1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ .

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi CodeMonkey, 31/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.513
    Đã được thích:
    3.615
    Mặc dù tuyên truyền AIM-120 đã "rất hiệu quả" và lập "chiến công rực rỡ" trong chiến tranh Nam tư và Iraq. Nhưng Mỹ và đồng minh NATO chưa bao giờ công bố thật sự đã dùng bao nhiêu tên lửa AIM-120. Chỉ qua nguồn tin ngoài, người ta mới biết tại Iraq, nhiều máy bay Mig của Iraq đã tránh rất thành công nhiều tên lửa tầm xa AIM-120 phóng cùng một lúc. Còn có một sự thật khác là cũng như Nam tư, đa số Mig Iraq bị diệt khi đang đậu dưới đất bằng tên lửa không đối đất, một số chạy thoát sang Iran, một chiến công không chiến của Mỹ và đồng minh!!!??? Ngày nay đa số các chuyên gia phương Tây đều thừa nhận, tên lửa tầm xa của họ nói chung đều rất kém hiệu quả.
    Thêm một nhược điểm rất lớn nữa của các AIM là nó được thiết kế để đánh máy bay của gà chứ không phải diều hâu vô địch không chiến. Đó là ở tầm kịch trần mẹ, thì máy bay mẹ không thể quan sát được con, vì tầm máy bay mẹ được tính là tầm quan sát được mục tiêu to. Đạn con chỉ có diện tích phản xạ bằng một phần mấy chục mục tiêu, tầm quan sát được cũng như thế. Ở tầm này, dẫn đường quán tính không còn đủ chính xác để định vị con nữa. Chính vị vậy, mẹ không thể hiệu chỉnh cho con và con dễ mất mục tiêu khi gặp tác chiến điện tử.
    Kết quả: Iraq 2003, không một đạn tầm xa nào bắn trúng. Đây là kết quả cực kỳ đáng sợ nhưng là sự thật. Điều này dẫn đến việc Mỹ tập trận định kỳ với Su và sau đó là chuyến thăm lịch sử Su sang Mỹ.
    Lợi thế của các Su và MiG là dùng antena mảng pha lớn, góc quét điện tử không phải lắc cơ lớn, nên họ không cần dùng cơ chiều vào mục tiêu mà sử dụng phương pháp của các hệ thống đối không trên mặt đất: "track from scan". Điểm này kết hợp với vận động tốt cho phép SU chiếm vị trí bắn lợi thế ở tầm gần nếu loạt đạn tầm xa đầu tiên trượt.
  2. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Ông lamali này wăng lựu đạn kinh quá! Cẩn thận không là có mấy bé newwbie zăng miểng oan
  3. cuongcalo

    cuongcalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    22
    Em thấy trên VIT mới đưa, mọi người xem tham khảo
    Su-35BM xuất hiện, Mỹ phải chế tạo F/A-22N Sea Raptor
    VIT - Trang tin Defpro đã đăng tải bài báo trong đó phân tích khả năng chiến đấu của phiên bản dùng trên tàu sân bay của máy bay tiêm kích mới nhất F-35B Joint Strike Fighter và máy bay F/A-18E/F Super Hornet trang bị trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Sau đó, bài báo đưa ra kết luận rằng những máy bay dùng trên tàu sân bay này không thể tiêu diệt được mối đe dọa từ kẻ thù tiềm năng.
    Trong số những ?omối đe dọa tiềm năng này? phải kể đến những phương tiện hạng nặng mang tên lửa có cánh siêu thanh như Tu-95/142 và Tu-22M của Nga và H-6K của Trung Quốc (Tu-16 được trang bị động cơ tuốc bin quạt gió). Những máy bay này với tầm hoạt động xa có thể mang ít nhất 6 tên lửa có cánh. Mục tiêu cơ bản của các máy bay này là những nhóm tàu sân bay tấn công của Hải quân Mỹ.
    Theo dụng ý của những nhà chiến lược Mỹ, trong tương lai, những phương tiện mang vũ khí mạnh chống tàu sân bay sẽ được hộ tống bởi những máy bay tiêm kích được chế tạo dựa trên Su-27 ?" Su-35BM Flanker E+. Máy bay chiến đấu này cũng có tầm hoạt động chiến đấu lớn, có khả năng tiếp dầu trên không để có thể hoạt động trong phạm vị 1.500 hải lý. Ví dụ, máy bay F-35B và F/A-18E/F của Mỹ được tiếp dầu trên không thì có khả năng hoạt động trong vòng bán kính 600 hải lý. Và kết luận rõ ràng là, các quốc gia được trang bị Flanker E+ có thể tác chiến hiệu quả chống lại máy bay tiêm kích cất cánh từ boong tàu sân bay Mỹ. Việc sử dụng máy bay không người lái để chống lại những máy bay tấn công có thể giảm được độ nguy hiểm nhưng không thể hoàn toàn loại bỏ nó.
    Sau đó bài báo đưa ra kết luận: những máy bay tiêm kích mới có thể được trang bị tên lửa có tầm xa siêu lớn P-172 và P-37 có thể sẽ tiêu diệt những máy bay trang bị hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không (trinh sát cơ E-2C/D Hawkeye). Sau đó, trong những trận chiến trên không quá cao, Flanker E+ sẽ vượt trội hơn so với F-35B và F/A-18E/F về số lượng tên lửa không-đối không treo bên ngoài. Nhờ có các phương tiện chiến đấu điện tử mạnh hơn, máy bay Mỹ có thể tránh được tên lửa nhưng không phải là tất cả.
    Su-35BM Flanker E+ của Nga có thể mang10 tên lửa tầm xa và 2 tên lửa tầm ngắn. Trong vòng bán kính 500 hải lý, những máy bay này có thể mang 8 tên lửa tầm xa và phóng đồng thời. Tỷ lệ được mất giữa Flanker E+ và F-35 có thể là 1:1. Super Hornet và F-35 không sở hữu khả năng siêu cơ động, ngoài ra chúng không có vận tốc đủ nhanh để nhanh chóng thoát khỏi trận chiến. Đây vẫn còn là một vấn đề nan giải trong cuộc chiến không phận hiện đại trên biển.
    Vì thế, không có giải pháp nào tốt hơn là chế tạo phiên bản máy bay hoạt động trên tàu sân bay dựa trên F-22 đó là F/A-22N Sea Raptor. Nó cần phải thực hiện những chức năng đánh chặn xa của phương tiện mang tên lửa có cánh và cho F-14 Tomcat nghỉ hưu. Về kích cỡ, máy bay mới nhỏ hơn đáng kể so với Tomcat.
    Việc sử dụng máy phóng để cất cánh cho phép Sea Raptor vận hành với tải trọng khoảng 80.000 pound; so với tải trọng cất cánh tối đa của F-14 khoảng 75.000 pound.
    Việc chế tạo máy bay này là hoàn toàn có thể. Dựa trên những máy bay chiến đấu của Lực lượng Không quân, Nga đã có thể tạo ra máy bay sử dụng trên tàu sân bay Su-33 tốt nhất trên thế giới tính đến thời điểm này. Pháp cũng đã thành công khi tạo ra phiên bản máy bay sử dụng trên tàu sân bay dựa trên máy bay tiêm kích đa chức năng Rafale đó là Rafale M. Việc những kỹ sư giàu kinh nghiệm của Northrop-Grumman hoặc Boeing tạo ra F/A-22N Sea Raptor là điều không khó.
    Còn giá của công việc chế tạo ra máy bay mới này? Chi phí bổ sung để trang bị cho máy bay mới có giá ít nhất khoảng 230 triệu USD (-10 hoặc +30%).
    Khi sản xuất bổ sung 500 chiếc máy bay cho Hải quân Mỹ thì giá một chiếc máy bay sử dụng trên tàu sân bay sẽ cao hơn giá của F-22 (142 triệu USD) khoảng 10 triệu USD. Việc sản xuất 700 chiếc F/A-22N mới sẽ là biện pháp kinh tế rất có lợi khi giá 91 chiếc F-35B đầu tiên là 158 triệu USD mỗi chiếc. Trong trường hợp này, giá của F-22N sẽ giảm đáng kể.
    Quyết định này là sự lựa chọn chiến lược quan trọng đối với Mỹ để giành chiến thắng đối với những máy bay hiện đại như Su-35 BM Flanker E+ của Nga trong các trận chiến trên không. Việc trang bị cho tàu sân bay của mình bằng những máy bay không có khả năng phản ứng lại hiệu quả đối với những mối đe dọa nguy hiểm do máy bay có khả năng chiến đấu hiệu quả cao của kẻ thù tạo nên thì quả là sự "ngu ngốc" rất lớn. Chính điều này có thể dẫn đến kết cục, trong những năm 20 của thế kỷ 21 nhóm tàu sân bay tấn công của Mỹ sẽ mất đi sức mạnh hiện có của mình. Nếu không có những máy bay F-22N thì vai trò của Hải quân Mỹ sẽ suy giảm trong cuộc chiến chống lại loạn quân từ các nước thuộc thế giới thứ ba.
  4. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Mỹ thử thành công tên lửa Trident II D5
    Hôm 13/02, Hải quân Mỹ đã tiến hành cuộc thử nghiệm thành công đối với tên lửa đạn đạo Trident II D5 do Lockheed Martin chế tạo. Hải quân đã phóng tên lửa từ tàu ngầm USS Alabama (SSBN 731) tại Thái Bình Dương.

    Tên lửa Trident II D5 hiện đã trải qua 126 vụ thử thành công kể từ năm 1989 ?" một kỉ lục mà chưa tên lửa đạn đạo hoặc phương tiện phóng trên không nào có thể sánh kịp.
    Melanie A. Sloane, Phó Giám đốc các chương trình Phi đội Tên lửa Đạn đạo thuộc công ty Lockheed Martin Space Systems - nhà thầu chính về tên lửa Trident của Hải quân Mỹ - cho biết: ?oKỉ lục về số lần phóng thành công của tên lửa D5 cho thấy sự sẵn sàng và độ tin cậy của hệ thống phòng thủ chiến lược của quốc gia chúng tôi.?
    Công ty Lockheed Martin Space Systems là nhà thầu chính về tên lửa chiến lược của Hải quân Mỹ trong vòng 50 năm qua.
    Hồi tháng 5/2008, Hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm thành công 2 tên lửa đạn đạo thuộc phi đội Trident II D5. Hải quân đã phóng tên lửa không sử dụng vũ khí từ tàu ngầm USS Nebraska (SSBN 739) tại Thái Bình Dương.
    Hải quân Mỹ tiến hành một loạt các cuộc thử nghiệm đánh giá hệ thống hoạt động để đảm bảo độ an toàn, độ tin cậy, sự sẵn sàng và thành tích của Hệ thống Vũ khí chiến lược Trident II D5. Các cuộc thử nghiệm này được tiến hành dưới sự điều khiển thử nghiệm của Bộ Tư lệnh hỗn hợp liên quân.
    Được triển khai lần đầu tiên vào năm 1990, tên lửa D5 hiện được trang bị trên các tàu ngầm lớp Ohio và tàu ngầm lớp Vanguard. Tên lửa đạn đạo đẩy nhiên liệu rắn, dẫn đường theo quán tính, 3 tầng này có thể bay xa tới 4.000 dặm biển.

    Nguồn tin : Theo Space War (http://www.spacewar.com)
    Thân mến!
    Được mig1000 sửa chữa / chuyển vào 17:26 ngày 27/02/2009
  5. mrs2mschip

    mrs2mschip Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2009
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    2
    Hơ hơ, đàm phán cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược xuống còn 1000 đơn vị với Ngố. Mỹ tính trước nên phát triển tên lửa có cánh tầm xa (4 tàu ngầm chiến lược Ohio của Hải quân Mỹ đã được tái trang bị để mang tên lửa có cánh tầm xa >3000km, đang nâng cấp lên gần 6000km). Nga thì tiến thoái lưỡng nan, ký thì bị mất cân bằng với mỹ. Không cắt giảm thì toàn hết hạn với sắp hết hạn tiền đâu mà nuôi.
    H lại lập kỷ lục với D5, chắc hiệp ước cắt giảm vk hạt nhân chiến lược còn lâu mới thành
    Được mrs2mschip sửa chữa / chuyển vào 20:09 ngày 27/02/2009
  6. mrs2mschip

    mrs2mschip Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2009
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    2
    Double post.
    Được mrs2mschip sửa chữa / chuyển vào 20:15 ngày 27/02/2009
  7. cnktqs

    cnktqs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    cho đến h mới có 13 Amraam được sử dụng thôi. Trong gw2 thì hầu như ko có air combat gì nên cũng ko thể kết luận đc gì.
    Chừng nào mig, su có AESA thì hãy nổ về radar nhé.
  8. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Tên lửa SLAM-ER với khả năng tấn công mục tiêu di động. Cả một hệ thống thông tin phức tạp cho nó có thể hoạt động hiệu quả. Người Nga hệ thống thông tin như thế hiện nay chỉ là giấy bồi mà thôi.
    For the Jan. 15 test, an aircraft equipped with the Navy Littoral Surveillance Radar System sent real-time targeting data to a Boeing F/A-18F aircraft, which relayed the data to the SLAM ER after the weapon launched from a second F/A-18F aircraft. The SLAM ER acquired and impacted a simulated mobile target traveling at approximately 12 miles per hour in a cluttered desert environment.
    http://www.defense-aerospace.com/article-view/release/102587/boeing-slam_er-scores-direct-hit-on-moving-target-.html
  9. cnktqs

    cnktqs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    một sự khác biệt quá lớn so với bulava
  10. To_lai_nd

    To_lai_nd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.214
    Đã được thích:
    21
    bác cho em hỏi tí, dạo trước có lần bác AT đưa ảnh MiG bị bắn hạ nhưng em ko tài nào hiểu nổi bị bắn hạ kiểu gì mà nó nằm gọn gàng, đàng hoàng trên mặt đất kiến thức em nông cạn nên nhờ bác í khai sáng cho thì bác í lặn mất nên phải hỏi bác vậy

Chia sẻ trang này