1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TOYAMAMIHA

    TOYAMAMIHA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2014
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    264
    Thiếu tài chính thì không có tiền để chi phí đóng tàu còn từ 2004 tới nay bạn thử kiếm được chiếc tàu nào do Nga đóng có kích thước lớn hơn 10.000 tấn đưa vào biên chế tôi xem thử? Ngành đóng tàu Nga đã chết dần chết mòn từ sau 1991 rồi nhá.

    http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_active_Russian_Navy_ships

    Thử đếm sơ sơ thì từ 2004 tới nay Nga hạ thủy được bao nhiêu tàu chiến rồi? Đếm thử xem? Có chiếc nào nặng hơn 5.000 tấn không mà đòi đóng tàu 20.000 tấn?

    Đọc cái này đi để biết công nghiệp quốc phòng Nga đang ở đâu
    http://baodatviet.vn/the-gioi/ho-so/noi-dau-nguoi-nga-va-bai-hoc-cho-viet-nam-2357681/
  2. imagic2

    imagic2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2015
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2.026
    Thật sự hơi ngán ngẩm với suy nghĩ của bạn MIHA, cứ lấy việc chậm tiến độ của 1 số món để đánh giá "làm đc hay không", trong khi cái có thể phản biện là "món kỹ thuật nào k0 làm đc" thì k0 nêu ra. Sao bạn MIHA k0 nhảy wa bên topic Mỹ, và bảo rằng Mỹ k0 làm đc F-35 (nó cũng trễ tiến độ tè le kìa), vãi cả logic của bạn MIHA (:|. Đề nghị bạn MIHA bớt cù nhây (:|, mún thì cứ inbox nói tiếp (:|, chứ cù nhây như thế thật sự chán ngán.

    ---------------------------------------
    http://vietnamdefence.com/Home/ktqs...ua-khong-quan-chien-thuat-Nga/20154/54413.vnd

    Nếu như Không quân Mỹ tiếp tục chỉ dựa vào các tên lửa lắp động cơ tên lửa nhiên liệu rắn (theo sơ đồ truyền thống), còn châu Âu thì chọn động cơ phản lực-không khí dòng thẳng tiến bộ và hiệu quả hơn, thì MKB Vympel chọn cả hai khái niệm tên lửa tầm xa.

    Cả 2 mẫu tên lửa Izdelyie 179-1 và Izdelyie 180 đều được phát triển dựa trên tên lửa không đối không nổi tiếng R-77 (RVV-АЕ) mà đến nay vẫn là đối thủ chủ yếu của AIM-120B/C AMRAAM của Mỹ.

    Chỉ riêng Không quân Ấn Độ, theo số liệu không chính thức, đã có gần 2.000 tên lửa R-77. Nhưng cả tên lửa châu Âu và tên lửa Mỹ trong quá trình nâng cấp đã tạm thời vượt lên phía trước khi đạt tầm bắn 150 km (Meteor) và 120-180 km (AIM-120C-7, 8).

    Năm 2010, Gos MKB Vympel phát triển biến thể nâng cấp của tên lửa sản xuất loạt RVV-SD (Izdelyie 170-1) và nó sẽ là biến thể phổ biến nhất trong tất cả các biến thể. Tên lửa sẽ được trang bị cho tất cả các tiêm kích của Nga trong 5 năm tới.

    Tầm bắn 110 km gần tương đương với biến thể áp chót của tên lửa Mỹ AIM-120C-7. Khả năng chịu quá tải của tên lửa tăng lên từ 35 lên đến 40 g.

    Khi phóng tên lửa từ độ cao 18-19 km vào mục tiêu như máy bay AWACS hay máy bay tác chiến điện tử, tên lửa bay lên tầng trên khí quyển (28-32 km), có thể bay xa đến 160-180 km.

    Khả năng bắn “qua vai” (lệch 90 độ so với hướng bay của tiêm kích) cho phép các tiêm kích Nga có được ưu thế hoàn toàn trước đối phương trong cận chiến và khi sử dụng hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ bay và có thực hiện các thao tác siêu cơ động (Hổ mang Pugachev...)). Tốc độ góc ngoặt của tên lửa có thể lên tới 150 độ/s.

    Đầu tự dẫn radar chủ động 9B-1103M do Viện thiết kế Agat ở Moskva phát triển hoàn thiện hơn đầu tự dẫn trước đó 9B1348E, công suất và độ nhạy của thiết bị phát bức xạ, cũng như khả năng chống nhiễu của thiết bị thu tăng lên. Các mục tiêu có bề mặt tán xạ hiệu dụng 3m2 có thể bắt ở cự ly đến 20 km. Ngoài ra, cũng có các đầu tự dẫn bổ sung để trang bị cho tên lửa RVV-SD.

    Đầu tự dẫn radar chủ động/thụ động 9B-1103M-200PS có mạn tanten kết hợp, bao gồm cả kênh dẫn chủ động, lẫn kênh dẫn thụ động.

    Tiếp sau Izdelyie 180 (K-77М), Nga đang phát triển loại tên lửa không đối không tiên tiến hơn là RVV-BD (Izdelyie 180-PD). Tên lửa mới được trang bị động phản lực không khí dòng thẳng và sẽ có tầm bắn tối đa gần 200 km. Nó được thiết kế trên cơ sở tên lửa RVV-АЕ-PD
    Khucthuydu2 thích bài này.
  3. op2

    op2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    972
    Đã được thích:
    1.062
    Nga hạ thủy tàu ngầm giảm thanh nhất thế giới

    Dân trí - Công ty quốc phòng Admiralty Shipyards của Nga vừa hạ thủy tàu ngầm diesel điện lớp Varshavyanka thứ 2. Con tàu mang tên Krasnodar này được coi là chiếc “tàu ngầm giảm thanh nhất trên thế giới”, đánh dấu một bước tiến lớn của Nga trong kế hoạch hiện đại hóa lực lượng hải quân.

    [​IMG]

    Hạ thủy chiếc tàu lớp Varshavyanka thứ hai. (Ảnh: AFP)

    Tờ National Interest mới đây cho biết Nga đã hạ thủy tàu Krasnodar vào cuối tháng 4 vừa qua. Đây là một phần trong kế hoạch nâng cấp hạm đội tàu ngầm Nga. Theo tờ Russia Today, chiếc tàu ngầm này là “chiếc lớp Varshavyanka thứ 2 trong số 6 chiếc được lên kế hoạch sản xuất để bổ sung cho hạm đội Biển Đen cho đến năm 2016”.

    Tàu ngầm lớp Varshavyanka là phiên bản nâng cấp của tàu ngầm lớp Kilo hiện tại đang được Nga sử dụng. Mặc dù loại Varshavyanka không thể lặn sâu hoặc ở ngầm dưới nước lâu như các loại tàu ngầm tấn công hạt nhân nhưng chúng hầu như không thể bị phát hiện bởi yếu tố âm thanh.

    Tàu ngầm lớp Varshavyanka chủ yếu được sử dụng trong các trận chiến với tàu cỡ lớn và tàu ngầm tại các vùng nước nông hơn.

    Theo tờ Kỹ thuật hàng hải, loại tàu ngầm này có thể di chuyển trong phạm vi 400 dặm, có thể chứa nhiên liệu cho 45 ngày và chở được tên lửa đất đối không cùng ngư lôi. Việc chứa được tổng hợp các loại vũ khí cho phép loại tàu này có thể tấn công các mục tiêu hỗn hợp trên đất liền, trên biển và ngầm dưới nước.

    [​IMG]

    Novorossiysk là chiếc đầu tiên của tàu ngầm lớp Varshavyanka của Nga. (Ảnh: AFP)

    Tàu ngầm lớp Varshavyanka đầu tiên được hạ thủy vào tháng 11/2013 và được đặt tên Novorossiysk. Lớp tàu này đặt có căn cứ đặt tại vùng Biển Đen.

    Cùng với lớp Varshavyanka, trong vòng 15 năm tới Nga cũng lên kế hoạch sản xuất thêm 14 đến 18 chiếc tàu ngầm diesel điện tương tự như những chiếc lớp Lada, đồng thời cũng thay thế các tàu lớp Delta III và Delta 4 bằng lớp Borei II trong những năm tới. Lớp Oscar II sẽ được thay thế bằng lớp Yasen hoàn toàn mới sau năm 2020.

    Minh Châu
    Theo Business Insider
    Panda_pink thích bài này.
  4. TOYAMAMIHA

    TOYAMAMIHA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2014
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    264
    Phải nó là anh em với cái thằng này không?:-D

    http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/kinhnghiem1/Tau-ngam-Lada-Niem-hy-vong-bat-thanh/20111/50133.vnd
    --- Gộp bài viết: 19/05/2015, Bài cũ từ: 19/05/2015 ---
    Ừ, theo ý bạn "không phải không làm được", mà chỉ là "chậm". Thế thì 20-30 năm nữa Nga mới đóng xong chiếc tàu tương đương Mistral ngày hôm nay nhá. Và như vậy cái ông Đô đốc Nga nói đúng quá còn gì. Nếu không bỏ tiền ra mua thì nhanh nhất cũng phải 10 năm nữa Nga mới có thể đóng Mistral. Mà chưa chắc sau 10 năm nữa NGa đã có đủ điều kiện kỹ thuật lẫn nhân lực để đóng và vận hành trơn tru cái tàu này nhá:-D
  5. imagic2

    imagic2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2015
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2.026
    Đầu tháng có người chê bai Armata, cuối cùng ngày lễ đi phà phà, thế nên người xưa có câu: chó cứ sủa thì đoàn người cứ đi thôi :))
    Có mún inbox k0, biết đâu bạn vượt wa đc lần thua khóc lóc bịt mắt bịt tai ngày xưa :))
    --- Gộp bài viết: 19/05/2015, Bài cũ từ: 19/05/2015 ---
    Khái niệm anh-em là gì? 1 cái project 677, 1 cái project 636.3. Hay bất cứ tàu ngầm nào cũng là ae?
    beta22 thích bài này.
  6. TOYAMAMIHA

    TOYAMAMIHA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2014
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    264
    Xin mời móc ra dẫn chứng tôi khóc lóc bịt tai? Đang phê thuốc à? Trí tưởng tượng bay bổng nhỉ?
    Đánh nhau trên chiến trường với việc diễu hành trên quảng trường khác nhau xa lắm nhá. T-72 diễu hành rùm beng trên quảng trường Đỏ nhưng đánh nhau như cục .... ở Iraq và Chechnya
    --- Gộp bài viết: 19/05/2015, Bài cũ từ: 19/05/2015 ---
    Nếu thằng project 636.3 này là "tàu ngầm giảm thanh nhất thế giới" thì cái thằng Lada 677 kia bỏ đi đâu hehe
    Bọn báo chí ngố Nga há miệng mắc quai nhá, nổ nhiều quá thành ra trật vuột thế đấy:))

    Và chịu thua về cái vụ đóng Mistral rồi đấy à?
    namtuoc1984 thích bài này.
  7. TOYAMAMIHA

    TOYAMAMIHA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2014
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    264
    Ừ, 2 con Mistral này không có vũ khí gì ghê gớm. Thế sao cái tàu sân bay như Nimitz ấy, chả có vũ khí gì ghê gớm như Kuznetsov thần thánh thế chắc là Nimitz kém "ghê gớm" hơn anh Ku phải không?=))=))=))=))

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Hàng siêu khủng của Nga đây =))=))=))
    dangkymaikhongduoc thích bài này.
  8. imagic

    imagic Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/10/2007
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    965
    Ò, ai gõ dạng như thế này: dạng kệ nói gì thì nói, chắc chắn người khác sai, bla bla (kiểu lờ tịt luận điểm, cãi bướng), thì tôi đều nhìn nhận là: khóc lóc bịt mắt bịt tai :-"
    Tôi nhớ nhiều người trù ẻo Armata sẽ sự cố ngày lễ cơ mà, cuối cùng đi phà phà thì nhảy cóc wa chuyện Lion Of Babylon ở Iraq ra nói chuyện :)) . Người xưa nói chí lí: Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi.


    Tin AIP năm 2011 à, lấy năm 2014 hay hơn:
    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/su-that-soc-trong-phat-trien-dong-co-aip-tau-ngam-nga-420945.html
    Nhưng hiện nay tham vọng này đang được hồi sinh ngay tại Phòng thiết kế Rubin – nơi cho ra đời thiết kế tàu ngầm Kilo. Ở đây, các kĩ sư của Rubin đang nghiên cứu thiết kế để chế tạo những thế hệ tàu ngầm phi hạt nhân đa năng mới với thiết bị năng lượng không phụ thuộc vào không khí. Đây thật sự là bước đi mang tính cách mạng trong công cuộc chinh phục biển sâu.

    Có một số hướng để nhận được năng lượng điện trong quá trình chuyển động dưới mặt nước mà không phải chạy động cơ diesel. Ở phương Tây, ví dụ, người ta tích cực tiến hành những công trình nghiên cứu phát điện bằng cách tổng hợp hydro với ôxy trong các lò phản ứng chuyên dụng. Đây là một quá trình phức tạp và rất tốn kém, mà để đảm bảo quá trình này còn phải mang theo một lượng lớn hydro và ôxy - mà việc này là không phải không rất nguy hiểm.

    Ở phòng thiết kế Rubin, các kĩ sư đã chọn hướng khác. Bước đầu, họ đã nghiên cứu thành công công nghệ có một không hai để nhận được trực tiếp hydro từ nhiên liệu diesel bằng phương pháp được gọi là reforming (định dạng lại).

    Phương pháp này cho phép không phải xây dựng kho chứa hydro chuyên dụng tại các căn cứ của tàu ngầm phi hạt nhân, mà sử dụng cơ sở hạ tầng và kho chứa nhiên liệu vẫn dùng trong các trang thiết bị điện - diesel của các tàu ngầm phi hạt nhân bình thường cổ điển. Quá trình tạo ra dòng điện hoàn toàn không gây ồn, điều này tăng lên rất nhiều độ bí mật của tàu ngầm di chuyển khi lặn. Thời gian lặn cũng tăng lên.


    Theo nhiều nguồn tin, phòng thiết kế Rubin đã chế tạo được trang thiết bị năng lượng thí nghiệm công suất 400 KW. Để so sánh, các thiết bị tương tự của phương Tây cho công suất không quá 180 KW. Thiết bị năng lượng không phụ thuộc không khí mới đã được thử nghiệm mô hình, các thử nghiệm này đã khẳng định sự đúng đắn của giải pháp đã được lựa chọn.

    Đặc điểm của tàu ngầm phi hạt nhân kiểu Rubin thế hệ mới là sự tổng hợp hạn chế của phương án cổ điển và những tính năng cách mạng.

    Ngoài trang thiết bị năng lượng không phụ thuộc không khí, tàu ngầm vẫn có máy phát diesel thông thường và các ắc quy. Nghĩa là tàu ngầm có thể hoạt động nhờ động cơ diesel, ắc quy và dùng năng lượng có được nhờ reforming. Nếu như tất cả những điều này “tập hợp lại” được, thì tàu ngầm Nga với thiết bị năng lượng phi hạt nhân sẽ áp sát đến các tàu ngầm nguyên tử về mặt các tính năng chiến đấu và khai thác sử dụng, nhưng với giá thành thấp hơn rất nhiều.

    Dự án được biết đến nhiều nhất của Malakhit trong số các tàu ngầm phi hạt nhân là tàu ngầm trinh sát - phá hoại thử nghiệm Piraniya. Tàu ngầm có một không hai, nhưng đã không được đánh giá đúng. Mà có thể, đã được người Mỹ, những người đã làm tất cả để con tàu này chỉ được đóng với số rất ít ỏi, đã đánh giá đúng nó. Con tàu này cũng không được đưa ra thị trường vũ khí thế giới.
    [​IMG]
    Thiết kế tàu ngầm Piraniya của Malakhit.


    Song các kĩ sư ở phòng thiết kế Malakhit đã không tuyệt vọng, và đã chế tạo một lô tàu ngầm Project 750 với nhiều biến thể. Trên thế giới không có loại tương tự, ưu thế đầu tiên và chủ yếu: Những con tàu này thích ứng một cách lý tưởng cho hoạt động ở vùng nước đục nông và vùng nước lẫn băng của Bắc Cực.

    Tàu có chiều dài đến 70 mét, lượng dãn nước đến 1.000 tấn và những tính năng chiến - kỹ thuật rất tốt. Con tàu có tầm hoạt động tới 3.000 dặm, lặn sâu tối đa 300m, dự trữ hành trình 30 ngày, kíp lái 9 người. Vũ khí của tàu gồm 8 hầm phóng tên lửa hành trình và các ống phóng ngư lôi 533-400mm (cơ số 12 đạn).


    --------------------------------
    Tôi cũng từng nhớ 1 bài viết khác trên diễn đàn phân tích về điều này khi có tin Nhật k0 trang bị AIP cho tàu ngầm gì đó. Nhỡ như Nga áp dụng thành công vào việc sản xuất hàng loạt trong vài năm tới thì người xưa 1 lần nữa lại nói đúng về: chó cứ sủa, đoàn người cứ đi :))
    suhomangbeta22 thích bài này.
  9. imagic2

    imagic2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2015
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2.026
    Thế thì inbox nhá :))
  10. TOYAMAMIHA

    TOYAMAMIHA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2014
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    264
    Cứ nói chuyện công khai, chả lý gì inbox cho mệt
    --- Gộp bài viết: 19/05/2015, Bài cũ từ: 19/05/2015 ---
    Khóc lóc đoán mò? Phê ngáo đá à?
    Có thấy tôi trù ẻo cái Amata đó khi nào chưa?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này