1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Lộ điểm yếu vũ khí mới của Nga

    Tranh cãi tháp pháo tăng Armata dễ thổi bay
    (Vũ khí) - Việc tăng Armata tái xuất với phần ngoài tháp pháo không được đúc liền khiến nhiều người nghi ngại. Vậy, tháp pháo có phải là điểm yếu của T-14 Armata?
    Tháp pháo gây tranh cãi

    Tăng chủ lực Object 148 hay là T-14 được thiết kế trên khung gầm cơ sở thuộc chương trình Armata (trên một nền tảng chung, phát triển thành nhiều phương tiện chiến đấu) do Cục thiết kế chế tạo máy Ural phát triển, được nhà máy Uralvagonzavod sản xuất.

    Tính tới thời điểm này, khoảng 20 chiếc đã được chế tạo phục vụ thử nghiệm.

    Qua hình ảnh được công bố, nhiều người cho rằng tháp pháo là điểm đáng thất vọng nhất của dòng tăng này và không tương xứng với phần thân hoàn toàn cách tân với dòng tăng truyền thống của Nga và Liên Xô trước đây.

    Theo đó, kết cấu quanh tháp pháo là những tấm thép ghép lại mà không phải là đúc liền như những dòng tăng của Nga trước đây và tăng phương Tây. Các tấm thép này giúp tạo ra vỏ bọc che đi các trang bị điện tử bên trong, tạo nên hình dạng tháp pháo riêng cho Armata.

    [​IMG]
    Trang bị được tích hợp trên tháp pháo của tăng Armata.
    Qua quan sát, các tấm thép này nhìn khá mỏng manh và nó rất dễ bị phá nát nếu gặp đạn RPG hay đạn pháo tăng 120mm chuẩn NATO. Nếu bị trúng đạn, các trang bị cảm biến trinh sát có thể bị phá hỏng.

    Tuy nhiên, theo nhận định được tạp chí quốc phòng Business Insider đưa ra hồi tháng 12/2015, tháp pháo là điểm chứa đựng sức mạnh phòng thủ của gần như toàn bộ siêu tăng Armata. Trong khi đó, phần thân của dòng tăng này được trang bị bằng loại thép đặc biệt và được bổ sung giáp phản ứng nổ.

    Với thiết kế này, Nga đã tạo nên sự đột phá trong thiết kế với phương Tây. Kết cấu này khiến khả năng vũ khí chống tăng của đối phương bắn trúng tháp pháo của T-14 Armata là gần như không có, Business Insider nhận định.

    Trang bị mới

    Theo Izvestia, Nga đang từng bước biến dòng xe Armata thành siêu xe phòng thủ: "Hệ thống phát hiện bằng UV đã sẵn sàng được lắp đặt cho cả T-14 và T-15 IFV và hiện đang trải qua thử nghiệm như một phần hệ thống phòng vệ chủ động Afganit (còn gọi là APS). Chúng tôi dự kiến hoàn thành dự án vào cuối năm nay".

    Về nguyên lý hoạt động, Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ, hệ thống này phát hiện mới truy tìm dấu vết photon UV theo vệt khí bị i-ôn hóa được một đầu đạn rocket để lại trên không.

    Nó không chỉ có khả năng phát hiện một vụ phóng rocket mà còn tính được vận tốc và quỹ đạo bay của đầu đạn, cung cấp cho hệ thống phòng vệ chủ động toàn diện mọi dữ liệu theo yêu cầu để đánh chặn thành công một mối đe dọa thật sự.

    Hệ thống sử dụng một radar quét phân mảng điện tử cùng một hệ thống tác chiến điện tử uy lực đủ sức làm lệch hướng đạn, tên lửa đang được bắn đến. Nó cũng có biện pháp đối phó với vũ khí dẫn đường bằng laser gây nhiễm sóng vô tuyến của kẻ thù.

    Cũng vậy, xe tăng Nga được trang bị hệ thống đánh chặn Afganit có thể ngăn chặn đạn xuyên giáp. Điều này có nghĩa siêu tăng Armata được trang bị“bửu bối” Afganit có thể chống lại nhiều loại đạn có đương lượng nổ cao.

    Hệ thống Afganit có hiệu quả nhất khi được sử dụng chống lại vũ khí hóa học, chẳng hạn lựu đạn hoặc tên lửa chứa hóa chất độc hại. Trong báo cáo Cán cân Quân sự năm 2016 của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế giải thích một số tính năng quan trọng khác của Afganit:

    "Khi đi vào phục vụ, Armata sẽ là dòng xe tăng chiến đấu đầu tiên có thiết kế tháp pháo tự động và hệ thống phòng vệ chủ động Afganit. Lá chắn hoàn hảo Afganit sẽ làm giảm hiệu quả của tên lửa dẫn đường và vũ khí vác vai chống tăng, chẳng hạn sóng phóng lựu..."

    Trực thăng tấn công Mi-28 của Nga: Thợ săn đêm “què quặt”

    Chiến đấu tại Syria, Ka-52 không gặp bất cứ trục trặc nào, nhưng một chiếc Mi-28 đã rơi khiến 2 phi công thiệt mạng. Nói chung, chiếc trực thăng này gặp rất nhiều trục trặc.
    Quân đội Nga tiếp nhận 2 mẫu trực thăng tấn công hoàn toàn mới: Mi-28 “Thợ săn đêm” và Ka-52 “Cá sấu”. Mẫu thứ nhất – phát triển từ chiếc trực thăng tấn công Mi-24, mẫu thứ hai – được thiết kế hoàn toàn từ con số 0.

    Hiện nay, cả hai mẫu máy bay trực thăng này đang triển khai nhiệm vụ chiến đấu tại Syria. Ka-52 không gặp bất cứ trục trặc nào, nhưng một chiếc Mi-28 đã rơi khiến 2 phi công thiệt mạng.

    Nói chung, chiếc trực thăng này gặp rất nhiều trục trặc trong quá trình thử nghiệm, trình diễn tại triển lãm cũng như trong các chiến dịch quân sự.

    Ka-52 không gặp bất cứ trục trặc nào khi tham chiến ở Syria.

    Mẫu trực thăng không thành công ngay từ ban đầu

    Việc chế tạo Mi-28 - câu trả lời trước trực thăng AH-64 “Apache” của Mỹ - hoàn toàn không thành công như mong đợi. So với cỗ máy chiến đấu của Mỹ, những mẫu Mi-28 đầu tiên không thể chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết và nhất là không thể hoạt động vào ban đêm.


    Mi-28 không có cả tổ hợp định vị - ngắm bắn thống nhất. Cỗ máy này nhận được những đánh giá không tốt từ phía giới quân sự vì họ thích chiếc trực thăng Ka-50 hơn.

    Sau các cuộc thử nghiệm mang tính so sánh, trực thăng của “Kamov” cho thấy sự vượt trội hơn cỗ máy của Phòng thiết kế “Milya”.

    Ngay sau đó, Phòng thiết kế “Milya” đã đệ đơn lên Tư lệnh Không quân Liên Xô than phiền về sự thiếu khách quan trong quá trình đánh giá.

    [​IMG]
    Dưới áp lực từ phía những lãnh đạo cao cấp ủng hộ “Milya” thời bấy giờ, Không quân Liên Xô đã phải chấp thuận tổ chức các cuộc thử nghiệm so sánh mới mà kéo dài mãi tới tận năm 1986. Cuối cùng thì Viện nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Liên Xô vẫn thiên về Ka-50.

    Không chấp nhận kết quả đó, “Milya” buộc tội các nhà khoa học không có trình độ và gửi đơn khiếu nại lên cấp cao hơn. Cuối cùng, sau nhiều cuộc kiểm tra, các đoàn kiểm tra và hội đồng đã xác định rằng Ka-50 vẫn tốt hơn Mi-28.

    Nhưng đến lúc đó, thời gian vàng đã bị đánh mất, Liên Xô tan rã, không còn ngân sách dành cho lĩnh vực quốc phòng.

    Sự công bằng đã được đặt đúng chỗ khi Ka-50 được quân đội tiếp nhận và năm 1995, còn Mi-28 “Thợ săn đêm” phải đến tận năm 2009 mới được nghiệm thu sau rất nhiều lần chỉnh sửa.

    Chỉ đến năm 2005, Mi-28 mới có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu vào ban đêm, còn Ka-50 có khả năng từ năm 1982. Điều này có nghĩa “Milya” tụt hậu 23 năm so với “Kamov”.

    Bộ giảm tốc nguy hiểm

    Một trong những điểm yếu chính của chiếc máy bay trực thăng đã gây ra một vài vụ tai nạn đó là bộ giảm tốc BP-28. Thiết bị này rất hay gặp trục trặc và cần phải chỉnh sửa rất nhiều.

    Hơn 10 năm trôi qua, “Milya” đã được chế tạo bộ giảm tốc mới với mã số BP-29 và lắp đặt trên Mi-28 phiên bản cải tiến mà được triển khai sản xuất vào năm 2006.

    Nhưng điều này cũng không mang lại kết quả khả quan, chỉ đến năm 2011 các kỹ sư mới có thể chữa được “căn bệnh” nghiêm trọng này – khi hoạt động với thời gian liên tục hơn 2 giờ đồng hồ thì bộ giảm tốc bị cháy khiến cho hệ thống cánh quạt ngừng quay.

    Bên cạnh đó, vì những tác động không được tính toán lên các bộ phận khác nhau của bộ giảm tốc khiến cho thép trong các bánh răng bị vỡ vụn và bay vào khoang lọc dầu biến thành là 'cái kết xấu" dành cho chiếc máy bay và có thể, cho cả kíp lái.

    [​IMG]
    Các vụ tai nạn liên quan tới Mi-28

    Chúng ta bắt đầu từ bộ giảm tốc mặc dù tiêu chí này sẽ làm ảnh hưởng tới diễn tiến thời gian của các vụ tai nạn.

    Ngày 15/2/2015, chiếc Mi-28N đã gặp nạn trong quá trình tiến hành bay tập. Nguyên nhân là các mảnh vụn kim loại lọt vào trong bộ giảm tốc, khiến kíp lái phải quyết định hạ cánh khẩn cấp.

    Khi hạ cánh, chiếc trực thăng này đã đập phần buồng lái xuống đất. Các phi công được đưa tới bệnh viện Budennovsk để chấp cứu và cơ trưởng, Trung tá Andrei Glyantzev đã tử vong.

    Thảm họa diễn ra như sau: Ở độ cao gần 1.500m phát hiện thấy những bất ổn trong động cơ. Kíp lái đã may mắn hạ độ cao xuống còn 400m, sau đó bộ giảm tốc hoàn toàn ngừng hoạt động, và chiếc máy bay chao đảo và quay cuồng trên không trung rồi đổ sập xuống đất.

    Các phi công không thể bung dù thoát hiểm trong tình huống này.

    Thảm họa tương tự cũng xảy ra vào tháng 8/2015 trong chương trình biểu diễn ở thao trường Dubrovichi. Khi đó thêm một chiếc Mi-28N bị rơi. Phi công điều khiển – đội trưởng đội bay biểu diễn “Berkuty”, Đại tá Igor Butenko hi sinh.

    Vào tháng 8/2012, khi đang thực hiện chuyến bay tập tại khu vực Mozdok, chiếc Mi-28N đã “hạ cánh cứng”. Theo thông tin của Tạp chí “Người đưa tin công nghiệp quốc phòng", nguyên nhân là những vấn đề liên quan tới bộ giảm tốc chính.

    Chiếc trực thăng không bị hư hỏng nặng, kíp lái thoát chết.

    Và thảm họa xảy ra mới đây tại Syria vào đêm ngày 12/4/2016, khi một chiếc “Thợ săn đêm” đã bị rơi tại khu vực thành phố Homs. Phi công Andrei Okladmnikov và hoa tiêu Victor Panko đã hi sinh. Một trong những giả thiết của vụ tai nạn – lỗi kỹ thuật.

    Vụ tai nạn đầu tiên liên quan tới Mi-28N được ghi nhận chính thức vào năm 2009. Trong lúc triển khai hỏa lực từ khẩu pháo 30mm, hệ thống tự động bị hỏng và máy tính đã kích hoạt phóng tên lửa không điều khiển.

    Bọt khí lọt vào trong động cơ khiến áp suất tăng. Kíp lái phải hạ cánh khẩn cấp và chiếc trực thăng đã bị hư hỏng nặng.

    [​IMG]
    Tóm lại

    “Mi-28N” có rất nhiều những điểm yếu khiến cho khả năng sinh tồn của tổ lái giảm đi rất nhiều trên chiến trường. Trên “Thợ săn đêm” không có hệ thống phóng dù cứu nạn giúp cho tổ lái sống sót trong những điều kiện khó khăn nhất. Nhưng Ka-52 được trang bị hệ thống này.

    Trên tất cả các máy bay trực thăng chiến đấu đều có hệ thống điều khiển dự phòng (trên cả Ka-52 cũng có). Hệ thống này giúp cho bất cứ thành viên nào của kíp lái cũng đều có thể điều khiển.

    Nhưng hoa tiêu “Mi-28N” thì sẽ làm gì nếu như phi công thiệt mạng? Anh ta có thể đưa chiếc máy bay bị hư hỏng về căn cứ được hay không? Không thể.

    Tuy nhiên, “Milya” từng tuyên bố về việc trên chiếc máy bay phục vụ huấn luyện chiến đấu “Mi-28UB” được trang bị hệ thống lái thứ hai. Nhưng đó là máy bay huấn luyện chiến đấu, và nó chỉ được đưa vào sản xuất, có lẽ, vào năm 2020.
    http://soha.vn/truc-thang-tan-cong-mi-28-cua-nga-tho-san-dem-que-quat-20160428120702812.htm
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tranh-cai-thap-phao-tang-armata-de-thoi-bay-3307061/
    imagic2 thích bài này.
  2. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Cyber02, beta22, convitbuoc1 người khác thích bài này.
  3. Photo_hunter

    Photo_hunter Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Bài viết:
    3.396
    Đã được thích:
    7.532
    Cyber02, imagic2beta22 thích bài này.
  4. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    [​IMG]
    Ka-62 thử nghiệm lần đầu tiên
    Tính năng :
    Tốc độ tối đa :310km/h
    Tốc độ thông thường :240km/h
    Khả năng leo cao :14m/s
    Tầm bay :750km
    Trần bay :6km
    Động cơ trang bị động cơ Ardiden 3G sản xuất tại Turbomeca với lực đẩy từ 1700-2000 ngựa ( shp ) , nếu Ka-62 bay ở chế độ tải tiết kiệm khoảng gần 1600 ngựa và trang bị thêm 2 bình nhiên liệu phụ thì trực thăng có thể bay 4 tiếng liên tục với quãng đường 1000km
    Xét trên công năng và chi phí thì Ka-62 ( tải trọng 15 người hoặc 2.5 tấn ) và Mi-17 ( 26 người hoặc 4 tấn ) thì Ka-62 có thể đảm nhiệm thay thế Mi-8/17 trong tương lai
    --- Gộp bài viết: 29/04/2016, Bài cũ từ: 29/04/2016 ---
    [​IMG]
    [​IMG]
    beta22quankhunamdong70 thích bài này.
  5. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
    con này chắc bọn Nga hướgn tới tt máy bay trực thăng hạng nhẹ chứ nhỉ, cái mảng này bọn Nga vẫn còn thiếu, thay thế Mi 17 thì phải là Mi 38 rồi
  6. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    2003
    [​IMG]
    2016
    [​IMG]
  7. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    Đói công nghệ UAV do cấm vận Nga nhục nhã ... đi đêm để mua còn này
    http://ria.ru/arms/20160429/1423045933.html
    http://sputniknews.com/military/20160429/1038820010/united-40-drone-russia.html
    The UAE-made United 40 drone can be used for combat and damage assessment, reconnaissance and humanitarian aid missions.
    MOSCOW (Sputnik) — The Russian Defense Ministry has commenced flight tests of the UAE-made United 40 military unmanned aerial vehicle (UAV), a source familiar with the situation told RIA Novosti Friday.

    "Tests of the UAE United 40 drone have started in the Chkalov State Flight Test Center of the Russian Defense Ministry," the source said.

    Adcom Systems, the manufacturer of the medium altitude long endurance (MALE) UAVs, announced arrangements *****pply the United 40 to Russia in 2013. The tests of the UAVs were subsequently postponed at the Russian Defense Ministry’s request.
    According to the manufacturer, United 40 is designed for strategic missions such as near real time combat assessment, battle damage assessment and intelligence preparation of the battlefield. It may also be used for reconnaissance operations and humanitarian aid missions as well as border surveillance and communications relay


    Read more: http://sputniknews.com/military/20160429/1038820010/united-40-drone-russia.html#ixzz47I4ZU4Hj
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.351
    Đã được thích:
    26.691
    Loại này vai trò giống mấy cái Z-9 với Dauphin/Panther hay UH-1Y ấy. Nếu mua cái này mà kinh tế như UH-1Y cũng hay.
    Nó có cái động cơ RD-600V của NPO Saturn rồi.
    [​IMG]
    http://www.npo-saturn.ru/index_old.php?sat=104&slang=1

    Tin gốc ở đây với mẫu thử ngày 28/4/2016

    [​IMG]

    http://primamedia.ru/news/society/2...ta-ka-62-sostoyalsya-segodnya-v-arseneve.html
    Cyber02halosun thích bài này.
  9. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    http://thanhnien.vn/the-gioi/nga-bo-tu-tong-giam-doc-cong-ty-xay-san-bay-vu-tru-moi-697481.html

    Vừa xây xong sân bay đã bị bắt về tội tham nhũng rồi chắc lại là con tốt thí của putin :-D
  10. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    http://tinnong.thanhnien.vn/x-file/...nh-tiem-vong-do-va-cham-tau-ba-lan-56634.html

    Radar tàu ngầm nga thế nào ko phát hiện nổi con tàu nổi Balan . Vừa nổi lên đã va chạm hư kính viễn vọng rồi :-D
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này