1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi SuperSukhoi, 07/03/2019.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.646
    Đã được thích:
    18.536
  2. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
  3. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Mỹ tích cực mua vũ khí Liên Xô để khắc chế Nga

    (Vũ khí) - Mỹ đã sở hữu những vũ khí Liên Xô như: Hệ thống phòng không S-300PT, tiêm kích Su-27UB, tên lửa Scud-B, radar chống tàng hình Kolchuga, tăng T-80U, thiết giáp BMP-2/3…

    Trong bất kỳ cơ hội thuận tiện nào, Mỹ đều tìm cách mua lại và sử dụng các loại radar do Liên Xô hoặc do Nga sản xuất. Những thiết bị này đang được mua hoặc chọn làm chiến lợi phẩm ở nhiều điểm nóng khác nhau.

    [​IMG]

    Theo giới bình luận, các hệ thống radar này đã được người Mỹ sử dụng trong nhiều năm để phát triển và cải tiến máy bay tàng hình.

    Phản ứng trước sự xuất hiện của các công nghệ tàng hình là các radar mới, chúng bắt đầu được chế tạo ra ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Liên Xô và sau đó là ở Nga.

    Ví dụ đầu tiên của thiết bị như vậy là radar có bước sóng mét, mà Hoa Kỳ ngay lập tức cố gắng để có được.

    [​IMG]

    Các cuộc thử nghiệm và diễn tập sử dụng thiết bị tác chiến điện tử (EW) nước ngoài liên tục diễn ra tại khu vực 51 nổi tiếng ở Nevada, nơi có một cơ sở để "đánh giá công nghệ nước ngoài" (Foreign Materiel Evaluation, FME).

    Các loại radar do Liên Xô và Nga sản xuất cũng được cất trữ và sử dụng ở đó. Chúng đã đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo ra các máy bay như Lockheed Have Blue, sau này là F-117 Nighthawk, tên lửa hành trình tàng hình Senior Prom và các sản phẩm khác sử dụng công nghệ tàng hình.

    [​IMG]

    Khoảng một năm trước, Hoa Kỳ tuyên bố mua radar đối không 36D6M1-1 và radar điều khiển hỏa lực 30N6 của Ukraine được sử dụng trong hệ thống tên lửa phòng không S-300.

    Được biết, vào tháng 1, máy bay vận tải Il-76 của Ukraine đã chuyển một số thiết bị cho mục đích quân sự đến sân bay quốc tế Salt Lake City, đó chính là những radar này.

    [​IMG]

    Ngoài ra, Ukraine cũng đã cung cấp cho Mỹ cả những tổ hợp radar thụ động Kolchuga, có khả năng phát hiện và bám bắt các máy bay tàng hình.

    Ngoài ra, một số máy bay chiến đấu cũng đã lọt vào tay các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ. Ví dụ, Kiev đã bán cho công ty tư nhân Pride Airplane có trụ sở tại Chicago hai chiếc Su-27UB, điều này đã được xác nhận khi đoạn video về các chuyến bay của chúng được tung lên Internet.

    [​IMG]
    Mỹ đã tập trận với hệ thống phòng không S-300PT của Liên Xô
    Nhiều khả năng, những chiếc máy bay này chuyên đóng vai địch (aggressor) trong các cuộc huấn luyện và tập trận không chiến của không quân Hoa Kỳ.

    Như vậy, mục đích của Mỹ khi mua sắm lớn các loại trang, thiết bị, vũ khí Liên Xô, là để nghiên cứu, tìm cách khắc chế vũ khí Nga, đặc biệt là vũ khí phòng không và không quân.


    Trong tình huống này, rất may là những hệ thống vũ khí này vẫn là những phát triển cũ của Liên Xô và trong 30 năm qua, Nga đã có một bước tiến lớn trong việc phát triển thiết bị radar và tác chiến điện tử, mà giới chuyên gia quân sự từ các nước phương Tây đã nhiều lần thừa nhận.

    Như vậy, người Mỹ đang sử dụng ngày càng nhiều radar của các thế hệ trong quá khứ làm mục tiêu trong phạm vi thử nghiệm tên lửa của họ, và do đó, Lầu Năm Góc khó có thể nắm bắt được thứ gì đó mới hơn về những thiết bị mà cơ bản là đã ngừng hoạt động.



    Ngoài ra, các nước Ba Lan, Ukraine…, cũng đã cung cấp thêm cho Mỹ những vũ khí Liên Xô/Nga như: Máy bay chiến đấu MiG-21, MiG-29; Hệ thống phòng không S-300PT, tên lửa Scud-B, xe tăng T-80U, xe chiến đấu bộ binh BMP-2, BMP-3 và nhiều vũ khí khác…

    Có thể nói rằng, Mỹ đang tìm mọi cách nắm bắt công nghệ quân sự của Liên Xô/Nga, hòng một mặt là hoàn thiện các vũ khí của mình, mặt khác là tìm ra cách khắc chế hữu hiệu các vũ khí của Nga. Nhưng xem ra, Washington khó có thể đạt được mục đích của mình.
    https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-tich-cuc-mua-vu-khi-lien-xo-de-khac-che-nga-3385733/

    Công nghệ vũ khí Mỹ đi trước Nga 100 năm mà sao phải mua vũ khí Nga Xô làm gì ?

    Còn chưa kể MiG-25, MiG-21, Yak-141 chính là ông tổ của F-15, F-16, F-35 ngày nay, Mỹ là học trò xuất sắc của máy bay Nga Xô, ông tổ MiG, Yak (Artem Mikoyan, Aleksandr Sergeyevich Yakovlev và Mikhail Gurevich) ở trên thiên đường cũng mừng thầm khi trên trời Mỹ giờ toàn máy bay MiG bay :cool:

    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 16/08/2019
  4. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Mỹ sợ tham chiến, tìm cớ bỏ rơi đồng minh

    (Bình luận quân sự) - Tạp chí Mỹ cho rằng thay vì được xây dựng để ngăn chặn sự gây hấn thì những liên minh của Mỹ lại gây ra những tác động “ít tích cực”.

    Thất vọng vì đồng minh

    Tờ National Interest của Mỹ mới đây có bài phân tích về mạng lưới đồng minh của quốc gia này, trong đó chỉ ra một thực tế không dễ chấp nhận.

    Theo đó, các nhà hoạch định chính sách ở Washington đối xử với các đồng minh như bạn bè trên Facebook, tức là các đồng minh phần lớn được đối xử như nhau, dù đó là Montenegro hay Anh.

    Các đời chính quyền Mỹ thường ký kết một hiệp ước phòng thủ “chung” khác và làm ra vẻ kết quả sẽ là một liên minh quân sự thực sự, được tạo ra để khiến nước Mỹ trở nên an toàn hơn.

    Tuy nhiên, tạp chí Mỹ cho rằng đa số các đồng minh của Mỹ không thuộc kiểu như vậy vậy. Trong Chiến tranh Lạnh, mục tiêu chủ yếu của Washington là ngăn chặn các quốc gia ngả về phía Liên Xô, và sau này là của Trung Quốc và Triều Tiên.

    [​IMG]
    Người Mỹ quá nghiêng về khía cạnh quân sự trong các mối quan hệ đồng minh?
    Tướng Dwight Eisenhower và cũng là Tổng tống Mỹ từng cảnh báo không biến châu Âu trở thành bên phụ thuộc về an ninh, nhưng các đời chính quyền Mỹ kế tiếp đã phớt lờ lời khuyên.

    National Interest cho rằng các đồng minh của Mỹ đã tụt lại phía sau, thất bại trong việc thực hiện các cam kết của mình và lợi dụng Washington để ngồi không hưởng lợi hoặc chỉ phải trả cái giá rất thấp.



    Các đồng minh như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc đã phục hồi kinh tế nhưng Mỹ tiếp tục chịu trách nhiệm quá mức về an ninh quốc gia và khu vực cũng như trên toàn cầu. Tất cả những gì Washington cần làm để ngăn chặn những đối thủ là tạo ra một mối đe dọa không thường xuyên hoặc đưa ra một yêu cầu thích hợp. Tạp chí Mỹ thậm chí còn cho rằng các đồng minh không cần tới cả vũ khí.

    Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc đều được vũ trang đầy đủ và theo National Interest thì có “thái độ thù địch”, cũng như không có khuynh hướng chịu thua Mỹ. Các nước như Iran và Triều Tiên được cho là có động cơ lớn hơn trong việc tạo dựng uy tín nhằm chống lại những sự áp đặt của Washington.

    Tạp chí Mỹ cho rằng thay vì được xây dựng để ngăn chặn sự gây hấn thì những liên minh của Mỹ lại gây ra những tác động “ít tích cực”. Đầu tiên là ngăn cản các nỗ lực phòng thủ của một nước hoặc của các nước đang được bảo vệ.

    Ví dụ được nêu ra là trường hợp của NATO khi những nước tỏ ra lo lắng nhất về “mối đe dọa tấn công từ Nga” cũng chỉ dành 2% GDP cho quân đội, ít hơn nhiều so với Mỹ. Một số nước châu Âu, an tâm với niềm tin rằng Mỹ sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết, thậm chí còn không dành đến 1% GDP cho quốc phòng.

    [​IMG]
    Mỹ lo các đồng minh "hung hăng" hơn dưới sự bảo trợ của mình
    Tác động thứ hai là sự bảo đảm quốc phòng của Mỹ khuyến khích các nước trở nên hung hăng hơn, thậm chí là liều lĩnh. Trong trường hợp này Đài Loan hay Gruzia được kể ra làm ví dụ.

    Với Gruzia là cuộc chiến năm 2008. Mặc không phải là đồng minh chính thức của Mỹ, nhưng Tổng thống Mikhail Saakashvili rõ ràng tin rằng Mỹ sẽ ủng hộ ông sau khi ông phát động một cuộc tấn công nhằm vào binh lính Nga ở vùng lãnh thổ ly khai.

    Tác động thứ 3 mà National Interest lo ngại là các liên minh lôi kéo Washington can dự vào các cuộc xung đột liên quan đến các thành viên khác trong liên minh, bất chấp các lợi ích của Mỹ.

    Ví dụ như trường hợp ở Hàn Quốc, quân đội Mỹ triển khai dọc theo khu phi quân sự như một lực lượng phòng thủ tuyến đầu, đảm bảo Washington sẽ tham gia bất kỳ cuộc chiến nào. Nhiều sáng kiến tái đảm bảo khác nhau ở châu Âu đều nhằm mục đích tạo ra một tác động tương tự, đảm bảo sự can dự gần như ngay lập tức vào bất kỳ cuộc xung đột nào.

    Tìm cớ bỏ rơi đồng minh

    Bài viết của National Interest đặc biệt tỏ thái độ không hài lòng với Philippines khi nhắc lại những tuyên bố của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, coi đó là “thái độ thù địch” đối với Mỹ, tuyên bố chính phủ của ông chia tách khỏi Washington, nói về việc liên kết với Trung Quốc, và đề nghị đưa quân đội Mỹ đang hỗ trợ lực lượng Philippines chống lại quân nổi dậy Hồi giáo trở về nước.

    Tạp chí Mỹ cho rằng mọi chuyện đã khác sau khi một tàu cá của Philippines bị tàu Trung Quốc đâm chìm hồi tháng 6/2019 và ông Duterte hầu như không có động thái nào, chỉ phát biểu rằng “một cuộc chiến vũ trang gây ra sự đau buồn và khổ sở gấp bội”.

    Theo National Interest, ông Duterte đã gọi điện tới Washington, yêu cầu Mỹ gửi tàu chiến đến. Đại sứ Mỹ tại Philippines Sung Kim cho biết Hiệp ước phòng thủ chung có thể được viện dẫn trong trường hợp xảy ra bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào.

    [​IMG]
    Tổng thống Philippines R. Duterte
    Thế nhưng tạp chí Mỹ đặt ra câu hỏi tại sao Mỹ cần gây chiến khi Philippines đưa ra các yêu sách lãnh thổ mà họ không thể hoặc sẽ không bảo vệ được về mặt quân sự? Theo đó, hiệp ước này không tự động dẫn đến sự can thiệp quân sự ngay cả trong trường hợp có một cuộc tấn công nhắm vào Philippines.

    National Interest nói thẳng rằng nước Mỹ rất cần giảm bớt các cam kết với “những người bạn” như vậy.

    Tuy nhiên, tốt hơn hết, Mỹ nên sử dụng một công cụ của Facebook và bắt đầu “hủy kết bạn” với những nước phụ thuộc về phòng thủ như Philippines.

    Nhân đây, lịch sử “tình bạn” giữa Mỹ và Philippines cũng được nhắc lại mà theo National Interest đánh giá là không có một khởi đầu “đẹp”. Theo đó, Mỹ đã chiếm giữ quần đảo này sau khi đánh bại Tây Ban Nha năm 1898.


    Sau đó, các lực lượng Mỹ đã dành hơn 3 năm để đè bẹp phong trào độc lập bản địa, sao chép các chiến thuật tàn bạo của Tây Ban Nha mà Chính quyền McKinley ban đầu đã chỉ trích. Đến giữa năm 1902, Mỹ đã nắm quyền kiểm soát, với cái giá là khoảng 200.000 sinh mạng người Philippines.

    [​IMG]
    Lính Mỹ và Philippines trong cuộc tập trận chung mang tên "Vai kề vai"
    Washington đã trao cho Philippines quyền tự trị và sau đó, độc lập chính thức vào tháng 7/1946. 5 năm sau, Washington đã đàm phán kiểu hiệp ước phòng thủ chung “không phụ thuộc lẫn nhau” mang đặc trưng của thời đại khi đó.

    Theo đánh giá của tạp chí Mỹ, Trung Quốc hiện nay khác với Liên Xô trước đây, tức là Trung Quốc có mục tiêu tự cường chứ không phải hủy diệt Mỹ. Do đó, Trung Quốc đe dọa ảnh hưởng quá lớn của Washington ở Đông Á, chứ không đe dọa sự tồn tại của Mỹ.

    Tạp chí Mỹ cũng đánh giá thấp nguy cơ Trung Quốc “chinh phục” các nước láng giềng. Thay vào đó, người Mỹ dẫn ra hình mẫu những thập kỷ Mỹ thống trị châu Mỹ Latinh với học thuyết Monroe năm 1823 để soi chiếu vào Trung Quốc. Người Mỹ cho rằng Trung Quốc có lẽ hy vọng thiết lập quyền kiểm soát tương tự nhưng gặp khó khăn hơn nhiều.



    National Interest cho rằng Washington muốn trở thành cường quốc thống trị châu Á mãi mãi nhưng sẽ an toàn nếu không làm như vậy. Phí tổn của việc triển khai sức mạnh tốn kém hơn nhiều so với ngăn cản sự triển khai sức mạnh. Lầu Năm Góc thừa nhận thách thức do năng lực chống xâm nhập/chống tiếp cận khu vực (A2\AD) của Trung Quốc đặt ra.

    [​IMG]
    Phóng to
    Người Mỹ thực sự sợ gây chiến?
    Nước Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Obama đã tăng cường mối quan hệ quân sự với Manila, ký Hiệp định tăng cường hợp tác quốc (EDCA) năm 2014. Lực lượng chiến đấu của Mỹ đã hỗ trợ quân đội Philippines chiến đấu với quân nổi dậy Hồi giáo. Philippines yêu cầu viện trợ hậu cần cho các lực lượng đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.

    Washington đã tăng số lượng các cuộc tập trận và các hoạt động quân sự khác, cũng như cử các máy bay giám sát luân phiên bay qua Philippines. Mỹ cũng chuyển giao thiết bị và cung cấp các khoản tài trợ, trong đó có cả việc xây dựng các căn cứ dự kiến cuối cùng sẽ là nơi tập kết các lực lượng Mỹ.

    Tạp chí Mỹ lo ngại Philippines có thể kéo Mỹ vào cuộc chiến với một Trung Quốc được vũ trang hạt nhân về một vấn đề không quan trọng đối với người Mỹ. Trung Quốc có khả năng sẽ gây ra thách thức lớn nhất đối với Mỹ trong những năm tới nhưng hai bên đều có lợi ích trong việc giữ cho cuộc cạnh tranh đó hòa bình nhất có thể.

    National Interest kết luận rằng Mỹ không nên tham chiến vì bất cứ điều gì họ cho là không đem lại lợi ích căn bản, thậm chí là mang tính sống còn.
    https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/my-so-tham-chien-tim-co-bo-roi-dong-minh-3385765/

    Mỹ cũng sợ chết
  5. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Mỹ nói thẳng mục đích dùng vũ khí Nga tập trận

    (Vũ khí) - Quân đội Mỹ tại Alaska vừa dùng một số hệ thống phòng không hiện có trong quân đội Nga tập trận quy mô lớn với những toan tính riêng

    Tham gia cuộc tập trận có trực thăng tấn công Apache, tên lửa chống Javelin, máy bay tác chiến điện tử (EW) EC-130H Compass Call cùng nhiều vũ khí khác của Mỹ. Nhưng vũ khí gây chú ý nhiều nhất trong cuộc tập trận lại chính là các hệ thống tên lửa phòng không 9K33 OSA, 9K35 Strela-10, Tor và xe bọc thép chở quân BTR-80... tất cả đang có trong trang bị của Quân đội Nga.

    [​IMG]
    Nhiều vũ khí Nga xuất hiện trong cuộc tập trận của Mỹ.
    "Mỹ phải hồi sinh học thuyết 'trận đánh đa miền' và quay trở lại thống trị bầu trời. Điều này rất quan trọng với Mỹ. muốn làm được điều đó, chúng tối phải tìm cách vượt được qua mạng lưới phòng không dày đặc của Nga hiện nay", Chuẩn tướng Wally Rugen thuộc lực lượng Không quân Mỹ cho biết.

    Để hoàn thành nhiệm vụ này, việc cho máy bay tác chiến điện tử EC-130H tập trận với những vũ khí phòng không Nga đang trang bị là nhiệm vụ rất cần thiết.



    "Tôi sẽ không tiết lộ chi tiết kế hoạch của mình, nhưng tôi chắc chắn rằng chúng tôi đã tìm ra cách để có thể hoạt động bình thường trong phạm vi hoạt động của các hệ thống phòng thủ của Nga.

    Và tôi được biết rằng, Không quân, tàu sân bay và lực lượng mặt đất của chúng tôi có khả năng này. Chúng tôi đã lên kế hoạch chi tiết cho các lực lượng có khả năng này và chúng tôi sẽ công khai nó khi cần thiết", Tướng Wally Rugen nói.

    Hiện nay NATO vẫn tiếp tục nỗ lực to lớn để tìm hiểu cách thức phòng thủ của Nga. Các phương pháp khác nhau đã được thử nghiệm liên tục trong những năm qua, và NATO đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực này.

    Tướng Wally Rugen đã giải thích tại sao liên minh NATO rất tập trung sự chú ý của mình vào các khu vực Kaliningrad và cả Crimea. Theo ông, sức mạnh lớn nhất của quân đội Nga tập trung ở các khu vực này. Ở đây có nhiều các hệ thống phòng không, phòng thủ chống tên lửa và phòng thủ chống tàu hiện đại, cũng như có mặt hàng ngàn binh sĩ.

    Ngoài ra, lớp phòng thủ của Nga còn được tăng cường bằng các phương tiện chiến tranh điện tử và radar, vì vậy khả năng hoạt động của lực lượng NATO ở các khu vực này sẽ bị hạn chế rất nhiều. Đây chính là nguyên nhân khiến chúng tôi phải tăng cường biện pháp đối phó để vượt được qua nó.
    https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-noi-thang-muc-dich-dung-vu-khi-nga-tap-tran-3385842/

    Mỹ thừa nhận vũ khí LX cũ vẫn cực kì lợi hại so với vũ khí mới toanh của NATO, T-72, MiG-29, S-200 còn làm Mỹ đau đầu thì T-90, Su-35, S-300 khiến Mỹ hộc máu thổ huyết luôn, chưa nói tới vũ khí vượt trội hoàn toàn vũ khí Mỹ T-14, Su-57, S-400 :eek:
    Lần cập nhật cuối: 18/08/2019
  6. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Nga tố ngược Mỹ ăn cắp công nghệ vũ khí

    (Vũ khí) - Sau khi Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, John Bolton tố Nga ăn cắp công nghệ vũ khí, Moscow đã đáp trả tương tự khiến Mỹ khó có thể chối cãi.

    Chương trình vũ khí gây nhiều tranh cãi nhất của Mỹ và bị Nga cho rằng đạo ý tưởng từ vũ khí Nga chính là F-35B.

    Loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Lockheed Martin F-35B Lightning II có nguồn gốc Nga và mang những đặc điểm chung với máy bay chiến đấu trên hạm Yak-141 của Liên Xô.

    Năm 1991, Tập đoàn Lockheed Martin Mỹ đã tìm mọi cách thu thập thông tin về Yak-141, bao gồm những dữ liệu đã phải trải qua "nhiều năm phát triển và thử nghiệm" của dòng chiến đấu cơ cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) tương lai mà các công trình sư Liên Xô phát triển dang dở.



    [​IMG]
    Sự giống nhau kỳ lạ giữa Yak-141 và F-35B.
    Đó là thông tin vô cùng quan trọng, thừa đủ điều kiện để cho phép nhà sản xuất Mỹ bắt đầu phát triển động cơ - trái tim của những chiếc máy bay F-35B hiện đại ngày nay. Mặc dù vậy, Mỹ từng nhiều lần phủ nhận cáo buộc của Nga về vấn đề này.

    Chương trình vũ khí thứ 2 của Mỹ có liên quan đến công nghệ của Nga chính là hệ thống sonar. Vào năm 2012, Anh đã công bố chi tiết về hoạt động bí mật hàng đầu của tàu ngầm Mỹ do hệ công nghệ sonar tàu Anh đánh cắp được và chuyển giao cho Mỹ nghiên cứu.

    Tại thời điểm đó, một chiếc tàu ngầm HMS Conqueror của Anh đã âm thầm tiếp cận sát phần đuôi của tàu ngầm Nga đang hoạt động trên Biển Barents và cắt hệ thống sonar đang được kéo bằng dây phía sau. Để không bị lộ, tàu ngầm Anh đã chọn cách cắt sao cho nó giống vết dây đứt do bị sờn.

    Khi HMS Conqueror đến căn cứ, hệ thống sonar nói trên đã được Anh chuyển giao cho phía Mỹ. Ngay khi được tiếp cận, các chuyên gia hàng đầu của Hải quân Mỹ đã tiến hành phẫu thuật và tháo từng cái ốc vót trên chiến lợi phẩm để nghiên cứu. Có vẻ bí mật của hệ thống sonar này đã bị Mỹ chinh phục và sử dụng để phát triển hệ thống sonar riêng của mình.

    Ngoài những công nghệ trong những chương trình vũ khí nói trên, nguồn tin quân sự Nga cung cấp cho RIA còn tiết lộ, hệ thống ghế phóng của phi công K-36DM, một số loại súng máy 12,7mm, súng trường tấn công cũng bị Mỹ đánh cắp công nghệ và phát triển phiên bản riêng của mình. Đặc biệt trong đó là súng trường tấn công AK-47.

    Sự sụp đổ của Liên Xô và khối Hiệp ước Vacsava đã tạo điều kiện đáng kể cho tình báo NATO hoạt động. Nếu trước đó, các thiết bị quân sự của Liên Xô rơi vào tay phương Tây chủ yếu là chiến lợi phẩm quân đội Israel đoạt được tại Ai Cập và Syria, thì sau năm 1991, việc đoạt bí mật quân sự của Liên Xô dễ dàng hơn nhiều.

    Chỉ cần chi tiền. Kết quả là Mỹ và các đồng minh của nước này, cũng như các nước như Israel, Thụy Điển và Hàn Quốc, có trong tay nhiều mẫu vũ khí Xô viết. Một lượng lớn vũ khí đó được lấy trong kho của quân đội CH Dân chủ Đức trước đây.


    Người Đức bán cho tất cả những ai muốn sở hữu chúng. Kết quả là, tăng T-72M1 được nghiên cứu tại Israel, Thụy Điển và Hàn Quốc. Một lượng lớn công nghệ máy bay và tên lửa được đưa tới Mỹ.

    Có thể nói các nước thuộc Hiệp ước Vacsava chủ yếu được trang bị công nghệ đã được xuất khẩu hoặc từng do quân đội Liên Xô sử dụng. Tuy nhiên vấn đề nằm ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây. Ví dụ Moldova bán cho Mỹ một lượng lớn máy bay MiG-29. Trong thập niên 1990, rất nhiều mẫu vũ khí mới nhất của Nga được đưa ra bên ngoài.



    Đó là xe tăng T-80U, BMP-3, SAU 2S19M MSTA, hệ thống phòng không Tor, Tunguska, S-300V, tên lửa đối hạm. Chỉ tới cuối thập niên 1990, Nga mới thận trọng hơn với phương Tây. Còn Mỹ ngày càng quan tâm tới khí tài Nga. Họ muốn mua tăng T-90, hệ thống bảo vệ chủ động Arena cùng các bí mật quân sự khác song bị Nga "lịch sự" từ chối.
    https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga-to-nguoc-my-an-cap-cong-nghe-vu-khi-3385913/

    Mỹ là trùm ăn cắp còn hơn cả Tầu
  7. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Mỹ càng ngày càng nói láo, siêu tank Abram khoe đỡ được đạn ATGM xuyên 1300mm RHA, nhưng thực tế bị cả tên lửa cổ lỗ HJ-8 của Tàu phá hủy ,trong khi HJ8 và các loại ATGM của phiến quân chỉ có thể phá hủy dưới 1000mm mà thôi (HJ8 chỉ có 800-1100mm, Kornet dù mạnh nhất ở Trung Đông cũng chỉ có 1200mm)

    One of the most interesting modifications of the M1A1 series was the new armor composite including depleted uranium (DU) plate. This armor greatly increased resistance against kinetic energy rounds. During the Gulf War, M1A1 tanks could directly engage enemy tanks while in the enemy's line-of-sight with little risk from any eventual damage from incoming retaliatory fire. This means that M1A1 tanks could hit their targets, while Iraqi tanks couldn't hit, or, if they hit, couldn't damage M1A1 tanks. Also, due to DU armor, not a single US tank was penetrated from enemy fire. US tanks took many close direct hits from Iraqi Soviet-made T-72 and T-72M tanks, but enemy rounds were simply not able to penetrate the M1A1 tank's armor. The model that had this feature was called M1A1 HA (Heavy Armor), and had a protection equivalent to 600 mm against kinetic energy ammunition (APFSDS), and 1,300 mm against chemical energy warheads (ATGM's and HEAT ammunition).

    http://www.fprado.com/armorsite/abrams.htm









    Theo ghi nhận có tới 2 M1 Abram bị HJ-8 tiêu diệt tại Trung Đông :eek:
    Lần cập nhật cuối: 21/08/2019
  8. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    TQ nên chiếm luôn nước Mỹ, chiếm thị trường tiêu dùng Mỹ, 1 thị trường luôn chi tiêu rất phóng khoáng, đỡ phải lo bị 1 thằng già cấm đoán ko cho bán hàng.

    À trước đấy, thì nên chiếm lấy Hongkong đã.

    Ngay trong nước còn bị chửi cho như chóa
  9. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    FA18 tai nạn liên hoàn, chưa đánh Iran đã tự diệt

    Oops! Landing Accident on US Aircraft Carrier Damages Four Super Hornet Jets

    https://sputniknews.com/military/201908211076604418-oops-landing-accident-on-us-aircraft-carrier-damages-four-super-hornet-jets/?utm_source=android-

    bọn mỹ khoe khoang khoác lác có hệ thống tự động hạ cánh căn chỉnh hiện đại lắm, ai ngờ FA18 tông thẳng vào bầy FA18 gấp cánh luôn hoho

    FA18EF còn thua xa J-15, J-15 ít ra còn mang được tên lửa chống hạm cất cánh trên TSB, FA18EF làm gì có mang được, đã vậy còn tự tông nhau
    meo-u thích bài này.
  10. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Nếu là Nga thì đã chọn giải pháp lao máy bay xuống biển, ah làm gì gọi là chọn,
    "đành phải chọn" hoặc "chỉ còn cách" lao xuống biển

Chia sẻ trang này