1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    [​IMG]
    AWACS A-50 được bật mí là máy bay đắt nhất mà Liên Xô từng sỡ hữu với giá thành 250-270,000,000 $ vào năm 1990
    IL-76 giá thành 1 chiếc là 20-32.000.000 $
    IL-78 : 50.000.000 $
    Tu-160 : 100.000.000 $
    An-124 :125.000.000 $
    hiralyhalosun thích bài này.
  2. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Trung đoàn S-400 kế tiếp sẽ bắt đầu nhiệm vụ trực chiến trước cuối năm 2014
    [​IMG]
    Photo: RIA Novosti

    Trung đoàn S- 400 kế tiếp sẽ bắt đầu nhiệm vụ trực chiến trước cuối năm nay, Tư lệnh các lực lượng phòng không và phòng thủ tên lửa của Lực lượng Phòng thủ tên lửa không gian - vũ trụ (ASD) Andrei Demin cho biết hôm thứ Hai.

    Hôm thứ Hai, một trung đoàn của lực lượng phòng không và phòng thủ tên lửa của ASD đã vào nhiệm vụ trực chiến ở Zvenigorod.
    “Trước cuối năm 2014, có kế hoạch tái vũ trang hệ thống tên lửa phòng không S – 400 cho một trung đoàn tên lửa cao xạ nữa”,- ông Demin cho biết.
    Như vậy, trong năm 2014 sẽ hoàn thành giai đoạn đầu tiên tái trang bị những hệ thống này cho các lực lượng phòng không và phòng thủ tên lửa ASD.
    Ngoài ra, trong những năm tới còn có kế hoạch đưa những hệ thống mới nhất là “Vityaz” và S-500 vào biên chế của lực lượng.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_03_17/269720950/
  3. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Phát hiện căn cứ ngầm thời Xô Viết của Hạm đội Biển Đen ở Crimea
    Ly Vy - theo Trí Thức Trẻ | 17/03/2014 17:47

    [​IMG] Một lỗ hổng trên trần giúp ánh sáng lọt vào bên trong

    (Soha.vn) - Một trụ sở hải quân bí mật của Liên Xô vừa được phát hiện tại vùng nông thôn Crimea.
    Nơi đây được biết đến dưới cái tên Object 221 vốn được xây dựng để làm sở chỉ huy của Hạm đội Biển Đen Liên Xô ở Crimea.
    Giống như nhiều công trình ở giai đoạn này, công trình này bị bỏ hoang sau sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu những năm 1990.
    Những bức ảnh dưới đây do một chuyên gia chuyên khám giá các công trình Darmon Richter chụp lại,
    Phát hiện này càng nhấn mạnh đến các mối liên kết có tính lịch sử giữa Crimea và Nga giữa lúc cuộc trưng cầu dân ý đã kết thúc với kết quả người dân Crimea muốn sáp nhập lại vào Liên bang Nga.
    Quân đội Nga vốn đã kiểm soát khu vực bán đảo Crimea sau cuộc chính biến lật đổ cựu Tổng thống Viktor Yanukovych tại Kiev.

    [​IMG]
    Một cánh cửa đã bị phá hủy

    "Đi bộ giữa những đường hầm vốn được thiết kế để có thể chứa xe tăng và những loại phương tiện cỡ lớn khác, tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé.", ông Richter, người điều hành trang web www.thebohemianblog.com nói.
    "Nơi này thật rộng lớn và các đường hầm có vẻ như kéo dài vô tận. Thật kỳ lạ khi có thể tìm được một khu vực rộng lớn và phức tạp như vậy nằm dưới lòng đất ở một nơi hoang vu. Khu vực này cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, một số đoạn của đường hầm đã bị sập, ngoài ra có một số lỗ hổng ở trên sàn"

    [​IMG]
    Object 221 có 2 lối vào lớn

    Ông Richter đã khám phá khu vực này cùng với 1 người bạn đồng hành ông gặp ở Odessa.
    "Hai chúng tôi đã nghe nói về khu vực này và quyết định đến Crimea để cùng khám phá. Cảm giác khi đi trong công trình này giống như một nhà thờ lớn, những căn phòng rộng lớn được xây dựng với chi phí nhân công và nguyên vật liệu khổng lồ"
    Mặc dù theo thông tin được công bố, Object 221 phục vụ như một trụ sở hải quân, tuy nhiên, dự án được giữ bí mật trong quá trình xây dựng.
    Điều này đã đưa đến một suy đoán rằng căn cứ quân sự gần Balaclava (thuộc thành phố Sevastopol) này là nơi ẩn náu của các quan chức cấp cao Liên Xô trong trường hợp khẩn cấp vào mùa hè, khi họ đi nghỉ ở Crimea.

    [​IMG]
    Có một số hình vẽ nguệch ngoạc xung quanh

    Object 221 có 2 lối vào lớn, dẫn tới các đường hầm và những căn phòng kéo dài dưới mặt đất. "Phần lớn các đường hầm trống không, xung quanh chỉ là những tấm bê tông chạy dài dưới mặt đất.", ông Richter nói.
    "Một số nơi chúng tôi thấy những hình vẽ nguệch ngoạc và ở chính giữa mạng lưới đường hầm, chúng tôi phát hiện thấy quần áo, chai lọ và các mảnh vỡ khác, có lẽ đây là những vật dụng được để lại bởi những người xây dựng công trình này."
    "Nhưng điều để lại nhiều ấn tượng nhất với tôi đó là sự tương phản."
    "Bước đi trong những đường hầm trống trải, rộng lớn và sau đó đặt chân ra sườn núi bạt ngàn màu xanh tuyệt đẹp của vùng nông thông Crimea - đây thực sự là một cuộc trải nghiệm kì lạ".
    "Bản thân tôi phải nhìn lại những bức ảnh mình đã chụp để tin chắc rằng mình không mơ." Ông Richter nói.
    http://soha.vn/quan-su/phat-hien-ca...am-doi-bien-den-o-crimea-2014031714270344.htm
  4. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Công ty vô tuyến điện tử ( Radio-electronic technology ) KRET giới thiệu các xe tác chiến điện tử EW mới bao gồm : Moscow-1 , Krasuha-2 và Mercury
    [​IMG]
    Hệ thống tác chiến điện tử là cơ sở kỹ thuật cho việc tiến hành chiến tranh thông tin nhằm vô hiệu hóa các hệ thống điều khiển bằng cách chế áp , vô hiệu hóa hoặc phá hủy thiết bị điện tử mọi địa hình . KRET được thành lập từ 2009 nhằm sản xuất các thiết bị điện tử cho quân đội , là cty trực thuộc tập đoàn nhà nước Rosteh
    Phân loại hệ thống tác chiến điện tử :
    Hệ thống tác chiến điện tử có thể chia làm 3 loại :
    1.Chế áp ( suppressant - REP ) : sử dụng bẫy và mồi nhử điện tử chủ động hoặc thụ động làm gián đoạn các hệ thống điện tử của địch
    2. Trinh sát ( SIGINT ): thu thập thông tin bằng cách nhận và phân tích bức xạ điện từ.
    3.REZ : loại bỏ hoặc suy yếu tác động trên các phương tiện vô tuyến điện tử và bảo vệ chống lại can thiệp vô tuyến điện tử
    [​IMG]
    KRET đã cung cấp 7 hệ thống tác chiến điện tử Moscow-1 cho các đơn vị phòng không , 10 hệ thống Krasuha-4 , 10 hệ thống Mercury-M cho pháo binh cũng như hệ thống Prezident-S cho trực thăng lẫn pod nhiễu SP-14/SAP-518 cho Su-34
    Ngoài ra triển khai nghiên cứu hệ thống tác chiến điện tử mới Hibino-U cho Su-30SM
    hiralysuhomang thích bài này.
  5. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Tại sao tiêm kích Su-35S không có cánh mũi?
    Trên mẫu Su-27M (được coi là Su-35 đời đầu) người Nga đã đưa thiết kế cánh mũi (canard) lên, nhưng ở phiên bản chính thức sử dụng Su-35S lại không có kiểu cánh này.
    Trong ngành hàng không, canard - cánh mũi (tiếng Pháp của từ vịt) là một dạng cánh cố định trên khung máy bay. Đây là một loại cánh giống với cánh đuôi nhưng lại ở trước cánh chính của máy bay chứ không ở đằng sau như những máy bay truyền thống, hay khi thêm một phận nhỏ ở phía trước của cánh chính.
    [​IMG]
    Cánh mũi xuất hiện trên nhiều dòng tiêm kích của Pháp, Anh, Nga.
    Thuật ngữ cánh canard được dùng có nghĩa là bất kỳ cánh máy bay nằm ngang nào được gắn phía trước cánh chính cũng được gọi là cánh mũi, cho dù nó có hay không chuyển động được.
    [​IMG]
    Su-27 với thiết kế không có cánh canard.
    [​IMG]
    Su-30MKI với cánh canard nằm ngay trước cánh chính.
    [​IMG]
    Tương tự với Su-27M (Su-35 đời đầu).
    [​IMG]
    Nhưng Su-35S lại không có cánh canard.
    Có thể dễ dàng nhận thấy thiết kế các máy bay thuộc “gia đình” Su-27 làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không đã đi theo một vòng tròn. Đầu tiên là không sử dụng cánh canard (Su-27) rồi đến cánh canard (Su-30MKI) và cuối cùng quay trở lại không có cánh canard (Su-35S).
    Để hiểu được nguyên nhân tại sao thì chúng ta cần phải tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của cánh canard tác động lên máy bay.
    Phân tích trường hợp cụ thể đối với máy bay Su-30MKI, những ưu điểm của cánh canard mang lại gồm:
    - Cánh canard giúp Su-30MKI an toàn hơn trong khi bay. Khi cánh canard của máy bay ở trạng thái stall - trạng thái làm giảm hệ số nâng phát sinh bởi cánh máy bay (airfoil) và góc bay (angle of attack), nó sẽ làm mũi máy bay hạ xuống, tốc độ máy bay vì thế tăng lên và trạng thái kiểm soát được phục hồi. Điều này khiến Su-30MKI dễ điều khiển và an toàn hơn khi bay.
    - Cánh canard cũng làm tăng lực nâng của máy bay. Cánh đuôi của Su-30MKI được gắn với góc hơi hướng xuống, sản sinh một lực ép giúp cân bằng lại xu hướng quay của thân máy bay quanh trọng tâm (the moment of the center of gravity) phát sinh bởi lực nâng của cánh. Cánh canard sẽ tạo ra lực nâng để cân bằng xu hướng quay này.
    - Cánh canard chỉ phát sinh ra áp lực xoáy thấp và được sử dụng như một bề mặt để kiểm soát/ điều khiển máy bay.
    - Kiểm soát hướng phụt động cơ (ở Su-30MKI là theo 2 trục/2D) cho phép Su-30MKI bay tại góc lớn hơn với tốc độ thấp hơn mà kiểu điều khiển truyền thống bằng cánh aileron (cánh phụ nằm trên ở phía sau cánh chính) và cánh cánh đuôi (elevator) không làm được. Như là kết quả, cánh canard được sử dụng để kiểm soát trong những điều kiện bay này, đặc biệt là động tác bay kiểu post stall.
    [​IMG]
    Vị trí / cấu tạo cánh aileron và cánh flap trên cánh chính máy bay.
    [​IMG]
    Bay kiểu post stall.
    Tuy nhiên cánh canard cũng gây ra những bất lợi sau:
    - Làm tăng diện tích phản xạ radar (RCS) so với thiết kế không có cánh canard.
    - Gây ảnh hưởng tiêu cực lên cánh chính: do nằm ngay trước cánh chính,cánh canard làm nhiễu loạn luồng không khí trước khi chảy qua cánh chính, khiến cho khả năng nâng của cánh chính bị giảm.
    - Cánh canard khiến trọng tâm máy bay thay đổi tùy theo trạng thái của nó và không tạo ra lực nâng mũi máy bay khi cánh flap (cánh phụ nằm dưới ở phía sau cánh chính, ở một số máy bay, cánh aileron và cánh flap được tích hợp chung vào một cánh duy nhất) đã được triển khai, tạo nên sự khó khăn khi thiết kế cánh chính với flap.
    - Cánh canard rất khó áp dụng bộ phận flag trong thiết kế. Việc triển khai bộ phận flap sẽ gây ra một moomen dọc làm mũi máy bay chúc xuống. Để đạt được sự ổn định theo chiều dọc, cánh canard có điểm nổi bật là bề mặt cánh nhỏ hoạt động với hệ số nâng lớn, trong khi cánh chính dù khá lớn lại hoạt động với hệ số nâng nhỏ và không bao giờ đạt được hệ số nâng đầy đủ tiềm tàng vì lực nâng cực đại tiềm tàng của cánh là một đặc trưng không có sẵn. Và khi không có bộ phận flap hay có nhưng rất khó sử dụng bộ phận này làm cho việc cất cánh hạ cánh của máy bay sẽ có khoảng cách xa hơn và tốc độ cũng lớn hơn so với những máy bay không có cánh canard.
    Một điều quan trọng khác khiến người Nga bỏ hẳn cánh canard trên Su-35S trong thiết kế là với việc quay lại dùng LERXes (Leading Edge Root eXtensions/ gốc leading edge được kéo dài về phía trước) như trên Su-27 kết hợp với động cơ 3D TVC cho phép tận dụng được tất cả những ưu điểm của cánh canard mà lại không bị hạn chế bởi các nhược điểm đã nêu trên.
    [​IMG]
    Su-35S với gốc leading edge được kéo dài về phía trước.
    [​IMG]
    So với thiết kế cánh canard trên Su-27M.
    Việc trang bị động cơ điều khiển/ kiểm soát hướng phụt (TVC) theo tất cả các trục (3D) so với chỉ 2 trục (2D) như động cơ của Su-30MKI giúp Su-35S có khả năng kiểm soát bay và thao diễn tốt hơn mà không cần sự trợ giúp của cánh canard nữa. Cánh canard có thể xem như là giải pháp tình thế và chỉ phù hợp khi Nga vẫn chưa hoàn thành động cơ kiểm soát hướng phụt tất cả các trục 3D. Khi động cơ này sẵn sàng, vai trò lịch sử của cánh canard có lẽ đã kết thúc và chỉ được gắn khi khách hàng yêu cầu.
    Ngoài ra, kiểm soát bay bằng động cơ 3D TVC sẽ sản sinh ra lực cản không khí (drag) ít hơn là cách kiểm soát bằng bề mặt (control surface) truyền thống khiến tốc độ và tầm bay của Su-35S được tăng lên đáng kể.
    [​IMG]
    Động cơ 2D TVC của Su-30MKI.
    [​IMG]
    Động cơ 3D TVC của Su-35S.
    Tóm lại, sự hiện diện của cánh canard trên dòng máy bay thuộc họ Su-27 làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không có thể giải thích tóm tắt như sau:
    - Su-27 đời đầu không có cánh canard với động cơ phụt cố định một hướng nên đôi khi làm cho máy bay khó điều khiển.
    - Su-30 chỉ được trang bị động cơ bình thường hoặc động cơ kiểm soát hướng phụt theo 2 trục và là bản phát triển tiếp theo của Su-27 nên có một số cải tiến và gắn thêm cánh canard để máy bay dễ điều khiển và an toàn hơn khi bay. Đặc biệt, trong các động tác bay khó như Pugachev Cobra, Cobra Turn, Kulbit.... cánh canard đem lại lợi ích cho Su-30 nhưng bên cạnh đó cũng đem lại một số bất lợi.
    - Su-35S với động cơ kiểm soát/thay đổi hướng phụt theo tất cả các trục cộng với thiết kế gốc của leading edge kéo dài về phía trước đã tận dụng được tất cả các ưu điểm của thiết kế cánh canard trên Su-30MKI và Su-27M mà không chịu bất kỳ sự bất lợi nào do cánh canard đem lại.
    Dương Phạm
    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/tai-sao-tiem-kich-su35s-khong-co-canh-mui-320977.html
  6. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Hạm đội tầu ngầm của Nga

    http://defendingrussia.ru/upload/images/cke***or/5319b6261efd7.jpg

    Nguồn : http://defendingrussia.ru/infographics/podvodnyj_flot_rossii

    Hàng thứ nhất =tốc độ di chuyển

    Hàng thứ hai = khả năng lặn

    Hàng thứ ba =số lượng thuyền viên trên tầu

    Hàng thứ tư = Độ dài của tầu

    Ví dụ như lớp Lada :có thể di chuyển 21 hải lý/giờ khi lặn ,khả năng lặn sâu 250 mét ,số lượng thuyền viên 35 người ,Chiều dài của tầu là 67 mét .
    Lần cập nhật cuối: 20/03/2014
    halosun thích bài này.
  7. khoaia1pro

    khoaia1pro Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2014
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    102
  8. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Nga bắt đầu việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ năm
    [​IMG]
    Photo: RIA Novosti

    Các chuyên gia Nga đã bắt đầu việc thiết kế tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ năm.

    Tư Lệnh Hải quân Liên bang Nga, Đô đốc Viktor Chirkov thông báo với các phóng viên hôm thứ Tư. Theo ông, nỗ lực chính trong thiết kế tàu ngầm tên lửa chiến lược sẽ được tập trung vào việc bảo đảm tính bí mật, giảm đáng kể tiếng ồn trong khi chạy, cải thiện các thiết bị điều khiển và thông tin cũng như trang bị cho tàu các thiết bị trinh sát và cảnh báo tự động, loại trừ khả năng chạm trán với các chiến hạm đối phương. Vũ khí trên tàu cũng sẽ được hoàn thiện một cách tương xứng, Tư lệnh nói thêm. Tuy vậy, ông cho hay rằng đến năm 2020, lực lượng hạt nhân chiến lược hải quân Nga sẽ phát triển trên cơ sở hoàn thành việc chế tạo và triển khai sản xuất hàng loạt tàu ngầm thế hệ thứ tư. Đó là những tàu ngầm thuộc các đề án “Borey”, “Borey-A”, “Yasen” cũng như tàu ngầm diesel - điện của đề án “Lada”.
    http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_03_19/269854441/
  9. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
  10. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Sao trong đống tàu ngầm lại lẫn cả con cá voi xanh sinii kit, bác không chú thích vào lại có người nhầm cso tàu ngầm loại đó.
    suhomang thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này