1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Ơ thế còn Zircon bàn tán ầm ĩ từ năm ngoái lại không xuất hiện hả các cụ :D
    Hay là đòn gió, thực sự chỉ có con dao găm này thôi ?
  2. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Đây là 2 tên lửa/dự án hoàn toàn khác nhau. Một cái là tên lửa đạn đạo không đối đất/hải sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn có tốc độ tối đa đạt Mach 10. Cái còn lại là tên lửa hành trình, phóng từ nhiều loại bệ phóng khác nhau (không - đất - hải), sử dụng động cơ scramjet với tốc độ tối đa đạt Mach 5.
    kien2476halosun thích bài này.
  3. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
    đó giờ e toàn nghĩ Zircon là bản nội địa của tên lửa Bramos II thôi, Nga sẽ phát triển trc rồi đưa cho Ấn độ copy

    https://en.wikipedia.org/wiki/BrahMos-II
    kien2476 thích bài này.
  4. DonLam

    DonLam Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/02/2018
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    394
  5. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.844
    Đã được thích:
    7.426
    Cụ hỏi câu khó phết. Cái đạn dơ con ấy khó làm lắm ấy và nó là đạn hành trình cơ mà. Đạn hành trình bay thấp mà siêu vượt âm thì trước tiên phải làm sao để nó khỏi nóng chảy ra đã. Còn dao găm nó phi cái ót ra mẹ nó khỏi khí quyển nên khỏi sợ cháy. Đạn hành trình hiện Nga có quả nặng 15 tấn bay siêu vượt âm được “vài giây” như quan chức gì đó nói.
  6. Ho_XuanHuong

    Ho_XuanHuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    1.544
    Đã được thích:
    2.546
    Vẫn là cách của bên giữ công nghệ nguồn là phát triển concept và demo, bên kia bỏ tiền mua hay góp phần phát triển concept hoàn thiện và thương mại hóa. Mô hình Iphone chứ đâu xa!
    [​IMG]
    ngotuanhalosun thích bài này.
  7. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Nếu coi 2 đoạn video về việc Mig-31 mang/thả/phóng tên lửa Kinzhal thì sẽ thấy có chiếc 3 chiếc Mig-31BM tham gia. Đoạn đầu tiên minh họa trong bài phát biểu của Putin xuất hiện chiếc Mig-31BM số hiệu 5902. Đoạn thứ 2 xuất hiện 2 chiếc Mg-31BM số hiệu 91 và 93. Có vài điều thú vị ở 2 đoạn phim này:

    Thứ 1: Đoạn phóng tên lửa ở cả 2 video có thể chỉ là 1, tức phóng bởi chiếc Mig-31BM #5902. Có thể nhận ra điều này bởi vụ phóng trong cả 2 đoạn video đều diễn ra ban đêm trong khi đó ở đoạn video thứ 2, cả 2 chiếc #91 và #93 cất cánh và hạ cánh hoàn thành chuyến bay vào ban ngày. Trừ khi là chúng thực hiện tiếp dầu để bay xuyên đêm :-)

    Thứ 2: Khi hạ cánh tên lửa của chiếc Mig-31BM #91 đã không còn. Trong khi đó chiếc #93 hạ cánh vẫn còn tên lửa dưới bụng. Có thể 2 chiếc này đã thực hiện thử nghiệm thả tên lửa (chiếc #91) và thử nghiệm hạ cánh với tên lửa (chiếc #93)?

    Đoạn video đầu tiên


    Đoạn video số 2


    Chiếc #5902 trong đoạn video đầu tiên
    [​IMG]

    #91
    [​IMG]

    #93
    [​IMG]
    [​IMG]

    Khi quay về, tên lửa ở 1 chiếc đã biến mất còn tên lửa ở chiếc kia vẫn còn
    [​IMG]

    #91 hạ cánh. Tên lửa đã không còn.
    [​IMG]

    #93 đã hạ cánh, vẫn còn tên lửa
    [​IMG]

    Vụ phóng ở cả 2 đoạn video đều là vào ban đêm
    [​IMG]
    ngotuanbloodheartvn thích bài này.
  8. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.844
    Đã được thích:
    7.426
    Cái đó không phải ban đêm. Trên tầng bình lưu cao trên 16000m bầu trời nó đen sì vậy
    ngotuan, thanhVNW, halosun2 người khác thích bài này.
  9. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
    Cùng quan điểm hoặc và mấy cam loại này chắc thuộc diện cao cấp có chức năng chống chói và có thể điều chỉnh đc ánh sáng trắng ( biết từ 1 nhiếp ảnh gia) - // bác dùng gương mát chống chói ko ????

    Space X .... !
  10. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.419
    Đã được thích:
    13.500
    Chuyên gia Nga: Liên Xô đã bỏ mặc Việt Nam năm 1988 (Copy trên mạng)

    Trong bản tham luận ngày 11/3/2014 (đã đăng trên tạp chí “Những trang lịch sử”), Giáo sư-Tiến sĩ Vladimir Kolotov, nhà Việt Nam học của Trường Đại học tổng hợp quốc gia Saint Petersburg đã dẫn ý kiến của ông V.I. Dashichev (khi đó là Chủ tịch Ủy ban cố vấn khoa học của Bộ ngoại giao Liên Xô).

    Trong một bài phân tích viết ngày 1/1/1987 gửi Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao A.Gromyko, ông Dashichev đã nhận định, việc ủng hộ Việt Nam sẽ khiến Liên Xô “không chỉ khó khăn trong quan hệ với phương Tây, mà còn chồng chất trở ngại trong việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc”.

    TS.V.Kolotov nhận định, những kiến nghị này diễn ra chỉ 1 năm trước khi Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa cho thấy, các vấn đề của Việt Nam không còn là lĩnh vực ưu tiên trong đường lối đối ngoại của Liên Xô, trong thời kỳ lãnh đạo của M.Gorbachev (nắm quyền từ 1985).

    Tiến sĩ Vladimir Mazyrin, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông (Viện hàn lâm khoa học Nga) – người đã từng làm việc tại Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội vào năm 1988 đánh giá, khi đó Liên Xô đã lâm vào tình thế khó xử: Vừa muốn giữ quan hệ với Việt Nam; vừa muốn cải thiện quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, nên đã tránh các vấn đề dễ sinh va chạm.

    Chuyên gia Grigory Lokshin, PTS lịch sử đến từ Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN nói rõ thêm về quan điểm của lãnh đạo Liên Xô lúc bấy giờ.

    Khi phản bác đề nghị của Việt Nam ra tuyên bố chung lên án Trung Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô Rogachev (nhiệm kỳ 1986-1991, trước đó từng công tác tại ĐSQ Liên Xô tại Trung Quốc 2 nhiệm kỳ), được lãnh đạo Liên Xô Gorbachev phân công làm trưởng đoàn đàm phán biên giới với Trung Quốc.

    Mà chính vào năm đó (năm 1988), Moskva và Bắc Kinh bắt đầu đàm phán về vấn đề biên giới và bình thường hóa quan hệ. Giới lãnh đạo Liên Xô không chấp nhận rằng, chỉ vì vài hòn đảo nào đó ở quần đảo Trường Sa lại có thể làm trở ngại đến cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

    “…Liên Xô cũng có những lợi ích riêng, có tới 7.000 km đường biên giới với Trung Quốc. Vào thời điểm đó, giới lãnh đạo Moskva đã ưu tiên đến quyền lợi riêng và lợi ích an ninh quốc gia của mình” – Phó tiến sĩ lịch sử Grigory Lokshin bàn về quan điểm của giới chức lãnh đạo Liên Xô khi đó.

    Tiến sĩ Dmitry Mosyakov, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại dương của Viện Đông phương học (Viện hàn lâm khoa học Nga) thẳng thắn phát biểu, nếu như trong cuộc chiến năm 1979, Liên Xô có vai trò lớn thì năm 1988, lại ngược lại.

    Trước đây, Liên Xô vẫn áp dụng đường lối đối ngoại khá đơn giản, phân biệt khá rõ giữa “kẻ lạ”, “người tốt”, “kẻ xấu”. Nhưng tất cả đã bắt đầu thay đổi khi M.Gorbachev lên nắm quyền từ năm 1985 và bắt đầu công cuộc “đổi mới từ nóc”, tức là bắt đầu cải tổ chính trị, trước khi cải tổ kinh tế.

    Sau đó, Liên Xô bắt đầu xem xét các yêu cầu của Trung Quốc để bình thường hóa quan hệ (như vấn đề Campuchia, Afghanistan). Khi đường lối đối ngoại bắt đầu chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác, thì sự phân biệt bạn-thù bắt đầu lẫn lộn, chính sách đối ngoại bắt đầu suy yếu.

    Ông nói: “Rõ ràng là tàu Trung Quốc gây hấn, các bạn Việt Nam yêu cầu chúng ta giúp đỡ (tôi nhớ là đã có Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện). Tình hình Trường Sa rất là rất nghiêm trọng khi các tàu chiến Trung Quốc đã đánh chìm tàu vận tải Việt Nam.…”.

    Ông nhấn mạnh rằng, Việt Nam đã mong chờ vào sự ủng hộ của Liên Xô, nhưng giới lãnh đạo Moskva lúc đó rõ ràng là đã có những tính toán khác, họ có những suy nghĩ hoàn toàn khác để không ảnh hưởng đến việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

    Moskva làm như không nhận thấy những gì đang xảy ra ở Trường Sa và coi đó là công việc nội bộ của Việt Nam và Trung Quốc. Họ đã đánh mất đi tất cả những gì mà các thế hệ lãnh đạo Liên Xô tiền nhiệm đã từng tạo dựng được ở Việt Nam.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này