia tăng giữa 2 nước, đồng thời phàn nàn về việc các công ty Nhật đang có hành vi ăn cắp tài sản trí tuệ và tận dụng cơ hội từ các thoả thuận thương mại không công bằng.

    Trong bài phỏng vấn trên chương trình truyền hình "Morton Downey Jr." Vào năm 1989, chính ông Trump lúc đó đã phàn nàn về việc Nhật Bản đang "hút máu" nước Mỹ một cách có hệ thống. "Đó là một vấn đề lớn, và nó đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn", ông Trump nhận định về vấn đề thâm hụt thương mại. "Và họ đang cười vào mũi chúng ta".

    Tuy nhiên, ở thời điểm đó, đã có những sự thay đổi xảy ra. Và thay vì đe doạ vị thế của Mỹ, Nhật Bản đã bị tụt lại phía sau.

    Sau khi Tổng thống Ronald Reagan lên nắm quyền vào năm 1981, Mỹ bắt đầu gây sức ép mạnh mẽ lên Nhật Bản đòi hỏi nước này phải mở cửa thị trường cho các công ty Mỹ và giảm thâm hụt thương mại. Trong khi Tokyo đồng ý với các biện pháp mà Mỹ đề xuất, bao gồm giới hạn lượng xe ô tô xuất khẩu sang Mỹ, đã xuất hiện nhiều lo lắng về sức mạnh thương mại của Nhật Bản, đòi hỏi phải có sự hành động.

    Với việc thông qua một đạo luật đưa ra những biện pháp trả đũa thương mại mạnh mẽ đối với Nhật Bản, Nghị sĩ đảng Cộng hoà Rober Packwood, lúc đó là người đứng đầu Uỷ ban tài chính của Thượng viện Mỹ, đã cam kết sẽ buộc Nhật Bản phải đối xử công bằng với Mỹ.

    [​IMG]
    Cả Trung Quốc và Mỹ có thể chọn bước đi sai từ bài học 40 năm trước. Ảnh: CNN.

    Trong phiên điều trần của Uỷ ban tài chính vào năm 1985, Nghị sĩ đảng Dân chủ Max Baucus nói:"Reagan đã dự đoán về một tương lai trong đó thương mại sẽ là xu hướng của thế giới, và nước Mỹ sẽ là quốc gia thương mại mạnh nhất trên thế giới". Vào thời điểm đó, một nửa dự đoán của Reagan đã trở thành sự thật, khi thương mại trở thành lĩnh vực quan trọng của kinh tế thế giới, nhưng hoạt động thương mại của Mỹ tiếp tục có dấu hiệu đi xuống.

    Ở thời điểm năm 1985, 5 quốc gia - Mỹ, Tây Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản, đã kí hiệp định Plaza, nhất trí giảm tỉ giá đồng Đô la so với đồng Yên và đồng Mark của Đức. Điều này đã khiến xuất khẩu của Mỹ tăng mạnh và giảm thâm hụt của nước này với các nước Tây Âu.

    Tuy nhiên, Hiệp định Plaza không phải là điểm cuối trong số các biện pháp của Mỹ đối với Nhật Bản. Vào năm 1987, Washington đã nâng thuế nhập khẩu lên tới 100% đối với số hàng hoá trị giá 300 triệu đô la của Nhật Bản, qua đó ngăn cản hàng hoá của nước này tiếp cận thị trường Mỹ. Các biện pháp này nhanh chóng phát huy hiệu quả. Ngay khi đồng Yên bắt đầu tăng giá, hàng hoá Nhật Bản trở nên ngày một đắt đỏ, qua đó khiến các nước quay lưng với cường quốc thương mại một thời.

    Các nỗ lực của Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản nhằm duy trì tỉ giá đồng Yên ở mức thấp đã tạo nên tình trạng bong bóng trên thị trường chứng khoán, sự sụp đổ của thị trường này sau đó đã đẩy nền kinh tế Nhật Bản vào thời kì khủng hoảng và rơi vào "1 thập kỉ mất mát".

    "Tăng trưởng GDP và xuất khẩu của Nhật Bản gần như ngừng lại ngay vào nửa đầu năm 1986", 2 chuyên gia kinh tế Joshua Felman và Daniel Leigh viết trong một báo cáo của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF). Báo cáo này kết luận trong khi Hiệp định Plaza không hẳn là lý do quan trọng nhất dẫn đến sự đảo chiều của nền kinh tế Nhật Bản, nhưng Hiệp định này đã khởi đầu cho một loạt các sự kiện, bao gồm cả những quyết sách sai lầm của Tokyo, dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế.

    Lịch sử lặp lại

    Một trong những hoạt động liên quan đến chính trị đầu tiên của ông Trump là những bài phát biểu phản đối chính sách kinh tế của Nhật Bản trong những năm 80 và đầu 90. Trong quãng thời gian này, ông Trump kêu gọi sử dụng thuế như một vũ khí thương mại.

    Trong khi ông Trump hiện không đề cập đến mối quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ trong quá khứ đối với căng thẳng hiện nay với Trung Quốc, hiệu quả từ những biện pháp của Washington đối với Tokyo có thể sẽ tác động đến cách suy nghĩ của ông Trump trong việc đối phó với Bắc Kinh. Một trong những cố vấn thương mại chính của Tổng thống, Robert Lighthizer cũng đã tham gia vào các cuộc đàm phán với Nhật Bản trong những năm 80.

    Vào năm 2011, khi ông Trump đề cập đến khả năng tranh cử tổng thống, Lighthizer đã ca ngợi quan điểm của Trump về chủ nghĩa tự do hoá thương mại.

    "Biểu tượng của chủ nghĩa bảo thủ thời hiện đại, Ronald Reagan, đã áp đặt quota lên sản phẩm thép nhập khẩu, qua đó bảo vệ Harley-Davidson từ sự cạnh tranh của người Nhật, giảm nhập khẩu các thiết bị bán dẫn và xe ô tô, cũng như một loạt các biện pháp tương tự nhằm thúc đảy sự phát triển ngành công nghiệp Mỹ", Lighthizer viết.

    Tuy nhiên, trong khi Lighthizer và Trump có thể rút ra những bài học từ cuộc chiến thương mại với Nhật Bản trong những năm 80, Bắc Kinh cũng có thể làm điều tương tự, và rõ ràng các nhà lãnh đạo Trung quốc sẽ không lập lại sai lầm của Tokyo trong quá khứ.

    Trong một bài báo đăng vào năm ngoái, hãng thông tấn Tân Hoa Xã nhận định "Nhật Bản đã phải chịu hậu quả nặng nề do không đưa ra biện pháp đối phó phù hợp" đối với Hiệp định Plaza và sức ép thương mại từ Mỹ. Tờ này chỉ trích Mỹ đã lấy Nhật Bản để che đậy những vấn đề nội tại của nền kinh tế, khi cho rằng "xu hướng mạnh mẽ về chủ nghĩa bảo hộ" là yếu tố chính thúc đẩy sự ra đời của Hiệp định Plaza".

    Đây là chủ đề xuyên suốt được báo chí Trung Quốc đề cập trong các bài viết liên quan đến cuộc chiến thương mại - đó là Mỹ đang tìm cách đổ lỗi cho Bắc Kinh đối với những vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.

    Bài học cho Trung Quốc

    Tất nhiên 2019 không phải là 1985, và Trung Quốc cũng không phải là Nhật Bản. Bắc Kinh hiện tại mạnh hơn Nhật Bản ở thời điểm năm 1980 cả về kinh tế và chính trị, trong khi Nhật Bản phải phụ thuộc vào Mỹ nhằm đảm bảo an ninh quốc gia và không muốn làm phật lòng Washington.


    "Nhật Bản là mục tiêu giải quyết dễ dàng của Mỹ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản phải phụ thuộc vào Mỹ cả về kinh tế và chính trị, dẫn đến việc khó có thể đàm phàn một cách cân bằng với Mỹ", các chuyên gia Alicia Garcia – Herrero và Kohei Iwahara nhận định.

    "Trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc đang ở vị thế tốt hơn để đối phó với áp lực từ Mỹ".

    Rủi ro trong trường hợp này không phải là việc không rút ra được bài học trong quá khứ, mà là chọn lựa hướng đi sai lầm.

    Tổng thống Trump và Lighthizer, với những kinh nghiệm có từ quá trình đối phó thương mại với Nhật Bản, có thể nghĩ rằng một chính sách tương tự sẽ khiến Trung Quốc phải thoả hiệp. Các nhà đàm phán Trung Quốc đã hiểu rõ điều gì sẽ xảy ra nếu họ tiếp tục phản kháng. Trước đó, các cuộc đàm phán đã sụp đổ khi Bắc Kinh muốn sửa đổi các điều khoản vào phút cuối.

    Việc 2 bên không đi đến thống nhất đã khiến căng thẳng ngay lập tức leo thang, và kết quả là cả 2 cùng nâng thuế nhập khẩu. Một phần có thể đổ lỗi cho việc Bắc Kinh thay đổi quan điểm vào giờ chót, nhưng cũng đến từ việc Washington thiếu thiện chí trong việc đàm phán.

    Cùng với đó, cách thức Trung Quốc nhìn nhận từ sự ứng xử giữa Nhật Bản và Mỹ ở thời điểm năm 80 có thể dẫn đến những bước đi sai lầm.

    Vào thứ năm tuần trước, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói "bất cứ thoả thuận nào hướng tới việc đạt được lợi ích cho cả 2 phía đều cần dựa trên sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và một kết cục 2 bên đều có lợi". Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát nhận định điều mà các lãnh đạo Trung Quốc nhận định trường hợp "cả 2 bên cùng có lợi", nghĩa là một chiến thắng theo quan điểm của phía Trung Quốc, ngoài ra, mong muốn không lập lại sai lầm trong quá khứ của Nhật Bản có thể dẫn đến việc Bắc Kinh từ chối chấp thuận thua thiệt nhất thời để có thể đạt được một thoả thuận tốt nhất về lâu dài.

    Nhật Bản đang trong thời điểm chào đón sư khởi đầu của thời đại Reiwa (Lệnh Hoà), với một Nhật hoàng mới, đây là lúc để cả Mỹ và Nhật Bản gác lại quá khứ và bắt đầu một chương mới trong quan hệ 2 nước. Các nhà đàm phán Trung Quốc và Mỹ có lẽ nên nhìn vào bài học này, thay vì những gì đã xảy ra vào thời điểm năm 80.

    http://soha.vn/40-nam-truoc-my-tung...-lam-vao-thap-ky-mat-mat-2019052619012243.htm

    Nhật bản năm đó suýt mua Mỹ luôn chứ uy hiếp vị thế gì. Đeo có trò bẩn chèn ép nền kinh tế Nhật thì giờ đã khác. Người da trắng chưa bao giờ thông minh và cần cù hơn da vàng, nói thế cho vuông.

    Nhưng TQ thì khác, Mỹ đánh TQ thì có thể TQ teo lại NhƯNG nước mỹ có thể bị xoá. Mỹ là thằng tư bản giàu có, kinh tế dựa vào tỉ số tài chính. TQ dựa vào công nghiệp nhân công rẻ. Có tin xấu thì mỹ đỏ sàn. TQ đi lên từ nghèo đói thì dù có quay lại nghèo đói cũng có thể chịu được cũng như bá kiến và chí phèo thôi. MỸ mà nghèo thì loạn ngay

Chia sẻ trang này