1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ .

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi CodeMonkey, 31/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Nói chung cả hai hệ thống của Mỹ và Nga đều có ưu nhược điểm riêng của nó. Không phải bỗng dưng Thổ, một thành viên của Nato, lại chọn mua 80 hệ thống chống tăng AT-14 cũa Nga thay vì Javelin của Mỹ hay Spikes Israel dù cho Thổ cũng đang dùng Spikes trên xe bọc thép Otokar Cobra của mình. Nguồn http://www.defensenews.com/story.php?i=3737946
    [​IMG]
    Chắc vài stupid-pro sẽ nói chắc là đồ Nga rẻ hơn nên Thổ mua. Xin thưa là Thổ mua 80 bệ phóng và 800 tên lửa AT-14 Kornet E với giá 70 mil. USD, tính ra là 87,500 USD cho 1 tên lửa, chẳng rẻ hơn bao nhiêu so với Javelin (100,000 USD cho 1 tên lửa theo như hợp đồng vũ khí của Đài Loan với Mỹ).
    Theo như trên lý thuyết thì tên lửa Javelin, với khả năng fire-n-forget tự tìm và tấn công mặt trên của mục tiêu (nơi được cho là có lớp thép bảo vệ mỏng hơn), sẽ ăn đứt tên lửa AT-14 phải bám sát mục tiêu bằng laser trong suốt quá trình tên lửa bay tới mục tiêu. Tuy nhiên những ưu điểm này của Javelin là để che lấp những yếu kém chết người của nó:
    1. Fire-n-forget: Javelin sử dụng đầu tầm nhiệt để tìm và tiêu diệt mục tiêu. Tuy nhiên điều này sẽ trở nên vô dụng khi các xe bọc thép và MBT thế hệ mới hiện nay đều có hệ thống làm lạnh bên trong khiến nhiệt độ của xe không chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài.
    2. Javelin sử dụng một thiết bị làm lạnh bên trong tên lửa để làm lạnh đầu tầm nhiệt cho việc tìm mục tiêu. Quá trình này mất từ 20 cho tới 30 giây trước khi tên lửa có thể bắn. Ai cũng biết là trên chiến trường, từng giây bắn nhanh hơn sẽ quý giá đến nhường nào.
    3. Độ xuyên phá: Thiết bị dẫn đường bên ngoài như AT-14 sẽ tiết kiệm không gian bên trong cho thuốc nổ. Vì thế theo các tài liệu, trong trường hợp bắn thẳng (direct), độ xuyên phá thép của AT-14 là 1.2m dư sức xuyên lớp bảo vệ của tất cả các loại MBT (Main battle tank) hiện nay và tương lai gần từ mọi hướng. Trong khi đó Javelin chỉ là 0.6m, sẽ chẳng thể xuyên nổi giáp nếu bắn trúng vào mũi của các MBT hiện đại (mũi được thiết kế thoải về phía trước nên độ dầy tính theo phương ngang có thể lên tới 1m).
    Khả năng tấn công mặt trên mục tiêu (nơi được cho là có lớp thép bảo vệ mỏng hơn) của Javelin chính là để khắc phục điểm yếu này. Tuy nhiên đặc tính này chắc chỉ có tác dụng đối với mục tiêu là xe bọc thép còn với các loại MBT hiện đại với tháp pháo thép cực dầy, cộng với việc bắn cầu vồng / indirect, thì độ xuyên phá không thể bằng bắn thẳng / direct, thì cũng chưa chắc đã xuyên phá được.
    4. Một trong những sai lầm mà mọi người hay mắc phải khi so sánh Javelin và AT-14 là quan niệm cho rằng việc phải chiếu tia laser liên tục vào mục tiêu trong thời gian tên lửa AT-14 bay tới mục tiêu sẽ khiến xạ thủ dễ thành mục tiêu của các loại súng máy gắn trên MBT hay xe bọc thép của đối phương. trong khi loại Javelin có thể "bắn và quên" xạ thủ bấm nút bắn xong có thể nấp liền. Điều này là đúng nói chung nhưng sai với AT-14. Tầm bắn hiệu quả của AT-14 là 5.5 km, có thể nói là ngoài tầm bắn hiệu quả và sát thương của của tất cả các loại súng máy 30mm, 20mm hay 12.7mm hay thậm chí pháo chính 120mm gắn trên MBT và xe bọc thép.
    Mọi điều là ngược lại khi tầm bắn của Javelin chỉ là 2.5 km. Có thể nói là một khi Javelin khai hỏa, vị trí của nó và xạ thủ sẽ là mục tiêu trong tầm của tất cả hỏa lực đối phương.
    Một đọan phim về AT-14 http://www.youtube.com/watch?v=VDXXvTewVY0
  2. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    cái này giống như câu : "mâu này đâm Thuẫn nào cũng thủng, Thuẫn này ko mâu nào đâm thủng "
    - Quảng cáo MBT thì rao rada ,hông ngoại tracking ngày đêm các kiểu , trong vòng 10km bắn bất cứ gì nhúc nhích.
    -Quang cáo ATM thì ôi thôi, cỡ nào tank cũng chết, nào là f-n-f, nào là bắn cầu vồng ,v.v...
  3. MinhTranOK

    MinhTranOK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2008
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Hợp đồng của Thổ Nhỉ Kỳ là 80 launcher system và 800 trái đạn AT-14 với giá 70 triệu USD
    Hợp đồng mới hồi tháng 10-2008 của Đài loan là 182 trái đạn javelin , 20 launcher system , 40 trái đạn giả là 47 triệu USD
    Lần đầu tiên em mới được đọc luận điểm rằng viên đạn lao xuống nóc sức công phá hơn nếu nó lao thẳng vào. Bác có thể làm sáng tỏ không?
  4. marsandmoon

    marsandmoon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/12/2007
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    vậy bạn nên chăm lên diễn đàn nữa đi.Nếu để ý kỉ sẽ thấy đa phần các dòng T đều có tháp pháo tròn dể hạn chế phần nào sát thương của súng chống tăng. do đó bắn từ trên xuống >>>có làm lệch thì phần phía dưới cũng lãnh đủ.Cơ bản là vậy. hơn nữa hình như phía trên nóc có giáp yếu hon phia dưới vốn được bảo vệ kĩ bởi các loại giáp
  5. MinhTranOK

    MinhTranOK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2008
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Tháp pháo tăng T-xx đều tròn dưới các hình thức khác nhau. Tuy nhiên ví dụ T-80 vị trí dầy nhất là ngay phía trước gần nòng súng. Càng đi xa ra hai bên hay đi lên trên thì mỏng dần. T-72/80 khi mang giáp phản lực thêm phía trước nó hoàn toàn vô hiệu hoá RPG-7. Từng là thành viên hội đồng tăng T bọn chechen hiểu điều đó nên đã thực hiện phục kích từ nóc nhà bắn xuống. Kết quả T-xx cháy rất nhiều. Tại cuộc xâm lược Iraq quân Iraq phục kích trên cầu khi M1 bò ngang mới bắn xuống nóc xe kết quả cháy như thiêu. Tương lai khi người ta gắn thêm cái gì đó thì không biết. Nhưng hiện nay tấn công nóc xe là vô cùng nguy hiểm bất luận tăng gì. Light manportable ATGM khác với ATGM thông thường như AT-14 là nó quá nhỏ và nhẹ. Trái đạn spiker riêng bản thân viên đạn đã là 13-14kg , hầu hết các loại ATGM cả đạn và launcher các thứ nặng ngoài 50kg trong lúc Javelin tất cả chỉ có trên 20kg. Đạn quá nhỏ nhẹ nên không thể mang đầu đạn to nặng đường kính lớn như TOW-2 hay AT-14 được. vì thế nên đánh nóc là giải pháp. AT-14 tại li-băng không phải phát nào trúng tăng cũng diệt được nó. tăng do thái phía trước quá dầy thêm có loại động cơ phía trước nên việc xuyên vào tới tổ lái hay ổ đạn là hi hữu. T hiện đại ổ đạn ngay trong tháp pháo bên dưới ghế ngồi. thế nên đánh nóc trúng tháp pháo rất dể xuyên vào ổ đạn và nổ tung rất nguy hiểm. Đánh nóc hiện là hướng phát triển đang được yêu chuộng tại nhiều nước. Tuy nhiên vì không có vũ khí hoàn hảo không thể phá. thế nên trên chiến trường thật muốn thắng không thể dựa vào 1 loại vũ khí nhưng là hợp đồng tác chiến. Tổ chức và thông tin thế nào cho hợp đồng tác chiến đạt được hiệu quả cao nhất là một vấn đề kỹ thuật khoa học quan trọng.
    Được MinhTranOK sửa chữa / chuyển vào 23:35 ngày 02/01/2009
  6. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Mỹ nâng cấp 2.000 chiến đấu cơ F-18

    Strategypage ngày 01/01 đưa tin: Hải quân Mỹ đang tiến hành nâng cấp phần mềm và vũ khí cho 2.000 chiến đấu cơ F-18 (bao gồm tất cả các phiên bản) do Mỹ, Canada, Australia, Tây Ban Nha, Kuwait, Thụy Sĩ, Phần Lan và Malaysia sử dụng.

    Chi phí của việc nâng cấp sẽ tiêu tốn 400.000USD cho mỗi chiếc phi cơ. Việc nâng cấp chủ yếu liên quan tới phần mềm, các thiết bị thông tin liên lạc và ra-đa. Dự án này sẽ kéo dài trong 5 năm.
    F-18, nặng 11 tấn, là loại phản lực cơ chiến đấu đa năng. Nó có khả năng vận chuyển và bay được trong mọi điều kiện thời tiết. F-18 tấn công được các mục tiêu trên không và trên bộ, tốc độ tối đa 1.8 Mach ở độ cao 40.000 feet.

    DD (Theo Strategypage)
  7. lqmmanh

    lqmmanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    133
    dạo này AT tàng hình đâu mất, phudongthienvuong mang javelin ra bắn phát rớt bẹp ngay trước mặt wãi wá nằm nhà. Chờ wài chẳng thấy bờ rồ mỹ nào pót được cái ra hồn ca ngợi mẽo mi li ta ri gáo chội
    Thôi, phụ các bác ấy vậy. copy nguyên con nè
    HỆ THỐNG HOẢ LỰC PHÓNG LOẠT CÓ DẪN ĐƯỜNG GMLRS XM30 CỦA LOCKHEED MARTIN
    - Êkíp: 3 em.
    - Khối lượng nguyên con: 26.7tấn (giàn phóng bánh xích M270).
    - 1loạt phóng: 12quả.
    - tầm bắn: 70km.
    - dẫn đường: GPS.
    [​IMG]
    [​IMG]
    mấy cái trên copy từ chổ nè nè
    http://www.army-technology.com/projects/mlrs/
    thay vì chơi tiếng tây như các bờ rồ mỹ, tui dịch ra nhưng chỉ được chút ít vì dốt và lười!
    cái giàn này tui thấy thích vì nó làm cái bộ tời nạp đạn khá tiện dụng
    http://www.youtube.com/watch?v=1HPApt0hbaU

    Được lqmmanh sửa chữa / chuyển vào 12:31 ngày 03/01/2009
  8. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Khéo lo, Trường Giang sóng sau dồn sóng trước. Sự thật là dòng sông vĩnh cửu . Lão Phù nghe nói trốn vợ chạy qua Jap ôm bồ nhí. AT tôi cũng cần nghĩ lể chứ.Nhưng muốn thì tớ tặng ít hình xem cho đỡ chán.
    Con thoi sắp theo Bú-Rán đi bán cà phê với làm người mẩu cho viện bảo tàng. NASA đang phát triển AresI / V rocket và tầu dùng lại Orion thay thế. Thằng Ares V sẽ có sức vác gần gấp đôi siêu khủng long Energia . Kinh vãi.
    ARES I và Orion build như thế nào?
    ARES I
    [​IMG]
  9. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Thử Orion
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này