1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    Puchjn thừa nhận thích Dô nô Trâm trúng cử .... nhưng từ chối việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ

  2. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    [ẢNH] Siêu ngư lôi Mk 48 là thủ phạm đánh chìm tàu ngầm nguyên tử Kursk của Nga?


    https://anninhthudo.vn/quan-su/anh-...-ngam-nguyen-tu-kursk-cua-nga/774581.antd#p-1

    Chính ngư lôi Mỹ Mk-48 đã hạ sát tàu ngầm Kursk trong nháy mắt . Vụ này bọn Nga chết lặng
    Vết lõm này ngoài ngư lôi Mk-48 thì còn ai vào đây

    [​IMG]
  3. nuocngavidai1st

    nuocngavidai1st Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2018
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    38
    Nga chưa thể loại kẻ khắc tinh Tomahawk
    (Bình luận quân sự) - Il-22PP với hệ thống tác chiến điện tử và trinh sát mới Porubschik là "nỗi kinh hoàng" đối với các loại tên lửa của Mỹ như Tomahawk, JASSM, JASSM-ER.
    Il-22PP Porubschik

    Truyền thông quốc tế đang loan tin về việc Nga đang chế tạo loại máy bay tác chiến điện tử có khả năng chế áp bất kỳ mục tiêu nào, thậm chí có thể loại khỏi vòng chiến đấu cả các vệ tinh đảm bảo liên lạc và dẫn đường quân sự.

    Tuy nhiên, theo hãng tin TASS của Nga, từ năm 2016, lực lượng không quân vũ trụ Nga (VKS) đã tiếp nhận những chiếc máy bay tác chiến điện tử và trinh sát được hiện đại hóa Il-22PP Porubschik với các hệ thống tác chiến điện tử và trinh sát mới.

    Il-22PP giúp Nga tác chiến hiệu quả trước các máy bay phát hiện và cảnh báo từ xa, các hệ thống phòng không cùng các loại máy bay có người lái và không người lái khác. Một trong những đặc điểm nổi bật của Il-22PP là khả năng lựa chọn tần số, qua đó gây nhiễu đối phương nhưng vẫn bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu cho các hệ thống điện tử của "quân mình".

    [​IMG]
    Máy bay tác chiến điện tử Il-22PP của Nga
    Il-22P được cải tiến từ Il-18, loại máy bay hành khách tầm trung được sản xuất từ thời Liên Xô. Đây cũng là loại máy bay hành khách đầu tiên do Liên Xô sản xuất sử dụng động cơ tuốc bin cánh quạt.

    Tổng cộng đã có hơn 700 chiếc Il-18 các phiên bản khác nhau được sản xuất. Tuy nhiên, từ năm 1974, Liên Xô đã dần loại bỏ mẫu máy bay này để thay thế bằng các loại máy bay phản lực.

    Il-18 là nền tảng của rất nhiều phiên bản khác nhau. Vào cuối những năm 1960, trên cơ sở Il-18, Liên Xô đã chế tạo Il-20 và sau đó là mẫu chuyên dụng Il-22, (trong số đó có những chiếc được sử dụng để đo thông số các cuộc thử nghiệm tên lửa), máy bay trinh sát Il-24 và các máy bay chỉ huy trên không.

    Việc lựa chọn Il-18 để phát triển các phiên bản quân sự khác nhau không phải do ngẫu nhiên mà căn cứ vào các đặc điểm nổi bật của loại máy bay này. Theo giới chuyên gia Nga, Il-18 đặc biệt phù hợp cho nhiệm vụ tác chiến điện tử và trinh sát nhờ khả năng bay liên tục kéo dài. Với 4 động cơ, mỗi động cơ 4.252 mã lực, Il-18 có thể đạt tốc độ 685 km/h, tầm bay 6.500 km và ở độ cao 8.800 m.

    Il-22PP được phát triển trên cơ sở Il-18 với hệ thống tác chiến điện tử và trinh sát mới mang tên Porubschik chính là "nỗi kinh hoàng" đối với các loại tên lửa của Mỹ như Tomahawk, JASSM, JASSM-ER...Lý do là loại máy bay này có khả năng gây nhiễu tín hiệu vệ tinh vốn được sử dụng để dẫn đường cho các tên lửa Mỹ. Trong khi vẫn đảm bảo hoạt động bình thường cho các hệ thống điện tử "quân mình", Il-22PP vẫn có thể khiến các loại tên lửa tầm xa của Mỹ bị "mù" hoàn toàn.

    [​IMG]
    Tên lửa Tomahawk của Mỹ được phóng từ tàu chiến trong cuộc tấn công Syria hồi tháng 4
    Trong cuộc tấn công vào Syria hồi tháng 4 vừa qua, Mỹ đã "mất" hầu hết số tên lửa Tomahawk của mình. Hệ thống phòng không của Nga đã hoàn toàn án binh bất động và nhiệm vụ tiêu diệt tên lửa Mỹ chỉ do phía Syria đảm trách.

    Tuy nhiên, giới phân tích quân sự cho rằng Nga đã "đứng sau hậu trường" bằng cách hỗ trợ bằng cách quan sát, cảnh báo các loạt phóng tên lửa, chế áp điện tử và chỉ thị mục tiêu cho các hệ thống phòng không Syria. Điều này là hoàn toàn có thể bởi các hệ thống phòng không của Syria do Liên Xô trước đây và Nga cung cấp nên hoàn toàn có khả năng kết nối với các hệ thống tác chiến điện tử của Nga.

    "Ông già" bền bỉ

    Theo giới phân tích quân sự Nga, quân đội của các quốc gia công nghệ tiên tiến ngày nay không thể làm gì nếu không có sự giúp đỡ của các vệ tinh quay quanh quỹ đạo. Những vệ tinh này tạo ra các kết nối, cho phép quan sát thời gian thực “bức tranh” từ chiến trường, định vị cho các máy bay chiến đấu, dẫn đường cho tên lửa hành trình đến mục tiêu.

    Vũ khí hiệu quả để tiêu diệt vệ tinh hiện vẫn chưa xuất hiện, song làm gián đoạn các kênh thông tin giữa “mặt đất- không gian- mặt đất” là hoàn toàn có thể. Để làm điều này, cần một chiếc máy bay đặc biệt.

    Đặc điểm chính của tổ hợp hàng không như vậy là khả năng ảnh hưởng có chọn lọc các tín hiệu trong một tần số nhất định mà không ảnh hưởng đến các tín hiệu khác. Nói cách khác, đó là ngăn chặn tín hiệu “ngoài hành tinh” mà không làm gián đoạn liên lạc của "quân ta”

    Nguyên tắc hoạt động của thiết bị loại này là bay lên bầu trời, quét tất cả các tín hiệu vô tuyến để xác định tần số mà tại đó các máy phát của đối phương đang hoạt động, lựa chọn dải tần số quan trọng nhất và gây nhiễu. Nhiệm vụ chính là để phá vỡ các kênh liên lạc chứ không phải làm hỏng các thiết bị gửi và nhận thông tin.

    Bên cạnh đó, chiếc "máy bay gây nhiễu" có thể “thực hiện đối kháng điện tử”, phát hiện và chiếm quyền điều khiển máy bay trinh sát tầm xa, kiểm soát hệ thống phòng không, máy bay không người lái của đối phương và ngăn chặn các tín hiệu vệ tinh.

    Một chiếc máy bay như vậy rất dễ bị phát hiện và là mồi ngon cho các máy bay tiêm kích và hệ thống phòng không của kẻ địch. Do vậy, nó phải được trang bị các thiết bị phức tạp để tự bảo vệ, gây khó cho việc phát hiện và dẫn đường.

    Nếu có đủ số lượng máy bay như vậy và sử dụng khéo léo, loại máy bay này sẽ gây khó khăn nghiêm trọng cho đối thủ có công nghệ phát triển cao.

    [​IMG]
    Il-22PP là phiên bản được hiện đại hóa với hệ thống tác chiến điện tử mới nhưng "nền tảng" đã hoạt động hơn nửa thế kỷ nay
    Các máy bay Il-22PP có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ trên. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ loại máy bay này đã quá "già nua" sau hơn nửa thế kỷ hoạt động. Ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang hướng đến loại máy bay tác chiến điện tử hoàn toàn mới dựa trên “nền tảng” mới.

    Nga hiện có nhiều lựa chọn "sẵn có" cho nền tảng mới này như loại máy bay dân sự Tu-214, máy bay vận tải quân sự Il-476 (phiên bản IL-76 hiện đại hóa sâu). Giới phân tích Nga cũng tính đến loại máy bay vận tải hạng trung IL-276 (hai động cơ phản lực, tải trọng 12-20 tấn tùy thuộc vào phạm vi của chuyến bay, tốc độ lên đến 870 km/h, trần bay 12 km).

    Một vấn đề nữa đặt ra là Nga cần bao nhiêu chiếc “máy bay gây nhiễu” để có thể được coi là “đủ”? Chuyên gia quân sự Nga Viktor Murakhovsky cho rằng: "Để chế áp tín hiệu vệ tinh của lực lượng kẻ thù tiềm năng, chúng ta cần một phi đoàn cho mỗi Bộ chỉ huy chiến lược, đó là 4 phi đoàn với 12 máy bay trong mỗi đơn vị”.

    Tuy nhiên, Đại tá quân đội Nga Makar Aksenenko lại cho rằng số lượng như trên là quá mức cần thiết. Ngay cả trong thời Xô Viết, khi được lên kế hoạch để chiến đấu trên một mặt trận rộng lớn, các máy bay như vậy trên cả nước không quá 30 chiếc.

    Theo ông, hiện nay, nếu tính đến các hoạt động quân sự theo hướng cụ thể và khả năng chế tạo một máy bay gây nhiễu đa dụng, "số lượng cần ít hơn rất nhiều so với 48 chiếc”.

    [​IMG]
    Một chiếc máy bay hành khách Il-18
    Nói về khả năng sản xuất loại máy bay gây nhiễu mới dựa trên các nền tảng hiện có, ông nói: “Trong thời Xô Viết, nền tảng các máy bay tác chiến điện tử là Il-18 (IL-20), An-12, thậm chí máy bay trực thăng Mi-10. Và bây giờ không có gì để đưa thiết bị tác chiến điện tử vào".

    Đại tá Aksenenko nói thêm: "Các yêu cầu cho một chiếc máy bay như vậy là gì? Không gian đủ lớn để chứa các ‘giá kệ’ với thiết bị, ăng-ten nội bộ và màn hình, thời gian hoạt động lâu trên không trung để lảng vảng ở khu vực cần thiết. Tầm bay và tốc độ ở đây không quan trọng lắm. Do đó, nền tảng này phải là một loại máy bay hạng trung tiết kiệm với động cơ cánh quạt hoặc turbo-gió".

    Ông đặt ra câu hỏi rằng Nga có loại nào như vậy không? Il-114 từng được nhắc tới nhưng những máy này có số lượng rất ít, và việc sản xuất hàng loạt vẫn chưa được tiếp tục. Il-276 thì vẫn còn trong giai đoạn phát triển.

    Về vấn đề này, chuyên gia quân sự Nga Viktor Murakhovsky cũng tỏ ý đồng tình khi cho rằng các loại máy bay như Tu-214 hay Tu-204 từng được xem xét nhưng không phù hợp.

    Như vậy, việc sản xuất một "nền tảng mới" cho loại máy bay gây nhiễu mới là yêu cầu cấp thiết đối với Nga. Tuy nhiên, trong giai đoạn "nghiên cứu" thì những "ông già" Il-22PP vẫn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của mình.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...e-loai-ke-khac-tinh-tomahawk-3361988/?paged=2
    --- Gộp bài viết: 18/07/2018, Bài cũ từ: 18/07/2018 ---
    Ngư lôi nổ mà phi hành đoàn Kursk còn thời gian để di chuyển tới khoang kín và quay video cuối cùng, có ngu cũng ngu vừa thôi cháu
  4. nuocngavidai1st

    nuocngavidai1st Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2018
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    38
    F-22 Mỹ áp sát "Lão già gân" Tu-95MS Nga mà không dám bắt nạt: Chưa từng có trong lịch sử?
    Ngọc Huy | 17/07/2018 07:30

    6

    [​IMG]
    Tiêm kích F-22 Raptor hộ tống một máy bay ném bom "Gấu" Tu-95 của Nga gần đảo Nunivak. Ảnh: Không quân Mỹ.
    Thế giới đang có chuyện kỳ lạ là những máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ và phương Tây vẫn đang phải hộ tống "ông lão" Tu-95MS, khi nhóm máy bay chiến lược Nga áp sát không phận.
    Máy bay ném bom từng sát cánh bên KQ Việt Nam - Huyền thoại bầu trời chưa bao giờ thất bại

    Sau hơn nửa thế kỷ tồn tại, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, máy bay chiến lược "Gấu trắng" Tu-95MS của Không quân Nga vẫn khẳng định được giá trị của mình và còn tiếp tục phục vụ thêm vài thập niên nữa.

    "Lão già gân" mang tên Tu-95

    Khi nói đến từ già, người ta thường nghĩ tới những gì cũ kỹ và yếu đuối, nhưng điều này không đúng với máy bay ném bom chiến lược (thực tế là được trang bị tên lửa hành trình tầm xa) Tu-95MS.

    Chiếc máy bay ném bom xuất hiện từ năm 1951 này đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử hưng thịnh và suy tàn của Liên Xô và tới nước Nga ngày nay. Nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong "bộ ba hạt nhân" của Nga.

    Sự tồn tại của dòng máy bay Tu-95 tới ngày nay kéo dài qua hai thế kỷ là một câu chuyện dài và đặc biệt.

    Khi xuất hiện, Tu-95 hội tụ nhiều đỉnh cao công nghệ hàng không của Liên Xô. Dù sử dụng động cơ phản lực cánh quạt, nhưng nhờ kết cấu đồng trục đặc biệt, Tu-95 vẫn có thể bay lên độ cao lớn và tầm hoạt động rộng.

    [​IMG]
    Máy bay chiến lược "Gấu trắng" Tu-95MS của Không quân Nga.

    Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là sự ra đời của động cơ phản lực và tư duy tác chiến tổng lực thời chiến tranh Lạnh, Liên Xô dự định thay thế Tu-95 bằng máy bay ném bom siêu âm mới Tu-160.

    Quá trình thay thế diễn ra không xuôn sẻ, khi dây chuyền sản xuất các máy bay Tu-160 bắt đầu từ cuối những năm 1980, thời điểm Liên Xô suy tàn và tan vỡ. Việc thiếu hụt các máy bay Tu-160 do dây chuyền sản xuất bị đóng băng, đã buộc Tu-95 tiếp tục phải gánh vai trò chiến lược của mình tới tận ngày nay.

    Liên Xô tan vỡ, nguy cơ chiến tranh hạt nhân tổng lực không còn, nhu cầu cấp thiết thay thế máy bay Tu-95MS bằng các dòng máy bay ném bom siêu âm hiện đại hơn không còn quá cấp thiết với Nga. Chính điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi để "ông lão" Tu-95MS tiếp tục tồn tại.

    Chi phí sử dụng rẻ, độ tin cậy cao, số lượng niêm cất lớn, tính năng chiến đấu không thua kém gì các máy bay ném bom hiện đại với tên lửa hành trình không đối đất tầm xa… đã xóa nhòa đi nhược điểm về tốc độ bay cận âm và tuổi cao của Tu-95MS.

    Với tầm bay tới 6.500km, khi kết hợp với tên lửa hành trình Kh-101/102 có tầm bắn tới 4.000km, Tu-95MS vẫn đang đầy đủ sức mạnh của một vũ khí hàng không cấp chiến lược, không thua kém gì các máy bay ném bom hiện đại như Tu-22M3 hay Tu-160M.

    Nước Nga hiện tại không có nguồn lực quốc phòng vô tận như Liên Xô, nên khi Tu-95MS vẫn đảm bảo được vai trò của mình thì "lão già gân" sẽ vẫn tiếp tục tung hoành trên bầu trời thế giới. Và nếu không có gì thay đổi, Tu-95MS sẽ tiếp tục phục vụ thêm vài thập niên cho tới khi máy bay ném bom tương lai PAK DA xuất hiện.

    [​IMG]
    Đội hình các loại máy bay ném bom hiện có của Không quân Nga gồm TU-160, TU-95, TU-22, SU-24.

    Già, nhưng không ai dám bắt nạt!

    Khi bay lượn trên bầu trời, đặc biệt là tại các vùng không phận nhạy cảm, tiếp giáp các quốc gia đối địch, "lão già gân" Tu-95MS liệu có làm mồi cho vũ khí phòng thủ của đối phương. Nếu bị tấn công, những chiếc máy bay ném bom đã lên tới tuổi lão này sẽ không có cơ hội tránh né.

    Thế nhưng, không ai có quyền và có đủ dũng cảm để làm như vậy!

    Một điều rõ ràng là trong các chuyến bay tuần tra có hoặc không mang vũ khí chiến lược, các nhóm máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS đều bay trên không phận quốc tế, không quốc gia nào có quyền ngăn cản. Điều được phép duy nhất là cử máy bay lên hộ tống.

    Hình ảnh phi đội máy bay Tu-95MS được hộ tống bởi máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 Raptor của Mỹ trên không phận quốc tế gần Alaska hay với Eurofighter Typhoon ở Biển Bắc có lẽ không mấy lạ lẫm.

    Một điều thêm nữa, dù già cả, nhưng Tu-95MS vẫn là một thành phần trong "bộ ba hạt nhân" chiến lược của Nga. Liệu quốc gia nào có đủ tự tin bắn hạ vũ khí chiến lược của Nga, kể cả Mỹ, mà không trả giá bằng đòn trả đũa hạt nhân.

    Với năng lực vũ khí hạt nhân hiện tại, Nga thừa sức phá hủy cả thế giới, kể cả khi cho nổ vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Nga.


    [​IMG]
    Một chiếc Tu-95MS đang mang theo 8 tên lửa hành trình Kh-101.

    Điều này rất đúng với tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin, khi trả lời phỏng vấn báo giới về nguy cơ chiến tranh hạt nhân với Mỹ: "Sẽ không ai chiến thắng trong cuộc chiến tranh như vậy!".

    Và trên thực tế, hoạt động của các nhóm máy bay chiến lược của Nga, trong đó có Tu-95MS, hiện tại phần lớn mang tính biểu dương lực lượng, kiểm tra hoạt động của khí tài… \

    Lần tham chiến thực tế gần đây nhất của các máy bay ném bom chiến lược Nga chính cuộc chiến ở Syria năm 2015.

    Những lý do trên đã đủ để "lão già gân" Tu-95MS tiếp tục nhiệm vụ của mình trên bầu trời cho tới khi được thay thế bằng "đàn em" PAK DA. Có lẽ trường hợp của máy bay Tu-95MS là một điều đặc biệt của lịch sử hàng không thế giới và chưa có câu chuyện nào tương tự!

    http://soha.vn/f-22-my-ap-sat-lao-g...a-tung-co-trong-lich-su-20180716211645843.htm
  5. Photo_hunter

    Photo_hunter Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Bài viết:
    3.396
    Đã được thích:
    7.532
    Thắng nào thối mồm nó bảo Putin tổ chức và là chủ nhà của cuộc họp thượng đỉnh Trump - Tin. Theo dõi kỹ thì đúng là gần giống như vậy trong cử chỉ, động tác, nét mặt, thì đại tá Đỗ Nam Trung của Mỹ tuy to lớn nhưng lại yếu đuối trước Tin. Nhường Tin thế chủ động.
    Ngay cuộc họp báo sau cuộc gặp, Tin cũng chủ trì, nói trước. Phần lan cứ như là 1 tỉnh của Nga ngố vậy, Tin hành động cứ như trên đất nước mình.
    Đỗ Nam Trung đang bị quê nhà Mỹ chửi bới, mạt sát vì để Tin lấn lướt. Nhất là ĐỖ Nam Trung tỏ ra không tin tình báo nước nhà lắm.
    meo-u, hieunch, Braverr1 người khác thích bài này.
  6. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    Trump quá khôn để không gây họa với Tín.. Còn dư luận Mỹ thì nó mặc kệ.. vì chúng mày chửi tao thì đúng là chúng mày chửi tổng thống nhà chúng mày còn gì... :D. Trump định nhân cớ này vụt chết cộng đồng tình báo Mỹ giống xứ mình.. Dc Lò Đốt Mình đang... à mà thôi... :D
    Braverr thích bài này.
  7. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822

    Poseidon (Status-6) nuclear-powered unmanned underwater vehicles under the current state armament program for 2018-2027
    nuocngavidai1st, meo-uRacuta thích bài này.
  8. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    Hiện đại hóa sâu Su-25SM3
    [​IMG]
    meo-u thích bài này.
  9. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.886
    Đã được thích:
    17.409
    tên lửa hành trình động cơ hạt nhân đã lộ diện

    shinsaber thích bài này.
  10. nuocngavidai1st

    nuocngavidai1st Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2018
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    38
    Bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa Mach 20
    (Vũ khí) - Hãng Sputnik dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nước này bắt đầu quá trình sản xuất Rubezh - loại tên lửa có thể đạt vận tốc Mach 20.
    Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Công việc phát triển tổ hợp tên lửa siêu thanh RS-26 Rubezh (còn có tên là Avangard) nhằm tăng cường an ninh quân sự của Nga đã hoàn tất. Hiện các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng trong nước bắt tay vào việc sản xuất tên lửa hàng loạt.

    "Tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Nga đã hoàn thành việc phát triển tên lửa Rubezh với trang bị hoàn toàn mới, đó là tầng chiến đấu liệng, có cánh. Các xí nghiệp đã bắt tay vào sản xuất hàng loạt loại vũ khí này", thông cáo cho biết.

    [​IMG]
    Tên lửa RS-24 của Nga.
    Theo nguồn tin này, tầng chiến đấu liệng, có cánh có khả năng bay ở độ cao vài chục cây số, tại các lớp dày đặc của khí quyển. Tốc độ tối đa mà tên lửa này đạt được hơn 20 lần so với tốc độ âm thanh (Mach 20).

    Với tốc độ đạt được và quỹ đạo bay không thể đoán trước, đánh chặn Rubezh là điều không thể với phòng thủ đối phương.

    Với khả năng đặc biệt của loại tên lửa này khiến Tập đoàn Công nghiệp quốc phòng Nga đã không đưa dự án xây dựng tàu hỏa chiến đấu mang tên lửa Barguzin vào chương trình vũ khí quốc gia giai đoạn 2018-2027, để tập trung cho các dự án chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat và Rubezh.

    Nguồn tin này cho biết, dự án Barguzin trên thực tế đã dừng từ cuối năm 2016, sau vụ phóng thử tên lửa Yars từ bãi phóng Plesetsk. Dự án này được khởi động từ năm 2013 theo chỉ thị của Tổng thống Vladimir Putin.

    Tuy nhiên, dự án này đã chính thức bị dừng và thế chỗ vào vị trí đó chính là ưu tiên phát triển hệ thống RS-26 Rubezh.

    Bởi hầu hết những nhiệm vụ của đoàn tàu Barguzin thì Rubezh có thể đảm nhận một cách xuất sắc hơn.

    Theo kế hoạch được công bố, khi đưa vào trang bị tên lửa chiến lược Rubezh sẽ dần thay thế các tổ hợp Topol-M từ thời Liên Xô đã tới cuối vòng đời sử dụng và lấp vào khoảng trống dự án Barguzin.

    Dù Rubezh chưa chính thức lộ diện nhưng như thế là quá đủ khiến Mỹ lo ngại bởi theo chuyên gia quân sự Leonid Nersisyan của Tạp chí National Interest, hiện nay trong kho tên lửa đạn đạo của Nga có thể hủy diệt Mỹ, đáng ngại nhất là tên lửa Rubezh.

    Vị chuyên gia này cho ràng, Rubezh chính là sát thủ đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa, bất luận là ở thời điểm hiện tại hay trong tương lai, sẽ không có loại tên lửa nào đánh chặn được nó. Sau khi đầu đạn của RS-26 được tách ra khỏi tầng cuối cùng của tên lửa, quỹ đạo bay với vận tốc siêu cao của nó sẽ trở nên không thể xác định được.

    Hệ thống tên lửa chiến lược Rubezh (Avangard) do Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva phát triển trên cơ sở hệ thống tên lửa hạt nhân Yars với phần chiến đấu kiểu tách mang nhiều đầu đạn.

    Theo tiết lộ của Chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergei Karakayev, tên lửa dài khoảng 12m, được triển khai từ bệ phóng chuyên dụng nặng trên 36 tấn.

    Rubezh có khả năng sống sót rất cao nhờ vào khả năng cơ động, nó rất khó khăn để phát hiện sự di chuyển hoặc khai hỏa. Khi ở trạng thái báo động cao, tên lửa Rubezh có thể di chuyển rời xa các căn cứ và hoạt động tại các khu vực rừng núi.

    Xe phóng có phạm vi hoạt động tới 700km cho phép tên lửa hoạt động mà không bị phát hiện trên một khu vực tương đương với một quốc gia nhỏ ở châu Âu. Tầm bắn của tên lửa có thể lên đến 11.000 km.

    Có nghĩa là các đầu đạn khi cần có thể tiêu diệt các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/bat-dau-san-xuat-hang-loat-ten-lua-mach-20-3362134/
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này