1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jenna1987

    Jenna1987 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2012
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    1.889
    Tàu sân bay Mỹ không còn lẩn trốn được với tên lửa Nga

    [​IMG]

    Tổng trưởng Lầu Năm Góc, Leon Panetta từng nói 1 sự thật cũ: "Mọi đứa trẻ học lớp 5 đều biết rằng không có bất cứ quốc gia nào đang tồn tại trên thế giới này có thể tiêu diệt được nhóm tàu sân bay tấn công của Mỹ (TSB)."

    Quả thực TSB khó bị tổn thương bởi vì các máy bay của nó nhìn thấy mặt đất và mặt biển xa hơn bởi hệ thống radar. Chúng sẽ “phát hiện” ra đối thủ nhanh hơn từ không trung và làm những gì mình muốn.

    Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những lời lẽ tự cao tự đại Leon Panetta. Vẫn có nhiều cách để tấn công vào TSB. Cách tốt nhất là làm điều đó với sự chỉ điểm và dẫn đường bằng vệ tinh.

    Cuối thập kỷ 70, Liên Xô đã thiết lập hệ thống vệ tinh định vị và trinh sát hải quân có tên là «Truyền thuyết-Legenda", nó có thể dẫn đường cho tên lửa bắn mọi tàu chiến trên khắp các đại dương. Bởi công nghệ quang học độ phân giải cao lúc đó không cho phép, nên phải đặt các vệ tinh này ở quĩ đạo rất thấp (400 km, bằng trạm ISS hiện nay) và cấp nguồn năng lượng từ lò phản ứng hạt nhân. Bởi sự phức tạp của sơ đồ năng lượng đã quyết định số phận của toàn bộ chương trình - in 1993 "Legenda" dừng theo dõi một nửa các hướng chiến lược biển và năm 1998, chiếc vệ tinh cuối cùng dừng hoạt động.

    Tuy nhiên, năm 2008, dự án được khôi phục và các vệ tinh giờ đã có nguyên lý vật lý mới hiệu quả hơn. Đến cuối 2008, Nga đã có thể tiêu diệt mọi TSB Mỹ ở bất kỳ nơi nào trên biển trong vòng 3 giờ với độ sai lệch chỉ 3 mét.

    Người Mỹ đã đặt hy vọng giành chiến thắng vào hạm đội TSB - những con chim sắt cùng tàu khu trục canh giữ bằng tên lửa khiến TSB trở thành quân đoàn nổi rất cơ động và bất khả xâm phạm. Ngay cả hải quân Xô Viết hùng mạnh cũng khó có hy vọng đua tranh với Mỹ một cách ngang bằng.

    Vấn đề nằm ở chỗ đường chân trời che khuất tầm phát hiện, rất khó để tiếp cận đủ gần để dẫn bắn cho tên lửa mà không lọt vào tầm khống chế của nhóm tàu. Vì vậy nhu cầu tìm kiếm, định vị và dẫn bắn bằng vệ tinh được đặt ra.

    [​IMG]

    Dự án vệ tinh có sự tham gia của các viện lớn của LX: Viện vật lý năng lượng và Viện năng lượng nguyên tử Kurchatov. Tính toán quỹ đạo do viện sĩ Keldysh thực hiện. Đứng đầu dự án là Phòng thiết kế Chelomey. Đầu thập kỷ 70, nhà máy Arsenal ở Leningrad đã chế tạo mẫu vệ tinh đầu tiên. Radar trinh sát được chấp trang bị năm 1975, và vệ tinh trinh sát điện tử năm 1978. Năm 1983, thành phần cuối cùng của hệ thống này được chấp nhận, đó là tên lửa chống tàu siêu âm P-700 Granit.

    [​IMG]

    Năm 1982, hệ thống độc nhất đi vào hoạt động thử nghiệm. Trong chiến dịch Falklands, dữ liệu thu thập qua vệ tinh đã cho phép hải quân LX theo dõi tình trạng hoạt động chiến thuật khu vực nam Atlantic, tính toán chính xác hành động của hạm đội Anh, thậm chí tính toán trước vài giờ cuộc đổ bộ của binh lính Anh lên đảo Falklands. Cụm vệ tinh quỹ đạo cùng các tàu nhận tín hiệu thông tin cho phép phát hiện tàu chiến và chỉ thị mục tiêu cho tên lửa.

    Loại vệ tinh đầu tiên US-P (thụ động GRAU 17F17) tạo ra tổ hợp trinh sát vô tuyến để phát hiện và định vị các đối tượng phát sóng điện từ. Loại vệ tinh thứ 2 US-A (chủ động GRAU 17F16) được trang bị ra đa 2 mảng cho phép phát hiện mục tiêu nổi trong mọi thời tiết. Quĩ đạo thấp không cho phép dùng các tấm pin mặt trời và nhu cầu có nguồn lớn cung cấp điện liên tục (không hoạt động được khi khuất bóng trái đất) cần có lò hạt nhân loại BES-5, công suất nhiệt 100 kW, công suất điện 3 kW.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Vệ tinh US-P (trên) và US-A (dưới)
    Lần cập nhật cuối: 08/02/2014
  2. Jenna1987

    Jenna1987 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2012
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    1.889
    Tàu sân bay Mỹ không còn lẩn trốn được với tên lửa Nga

    Tuy nhiên, dự án vệ tinh trinh sát và dẫn bắn này đã không hề suôn sẻ. Năm 1977, từ Baikonur đã phóng thành công xe vũ trụ Kosmos-954, nó mang vệ tinh Legenda. Trong cả tháng Kosmos-954 đã làm việc trên quỹ đạo, cùng với Kosmos-252, nhưng sau đó đã bị ngừng hoạt động bất chợt. Mọi nỗ lực lấy lại điều khiển đã không thành, nó đi vào quỹ đạo chết và bắt đầu rơi. Đầu năm 1978, Kosmos-954 cùng cái lò hạt nhân đã treo lơ lửng trên trời, một nguy cơ đáng sợ.

    Cả phương Tây dõi theo cái lò hạt nhân hoàn toàn mất kiểm soát với lòng hồi hộp lo lắng, như thể nhìn ngôi sao thần chết đang đến. Mọi tranh cãi chỉ còn là nó sẽ rơi ở đâu và rơi lúc nào? Buổi sáng sớm ngày 24-1-1978, Kosmos-954 rơi xuống lãnh thổ Canada, tung bụi phóng xạ ra tỉnh Albert. Thật may cho Canada, tỉnh này dân cư thưa thớt và không có ai gặp họa. Thực sự, đó là 1 vụ bê bối quốc tế, và Liên Xô đã trả 1 cái giá trừng phạt tượng trưng là dừng phóng vệ tinh US-A trong 3 năm. Nhưng năm 1982, lại 1 tai họa khác lặp lại với Kosmos-1402, chỉ có điều lần này may mắn hơn, vệ tinh cùng lò hạt nhân đã lao xuống Đại tây dương. Nếu rơi sớm hơn chỉ độ 20 phút, thì đã trúng lãnh thổ Thụy Sĩ.

    Nhưng vẫn còn một số tai nạn nghiêm trọng nữa cùng lò hạt nhân vệ tinh. Trong tổng chương trình trinh sát hải quân bằng vệ tinh này, đã có 39 lần phóng vệ tinh mang lò hạt nhân US-A, 27 là thành công, 12 thất bại. Lần phóng cuối cùng là năm 1988. Kết quả của chương trình, LX đã kiểm soát được mặt biển.

    Hiện nay, Nga vẫn còn các vệ tinh trinh sát thụ động US-P trên quĩ đạo.

    [​IMG]
    Xe vũ trụ Kosmos-954
    Lần cập nhật cuối: 08/02/2014
  3. Jenna1987

    Jenna1987 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2012
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    1.889
    Tàu sân bay Mỹ không còn lẩn trốn được với tên lửa Nga

    Mất một thời gian gián đoạn do những lộn xộn ở Nga, chương trình vệ tinh này được khôi phục năm 2006. Hệ thống mới được đặt tên là Liana (dây leo). Tham gia vào chương trình, là 125 xí nghiệp thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp (đừng kể FPT nhà ta phóng vệ tinh mô hình học sinh Pico để nước vịt làm siêu cường vệ tinh mà nhục nhã). Liana đã có công nghệ quang điện tử hiện đại, độ phân giải (1 mét) và chính xác cao (3 mét). Năm 2009 phóng vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo. Các vệ tinh Liana đậu trên quỹ đạo cao (1450 km), có thể quét các vùng rộng hơn trước nhiều và bao trùm toàn bộ trái đất. Cũng không còn cần dùng đến lò hạt nhân nữa.

    Năm 2013, hoàn thành hệ thống Liana. Bốn hệ thống vệ tinh Liana gồm 2 Pion và 2 Lotus – theo dõi thời gian thực bề mặt trái đất để phát hiện các mục tiêu: máy bay, tàu chiến, ô tô. Tín hiệu tọa độ mục tiêu được chuyển về trạm chỉ huy, và hiển thị thời gian thực trên màn hình theo dõi. Trong trường hợp có chiến tranh, chúng sẽ được sử dụng để ra quyết định tấn công.

    Nhưng không phải là hệ thống này đã hoạt động hoàn hảo, chiếc vệ tinh Lotus đầu tiên đã có trục trặc ở một nửa phần mạch. Các chuyên gia cho rằng nó có khiếm khuyết ở phần mềm.

    [​IMG]
    Vệ tinh Lotus-S

    Hệ thống Liana khác được phóng lên quỹ đạo tháng 8-2013 - Lotus-S, năm 2014 sẽ phóng Pion-NKS, nó có khả năng phát hiện vật thể cỡ xe ô tô chở khách trên mọi bề mặt. Còn trong năm 2015, hệ thống Liana sẽ thêm 1 vệ tinh Pion nữa, và hệ thống sẽ đủ cả 4 vệ tinh, thay thế hoàn toàn cho hệ thống cũ Legends - Celina.

    http://expert.ru/2014/01/24/ot-rossijskih-raket-teper-ne-skryitsya-dazhe-avianostsam-ssha/?ny

    Hết
    Lần cập nhật cuối: 08/02/2014
    suhomang, OnlySilverMoon, gorko5 người khác thích bài này.
  4. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    [​IMG]
    suhomang, bailamos_1986kojiro_sasaki thích bài này.
  5. shotkill

    shotkill Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/10/2013
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    1.105
    bác super sk cho em hỏi tí.2 cái đầu hình bầu dục màu xanh với cái đèn màu hồng ở cánh máy bay là bộ phận ngắm bắn cho tên lửa hay gì vậy bác......mấy cái vũ khí này em mù tít tìn tịt :)
  6. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Cái đầu hình bầu dục màu xanh là máy ngắm laser ( laser rangefinder/target designator ) Klen PS ( chính xác hơn là Klyon PS hoặc tên tiếng Anh của nó là Maple-PS ) , Klen có vẻ giống máy ngắm quang học trên Su-22
    Hệ thống máy ngắm laser và chỉ thị mục tiêu Klyon PS tích hợp với một máy tính ASP-17BTs-8 nhằm đo khoảng cách mục tiêu tự động nạp thông số cho vũ khí treo trên giá của Su-25
    [​IMG]
    Klyon PS
    Cái đèn màu hồng ( nó tô màu thế thôi chứ màu vàng ) là đèn báo hạ cánh ( landing light ) với 1 tấm kính bảo vệ , nói chung là chả có gì gọi là đáng bàn
    Hệ thống đèn báo ở wing-tip Su-25 có 2 cái : 1 cái là đèn báo hạ cánh ( landing light ) và 1 cái đèn báo phanh hãm cánh ( air brake ) bật 2 tấm flap
    [​IMG]
    halosunshotkill thích bài này.
  7. Lo_To

    Lo_To Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    53
    Sao thầy nghe bảo vệ tinh Legenda đã ko còn hoạt động mà, vậy P-700 vứt đi rồi à ? hay thay bằng Glonass ! tại hiện nay thầy chỉ thấy tàu chiến tân trang hoặc tương lai của Nga sử dụng P-800
  8. thucuoi8x

    thucuoi8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2014
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    2
    Tin gì lời thằng không dái hả thím Khựa :rolleyes:
  9. Jenna1987

    Jenna1987 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2012
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    1.889
    Cái này là nuôi cấy tinh thể, về lý thuyết chả có gì là in 3D, nó có từ lâu rồi.

    In 3D là cái bể nhựa hòa tan trong dung môi, chiếu la de vào thì nhựa đông lại thành mẫu vật. Cứ hỏi bọn CNC thằng nào chả biết.
  10. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Thôi đi thiếm ở đâu phát minh ra món in 3D là chiếu la-de vô bể nhựa vậy? Muốn biết cái máy in 3D làm việc ra sao thì đi tìm bọn nha sĩ chuyên làm răng giả ý.
    ở đây nè học sinh tiểu học có thể vào xem wiki khi không biết cái ấy là gì
    http://en.wikipedia.org/wiki/3D_printing
    OnlySilverMoon, Lo_Togiamadai thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này