1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ .

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi CodeMonkey, 31/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mi28havooc

    mi28havooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Trong giai đoạn 1940-1945 (95% sản xuất trong giai đoạn 1941-1945). Ngành công nghiệp quốc phòng Mĩ đã sản xuất được gần 560.000 máy bay các loại; 67.000 tàu, phương tiện đổ bộ với tổng trọng tải hạ thuỷ tương đương 64 triệu tấn tàu.
    Nếu gộp chung giai đoạn 1941-1945 thì cứ trung bình:
    - Một ngày xuất xưởng 250 máy bay.
    - Trung bình 15 ngày hạ thuỷ 1 HKMH.
    - Trung bình 3 ngày hạ thuỷ 1 chiến hạm hoặc 1 tuần dương hạm.
    Lượng máy bay, tàu bè Mĩ đóng trong chiến tranh thế giới thứ 2 vượt xa tổng lượng máy bay, tàu bè của cả Liên hiệp Anh, Liên Xô, Nhật, Đức, Ý, Pháp cộng lại.
    Riêng năm 1945, ngành công nghiệp quốc phòng Mĩ có kế hoạch đóng 22 triệu tấn tàu (trong đó có 50 HKMH), 200.000 máy bay trong đó 4000 B.29. Một phần lớn kế hoạch sau đó bị huỷ vì WW2 kết thúc.
    Lượng vũ khí Mĩ sản xuất có giá trị trên 245 tỉ USD (tính thời điểm 1945), trong đó gần 1/4 giá trị chuyển giao cho các nước trong liên hiệp Anh (Anh, Canada, Úc, New Zealand, Nam Phi), Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, lực lượng vũ trang của Hà Lan, Bỉ, Hi Lạp, các quốc gia có nguy cơ bị đe doạ như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran.., các quốc gia Châu Mĩ.
    Riêng ông Liên Xô đã nhận 1 lượng hàng tương đương 10 tỉ USD chỉ riêng theo điều luật Thuê-Mượn.
    Trong giai đoạn 1943-1945, riêng KQ Mĩ đã ném hơn 3 triệu tấn bom xuống lãnh thổ Đức và các vùng bị Đức chiếm đóng, trung bình gần 3000 tấn bom/ngày.
    Từ 1941-1945, gần 22 triệu lượt đàn ông phụ nữ Mĩ tham gia hải, lục, không quân, thuỷ quân lục chiến, vệ binh quốc gia...Hơn 10 triệu lượt người được ra tất cả các chiến trường trên khắp mặt đất từ chiến trường TBD, Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, Châu Đại Dương, từ ĐTD đến GreenLand, Băng Đảo, Bắc Phi, chiến trường Châu Âu-Địa Trung Hải: Anh, Ý, Pháp, Bỉ, Lục, Hà Lan, Đức, Áo, Tiệp Khắc ( về sau quân Mĩ rút khỏi một số vùng đất ở Đông Đức, Tiệp Khắc nhường lại cho Liên Xô theo hiệp định các vùng chiếm đóng).
    Kết thúc cuộc chiến, 1.079.100 người Mĩ chết, mất tích , thương tật ( trong đó có 320.188 người hi sinh trên khắp các chiến trường trên mặt đất). Tỉ lệ thương vong của quân nhân Mĩ (Tổng số thương vong/Tổng số lính đưa ra mặt trận) là thấp nhất so với các nước khác.
  2. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Chả biết bao giờ F-35 sản xuất đại trà chứ nhà em xem ti vi thấy trong phim Tru Lai thằng cha Ác (phát) nôn nó lái máy bay phản lực cánh cứng nhưng lơ lửng như trực thăng, bắn tên lửa với súng máy ầm ầm à.
  3. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    560.000 máy bay các loại đó sau chiến tranh còn bao nhiêu, trang bị cho những ai hả bác???
    khủng nhỉ, trung bình 1 ngày ra 383 máy bay. Không hiểu 1 ngày có làm được chừng này xe tăng không bác???
  4. boyhn77

    boyhn77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    52
    Hình như bác này Pr cho Mỹ quá trong 5 năm mà sản xuất 560K máy bay có mà ngang sản xuất xe hơi à ?
  5. tekute1976

    tekute1976 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    250
    Lầu 5 góc mua trực thăng Ngố cho Raq:
    http://www.defenseindustrydaily.com/22-More-Mi-17s-for-Iraq-05355/
    Hay nhỉ? Mỹ hết đồ ngon, hay toàn đồ hiện đại, ứ thèm bay vào sa mạc?
  6. mi28havooc

    mi28havooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Đó là số liệu của Donald Nelson, người điều hành cục sản xuất phục vụ chiến tranh.
    Việc sản xuất không phải bắt đầu là ngay được, mà tăng trưởng qua từng tháng, từng năm. Nó dựa trên nhu cầu của cả khối Đại Đồng Minh. Năm 1942, Mĩ chỉ sản xuất 55.000 máy bay (so với chỉ tiêu ban đầu của qđ là tối thiểu 45.000 máy bay). Đến năm 1943, năng lực sản xuất máy bay tăng gấp 2.2 lần năm 1942; năm 1944, năng lực sản xuất máy bay tăng gấp 3 lần năm 1942; năm 1945, năng lực sản xuất đã lên đến đỉnh cao gấp 4 lần năm 1942.
    Về xe tăng, pháo thì mình chỉ có số liệu của năm 1942: 50.000 xe tăng, 20.000 pháo cao xạ, 14.000 pháo chống tăng, 32.000 đại bác, cối, 500.000 súng máy, 12.000.000 súng trường (Trước chiến tranh, Mĩ chỉ dự trữ 1.500.000 súng trường từ WW1, nên số súng sản xuất qui mô lớn ngoài việc viện trợ lớn cho đồng minh mà còn để trang bị cho hơn 11 triệu người tham gia các lực lượng vũ trang trong 2 năm 1941-1942).
    Sau chiến tranh, 1 bộ phận dùng để xây dựng lại quân đội của các nước ** Mĩ trên khắp thế giới như Pháp, Tưởng Giới Thạch, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha...Nhưng chủ yếu là bị làm thịt, lấy kim loại quí, nhôm.., phần nào không bán lại cho các ngành CN thì đưa xuống biển thành nơi cư trú cho cá...Sau 1945, vì có bom nguyên tử, Mĩ giảm lực lượng qui ước xuống mức tối thiểu, 3/4 lực lượng HKMH bị loại bỏ. Chỉ từ chiến tranh Triều Tiên trở đi, Mĩ mới gia tăng lực lượng qui ước khi động viên thêm 585.000 vào lục quân, gọi lại 810.000 quân dự bị và vệ binh quốc gia.
    Đây là vài số liệu mình có của Đức và LX sản xuất trong chiến tranh thế giới 2. LX: 108.028 máy bay, 95.099 xe tăng, 445.668 pháo cối; Đức: 104.000 máy bay, 65.100 xe tăng, 256.000 pháo cối ( Nguồn: "Hậu cần các llvt XV trong chiến tranh giữ nước vĩ đại 1941-1945")


  7. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Anh nói tiếng Anh như thế thì hoá ra đánh đố người khác rồi.
    [​IMG]
  8. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Về một dự án đã bị hủy bỏ của KQ Mỹ.
    Từ cuối thập niên 80, nhu cầu thay thế những chiếc A-10A Thunderbolt II, một máy bay chống tăng ra đời trong kỷ nguyên chiến tranh lạnh nhằm đối trọng với ưu thế vượt trội về số lượng xe tăng của Soviet tại châu Âu và được cho là quá chậm chạp để có thể sống sót trên chiến trường trong thời đại kỹ thuật cao, đã khiến KQ Mỹ tìm kiếm một loại máy bay mới không những cho nhiệm vụ chống tăng mà còn cho cả nhiệm vụ hỗ trợ bộ binh trên chiến trường / Close Air Support CAS .
    [​IMG]
    [​IMG]
    Một dự án của Lockheed Martin được đệ trình, đó là A-16 block 60 phát triển từ máy bay F-16. Đặc tính cơ bản của A-16 như sau:
    1 - Kết cấu cánh được gia cố để có thể mang được các vũ khí chống tăng hoặc gun-pod (pod súng máy gắn ngoài)
    2 - Trong vai trò mới này, máy bay phải thường xuyên bay thấp với rất nhiều nguy hiểm từ hệ thống phòng không của đối phương. Vì thế các vị trí thiết yếu như buồng lái, động cơ và hệ thống điện tử được gia cố, bọc thêm các lớp laminate hay thép nhằm giúp máy bay có khả năng sống sót cao hơn.
    3 - Hệ thống Falcon Eye / Mắt Ưng: Đây là hệ thống IRST được gắn bên phải trên mũi và phía trước kính chắn gió của A-16. Hệ thống này giúp phi công quan sát và phát hiện được các mục tiêu vào ban đêm. Hình ảnh thu nhận được bởi Fancol Eye sẽ được hiển thi trên mũ cũa phi công. Góc nhìn của Falcon Eye cũng tự động quay theo hướng nhìn của phi công.
    Một người đã từng tham gia thử nghiệm trong dự án A-16 kể lại. Năm 1989 anh ta tham gia tổ lái của một chiếc tăng M-60A3 đóng vai mục tiêu và chơi trò trốn - tìm với A-16. Kíp lái luôn cho chiếc M-60A3 ẩn nấp kín trong bóng đêm và sử dụng kính ngắm đêm của tăng (tank thermal sight) để quan sát bầu trời. Họ hy vọng sẽ phát hiện ra A-16 cũng như có thể bắn trước. khi chiếc A-16 tìm thấy họ. Tuy nhiên cả 10 lần thử nghiệm thì cả 10 lần xe tăng bị A-16 phát hiện ra trước bằng hệ thống Falcon Eye.
    [​IMG]
    4 - Thiết bị Laser Range Finder / Đo xa laze: Được gắn bên trái ngay cạnh hệ thống Falcon Eye giúp đo khoảng cách và góc của mục tiêu để cung cấp cho hệ thống kiểm soát bắn (Fire Control System) của máy bay.
    [​IMG]
    5 - Gắn ở mấu cứng trung tâm 1 gun-pod GPU-5/A, chứa một súng 4 nòng quay 30mm Gau-13/A phát triển từ khẩu 7 nòng quay Gau-8/A 30mm gắn trên chiếc A-10A. Nó có thể bắn các loại đạn DU xuyên giáp API (Armor-Piercing Incendiar) hoặc đạn HEI (High Explosive Incendiary) với tầm bắn trên 1,250m. Sau đây là thông số của pod GPU-5/A
    - Dài: 4.3 m
    - Đường kính: 0.61 m
    - Súng chứa bên trong: Gau-13/A 4 nòng quay 30 mm
    - Tốc độ bắn (rate of fire): 2,400 viên / phút
    - Sơ tốc đạn: 1,030 m / giây
    - Độ xâm nhập thép (đạn DU): Tại khoảng cách 1,000 m là 38 mm, tại khoảng cách 500 m là 69 mm
    - Số đạn chứa bên trong: 353 viên loại 30 mm x 173 mm
    - Khối lượng toàn bộ pod: 841 kg.
    Súng Gau-13/A
    [​IMG]
    Gun-pod GPU-5/A
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tuy nhiên dự án đã trở nên vô ích khi tháng 11 năm 1990, KQ Mỹ nhận được chỉ thị là phải giữ A-10A lại hoạt động. Không một chiếc A-16 nào được đặt hàng.
    Cùng thời điểm này, một cú bồi khác cho dự án A-16 là quyết định của KQ Mỹ gắn thêm cho hơn 400 máy bay F-16C/D block 30/32 đang hoạt động các trang thiết bị cho nhiệm vụ CAS (close Air Support / Hỗ trợ bộ binh trên chiến trường) và BAI (Battlefield Air Interdiction / Tiêu diệt và ngăn chặn lực lượng mặt đất của đối phương từ trên không). Các thiết bị gắn thêm bao gồm:
    1 - Global Positioning System (GPS): Hệ thống định vị toàn cầu
    2 - Digital Terrain System (DTS): Hệ thống dẫn đường theo địa hình
    3 - System hardening: Gia cố bảo vệ các hệ thống
    4 - Modular mission computer: Máy tính chuẩn hóa các nhiệm vụ
    5 - Automatic Target Hand-off System (ATHS): Hệ thống chọn lựa mục tiêu tự động
    Tuy nhiên KQ Mỹ (Lockheed Martin?) không dễ gì để dự án A-16 trôi qua. 24 máy bay F-16A/B đã được gắn gun-pod GPU-5/A và thiết bị tìm kiếm theo dõi tia laze Pave Penny pod, tương tự như A-10A. Nó được mang tên F/A-16 và thực hiện các thử nghiệm tại chiến dịch Bão táp sa mạc tại Iraq năm 91. Nếu các thử nghiệm thành công, ít nhất KQ Mỹ cũng thuyết phục được chính phủ hoán cải một số F-16 thành F/A-16.
    [​IMG]
    Pave Penny pod tìm kiếm và theo dõi các mục tiêu đã được máy bay khác hay bộ binh trên mặt đấT đánh dấu chỉ điểm bằng tia laze
    [​IMG]
    Pave Penny pod được gắn bên phải cửa lấy khí động cơ của F/A-16
    [​IMG]
    Tuy nhiên các thử nghiệm đã thất bại, dự án bị hủy bỏ. F/A-16 gặp các vấn đề sau:
    1 - Tốc độ quá nhanh nên phi công không có đủ thời gian tiếp cận mục tiêu
    2 - các mấu cứng gắn vũ khí không vững chắc được như A-10A
    3 - Khẩu súng 4 nòng quay 30 mm Gau-13/A rung giật quá mạnh mỗi khi bắn khiến máy bay mất kiểm soát, gây rạn nứt khung và đạn đi thiếu chính xác
    4 - Thiếu phần mềm CCIP (continuously computed impact point / Hệ thống được sử dụng để thả bom "câm": Phi công sau khi lựa chọn mục tiêu xong sẽ nhấn và giữ nút WPN REL. Hệ thống CCIP sẽ tự động dùng radar để đo lường và tính toán thời điểm cắt bom)
    Tuy nhiên dự án F/A-16 không thực sự bị quên lãng bởi KQ Mỹ vẫn giữ ý định thay thế A-10A bằng F-16. Tuy nhiên ý tưởng gắn gun-pod GPU-13/A 30 mm lên một chiếc F-16 đã hoàn toàn bị loại bỏ.
    Được russianfan sửa chữa / chuyển vào 14:50 ngày 03/04/2009
  9. thangtutai

    thangtutai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    43
    Chỗ vàng ấy anh Nga fan giải thích rõ cái đi , hệ thống xác định mục tiêu của có vấn đề à or chúng ko đủ sức giúp phi công nhận ra mục tiêu ! mà sao có cái vụ này , chứ tốc độ quá nhanh mà phi công ko có thời time tiếp cận mục tiêu là chuyện khó hiểu quá đi .
  10. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Máy bay chuyên săn tăng và đánh các mục di động dưới đất nên bay thấp, và vận tốc cũng ko cần quá cao. Có đọc bài thấy F5 và A37 đánh các mục tiêu dưới đất như thế khó hơn A1 chưa bro ?

Chia sẻ trang này