1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ .

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi CodeMonkey, 31/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Quân đội Hoa Kỳ bao gồm các quân chủng:
    Lục quân Hoa Kỳ
    Hải quân Hoa Kỳ
    Không quân Hoa Kỳ
    Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ
    Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ
    trong đó Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ- Marine có vẻ như kiêu hùng nhất. Phim ảnh cũng thường xuyên lăng xê , Lính Mỹ hay có câu we''re marines !
    Theo số liệu của Viện Nghiên cứu chiến lược London, vào đầu năm 2007, lực lượng LTĐB Mỹ có 175.000 quân (trong đó có 10.500 nữ) và 90.000 quân dự bị. Vũ khí được trang bị gồm: 400 xe tăng, 1.300 xe thiết giáp lội nước, 250 xe vận tải, 1.000 vũ khí dã chiến hạng nặng. Về không quân, LTĐB có 500 máy bay tiêm kích và vận tải, 750 trực thăng. Ngoài ra còn có 80 máy bay và 100 trực thăng dự phòng. Tựu trung, LTĐB Mỹ là đạo quân hỗn hợp có nhiều chức năng, được trang bị các loại vũ khí tối tân nhất. Quân số của LTĐB Mỹ ngang bằng cả lực lượng quốc phòng của Anh hoặc của Ý và sức mạnh chiến đấu không hề thua kém quân đội những nước này
  2. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Đạo quân đa năng
    Từ khi được thành lập vào năm 1775, lính thủy đánh bộ (LTĐB) thường đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ cấu quân đội Mỹ. Chiến thuật của đạo quân này trong các chiến dịch luôn là đòn tấn công phủ đầu.
    Có số lượng không đông, được đào tạo rất bài bản, trải qua những điều kiện đầy khắc nghiệt nên mỗi thành viên của lực lượng LTĐB có tính chiến đấu độc lập cao, có sự phối hợp nhịp nhàng. Trong hai cuộc chiến tại Iraq (1991 và 2003), LTĐB Mỹ đã thể hiện tính hiệu quả cao trong tác chiến.
    LTĐB được biên chế vào cơ cấu lực lượng hải quân Mỹ, nhưng trên thực tế đây là đạo quân được đào tạo và trang bị vũ khí, khí tài riêng, kể cả máy bay, xe tăng. Đứng đầu LTĐB là một viên tướng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ chỉ huy hải quân. Người này cũng là thành viên của Bộ tổng tham mưu quân đội, tham dự vào các cuộc họp của cơ quan này để giải quyết các vấn đề của LTĐB. Từ tháng 12.2006, Tư lệnh LTĐB Mỹ là tướng James Conway, thống lĩnh các đạo quân trực thuộc tại hai hạm đội: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, và trên nguyên tắc phải phục tùng đô đốc các hạm đội này.
    Tính cơ động cao
    Cơ cấu của LTĐB Mỹ được chia thành bộ chỉ huy, các đơn vị tác chiến, các cơ sở đào tạo và lực lượng dự phòng. Các đơn vị tác chiến là xương sống của đạo quân này, luôn sẵn sàng chiến đấu độc lập hoặc phối hợp với các binh chủng khác. Trong thời bình, LTĐB Mỹ chia thành hai bộ chỉ huy khu vực.
    Bộ chỉ huy thứ nhất tại vùng Đại Tây Dương bao gồm Sư đoàn viễn chinh số 2, hai lữ đoàn cơ động và ba tiểu đoàn độc lập. Cơ sở hậu cần Sư đoàn viễn chinh số 2 đặt tại Bắc Carolina. Bộ chỉ huy thứ hai tại vùng Thái Bình Dương gồm hai sư đoàn viễn chinh, hai lữ đoàn và bốn tiểu đoàn độc lập, có cơ sở hậu cần tại bang California.
    Sư đoàn viễn chinh LTĐB Mỹ ngoài tác chiến độc lập còn có thể phối hợp cùng 1 hoặc 2 sư đoàn chủ lực, cùng 1 ?" 2 sư đoàn không quân, các nhóm thám báo. Quân số đủ của sư đoàn khoảng 50.600 người (48.000 LTĐB và 2.600 lính thủy thuộc hạm đội). Mỗi một sư đoàn có đầy đủ khí tài, lương thực dự trữ để tác chiến trong vòng 60 ngày.
    Các đơn vị của sư đoàn được tung vào các vùng chiến bằng tàu đổ bộ hay máy bay vận tải. Còn vũ khí hạng nặng, xe được các tàu chuyên dụng đồn trú tại khu vực chuyên chở. Các máy bay tiêm kích, trực thăng sẽ sử dụng các sân bay tiền phương hay cất cánh từ các hàng không mẫu hạm.
    Dàn hậu bị và không quân mạnh
    Lực lượng hậu bị LTĐB Mỹ cũng được cơ cấu các thành phần tương ứng với đạo quân thường trực để bất cứ lúc nào cũng có thể thành lập nên sư đoàn viễn chinh. Lực lượng này được tập trung ở 185 cơ sở đào tạo tại 47 bang của đất nước và ở Puerto Rico. Trong vòng 5 năm qua, lực lượng hậu bị luôn được bổ sung cho đạo quân thường trực hoạt động tại các vùng chiến sự ở Afghanistan và Iraq.
    Cũng không thể không nhắc đến không quân của LTĐB Mỹ với các máy bay tiêm kích, máy bay do thám và vận tải. Các máy bay tiêm kích phần lớn là máy bay kiểu Harrier có thể lên xuống tại các đường băng ngắn (90 ?" 400m) trên các tàu sân bay hay các đường băng dã chiến, thậm chí trên các xa lộ. 14 phi đội máy bay tiêm kích chủ yếu là F/A-18S ?oHornet? và trực thăng đa năng AH-1 SuperCobra. Để thám thính còn có 6 phi đội máy bay F/A-18D, EA-6B và máy bay không người lái. Còn những máy bay trực thăng vận tải đóng vai trò quan trọng trong sự cơ động của LTĐB Mỹ, được chia thành 22 phi đội với 360 chiếc. Trong biên chế của LTĐB Mỹ còn có hai tiểu đoàn an ninh giống như cảnh sát, thực thi nhiệm vụ tại các cảng biển, cơ sở ngoại giao và có nhiệm vụ chống khủng bố. Các đơn vị này khi cần thiết có thể tham chiến với lực lượng tấn công đóng tại các vùng duyên hải.
    Cuối cùng là lực lượng đặc nhiệm mới được thành lập vào năm 2006 của LTĐB Mỹ gồm 2.500 binh lính và sĩ quan. Đây là đạo quân phản ứng nhanh tại các chiến dịch nóng ở bất cứ điểm nào trên toàn cầu. Đó có thể là sơ tán dân khỏi các khu vực khủng hoảng, giải cứu con tin, tiêu diệt các nhóm khủng bố tại các vùng đông dân cư trong thành phố, trên sa mạc hay trong rừng rậm...
    Cuộc chiến Iraq 2003 cho thấy tính hiệu quả trong tác chiến của LTĐB Mỹ bao gồm quân số của Sư đoàn 1 và 2 cùng ba tiểu đoàn độc lập với 21.000 người, 460 máy bay tiêm kích, trực thăng khi tiến sâu vào 700 km trong lãnh thổ Iraq. LTĐB hoàn thành nhiệm vụ khi đánh chiếm Baghdad mà tổn thất không đáng kể.
    Tuyển chọn khắt khe
    Điều kiện tuyển mộ LTĐB cũng tương tự như các binh chủng khác của quân đội Mỹ. Các ứng viên buộc phải là công dân Mỹ và phải có thể lực cực tốt, kéo xà không dưới 10 lần và chạy 1,5 dặm không quá 11 phút... Với các ứng viên nữ cũng vậy, vì các chuyên gia đã tính cả điều kiện tâm lý lẫn thể lực của phái yếu trong các điều kiện khắc nghiệt, cam go nhất.
    Trong vòng 11 tuần đầu tiên, các tân binh LTĐB Mỹ sẽ được huấn luyện về vũ khí, về các phương tiện thông tin, về lịch sử quân sự nói chung và của LTĐB nói riêng, các điều lệ, điều luật quân sự cũng như các nghi thức, cách hành binh và tác chiến trong điều kiện chiến trường.
    Hợp đồng của LTĐB cả trong quân thường trực lẫn bộ phận hậu bị đều kéo dài 4 năm. Những quân nhân có thể chọn lựa phục vụ ở các trung tâm hậu bị, thường xuyên luyện tập ăn lương hoặc phục vụ tại các cơ sở trực chiến. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, lực lượng LTĐB Mỹ thiếu hụt các chuyên gia trong lĩnh vực tình báo cũng như các kỹ sư trong thông tin liên lạc. Hiện nay, phần lớn lực lượng hậu bị thường được gọi nhập ngũ để bổ sung cho các đơn vị ở Iraq và Afghanistan với quân số thường trực là 1.200 người. Tất nhiên, thời hạn phục vụ tại đây không phải là 4 năm mà chỉ là 1 năm.
  3. SSX

    SSX Guest

    Không hiểu sao QĐ Mỹ lại vừa đặt mua gần nửa triệu khẩu súng ngắn Beretta 92FS, nói là dùng trong nội địa. Sắp có biến chăng?
    [​IMG]
  4. SSX

    SSX Guest

    QĐ Mỹ vừa phải thu hồi 16000 bộ áo giáp chống đạn làm bằng gốm vì kém hiệu quả. Người chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát việc này của Lầu năm góc, tướng Gordon S. Heddell cho rằng việc thử nghiệm áo chống đạn đã thiếu chuẩn xác, áo giáp này là không an toàn và nó có thể làm cho sinh mạng của binh lính gặp nguy hiểm.
    Tuy nhiên, ông Pita Girena, phụ trách ngoại giao của Lầu năm góc thì lại cho rằng việc thử nghiệm những bộ giáp chống đạn này đã thành công và không cần thiết phải thu hồi chúng. Kết quả thử nghiệm trên không hề được công bố tuy nhiên AP đã bằng cách nào đó có được kết quả thử nghiệm.
    Một quan chức giấu tên nói việc này đã gây ra những tranh cãi trong giới thanh tra Lầu năm góc. "Quyết định như vậy phản ánh cam kết của QĐ sẽ làm mọi thứ tốt nhất có thể trong quyền hạn của mình để trang bị cho binh lính." Cũng ông này nói rằng: không hề có báo cáo về yếu kém của những bộ áo giáp này hay các trường hợp chết người hay bị thương do sử dụng chúng. Việc thu hồi chỉ là làm "vừa lòng" binh lính rằng họ không phải mặc những bộ giáp nguy hiểm.
    Những bộ giáp này được chế tạo từ 2005-2007 và chỉ chiếm một lượng nhỏ trong số 1.9 triệu bộ mà QĐ đã đặt hàng.
    Nhưng dù gì thì việc này cũng đã bị đẩy lên đến Chủ tịch hội đồng lập pháp QH. 2 năm trước 1 nghị sĩ bang New York thuộc phe Dân chủ, bà Slaughter đã nói: Tôi đã yêu cầu thanh tra Lầu năm góc bảo đảm rằng QĐ sẽ chuyên tâm vào việc khẳng định chất lượng của những bộ áo giáp trang bị cho binh lính của chúng ta phải đạt tiêu chuẩn bảo vệ sinh mạng cao nhất. Báo cáo đầu tiên mà tôi nhận được hoàn toàn không thích đáng. Tôi mong rằng báo cáo này sẽ trung thực hơn. Tôi sẽ "giơ nanh vuốt" để khẳng định trách nhiệm với các chàng trai và các cô gái của chúng ta cũng như gia đình của họ.
    Trong tháng 4 năm trước, sau khi nhận được báo cáo bà lại nói: Trong thời kỳ chiến tranh, thật là hổ thẹn khi mà QĐ lại không cẩn trọng để bảo đảm mỗi một chi tiết nhỏ nhất trong trang bị được thử nghiệm kỹ càng, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến sự sống và cái chết như là áo giáp...Tôi yêu cầu những ai cẩu thả, nhẫn tâm đùa bỡn với sinh mạng của các chàng trai, cô gái quả cảm của chúng ta phải bị đuổi việc ngay lập tức.
    Gary Comerford, người phát ngôn thanh tra QĐ nói: chúng tôi đã có báo cáo về các bộ áo giáp và sẽ phải công bố trong một vài ngày tới. Ông này từ chối nói về các phát hiện hay việc để xảy ra những mức độ thương vong của binh lính do những bộ giáp kém chất lượng hay thử nghiệm không đúng cách gây ra.
    Một quan chức khác nói: QĐ đã nghĩ lại, phủ nhận bản báo cáo và kết tội thanh tra giám sát đã soi mói lục lọi để cố tìm cho ra một cái gì đó dù chẳng có cơ sở.
    Cho đến tuần trước, giới chức QĐ vẫn còn đang "thuần phục" phát hiện của thanh tra và việc phát hiện này không được công bố rộng rãi, một quan chức nữa cho biết.
    Phát hiện của thanh tra, giám sát đó là QĐ đã không tuân thủ các yêu cầu của liên bang trong việc thu mua đặt hàng các bộ phận của bộ áo giáp và thiếu danh tính các nhà cung cấp trong số 16/28 HĐ đã ký.
    Ông đại uý Clifford Yarbrough, người đã từng làm nhiệm vụ ở đơn vị đặc nhiệm số 3 tại Afghan, bây giờ là giáo viên tại Arkansas nói với tờ Times: đơn vị của ông cùng với các đơn vị khác và Delta Force trang bị các bộ giáp có các tấm titan. Những tấm này được đặt hàng riêng từ một khoản ngân sách đặc biệt, nó có thể chịu đựng được nhiều phát đạn liên tiếp từ phía quân thù và đã cứu được nhiều sinh mạng binh lính.
    Một tướng đang có 2 đứa con trong QĐ nói bộ giáp gốm mà QĐ trang bị cho binh lính và Marine không thể bảo vệ một cách hiệu quả trước các phát đạn bắn gần.
    Ông nói: Áo giáp có titan bảo vệ rất tốt, chúng tôi đã gặp trường hợp một người bị bắn bằng đạn cỡ 50 caliber mà vẫn thoát, nó có thể chặn được tất cả. Chỉ có những vết bầm tím khi bị bắn. Nếu bình thường những viên đạn như thế đã xuyên thủng qua người.
    Roger Charles, một lính Marine nghỉ hưu và là chủ bút của tờ Defense Watch đã điều tra về các bộ áo giáp trong 3.5 năm nói những sai lầm của QĐ đã đặt "binh lính trước mối hiểm hoạ".
    "Tôi chẳng có gì phải băn khoăn... rằng QĐ và Marine đã trang bị những bộ áo giáp kém chất lượng cho binh lính của chúng ta. Sinh mạng của họ đã bị lâm nguy, trong khi chúng đáng giá để được trang bị những thứ tốt nhất."
    [​IMG]
    http://www.lenta.ru/news/2009/01/29/armor/
    http://www.washingtontimes.com/news/2009/jan/29/exclusive-army-recall-armor/?page=2
  5. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    "Vì nguyên nhân kinh tế, Mỹ có thể từ bỏ kế hoạch NMD"
    Defense News đưa tin: Thượng nghị sĩ Carl Levin thuộc đảng Dân chủ đã xác nhận dự định cắt giảm ngân sách quốc phòng của chính quyền Mỹ, tuy nhiên ông từ chối tiết lộ tên những chương trình cụ thể mà Washington có kế hoạch tiết kiệm.
    Nhưng ông Levin tuyên bố, chương trình mà ông muốn nói đến trong kế hoạch cắt giảm đó chính là hệ thống phòng thủ tên lửa NMD bởi vì chương trình này tốn rất nhiều tiền của mà tính hiệu quả thực sự của nó hiện vẫn chưa rõ ràng.
    Theo Thượng nghị sĩ Levin, Iran ?" quốc gia có khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân ?" là vấn đề chung của Mỹ và Nga. Sự hợp tác của hai siêu cường trong lĩnh vực này có thể sẽ thay đổi không chỉ ý định của Tehran mà còn sắp xếp lại lực lượng trên toàn thế giới. Đồng thời ông Levin cũng khẳng định rằng, chính quyền Barack Obama ủng hộ ý tưởng về sự hợp tác này.
    Carl Levin khẳng định rằng, hiện nay vấn đề cắt giảm chương trình đóng tàu và tiếp tục mua máy bay chiến đấu đa mục tiêu thế hệ 5 F-22 Raptor cũng đang được đưa ra xem xét. Nhưng chương trình đắt đỏ ?oHệ thống chiến đấu tương lai? nghiên cứu những loại vũ khí và trang thiết bị quân sự mới chưa chắc đã nằm trong kế hoạch cắt giảm.
    Được biết, trước đây chính quyền tân Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố rằng dự án ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2010 sẽ được hình thành sớm nhất vào tháng 4/2009 vì có một vài khoản chi phí cần phải xem xét lại. Thông thường, quan chức của Nhà Trắng sẽ gửi tài liệu này lên Quốc hội Mỹ trong thứ Hai đầu tiên của tháng 2.
    Thụy Du (Theo Lenta)
  6. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Có đúng khẩu 92FS Barreta cũng ra được CS với TB, em sợ các bác thật. Nhưng mà bọn Mỹ thu hồi áo giáp thì làm gì, nếu bán (giá mềm) or cho ko thì Vn ta xin đi, ko phải vũ khí sát thương, về nguyên tắc luật ko cấm. 16000 bộ, mà đồ Mỹ, tuy gọi là lỗi so với áo titan nhưng cũng tốt chán.
  7. SSX

    SSX Guest

    Các chiến hữu lại lên đồng rồi. Dậu đổ thì bìm leo là chuyện thường. Năm ngoái 1 sư rút từ Iraq về không được nghỉ ngơi mà lại bổ xung luôn vào sở chỉ huy Phương Bắc và cấp tốc huấn luyện "chống khủng bố" nhưng thực ra là huấn luyện kỹ năng chống bạo động, giải tán đám đông, sử dụng vũ khí nguội.
    Nửa triệu khẩu súng lục là quá nhiều, rất khó giải thích bởi súng lục có tuổi thọ khá dài, dù có thay hết súng cho đến cấp tiểu đội trưởng thì cũng chỉ cần vài chục ngàn khẩu là đủ, số súng dự trữ của Mỹ thì chẳng ai dám nói là thiếu. Chỉ có một trường hợp, Hì! Hì! đó là tổng động viên, quân số lính Mỹ lên đến 1.5T người thì mới cần bằng ấy súng. Dân net đang xôn sao WW-3 năm 2012 ở Pak với 4 ông lớn: Pak, Ấn, Mỹ...
    Gần đây có nhiều tin không hay, chẳng hạn giới quân đội "ghét" Obama lắm, họ khoái ông Cain cơ. Tướng David Petraeus thì đang cầm đầu một nhóm tướng tá thất sủng phản loạn đang có âm mưu phá hoại kế hoạch rút quân Iraq của ông Obama.
    Một giáo sư Nga, ông Igor Panarin còn nói nước Mỹ sẽ có nội chiến năm 2010 và bị xé nhỏ thành ít nhất 6 quốc gia. Ông còn vẽ hộ Mỹ cái bản đồ mới gồm 6 mảnh.
    [​IMG]
    Giáo sư Nga Igor Panarin có bài phỏng vấn trên CNN
  8. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    bác SXX lo xa quá
    Dân Mỹ tuy tính hơi cao bồi nhưng họ là những người yêu nước bậc nhất thế giới , họ cũng tôn thờ tự do và công lý.
  9. database

    database Administrator

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.918
    Đã được thích:
    2
    Lần đầu tiên thấy bạn quạt Nga nói đúng. Nói chung là tớ thấy thương đồng bào mình ở bên Nga lắm í. Ở chợ thì bán hàng nhái hàng giả, bưng bê quét dọn khiêng vác không từ việc gì trong cái lạnh thấu xương, tối về ôm cục gạch ngủ nhưng mà vẫn bị chúng nó (bọn Nga) coi là ký sinh trùng, là ăn bám, là dơ bẩn. Lâu lâu buồn chân buồn tay bọn nó lại quây đánh người mình, giết như giết con mèo con chó. Xin một phút mặc niệm hương hồn các đồng bào ta đã bị bọn Nga giết chết một cách oan uổng.
    Xã hội bên Mỹ thì không thấy đầu trọc giết người Việt mình, hay vì đồng bào mình bên Mỹ còn phấn đấu vào được thành ông này bà kia. Đơn cử trung tá Lương Xuân Việt, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 nhảy dù Hoa Kỳ
    [​IMG]
    ông nghị Joseph Cao
    [​IMG]
    Nước Mỹ biết kết hợp sức mạnh của các dân tộc anh em chứ không như nước Nga.
  10. database

    database Administrator

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.918
    Đã được thích:
    2
    Mấy anh này thấy show hàng trên VNN nên tớ mới show ra ở đây, còn khối người nữa nhưng họ không có thiện cảm với chính phủ mình nên thôi .
    Không biết có người Nga gốc Việt nào làm tới chức chủ tịch Phường chưa nhỉ ?
    Người Tàu gốc Việt làm tướng, tá thì nhiều nhưng kiêm nhiệm và các bạn ở đây có vẻ ko thích Tàu nên tớ ko nói.

Chia sẻ trang này