1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    G.N. Peskova
    "Buôn bán culi người Hoa và thái độ của nước Nga"


    Dịch từ “Chapters from the history of Russo-Chinese relations 17-19 centuries” (из истории русско- китайских отношений 17-19 веков), Tổng biên tập Viện sĩ S.L. Tikhvinsky, dịch từ Nga sang Anh Vic Schneierson, Nhà Xuất bản Tiến bộ Moskva 1985.

    Dịch sang tiếng VIệt: Danngoc

    Một số sử gia Trung Quốc khăng khăng trong tác phẩm của mình rằng “Đám lái buôn Nga, tựa lũ trộm cướp, đã chở người Hoa ra khỏi Trung Quốc ngay từ thập niên 1690, sau đó bán họ làm nô lệ cho các quý tộc và địa chủ Nga”. Họ cả quyết rằng “hành động tội phạm này của bọn trộm cướp Nga đã vượt trước hành động tương tự của bọn thực dân phương Tây cả thế kỷ”. Theo các sử gia Trung Quốc này, “đồng thời với việc xâm lược và chiếm lãnh thổ Trung Quốc, nước Nga đã bắt lấy những nhóm đông người Trung Quốc sống trên vùng biên giới”. “Về quy mô”, họ viết thêm, “những tội ác này không thể bị che khuất bởi việc phương Tây buôn bán lao động người Hoa” [Sulien hsiu-cheng chung shih-hsueh kuan-tien p’i-p’an, pp. 18-19; Yu Sheng-wu et al., op. cit., Vol. I, p. 2456; Kuang-ming jih-pao, 19/12/1978].

    Các tuyên bố trên là hoàn toàn vô căn cứ, bị bác bỏ bởi vô số thực tế và tài liệu lịch sử. Cho dù bản chất ********* của chế độ Sa hoàng, nước Nga chưa bao giờ dính vào việc buôn nô lệ da đen hay tuyển mộ và xuất khẩu culi người Hoa. Trái lại, những người Nga tiến bộ đã công khai và kiên quyết chống lại bất kỳ việc buôn bán nô lệ nào, và trong chuyện này họ được hợp sức bởi giới quan chức Nga. Bài viết dưới đây cung cấp một lịch sử tóm tắt về việc buôn bán culi người Hoa và chứa các bằng chứng tư liệu về thái độ của Nga về vấn đề này.
    Việc di dân người Hoa sang các quốc gia láng giềng ở Viễn Đông và Đông Nam Á bắt đầu vào khoảng thế kỷ 13. Nạn đói, bệnh tật, bệnh dịch, thiên tai, nạn nhân mãn và đàn áp phong kiến cũng như ách cai trị của ngoại bang – ban đầu là người Mông Cổ, sau đó tới người Mãn Châu – đã kích thích việc di dân hàng loạt chủ yếu là nông dân và thợ thủ công rời khỏi các tỉnh ven biển miền nam.

    Thái độ với việc di dân của triều đình Mãn Thanh, vốn cai trị Trung Quốc từ thế kỷ 17 trở đi, là mâu thuẫn. Có thời kỳ nó bị nghiêm cấm nhưng tiếp theo lại đến thời kỳ dễ dãi. Ví dụ, năm 1712, Hoàng đế K’ang-hsi (Khang Hy) ban một chiếu chỉ bắt các di dân trở về Trung Hoa phải chịu tội chết, trong khi đó năm 1717 những ai rời Trung Hoa trước triều đại K’ang-hsi lại được phép quay về. Năm 1728, Hoàng đế Yung Cheng (Ung Chính) lại lần nữa cấm di dân người Hoa trở về, ngoại trừ những ai ra nước ngoài để buôn bán.

    Chính quyền nhà Thanh có cái nhìn ngờ vực với di dân và không tỏ ra quan tâm tới quyền lợi và sự an toàn của thần dân của họ ở nước ngoài. Điều này khiến đám thực dân Châu Âu ở Đông Nam Á càng rộng đường ngược đãi họ. Ví dụ, năm 1603 và 1639 ở Philippines gần 50 ngàn người Hoa bị giết do hành động của đám thực dân Tây Ban Nha, còn năm 1740 ở Batavia, Java, chính quyền thực dân Hà Lan đã bắt một lượng đông người Hoa và chở họ tới Ceylon, ở đấy hơn 10 ngàn người bị giết trong các cuộc nổi loạn. Hoàng đế Mãn Thanh Ch’ien Lung (Càn Long) khi được chính quyền Hà Lan thông tin về những gì xảy ra ở Batavia, đã lắng nghe với vẻ thờ ơ, nói rằng ông ta không phiền về số phận đám thần dân bất trung đã rời bỏ đất nước và mồ mả tổ tiên để chạy theo mối lợi [Xem H. F. McNair, op. cit.; A. Wright, O. T. Breakspear, Twentieth Century Impressions of Netherlands India: Its History, People, Commerce, Industries and Resources, London, 1909].

    Đến cuối thập niên 1840, việc di dân người Hoa, đặc biệt là các chuyến tàu chở culi ra hải ngoại của thương nhân người Châu Âu và Mỹ, vốn trước đây lẻ tẻ và có số lượng không đáng kể, nay được tổ chức theo quy mô lớn.

    Đây là thời kỳ mà các đại cường tư bản đã “khám phá” ra Trung Hoa, tìm thấy ở đây nguồn lao động giá rẻ để tìm kiếm và khai thác tài nguyên thiên nhiên tại các quốc gia mẹ và đặc biệt là tại các thuộc địa.

    Bản đồ buôn bán “nô lệ da vàng” ngày càng mở rộng.
    Nhân lực được xuất khẩu với số lượng lớn từ Trung Hoa tới Hoa Kỳ, Châu Mỹ Latin, Úc, New Zealand, và về sau tới cả Canada và Nam Phi. Dù chính thức bị cấm từ 1728, các nhân viên vẫn tuyển mộ lao động không tay nghề với số lượng lớn nhờ hối lộ đám quan lại Trung Hoa. Điều này làm nảy sinh ngày càng nhiều lường gạt lạm dụng. Như thành quy tắc, culi người Hoa được sử dụng cho các công việc nặng nhọc nhất trong hầm mỏ, trên các đồn điền Anh quốc ở Malaya, Borneo và Thái Lan; bởi thực dân Hà Lan tại Indonesia; bởi người Hà Lan và Anh, rồi sau này cả người Mỹ, các chủ đồn điền ở Philippines, và người Pháp ở Đông Dương [Xem N. A. Simonia, Naseleniye kitaiskoy natsionalnosti v stranakh Yugo-Vostochnoy Azii (Cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á), Moscow, 1959]. Sau đó, lao động người Hoa bị khai thác ở Thái Lan bởi các doanh nhân người Mỹ. Sau Chiến tranh Nha phiến lần 1, việc tuyển mộ culi ra nước ngoài được người Hoa gọi là “bị bán làm ngoại nô” [Lin Fan-Sheng, Malaya, Moscow, 1956, p. 22 (tiếng Nga)].

    Thế là Trung Hoa trở thành một trong những nguồn cung cấp lao động giá rẻ lớn nhất thế giới.

    Thanh triều phối hợp chặt chẽ với bọn thực dân. Họ không phản đối việc bán culi người Hoa làm nô lệ, và thực ra còn khuyến khích nó thành nguồn thu nhập quan trọng. Không chỉ thương gia người Anh, Mỹ, Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha hưởng lợi từ buôn nô lệ. Kể cả các ngân hàng lớn của Trung Hoa tại các thành phố cảng cũng tham gia việc này. Ví dụ, tại Amoy (Hạ Môn) môi giới người Hoa ở địa phương vay lãi tín dụng 4 đến 5 phần trăm hàng tháng, rồi dùng tiền này ký hợp đồng culi với lãi suất 10 tới 30 phần trăm vượt xa lãi suất ngân hàng. Việc này đem lợi cho cả ngân hàng và kẻ môi giới, những người nhận hoa hồng từ mỗi culi tuyển được. Ngoài ra, do không có ai kiềm quản họ, họ trả trước khoản tiền thấp nhất có thể cho di dân người Hoa. Bọn môi giới này cũng không ngần ngại sử dụng bạo lực, hối lộ và lừa gạt để mộ được càng nhiều culi càng tốt [Xem P. C. Campbell, Chinese Coolie Emigration to Countries Within the British Empire, London, 1923].

    Làm việc nhân danh các hãng buôn và công ty vận tải biển phương Tây, đám môi giới tuyển mộ culi không chỉ tại các cảng “mở”, mà cả trong nội địa nơi cấm người ngoại quốc xuất hiện. Bọn này hứa hẹn với họ cuộc sống sung túc, lương hậu hĩ, và đảm bảo với họ là họ có thể về nhà bất cứ lúc nào họ muốn.

    Bị đưa tới các quán trọ rẻ tiền trong cảng, đám culi sau đó bị tống vào các tàu biển ngoại quốc. Các công ty vận tải biển, muốn chất tải tối đa lên tàu, có một công thức đơn giản (như báo cáo của P. C. Campbell trong nghiên cứu của bà về di dân culi người Hoa): chủ một con tàu sức chứa 300 người sẽ cược liều nhét vào 600, chấp nhận hao hụt 250 trên đường để đưa được 350 đến thị trường lao động [Ibid.].

    Học giả người Nga A. B. Lakier (cùng với nhiều người khác) đã dẫn bằng chứng mà Thượng viện Hoa Kỳ tiếp nhận từ Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Cuba về sự khắc nghiệt dành cho culi người Hoa ở đấy. “Ngay khi một con tàu chở di dân vừa rời bờ biển Trung Hoa”, ông viết, “đám người Hoa nhận ngay ra rằng chuyến đi thoải mái và nhanh chóng như hứa hẹn chỉ là giả dối. Họ bị đối xử như nô lệ. Thực tế, điều kiện trên những con tàu chở họ chẳng tốt gì hơn tàu chở nô lệ da đen”.

    A. G. Vlangali, Đại sứ Nga tại Trung Hoa, đã bày tỏ phẫn nộ trước hành động của bọn buôn nô lệ phương Tây trong bản báo cáo gửi Bộ trưởng Ngoại giao Gorchakov, cung cấp một số chi tiết về việc tuyển dụng và vận chuyển culi. Việc tự do di dân người Hoa, chủ yếu từ các hải cảng miền nam, Vlangali viết, đã được thực hiện từ thời cổ đại. Nhưng việc tuyển dụng lao động người Hoa để chở ra hải ngoại khởi đầu mới 15 năm trước, tức là sau khi các nước văn minh đã bắt tay chấm dứt chế độ nô lệ. Ông viết: “Đám buôn nô lệ da đen bị thiệt hại đã tìm ra một cách để che đậy hoạt động của mình: chúng tuyển culi ở Nam Hoa rồi chở họ đến Quần đảo Antilles, Havana, Peru và các nơi khác, những nơi trước đây chúng vẫn bán nô lệ da đen”.

    Những tay buôn nô lệ này có văn phòng ở Canton (Quảng Châu), Macao, Amoy và các hải cang phía nam khác. Chúng thuê và tung vô số nhân viên người Hoa về miền quê mộ người, thậm chí vào cả nội địa để chiêu mộ culi. Chúng không từ điều gì để dụ người Hoa vào chuồng nhốt, sau đó đưa lên tàu chở họ đi đến các thuộc địa viễn xứ. Vũ lực được sử dụng thường xuyên.

    Trong chuồng nhốt những người Hoa được mộ phải sống trong điều kiện không thể chịu nổi. Nhưng sự đối xử với họ trên tàu còn bất nhân hơn nữa. Tỷ lệ tử vong trên biển cao quá mức. Trong tuyệt vọng, người ta nhảy qua boong tàu tự sát. Liên tục có nổi loạn, chủ yếu chỉ dẫn tới cái chết của hàng chục di dân. Năm 1855, trên một con tàu Mỹ chở 450 người, Vlangali viết, đám culi nổi loạn bị lùa trở lại vào khoang dưới, sau đó mọi cửa nắp bị đóng lại. Khi chúng được mở ra 14 tiếng sau, gần 300 người được thấy đã chết ngạt [RFPA, Section “St Petersburg”, Main Archive I-9, 1866-1883, file 22, sheets 1-12].

    Frederich Engels viết: “Các culi di dân tới nước ngoài vùng lên nổi dậy, và như thể một dàn nhạc, họ nổi dậy trên mọi con tàu di dân, chiến đấu để chiếm lấy nó, và quyết không chịu đầu hàng, họ thà chìm xuống đáy biển với nó hoặc chịu chết trong con tàu cháy” [Frederick Engels, “Ba Tư – Trung Hoa”, Karl Marx, Frederick Engels, Tuyển tập, Vol. 15, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Moskva, 1985, p. 281].

    Tuy nhiên, thực tế này không được đề cập tới trên báo chí Châu Âu. “Chúng ta không nghe thấy gì”, Karl Marx viết năm 1857, “về những sai trái ‘thậm chí gây chết người’ đối với các di dân bị lừa dối và ràng buộc bị bán vào cảnh còn tệ hơn nô lệ trên bờ biển Peru và làm đầy tớ ở Cuba” [Karl Marx, “Các tội ác của người Anh ở Trung Hoa”, Karl Marx, Frederick Engels, Tuyển tập, Vol. 15, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Moskva, 1985, p. 235].

    Còn thêm nhiều bằng chứng khác về số phận tàn tệ của các culi người Hoa ở hải ngoại. Ví dụ tại Cuba, khi này đang dưới quyền cai trị của thực dân Tây Ban Nha, đầy tớ người Hoa thường phải sống trong các lán riêng có lính gác. Sau đó đám điền chủ và nhà công nghiệp địa phương tới, và một cuộc đấu giá thực sự diễn ra, gợi nhớ đến, theo lời các nhân chứng, một cuộc mua bán nô lệ da đen.

    Về chính thức, các culi được ký hợp đồng trong ít nhất một năm (phổ biến là từ 3 tới 8 năm), trong thời gian đó họ phải làm để trả “nợ”, tức là lộ phí đi từ Trung Hoa, thức ăn, và tiền công trả trước (họ chỉ được nhận một phần số tiền này). Tuy nhiên khi hợp đồng hết hạn, các culi nhận ra mình còn chịu nợ nặng hơn – tiền ở, ăn, quần áo mà đám chủ đồn điền hoặc hầm mỏ phát cho họ. Thế là các culi “tự do” buộc phải ký một hợp đồng mới.

    So sánh lao động của các culi có hợp đồng với lao động nô lệ da đen, học giả người Nga Lakier, người từng ghé thăm Cuba, viết rằng “như nô lệ da đen, các culi làm việc suốt ngày và bị nhốt lại vào ban đêm; nhiều người phải đeo gông sắt quanh cổ. Ta có thể nhìn thấy cái gông thò dưới bím tóc dài của họ. Đấy là để ngăn họ không bỏ trốn. Nhưng sao lại bỏ trốn? Theo điều khoản của hợp đồng, anh ta được tự do và có thể đi bất cứ đâu tùy ý sau năm năm, hoặc được ký hợp đồng mới. Dù nuôi một người Hoa tiêu tốn không hơn 80 đô-la một năm, và dù điền chủ chi như thế tiết kiệm hơn số phải chi cho một nô lệ da đen, và do đó nên biết quý thứ lao động rẻ mạt này, hắn ta lại cố tìm cách bóc lột hết mức có thể người culi trong chừng nào người này còn làm đầy tớ và bị lệ thuộc vào hắn” [A. B. Lakier, Puteshestviye po Severoamerikanskim shtatam, Kanade i ostrovu Kuba (Các chuyến du hành tới những nước Bắc Mỹ và đảo Cuba), Vol. 2, St Petersburg, 1859, pp. 33-331].

    Một số hiệp ước ký bởi Trung Hoa vào giữa thế kỷ 19 đã thúc đẩy thêm việc buôn bán nô lệ trá hình bằng cách chính thức cho phép các chuyến tàu chở culi tới các nước ở Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Theo Hiệp ước Tientsin (Thiên Tân) 1858, Anh và Pháp nhận được quyền chở lao động làm thuê ra khỏi Trung Hoa. Các hiệp ước Anh-Hoa và Pháp-Hoa năm 1860 chứa những điều khoản về xuất khẩu nhân lực Trung Hoa.

    Năm 1866, Thanh triều ký thỏa thuận bổ sung với Anh và Pháp, quy định thủ tục ký hợp đồng lao động người Hoa. Sử gia Trung Quốc Fan Wen-lan phẫn nộ viết về việc này: “Từ đây trở đi, Anh và Pháp có thể hợp pháp tuyển mộ ‘trâu bò sống’; mạng sống hàng triệu con người khốn khổ, phải bỏ mạng đất khách quê người, theo đó đã bị bỏ thí” [Fan Wen-lan, op. cit., p. 283].

    Cho phép các thần dân của mình tham gia “vận chuyển di dân” khỏi Trung Hoa, đấng quân vương Anh quốc đã phá lệ mà hợp pháp hóa điều này. Năm 1859, Al****, Đại sứ Anh ở Canton (Quảng Châu), đã đề nghị chính quyền Trung Hoa nên cho phép tuyển mộ và chuyên chở lao động người Hoa theo một điều lệ đặc biệt soạn thảo bởi cả hai bên. Đề nghị của ông ta được chấp thuận, theo đó các nhân viên tuyển mộ được nhận hỗ trợ và ủng hộ của các quan chức chính quyền Anh. Hoạt động của bọn họ cũng được chấp thuận bởi chính quyền Trung Hoa.

    Theo thỏa thuận trên, một nhân viên tuyển mộ của Công ty Đông Ấn Anh quốc mở một văn phòng ở Quảng Châu và bắt đầu chính thức mộ di dân người Hoa. Các điều khoản của hợp đồng đều được cả lãnh sự Anh và chính quyền Trung Hoa địa phương nắm rõ. Như thông lệ, các culi phải làm việc trong thời hạn 5 năm. Chi phí đi và về Trung Hoa được nhà thầu trả. Hợp đồng quy định giờ làm việc và mức lương phải trả cho người lao động. Nó cũng liệt kê điều kiện ăn ở của anh ta tại thuộc địa, và hứa hẹn được liên lạc thư từ với gia đình hoặc người thân ở Trung Hoa. Đám chủ nô không bao giờ bận tâm, và thực cũng không bao giờ làm, tuân thủ các điều khoản này.

    Chuyến vận chuyển đầu tiên của văn phòng Canton có khoảng 2.000 di dân, trong số đó gần 300 phụ nữ và hơn 100 trẻ em. Các chuyến sau con số còn lớn hơn.

    Theo báo cáo của các đại sứ Mỹ và Anh ở Trung Hoa, ngoài ra còn nhiều nguồn thông tin khác, nhân dân địa phương đã tỏ ra phẫn nộ. Năm 1859, khi 40 xác người bị ném xuống sông từ một con tàu Pháp chở di dân, nhân dân Thượng Hải đã phản ứng dữ dội tới mức người Pháp đã phải gọi các chiến thuyền của họ đến hỗ trợ.

    Không lâu sau, người Pháp cũng mở “các văn phòng di dân”, tiếp theo đó là người Mỹ. Tay phái viên Mỹ đã phải sớm chấm dứt việc làm ăn của mình do chính phủ Hoa Kỳ đầu hành trước sức ép báo chí tại quê nhà và theo một tu chính án của Thượng viện ngày 19/2/1862, đã cấm công dân của mình tham gia tuyển mộ và vận chuyển (trên các tàu Mỹ) di dân từ các cảng Trung Hoa, vốn giống quá sức với việc buôn bán nô lệ da đen vừa bị lên án trước đây [RFPA, Section “St Petersburg”, Main Archive I-9, 1866-1883, file 22, sheets 1-12].

    Nhưng các nhà công nghiệp Hoa Kỳ lại hết sức muốn lao động giá rẻ người Hoa. Năm 1868, Trung Hoa và Hoa Kỳ ký một thỏa thuận, theo đó ghi nhận quan tâm của Mỹ với dân nhập cư từ Trung Hoa [Xem A. Sartorius von Waltershausen, “Vopros o trude kitaitsev” (Lao động người Hoa), Istoriya truda v svyazi s istoriyei nekotorykh form promyshlennosti (Lao động và sự tiến hóa của công nghiệp), St Petersburg, 1897].

    Từ lao động của hàng ngàn culi người Hoa để phát triển những vùng rộng lớn thưa dân ở Viễn Tây nước Mỹ, sử gia người Hoa Liu Ta-nien viết, đám tư bản Mỹ đã thu được khoản lợi nhuận chưa từng thấy. Người Hoa được tuyển mộ làm nông, đốn gỗ, làm đường sắt và trong hầm mỏ.
    Theo một thỏa thuận mới, Hiệp ước Bắc Kinh 1880, người Mỹ được phép áp đặt quy định, giới hạn hoặc thậm chí đình chỉ việc nhận cư lao động người Hoa, nhưng không được cấm hẳn. Điều này không áp dụng với lao động trí óc, nhà buôn và thợ thủ công.

    Cuba, Peru, Mexico và Guiana thuộc Anh được thống kê là những nơi tuyển dụng nhiều nhất culi người Hoa ở Châu Mỹ Latin. Chuyến đầu tiên 800 người được chở từ Amoy (Hạ Môn) tới Cuba năm 1847. 25 năm sau, đã có thêm 150.000 người nữa tới hòn đảo này. Vào thập kỷ 1870, có khoảng từ 150.000 tới 270.000 người Hoa cư trú tại Peru [Xem S. R. Lainger, “K voprosu o kitaiskoi emigratsii v strany Latinskoi Ameriki po materialam zapadnoi istoriografii” (Chủ đề di dân người Hoa đến Châu Mỹ Latin trong các sách lịch sử phương Tây), Strany Dalnego Vostoka I Yugo-Vostochnoy Azii: problemy istorii I ekonomiki (Viễn Đông và Đông Nam Á: Lịch sử và Kinh tế), Moskva, 1969, p. 62].

    Cao điểm việc vận chuyển lao động người Hoa tới Canada được ghi nhận là vào thập niên 1870, thúc đẩy bởi cuộc đổ xô tìm vàng và việc xây dựng tuyến đường sắt “the Canadian Pacific Railroad” sử dụng tới 8.000 culi người Hoa [H. F. McNair, op. cit., p. 74].

    Tổng cộng khoảng 80.000 lao động người Hoa được chở tới Úc và New Zealand từ thập niên 1850 tới 1880 [Ibid, p. 69], và hàng chục ngàn lao động hợp đồng người Hoa được tuyển mộ trong các đồn điền mía ở Hawaii.

    Trong một thời gian dài, việc di cư người Hoa tới các thuộc địa phương Tây tiếp diễn không hạn chế. Ví dụ ở Đông Nam Á, bao gồm Malaya, Thái Lan, Indonesia và các nước khác, lao động người Hoa được sử dụng rộng rãi suốt nửa cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Đầu thập nie7n 1890, hơn 100.000 người Hoa được tuyển dụng trong các khu mỏ ở Malaya thuộc Anh. Mãi tới 1914-1916 culi hợp đồng mới chính thức bị cấm ở các thuộc địa Anh. Tới lúc này, rõ ràng lao động của họ đã trở nên không có lợi về mặt kinh tế.

    Hàng ngàn culi người Hoa làm việc trong các đồn điền mía và hồ tiêu ở Thái Lan vào nửa cuối thế kỷ 19. Hàng ngàn người khác được mộ làm trong các mỏ thiếc. Lao động người Hoa cũng đóng góp lớn trong việc phát triển giao thông, và tham gia xây dựng các thành phố.

    Việc khai thác mạnh mẽ lao động người Hoa đã đem lại lợi nhuận khổng lồ cho chính quyền Anh. Theo Sir Frank Athelstane Swettenham, Toàn quyền Anh tại Malaya, lao động người Hoa đem lại chín phần mười tổng thu ngân sách toàn Anh [Xem F. Swettenham, British Malaya, London, 1948, p. 232].

    Lao động người Hoa cũng được sử dụng rộng rãi tại mỏ vàng Transvaal ở Nam Phi cho tới tận đầu thế kỷ 20. Năm 1904, hơn 20.000 người Hoa được sử dụng tại đây, và gần 50.000 vào năm 1905.

    Vậy thái độ của nước Nga với việc tuyển mộ và vận chuyển lao động người Hoa ra sao?

    Giới tiến bộ ở Nga cảm thông với các culi và đã phẫn nộ viết về cách mà bọn thực dân phương Tây đối xử với họ. “Chúng ta hãy nhìn gần một cách khách quan vào hoàn cảnh của những người Hoa”, một tạp chí Nga viết, “ và sẽ thấy máu và bạo lực từ cả hai phía: một phía là khuôn mặt nhăn nhúm của gã nghiện thuốc phiện người Hoa, còn ở phía kia là gương mặt bần cùng của anh culi, một nô lệ bị hợp pháp hóa bởi bản hiệp ước mới nhất và khoác cái tên nực cười ‘người di dân’ “ [Ám chỉ đến Hiệp ước Thiên Tân 1858; Xem N. Khmelevsky, “Otnosheniya yevropeitsev k Kitayu” (Thái độ của Châu Âu với Trung Hoa), Otechestvenniye zapiski (Ghi chép về tổ quốc), St Petersburg, 1861, Vol. 136, Nos. 5-6, p. 347].

    Nhà báo Nga V. A. Obruchev giận dữ viết: “Dưới bầu trời đầy phúc lành của Nam Mỹ có sống những sinh vật mà số phận họ chỉ gợi lên nỗi căm phẫn - đó là các culi. Sự khốn khổ của họ khiến ta thương cảm còn hơn cả hoàn cảnh của kiếp nô lệ” [V. A. Obruchev, “Nevolnichestvo v Severnoi Amerike” (Nô lệ tại Bắc Mỹ), Sovremennik (Thời Đại), 1861, Vol. 86, No. 3, pp. 280-281].

    Tạp chí Otechestvenniye zapiski mô tả cảnh xuất cảng culi thật “đáng hãi”. Tháng 5/1861, tạp chí viết: “Ta không khỏi đặt dấu hỏi về sự buôn bán culi đầy bất nhân. Đám ngoại quốc tóm được những kẻ khốn khổ này phần bằng dùng vũ lực, phần bằng cách chuốc rượu họ. Bọn bắt cóc này đưa họ tới những điểm đặc biệt bí mật nơi mà họ bị đối xử không gì ngoài sự tàn bạo: nếu một culi bị bệnh hoặc không thể làm việc, bọn người Âu văn minh liền tống anh ta đi, và kẻ khốn khổ thường là sẽ chết vì kiệt sức. Lord Elgin có nhắc đến trường hợp một góa phụ có hai đứa con đã trưởng thành. Con trai bà rơi vào tay bọn buôn người đi lao động ở thuộc địa các nước Châu Âu. Thế là bà mẹ phải bán đứa con gái để có tiền chuộc con trai. Nhưng bà không tìm được con – anh ta đã bị đưa lên tàu chở đi” [N. Khmelevsky, op. cit., pp. 299, 322].

    Thái độ của chính quyền Nga về vấn đề culi người Hoa khác hẳn so với các đại cường khác như Hoa Kỳ, Anh và Pháp. Sa hoàng Nga chưa bao giờ đòi quyền được chở lao động từ Trung Hoa đi theo điều khoản có lợi nhất cho đất nước mình, vốn được cấp cho tất cả những nước ngoài mà mối quan hệ với Trung Hoa được quy định trong bản hiệp ước. Các đại diện chính quyền Nga ở Trung Hoa dứt khoát lên án việc buôn bán culi. Tháng 3/1858, E. V. Putyatin, đặc phái viên Nga tại Trung Hoa, đã viết những dòng dưới đây gửi Bộ trưởng Ngoại giao Gorchakov: “Việc buôn bán này là lừa gạt và dụ dỗ những người thuộc các tầng lớp nghèo khổ nhất đi lao động ở các thuộc địa của Châu Âu, chủ yếu tại Cuba, trong một số năm nhất định. Vài năm trước, các nước Châu Âu và Châu Mỹ đã bắt đầu tham gia công việc đầy lợi nhuận này, và trong vài năm gần đây ngành thương mại nhục nhã này của họ đã đạt lợi nhuận khổng lồ” [RFPA, Section “St Petersburg”, Main Archive I-9, 1857, file 16, part V, sheets 207].

    Chính quyền Thanh cũng đã gửi một bản sao các điều khoản của hiệp định quy định việc người nước ngoài tuyển mộ lao động người Hoa cho đại sứ Nga ở Bắc Kinh, nói rằng các thần dân Nga muốn tham gia việc này phải tuân thủ các điều khoản quy định. Đại sứ Hoa Kỳ và Phổ ở Bắc Kinh cũng được nhận các bản sao của hiệp định.

    “Riêng về mặt này”, Đại sứ Vlangali viết cho Gorchakov, “chúng ta ở cùng vị thế như nước Phổ, và do đó không thể thỏa theo điều khoản đầu tiên của bản quy định mới, theo đó yêu cầu những ai muốn tham gia việc thương mại nêu trên trước tiên phải chứng minh họ đã tuân thủ mọi quy định của luật pháp nước họ liên quan tới vấn đề di trú. Tại các quốc gia này, gồm Hoa Kỳ, Anh và Pháp, vốn có luật quy định về việc này, mọi thứ liên quan tới tuyển dụng và vận chuyển di dân đều được quy định cụ thể chi tiết. Người Anh thậm chí còn có một luật đặc biệt quy định việc chuyên chở cho riêng di dân người Hoa, ban hành ngày 14/8/1855; Pháp có luật di trú ngày 18/6/1860 và các tu chính án 27/3/1952, 15/1/1855 và 9 và 15/3/1861. Hoa Kỳ có một luật liệt kê các quy định về chuyên chở hành khách trên tàu hơi nước và các tàu thuyền khác, ký ngày 3/3/1855. Chúng ta không có các luật ấy ở nước Nga”.

    Hãy lưu ý tính chất và ý nghĩa của bản chỉ thị do Đại sứ Vlangali ban hành gửi tới tất cả các lãnh sự Nga ở Trung Hoa: “Do đó, tôi nhận thấy cần phải thông báo cho các lãnh sự của chúng ta ở những cảng mở tại Trung Hoa rằng trong lúc chờ được phép từ St Petersburg, các thần dân Nga không được tham dự vào các chuyến chở di dân. Các tàu của chúng ta có thể chở theo những hành khách Trung Hoa tự do, nhưng tôi cấm họ không được đưa lên tàu những di dân được tuyển mộ bởi điều này rất dễ biến thành việc buôn nô lệ” [RFPA, Section “St Petersburg”, Main Archive I-9, 1866-1883, file 22, sheets 1-12].

    Trong thư trả lời ngày 1/7/1866, Bộ trưởng Ngoại giao Gorchakov báo tin cho Vlangali rằng Sa hoàng đã “chấp thuận bản chỉ thị của ngài về cấm thần dân Nga tham gia cái nghề không khác mấy với nghề buôn nô lệ da đen. Hiệp ước về các quy định giới hạn hoạt động của nhân viên tuyển mộ có lẽ không mấy tác dụng bảo vệ quyền lợi cá nhân của những người đã, trong cơn cùng quẫn, hoàn toàn giao phó bản thân cho lòng nhân từ của bọn ngoại quốc trục lợi. Do đó, việc chuyên chở culi người Hoa không nghi ngờ gì sẽ vĩnh viễn mang danh một nghề bất chính giống như danh xấu của việc buôn thuốc phiện dù cho nó đã được hợp thức hóa bằng các hiệp ước. Với trọng lượng các lý lẽ nêu trên, Đức Hoàng đế thánh thượng đã hạ lệnh mọi lãnh sự và nhân viên lãnh sự của ta tại các cảng biển Trung Hoa đều phải được thông báo rằng thần dân Nga nào tham gia việc tuyển mộ và chuyên chở di dân người Hoa đều sẽ bị tước quyền bảo hộ từ chính phủ ta. Ngài có thể công bố về nội dung này với chính phủ Trung Hoa, họ chắc chắn sẽ tán thành động cơ khiến chính phủ ta đưa ra một quyết định như vậy” [RFPA, Section “St Petersburg”, Main Archive I-1, file 176, sheets 22-23; I-9, 1866-1883, file 22, sheets 35-36].

    Ngày 8/7/1866, Bộ trưởng Ngoại giao Nga ra thông báo gửi các Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Hải quân, và Tổng đốc Miền Đông Siberia, nội dung như sau:

    “Đại sứ của ta ở Bắc Kinh báo cáo lên Bộ Ngoại giao rằng chính phủ Trung Hoa đã ký kết hiệp ước với các phái đoàn Anh và Pháp về việc tuyển mộ và chuyên chở di dân lao động người Hoa. Chính phủ Trung Hoa đã chuyển văn bản hiệp ước cho phái đoàn ta và đề nghị cần tuân thủ nó nếu có bất kỳ thần dân Nga nào muốn tham gia việc tuyển mộ và chuyên chở di dân tại các cảng mở thương mại với ngoại quốc. Xét thấy nghề nghiệp nêu trên đã bao năm nay tạo cơ hội cho việc lạm dụng thô bạo, và xét thấy, do là một nghề bất chính, không khác mấy với việc buôn bán nô lệ da đen, Bộ Ngoại giao đã báo cáo vấn đề này lên Đức Thánh thượng, và Người đã quyết định hạ lệnh như sau: hãy thông báo cho mọi lãnh sự và nhân viên lãnh sự của ta tại các cảng biển Trung Hoa biết rằng thần dân Nga nào tham gia tuyển mộ và chuyên chở di dân người Hoa sẽ bị tước quyền bảo hộ từ chính phủ ta” [RFPA, Section “St Petersburg”, Main Archive I-9, 1866-1883, file 22, sheets 37 and verso].

    Một thông cáo cấm thần dân Nga tham gia tuyển mộ và chuyên chở di dân người Hoa được gửi tới tất cả các lãnh sự Nga tại các cảng biển Trung Hoa và in trên các tờ báo tiếng Anh xuất bản tại Trung Hoa.

    Các đại diện chính phủ Nga ở Trung Hoa đã có hành động kiên quyết để loại trừ việc vi phạm mệnh lệnh nêu trên. Lấy ví dụ trường hợp thương gia Landstein, một thần dân Nga. Trong báo cáo gửi P. N. Stremoukhov, Vụ trưởng Vụ Châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Nga, đề ngày 24/5/1872, đại sứ Nga Vlangali đã thuật lại vụ việc đầy đủ chi tiết, có đề cập tới bức thư của Phó Đô đốc Fedorovsky, Tư lệnh hải quân Nga tại Thái Bình Dương.

    Theo chứng cứ nhận được từ lãnh sự Italia ở Macao, thì thương nhân hạng 1 Rudolf Landstein, cư dân Hong Kong, từ 1868 đã mua một số tàu và (được cấp giấy phép tạm của Lãnh sự Nga) phái chúng chở hàng hoặc tải trọng dằn đến Macao dưới lá cờ Nga. Tại Macao, các tàu này nhận chở culi tới nhiều cảng khác nhau ở Nam Mỹ. “Từ tận năm 1866, khi nhận được lệnh của Đức Thánh thượng cấm thần dân Nga tham gia chuyên chở di dân lao động”, Vlangali viết, “Tôi đã thông báo cho tất cả các lãnh sự của ta tại vùng biển Trung Hoa về nội dung này và cho đăng một cáo thị trên tờ báo tiếng Anh tại địa phương. Khi các thần dân của ta mua tàu thuyền, họ được các lãnh sự của ta hướng dẫn viết cam kết rằng những chuyến như thế sẽ không được thực hiện dưới lá cờ nước Nga. Đúng là rất khó để đảm bảo tuân thủ, bởi các hải cảng ở hải phận Nam Trung Hoa như Macao và Hong Kong lại nằm trong tay Bồ Đào Nha và Anh. Lãnh sự ta ở Hong Kong có thể theo dõi các tàu Nga trong cảng Hong Kong, nhưng không thể làm như vậy tại Macao, bởi tiếng nói của ông ấy tại đó thiếu trọng lượng”.

    Đầu năm 1872, Vlangali thông báo cho Phó đô đốc Fedorovsky, tư lệnh hải quân Nga tại Thái Bình Dương, về thái độ chính thức của chính phủ Nga đối với việc buôn bán culi. Khi nhận được chứng cứ nêu trên về thương nhân Landstein, đại sứ Nga đã tái khẳng định trong bức thông tư gửi tất cả lãnh sự Nga tại các cảng Trung Hoa “rằng các chuyến tàu như vậy bị cấm đối với thần dân của ta, và cần yêu cầu những ai mua tàu phải viết cam kết rằng họ sẽ không vận chuyển culi dưới lá cờ Nga”. Sau đó đại sứ Nga viết them: “Tôi đã đăng một thông cáo về nội dung này trên tờ báo Thượng Hải”.

    Để tạo thêm hiệu quả kiểm soát, Vlangali đề nghị Bộ Ngoại giao Nga gửi một thông tư liên quan tới tất cả lãnh sự Nga ở Mỹ, đặc biệt là những người đóng tại các cảng nơi xuống culi. Ngày 3/6/1872, Vụ Châu Á của Bộ Ngoại giao Nga gửi một thông tư tới các phái đoàn Nga hải ngoại, cấm họ cấp phép cho các tàu của Landstein được treo cờ Nga [Ibid, sheet 101].

    Ngày 24/6/1872, trở lại vấn đề cấm vận chuyển culi trên tàu Nga, Vlangali viết: “Khi được hỏi lãnh sự quán ở Hong Kong cần thực hiện các biện pháp nào nếu một tàu treo cờ Nga thừa nhận có chở culi, tôi đã trả lời như sau: Nếu con tàu đó ở tại một cảng có lãnh sự quán Nga, viên lãnh sự phải cầm giữ ngay giấy tờ của tàu và báo cáo vụ việc về St Petersburg và Bắc Kinh không chậm trễ. Nếu con tàu thay thế lượng tải trọng ấy kịp thời và chấp nhận việc chở hàng không bị cấm, việc tạm giam giữ có thể được dỡ bỏ. Nếu tàu chở culi tại một cảng thuộc hải phận Trung Hoa không có lãnh sự quán Nga, phải thông báo lập tức cho chính quyền địa phương rằng việc chở culi trên tàu Nga bị Chính phủ Đế quốc Nga cấm và yêu cầu họ không cho phép đưa hàng lên tàu. Nếu biện pháp này không thành công và con tàu, đang chở culi, đã khởi hành, phải báo ngay cho St Petersburg để họ có thể thông báo cho lãnh sự Nga ở cảng nơi đến, cùng với sứ quán ở đấy và vị đô đốc tư lệnh hải quân Nga tại Thái Bình Dương. Các chỉ thị này tôi đã báo cho Phó Đô đốc Fedorovsky” [Ibid, sheet 95-98].

    Vụ Landstein cho thấy, không như các đại cường phương Tây, Nga đã công khai lên án việc buôn bán lao động người Hoa và thực sự có các bước cần thiết để ngăn chặn thần dân Nga tham gia việc buôn bán culi người Hoa đáng xấu hổ.
    Vị thế của Nga trong câu chuyện này được tái xác nhận trong một loạt tư liệu hành chính sau này. Ví dụ, ngày 24/5/1875, E. K. Butsow, khi ấy là đại sứ Nga ở Bắc Kinh, đã thông báo cho P. N. Stremoukhov, Vụ trưởng Vụ Châu Á, rằng một công ty thương mại nào đó của Đức tại Thượng Hải có tiếp cận lãnh sự quan Nga để tìm hiểu liệu họ có thể ký chuyển nhượng hợp đồng thuê mướn theo đó công ty dự định ký kết với người lao động Trung Hoa nhân danh Askold Island Goldmines. Viên lãnh sự trả lời rằng “do chúng tôi cấm thần dân Nga không được tham gia tuyển mộ hoặc vận chuyển di dân người Hoa, chúng tôi không thể cho phép việc nhập khẩu qua biên giới Nga các lao động người Hoa được tuyển mộ bởi các thần dân ngoại quốc dưới các điều khoản quy định cái gọi là việc di dân theo hợp đồng, điều mà chính phủ chúng tôi không công nhận”.

    Butsow đã tán thành viên lãnh sự Nga ở Thượng Hải. “Chúng ta sẽ làm trái với tuyên bố của mình với triều đình Bắc Kinh về việc xuất khẩu culi nếu chúng ta cho phép nhập cảnh vào nước ta các lao động mà việc tuyển mộ họ liên quan tới biết bao trò lường gạt, cho dù nó được thực hiện phù hợp với các quy định ban hành bởi bản thân chính phủ Trung Hoa” [RFPA, Section “St Petersburg”, Main Archive I-9, 1875, file 9, sheets 7-10].

    Năm 1874, Thanh triều đã gửi 2 viên quan tới Cuba, nơi đặc biệt khi ấy có số lượng lớn culi đang trú đóng, giữ vai trò một đoàn đặc phái nghiên cứu tình hình của di dân lao động người Hoa. Họ thu thập được lời khai của hơn một ngàn người Hoa. Báo cáo của phái đoàn, được xuất bản tại Thượng Hải năm 1876, đã xác nhận nhiều than phiền về sự đối xử tàn bạo của bọn điền chủ đối với lao động người Hoa.

    Trong biên bản ngày 17/11/1874, Thanh triều đề nghị Bộ Ngoại giao Nga chỉ đạo lãnh sự của mình ở Havana hỗ trợ các quan lại Trung Hoa là Ch’en Chu-shih và Ma Wu, được cử tới đây tìm hiểu tình hình lao động người Hoa tại Cuba [RFPA, Section “Mission in Peking”, file 39, document 18]. Theo chỉ thị của Bộ Ngoại giao Nga, phái viên (envoy) Nga tại Hoa Kỳ Offenberg đã yêu cầu viên lãnh sự phải giúp các quan nhà Thanh thu thập thông tin về tình hình di dân người Hoa ở đây. Hinrichs, lãnh sự Nga tại Cuba, đã tiếp các quan người Hoa và có cuộc thảo luận khá lâu với họ [RFPA, Section “St Petersburg”, Main Archive I-9, 1866-1883, file 22, sheets 160-161].

    Khi trở về Bắc Kinh, hai viên quan đã chứng thực rằng lãnh sự Nga ở Havana đã tiếp họ “vô cùng tận tâm và đặc biệt nồng ấm”, đến mức Tsungli yamen (Tổng lý Nha môn, tức Bộ Ngoại giao của Thanh triều, lập ra năm 1861) đã gửi lời biết ơn sâu sắc đến đại sứ Nga ở Bắc Kinh và đề nghị ông này chuyển lời cảm ơn lên Bộ Ngoại giao Nga [RFPA, Section “Mission in Peking”, file 39, document 18].

    Sau đó, khi đã ký một hiệp ước mới với Tây Ban Nha năm 1877 để quy định việc tuyển mộ và vận chuyển lao động người Hoa tới Cuba, Thanh triều lại đề nghị Nga chỉ đạo các đại diện của mình ở Cuba “hỗ trợ các lãnh sự Trung Hoa ở đấy để dàn xếp các vấn đề cho thể nảy sinh với lao động người Hoa tương ứng với các điều khoản của bản hiệp ước”. Trong thư hồi đáp gửi qua viên đại sứ ở Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Nga thông báo chính quyền Trung Hoa rằng chính phủ Nga “vốn luôn tìm cách duy trì quan hệ hữu hảo với Hoàng triều, cũng đã sẵn sàng hỗ trợ đối với vấn đề này” [RFPA, Section “St Petersburg”, Main Archive I-9, 1866-1883, file 22, 268 and verso].

    Lời tuyên bố rằng người dân sống tại vùng biên giới Trung Hoa đã bị cưỡng bức chở tới Nga là trái ngược với sự thật. Trong thế kỷ 17 và 18, khi tiến trình xác định biên giới giữa Nga và Trung Hoa đang diễn ra, người dân thường di cư từ phía này biên giới sang phía bên kia, với số lượng đáng kể từ Trung Hoa vượt sang Nga. Do thực tế này, các hiệp ước Nga-Trung thời kỳ đầu thậm chí còn chứa các điều khoản về loại người này. Ví dụ, Điều 4 của Hiệp ước Nerchinsk 1689 nói rằng “những kẻ chạy trốn đã vượt biên trước khi hòa ước này được ký kết giữa Đức Sa hoàng và Đức Thánh thượng Hoàng đế có thể ở lại; nhưng kẻ nào vượt biên sau khi ký hòa ước này sẽ bị gửi trả lại không chậm trễ và giao cho võ quan biên phòng xử lý” [CSAALD, Section “Russo-Chinese Relations”, Book 10, sheets 1158 verso-1162 verso]. Một điều khoản tương tự được ghi trong Hiệp ước Kyakhta: “Từ nay trở đi, căn theo biên giới đã thiết lập giữa hai quốc gia, không bên nào được giữ kẻ chạy trốn nữa” [RFPA, Section “Treaties”, Reg. No. 2 (466a), file 240, sheets 3-7].

    Cuộc di cư ồ ạt của người Mông Cổ vào Nga, từ những vùng đất bị sáp nhập cưỡng bức vào Đế quốc Thanh để chạy trốn khỏi sự đàn áp của người Mãn, mang một quy mô lớn vào nhiều thời điểm. A. Zholobov, Vice-Governor (Phó tổng đốc) Irkutsk, đã báo cáo lên St Petersburg ngày 16/10/1731 rằng nhiều người Mông Cổ, có thể là tất cả, muốn đến sống tại Đế quốc Nga, và nếu người Nga không trả về 2.142 hộ, có thểm 10.000 hộ nữa sẽ sang theo họ; nhưng, theo các ukazh (sắc lệnh) và hòa ước thì nước Nga không thể tiếp nhận họ; ngoài ra về phía Nga có quá ít người để duy trì trật tự và cũng ít lính thường trực [RFPA, Section “Russo-Chinese Relations”, Reg. No. 62/1, 1731, file 6, sheets 136]. Trong một báo cáo khác ngày 30/5/1732, Zholobov tuyên bố rằng do thiếu lính biên phòng, người Mông Cổ số lượng hơn 1.500 hộ bao gồm cả đàn ông có vũ trang đã vượt biên bất hợp pháp sang Nga tại Nerchinsk trong tháng 4; dù đã nhiều lần thương lượng với họ, họ vẫn từ chối trở lại biên giới Nga để về đất Trung Hoa. Ngoài ra, một số lớn đã tới biên giới và xin được nhận làm thần dân của Sa hoàng. Dù họ bị từ chối, Zholobov nói vậy trong báo cáo của mình, vẫn không thể dùng sức mạnh giữ họ không vào do biên giới quá rộng, trong khi dù ta có thông báo, phía Trung Hoa vẫn không làm gì để ngăn dân của họ từ trong nước theo điều khoản của hiệp ước.

    Chính phủ Nga và chính quyền địa phương Nga đã kiên quyết chống lại các tập quán phi pháp của những người Trung Á, chưa bao lâu trước khi trở thành thần dân Đế quốc Nga, tham gia các băng buôn nô lệ. Đặc biệt, điều này liên quan tới việc mua bán thần dân Trung Hoa của các lãnh chúa Kuldja và vua chúa Kazakh.

    Ngày 16/6/1866, lãnh sự Nga tại Kuldja gửi một thông cáo tới Toàn quyền (Governor-General) miền Tây Siberia, A. O. Diugamel, báo rằng một viên quan vùng Ili (Kuldja) có tên trong sổ bộ là Sabitun, vừa ở Verny (nay là Alma Ata) tới, đã đề nghị viên lãnh sự nhân danh tổng đốc Kuldja hãy giúp đưa trở về 70 thần dân Trung Hoa bị thần dân Nga mua từ tay các lãnh chúa Ili đem tới Verny. Sabitun nói rằng khoản tiền trả để mua số người đó từ tay các già làng Kazakh sẽ được hoàn lại [RFPA, Section “St Petersburg”, Main Archive I-9, 1866-1868, file 26, sheets 6-7 verso].

    Các viên quan Trung Hoa đề nghị viên lãnh sự làm trung gian giữa họ với chính quyền địa phương của Nga và giúp giải quyết sự vụ, bằng cách ấy sẽ “tái khẳng định mối quan hệ thân hữu mà nước Nga duy trì với triều đình Trung Hoa” [Ibid., sheet 8].

    Lãnh sự Nga viết thư gửi các già làng Kazakh nhờ Sabitun chuyển hộ. Viên lãnh sự yêu cầu phải thả các thần dân Trung Hoa mà họ mua được từ người Dungan, và mô tả việc buôn người là “phi pháp và nhục nhã”, và “trái với mối quan hệ thân hữu được trân trọng giữa chính phủ hai nước và trái với tinh thần các hiệp ước” [Ibid. , sheet 9 verso].

    “Hãy tin rằng”, lãnh sự Nga nói thêm, “mục đích hành động của tôi trong vụ này là nhằm bảo vệ uy tín đất nước ta, vốn không dung dưỡng nạn nô lệ và buôn người trong lãnh thổ của mình” [Ibid. , sheet 10 and verso].

    Viên quan người Hoa, có nhiệm vụ đi chuộc người Hoa ở Verny, đã đến chỗ ông lãnh sự Nga “để quỳ gối cám ơn ông ấy đã giúp đỡ”.

    Bộ trưởng Chiến tranh Milyutin đã tái xác nhận trong lá thư gửi Toàn quyền Tây Siberia ngày 6/8/1866, rằng không được phép dung thứ buôn nô lệ bên trong lãnh thổ Đế quốc Nga. Milyutin ra lệnh cho ông ta trả về ngay lập tức tất cả những tù nhân bị giữ ở Verny cho chính quyền Trung Hoa mà không đền bù cho các chủ nô. Các lãnh chúa Kirghiz và Kazakh thuộc thẩm quyền nước Nga được chỉ thị phải thề từ nay trở đi mọi người Hoa rơi vào tay họ sẽ lập tức được thả “bất kể họ có được những người này bằng cách nào” [Ibid. , sheet 21-30 verso].

    Trưởng huyện Ala Tau báo cáo cho lãnh sự Nga ở Kuldja ngày 28/10/1866 rằng các lãnh chúa Kazakh, từngmua những thần dân Trung Hoa từ người Dungan Kuldja, đã trao cho mình một lời thề viết tay sau này không mua người gốc Hoa nữa. Ngoài ra, họ hứa sẽ tuân theo mọi luật lệ của chính phủ Nga về việc này [Ibid. , sheet 64 and verso].

    Ngày 26/11/1866, viên lãnh sự Nga gửi cho viên chiang-chun (trưởng trùm, hay tỉnh trưởng) vùng Ili là Jung Ch’uan bức thư sau đây: “Khi đến thăm đồn Verny, Sabitun, một viên quan vùng Ili, đã đề nghị viên lãnh sự ở Kuldja giúp các thần dân Trung Hoa bị những người Sarta của chúng tôi mua từ quân phiến loạn Ili và đem qua biên giới Nga được trở về nhà, và cũng đề nghị trao cho ngài bản danh sách những đàn ông phụ nữ bị giam giữ tại đồn Verny. Khi tôi chuyển đề nghị của Sabitun lên cấp trên của tôi, chính phủ Nga đã hạ lệnh cho chính quyền Alatav phải trả lập tức những tù nhân người Hoa không cần tiền chuộc bởi nạn nô lệ không được tồn tại ở Nga và thận chí cả từ nô lệ cũng không được dùng. Họ đã được giải thoát cảnh nô lệ ở đồn Verny theo đề nghị của thân nhân họ hoặc quan chức Đế quốc Trung Hoa. Hiện giờ tất cả tù nhân đã được thả và được chăm sóc bởi một ủy ban đặc biệt gồm các quan chức huyện Ala Tau và lãnh sự Kuldja với chi phí của Chính phủ Nga” [Ibid., sheet 58-59].

    Tên những tù nhân người Hoa tại Verny được liệt kê trong bức thư này [Ibid]. Báo cho phái viên (envoy) Nga ở Bắc Kinh về vụ việc, Bộ Ngoại giao chỉ đạo ông này “tiến hành liên lạc về chủ đề này với Chính phủ Trung Hoa, và hỏi xem họ có muốn đẩy nhanh việc hồi hương những người Hoa nói trên hay không” [Ibid., sheet 88].

    Trong thư trả lời (ngày 27/4/1867) Vlangali báo rằng “Bộ Ngoại giao Trung Hoa tiếp nhận thông báo của tôi với lòng biết ơn sâu sắc và báo cho tôi ngày 14/2 rằng họ đã chỉ đạo viên chiang-chun vùng Ili Jung Ch’uan phải làm sao để những tù nhân nói trên được trở về với người thân ở Trung Hoa” [Ibid. , sheet 89 and verso].

    Thanh triều trân trọng chính sách thân hữu của Nga với Trung Hoa, đặc biệt khi so sánh với chính sách thực dân của các đại cường khác. Mùa xuân 1870, các phái viên Trung Hoa Chih Kang và Sun Chia-ku, tới St Petersburg để đàm phán, đã nhấn mạnh trong cuộc trò chuyện với Stremoukhov, Vụ trưởng Vụ Châu Á, rằng chính sách của Nga “với Trung Hoa là đúng đắn”. Họ cũng nói rằng họ sẽ kêu gọi các đại cường khác hủy bỏ những đường lối gây hại cho Trung Hoa, như buôn bán thuốc phiện, tuyển mộ culi đi thuộc địa, hoạt động phi pháp của các hội thừa sai, v.v., trong khi tất cả những gì họ có thể yêu cầu nước Nga là hãy tiếp tục chính sách thân thiện trước giờ đã lưu dấu trong quan hệ với Trung Hoa [RFPA, Section “St Petersburg”, Main Archive I-1, file 180, sheets 3-8].

    Sự ca ngợi chính sách này của Nga bởi các đại diện của Thanh triều được tái xác nhận trong bức thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Nga A. M. Gorchakov đề ngày 17/3/1870, trong đó Thanh triều nhấn mạnh, ngoài những điều khác, rằng “suốt 200 năm hai đế quốc đã tận hưởng mối quan hệ hòa bình và thân thiện bởi cả hai chính phủ đều được dẫn dắt bởi luật pháp nghiêm khắc trong ứng xử với mọi vấn đề về quyền lợi chung” [Ibid., sheet 9].
    thanhVNW, Tifavn, hieunch6 người khác thích bài này.
  2. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.847
    Đã được thích:
    7.434
    Dao găm ghẻ lở hắc lào siêu cổ đại

    Tên lửa Kinzhal - con "ngáo ộp" Nga sẽ đại bại dưới tay phòng không Mỹ-Israel?

    --- Gộp bài viết: 18/03/2018, Bài cũ từ: 18/03/2018 ---
    AGM-48 skybolt, tốc độ tiếp cận mục tiêu M12.5, tầm 1800km, nặng 5 tấn, phóng được đa nền tảng từ cái máy bay vặt bé tí như B-58 đến ném bom chiến lược đều ngon lành... người ta làm từ 1958.

    Ai đời đến 2018 rồi lại đem đồ cổ ra khoe. Anh tintin bạn mụ @Ho_XuanHuong nay muốn biến quân đội Nga thành viện bảo tàng tự sướng với Kh-47 dao găm cùn

  3. Bia000

    Bia000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    220
    Mỹ cấm vận Nga. Đức mua khí đốt của Nga, có thể trả cho Nga bằng đồng Euro, của nhà trồng được, vì thế Đức sẵn sàng đóng cửa hết nhà máy điện nguyên tử.
    --- Gộp bài viết: 18/03/2018, Bài cũ từ: 18/03/2018 ---
    Nếu mua khí đốt của Trung đông hoặc Mỹ thì chắc chắn phải trả bằng đôla.
    --- Gộp bài viết: 18/03/2018 ---
    Mỹ hô to chứ làm gì có ý định bán nhiều khí đốt cho châu âu.
    --- Gộp bài viết: 18/03/2018 ---
    Châu âu không nên kết nạp quá nhiều, cần chất lượng chứ không cần số lượng.
    --- Gộp bài viết: 18/03/2018 ---
    Nhiều nước thích dùng dola vì có thể mua được vũ khí của Mỹ, mua được công nghệ và hàng hoá. Quan trọng nhất là đồng đola luôn giữ giá ổn định, thừa thì mua trái phiếu chính phủ Mỹ, có tiền lãi nên ai chẳng ham.
  4. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Ơ cụ Kùi chơi ăn gian thế, sao cụ lại cắt béng mất cái khúc thử nghiệm 5 lần tạch cả 5 của Skybolt :-D. Đâu phải tự dưng mà nó bị chấm dứt đâu :-D
    hiraly, Hoanga7, meo-u1 người khác thích bài này.
  5. Ho_XuanHuong

    Ho_XuanHuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    1.544
    Đã được thích:
    2.546
    Các chuyên gia Mỹ và Do thái lại thấy "Dao găm" thực sự là ngoaó ộp đấy cô Kùy:))

    Sức mạnh của "Dao găm" không phải ở tầm bắn và tốc độ tiếp cận mục tiêu của nó như đã được Puchin đại đế bạn chị công bố một cách kiềm chế, mà là cách Nga lách qua các quy định về kiểm soát vũ khí tiến công chiến lược để đập nát các hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược của đối phương bằng việc ứng dụng những hệ thống rẻ tiền có sẵn thành một loại có uy lực ghê gớm;;)

    Nếu như các chương trình vũ khí tiến công toàn cầu vượt siêu thanh đắt tiền hiện nay sử dụng công nghệ động cơ phản lực dòng tĩnh siêu thanh (scramjet) hoặc lướt thế năng (hypersonic glide) bay ở phần trên tầng bình lưu theo một quỹ đạo dẹt để tiếp cận mục tiêu, thì Nga còn có trong thực đơn một món "Dao găm" tiến công mặt đất từ quỹ đạo thấp (FOBS) bên ngoài tầng bình lưu chỉ với công nghệ tên lửa đẩy tiểu vệ tinh phóng từ máy bay tiêm kích siêu thanh đã được vũ khí hóa.

    Vũ khí này nó bay theo quỹ đạo dẹt (LEO tròn) và có thể tiến công mục tiêu từ mọi hướng, mọi khoảng cách sau khi thoát khỏi quỹ đạo và không đòi hỏi thiết kế tái nhập khí quyển phức tạp như đầu đạn của tên lửa đạn đạo (sub-orbital). Cô nên dành thời gian nghiên cứu thêm để giành lợi thế trước khi các chuyên gia quân sự tây lông nằm vùng ở đây công bố nghiên cứu phát hiện vũ khí quỹ đạo mới của Nga như lời chị đã gợi ý;;)
    halosun thích bài này.
  6. DonLam

    DonLam Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/02/2018
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    394
    Người Nga chưa từng nói Kinzhal là phiên bản air-launch của Iskander. Toàn chó Tây lẫn mèo Ta suy đoán tầm bậy tầm bạ. Theo truyền thống vua cờ của người Nga, cái mà họ show off bao giờ cũng gây mất phương hướng cho kẻ địch. Dựa trên giả định sai lầm thì chuỗi suy luận sau đó là cám bã. Theo video, phần động cơ tên lửa là bí mật. Iskander dùng rocket engine, tên lửa bay theo quỹ đạn đạo zig zag, trong khi Kinzhal có quỹ đạo của đạn tên lửa hành trình lo-hi-lo profile. Nếu như suy luận logic, thì Kinzhal khác hẳn về chất so với Iskander, nó dùng trái tim là động cơ mới, gần như chắc chắn là scramjet.

    KGB hay dùng thuật yếm trá, trông dậy mà không phải dậy. Tha hồ đau đầu. Muốn test thì cứ bắn tên lừa vào Syria.
    Lần cập nhật cuối: 18/03/2018
  7. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Nhiều bố tán ra là Mỹ sợ S-400

    Thực chất, Mỹ nó đã có 1 luật cấm vận Nga từ trước,
    1 nhóm TNS chỉ đơn giản là yêu cầu thông tin từ chính quyền Trump xem tình trạng đàm phán hay bán S-400 của Nga với 1 số nước tới đâu, vì giao dịch này có thể đáng để áp dụng các cấm vận theo luật quy định.

    ----------
    March 16, 2018
    Menendez, Colleagues Request Briefing on Sanctionable Sales of Russian Weapon Systems
    WASHINGTON – U.S. Senator Bob Menendez (D-N.J.), Ranking Member of the Senate Foreign Relations Committee, led a group of his Senate colleagues in writing to Deputy Secretary of State John Sullivan today requesting a detailed analysis from the Trump Administration on the current status of Russian S-400 air defense system sales or negotiations with countries around the world. The senator’s missive follows reported negotiations between Russia and certain countries over sales of the Kremlin’s S-400, a transaction that would be considered significant enough to trigger mandatory sanctions under the Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act (CAATSA).
  8. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Đệch, đã dốt lại hay bi bô ;-)

    Bộ vũ khí của Tu-160 không chỉ có các tên lửa hành trình tốc độ dưới âm mà còn có cả tên lửa đạn đạn Kh-15 tốc độ lên tới Mach 5. Nó đạt tầm bắn tối đa 300 km khi Tu-160 bay ở tốc độ siêu âm và thả/phóng nó ở độ cao lớn.

    Để tên lửa đạn đạo thả/phóng từ máy bay đạt tầm bắn tối ưu thì tại thời điểm thả/phóng máy bay mang nó phải thỏa 2 yếu tố là đạt độ cao lớn và tốc độ cao mà vác nặng bay lên thì làm éo gì đạt được tốc độ như là bay bằng. Mà cũng cần éo gì máy bay phải bay lên khi việc điều chỉnh góc tấn của tên lửa theo đạn đạo đã định sau khi tên lửa được kích hoạt là việc cực kỳ đơn giản và dễ dàng ;-)
    kachiusa07, meo-ubloodheartvn thích bài này.
  9. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.847
    Đã được thích:
    7.434
    Thì các rồ cứ sướng đi chứ ai biết đâu à. Đạn mang mã trang bị rồi mà. Chứ như Kinzhal lại chưa có mã trang bị cho đến hiện tại đấy.

    Cứ đào giếng chui xuống dưới đó ngồi sẽ thấy bầu trời rất gọn :-D
  10. Ho_XuanHuong

    Ho_XuanHuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    1.544
    Đã được thích:
    2.546
    Đấy cô thấy chửa:D

    Cứ bám vào dải yếm chị thì sẽ thoát được khỏi miệng giếng để lên tháp ngà khoa học quân sự đỉnh cao, sẽ có các bài bình luận vũ khí đắt giá đăng báo dẫn dắt học giả phố rùm 5 châu 4 biển như vụ "Dao găm" vừa rồi:))

    Chị đi hết từ bất ngờ này tới bất ngờ khác khi nằm chõng nghe thiếu tướng tình báo mạng báo cáo nhanh về dư luận liên quan tới con "dao găm" của anh Puchin bạn chị, được tổng hợp và phản biện qua những tay phím sắc sảo của Soha võng mạng như Tùng Dương và Tâm Minh>:)

    Ôi! Biết bao giờ chú phi công trẻ của chị mới leo được tới miệng giếng như các cô nhể=))
    ngotuanHoanga7 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này