1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Danh sách 100 tập đoàn quân sự có doanh thu cao nhất thế giới góp mặt những tập đoàn của Nga như sau
    Hạng 8 là gã khổng lồ sản xuất vũ khí phòng không Almaz Antey với doanh thu hơn 9 tỷ $
    Hạng 14 là Tổng công ty hàng không liên hiệp UAC ( United Aircraft Company ) với hàng chục công ty con nổi tiếng như Sukhoi hay Mikoyan , doanh thu hơn 6 tỷ
    Hạng 25 là Công ty cổ phần tên lửa chiến thuật JSC Tactical Missile Corporation
    Hạng 36 là Tập đoàn trực thăng nước Nga
    Hạng 46 là Tập đoàn sản xuất phương tiện chiến đấu Uralvagonzavod
    Hạng 48 là Công ty cổ phần kỹ thuật điện tử phát thanh
    http://people.defensenews.com/top-100/
    Tifavn, beta22, lopbopp1 người khác thích bài này.
  2. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    [​IMG]

    Cái xe này tên gì vậy các cụ nhỉ, ko biết chạy đèo núi nhà ta có được ko.
  3. kimdungmk2

    kimdungmk2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Bài viết:
    1.135
    Đã được thích:
    892
    nó là xe địa hình (ATV) dành đi vùng sa mạc hoặc đồi núi , LL đặc biệt các nước có điều kiện họ chơi đủ loại xe địa hình 2 -4-6-8 bánh với mục đích cơ động nhanh hoặc trinh sát . bọn Nga ít quan tâm nên gần đây mới thấy dùng và đưa vào lễ diễu binh . riêng tung của thì trang bị rất đại trà và vũ trang hóa hầu hết các loại xe địa hình

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    beta22, bloodheartvnlopbopp thích bài này.
  4. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Đọc bài này khá hay để hiểu thêm sự kiện Nga có thực sự hủy bỏ chương trình Su-57, T-14

    Sự thật sốc Nga dừng sản xuất loạt Su-57
    (Bình luận quân sự) - Nga chưa sản xuất loạt Su-57, Armata bởi vì tự tin tăng T-90/T-72B3M và tiêm kích Su-35/Su-30SM vẫn đủ sức đối chọi M1 Abram và F-22/F-35 Mỹ.

    Sự yếu kém về PR của giới chức Nga

    Trong bài viết mới đây xuất hiện lần đầu của The Saker tại The Unz Review, tác giả bài báo cho biết, người Nga giỏi ở khá nhiều thứ nhưng không giỏi ở một số thứ khác. Một trong những điều mà các chính trị gia Nga vẫn còn rất kém là tránh những thảm họa PR mà họ tự gây ra.

    Hãy nhớ rằng các quan chức Nga đã mắc sai lầm trong toàn bộ chủ đề “cung cấp S-300 cho Syria” khi đua nhau tung hỏa mù về vấn đề “đã, sẽ” cung cấp hệ thống phòng không tối tân cho Syria; rồi rút cục là chẳng có gì xảy ra, để cuối cùng người ta nói rằng: “Nga toàn hứa hão”.

    Một điều tương tự đang xảy ra một lần nữa, nhưng lần này với việc mua sắm các hệ thống vũ khí tiên tiến và đắt tiền mới cho chính Quân đội Nga. Chính các quan chức và giới truyền thông Nga đã tiếp tay cho giới truyền thông phương Tây hạ thấp uy tín của vũ khí Nga.

    Thời gian gần đây, chúng ta đã thấy các phương tiện truyền thông Nga đua nhau dẫn tuyên bố của các quan chức nước nhà về việc “Nga đang hủy bỏ kế hoạch sản xuất hàng loạt Su-57!” hay “Nga không thể đủ khả năng sản xuất hàng loạt chiếc xe tăng tối tân nhất T-14 Armata!” hoặc "Sự trừng phạt của Mỹ khiến Putin từ bỏ XXXX" (điền vào chỗ trống với bất kỳ hệ thống vũ khí mà bạn muốn), là điều thường thấy trên mặt báo.

    Thế nhưng sự thật đằng sau những câu chuyện này là như thế nào? Theo tác giả bài báo, điều này là hoàn toàn không có thực.

    Điều đúng là các quan chức Nga đã quá hăng hái tuyên bố rằng, quân đội Nga sẽ sớm có nhiều hệ thống vũ khí vượt trội hơn bất cứ thứ gì được sản xuất ở phương Tây. Than ôi, những quan chức này hiếm khi tự mình đưa ra lời giải thích là các vũ khí này sẽ được triển khai ở đâu, tại sao, vào thời điểm nào và bao nhiêu hệ thống vũ khí này thực sự sẽ được triển khai.

    Đó là loại thông điệp mơ hồ làm cho thông tin về Quân đội Nga như một mớ bòng bong.

    Ví dụ như Nga triển khai 4 chiếc Su-57 cho Syria được tung hô rầm rộ tựa như loại vũ khí này đã hoàn tất thử nghiệm thực chiến, thế nhưng sau đó kế hoạch sản xuất hàng loạt dường như bị hủy hoặc ít nhất giảm đáng kể số lượng đặt mua và thời điểm triển khai Su-57 cũng chưa thể xác định được.

    [​IMG]
    Nga tự tin chưa cần Su-57, Su-35 vẫn thừa sức đối phó với F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Mỹ

    Thực tế thì đơn giản hơn nhiều so với những thông tin phức tạp mà chúng ta thường bị gây nhiễu từ các quan chức và giới truyền thông Nga.

    Và để giải thích những gì đang diễn ra, trước tiên chúng ta cần hiểu sự khác biệt trong mua sắm quân sự giữa phương Tây và Nga.

    Sự khác biệt về mua sắm vũ khí Nga-phương Tây

    Mục đích phát triển và mua sắm vũ khí hoàn toàn khác nhau

    Ở phương Tây, mục tiêu chính của việc mua sắm bất kỳ hệ thống vũ khí nào, về bản chất là việc chuyển tiền từ ngân sách của chính phủ sang túi của các ông trùm tư nhân kiểm soát Tổ hợp Công nghiệp - Quân sự, theo phương châm “càng nhanh, càng nhiều thì càng tốt”.

    Nói một cách khác, kế hoạch mua sắm vũ khí của phương Tây (đặc biệt là ở Mỹ) không phải là xuất phát từ việc đáp trả các mối đe dọa hay hướng đến nhiệm vụ tiềm năng trong tương lai, mà là lợi nhuận của các trùm tài phiệt trong ngành công nghiệp quốc phòng.

    Cũng có thể có một số hệ thống vũ khí đắt tiền bị hủy bỏ (như máy bay trực thăng Boeing-Sikorsky RAH-66 Comanche), nhưng một số thiết bị khác không hề mang tính cấp thiết và kỹ thuật vô cùng yếu kém mà vẫn được tài trợ hàng nghìn tỷ dollars (như F-35).

    Trong khi không có mối đe dọa thực sự nào có thể đủ khả năng uy hiếp đến an ninh của Mỹ, thì tình trạng này chỉ có thể được gọi là “vô cùng tham nhũng”.

    Nga không phát triển vũ khí theo tiêu chí lấy tấn công làm đầu, bất kể việc nước này có kẻ thù tiềm năng ngay trên hầu hết các đường biên giới của mình, mà ngược lại, chỉ đầu tư phát triển những gì mà mình cho là cần thiết với yêu cầu nhiệm vụ và đủ để tự bảo vệ trước các mối đe dọa

    Điều này có nghĩa là trước khi quân đội Nga quyết định cần mua gấp số lượng X các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 hoặc siêu tăng T-14 Armata thì phải xảy ra trường hợp xuất hiện mối đe dọa mà chỉ có Su-57 và T-14 Armata mới có thể chống lại; hoặc ít nhất là Nga hội tụ đủ điều kiện về yếu tố con người, kinh tế hay chiến thuật, để sử dụng các hệ thống mới, mà không phải suy nghĩ.

    Nguyên tắc “đi sau để khắc chế” của Liên Xô

    Trong Chiến tranh Lạnh, xuất phát từ chiến lược tấn công hiếu chiến của phương Tây và chiến lược phòng thủ hòa bình của Liên Xô, quy tắc chung là Mỹ thường là bên đầu tiên triển khai một công nghệ/khả năng mới, còn Liên Xô sẽ nghiên cứu kỹ để hiểu rõ về điểm mạnh và điểm yếu của Mỹ, trước khi phát triển một công nghệ mới/vũ khí mới cùng loại hoặc có khả năng phản đòn.

    Cái giá phải trả cho phương pháp đó là Liên Xô thường là đi sau Mỹ một bước trong việc triển khai một công nghệ mới (tất nhiên là vẫn có một số ngoại lệ, ví dụ như công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa), nhưng sự đi sau của Liên Xô không đồng nghĩa với sự thụt lùi về công nghệ hoặc quá yếu kém so với Mỹ, mà khoảng cách về công nghệ là rất ngắn, không đủ để Washington tạo ra uy thế áp đảo trước Moscow.

    Thế nhưng, ưu điểm chính của quy tắc này đối với Liên Xô là hệ thống vũ khí của họ thường được phát triển hoàn chỉnh với công nghệ hết sức thành thục, có những khía cạnh vượt trội hơn phương Tây hoặc khắc chế hoàn toàn vũ khí phương Tây, nhưng lại giá rẻ hơn nhiều lần.

    Một ví dụ điển hình về quy tắc này là sự phát triển tiêm kích đa năng Sukhoi Su-27 để đáp trả với sự phát triển của Hoa Kỳ với dòng chiến đấu cơ F-15 hoặc sự phát triển của tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng (SSN) lớp Akula để đáp ứng với SSN lớp Los Angeles của Mỹ.

    Như vậy, việc Nga phát triển tiêm kích tàng hình thế 5 sau Mỹ không phải là do quá yếu kém về công nghệ mà là một chiến lược khôn ngoan có từ thời Liên Xô, để hoàn thiện nhanh hơn về công nghệ, trong bối cảnh Moscow hoàn toàn tự tin là Su-35 vẫn đủ sức đối phó với các chiến đấu cơ hiện đại nhất của phương Tây, không để không quân Nga bị lép vế.

    Và do đó, sau khi chính thức được biên chế, Su-57 chắc chắn sẽ vượt trội về công nghệ so với F-22 và F-35.

    Thế nhưng, Nga vẫn quyết định không sản xuất ồ ạt mà có cân nhắc đến các nguy cơ đe dọa, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng của ngân sách.

    [​IMG]
    Nga tự tin chỉ cần một số lượng nhỏ T-14 Armata kết hợp với T-90MS và T-72B3 là dủ đối phó với M1 Abram của Mỹ hay Leopard của Đức, Challenger của Anh, Leclerc của Pháp hay Type 99 của Trung Quốc

    Sự khôn ngoan trong chiến lược mua sắm và chiến thuật tác chiến

    Việc sản xuất hàng loạt vũ khí mới phải xuất phát từ những mối đe dọa mà Sukhoi Su-57 hoặc T-14 Armata được cho là “phải ra đời gấp để đối phó”.

    Theo logic, mối đe dọa này sẽ là sự uy hiếp vô cùng lớn mà những chiếc Su-35 hiện đại hoặc T-72/80/90 hiện đại không thể chống cự được.

    Các mối đe dọa như vậy có thể được xác định không?

    Có thể là có, cả ở phương Tây và có thể cũng có ở phương Đông (Trung Quốc). Nhưng liệu có nguy cơ nào lớn đến mức độ phải triển khai hàng loạt Su-57 và T-14 Armata hay không?

    Điều này là hoàn toàn không.

    Ví dụ như hướng chiến lược duy nhất trong đó việc triển khai xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-14 Armata sẽ có ý nghĩa là phía Tây, đặc biệt là cho Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ số 1, phải chiến đấu với các nước NATO trong trường hợp chiến tranh.

    Và ngay cả trong trường hợp này, sự kết hợp tối ưu của MBT cũ và mới hình thành xương sống cho Lục quân Nga sẽ có ý nghĩa hơn là việc thay thế tất cả các MBT hiện tại bằng T-14 (điều này đặc biệt đúng nếu như T-14 Armata chỉ toàn được lắp pháo siêu lớn 152mm) như những phiên bản từng được triển khai. Sự kết hợp giữa pháo hạng nặng-hạng trung sẽ là sự bổ sung quý báu cho nhau.

    Việc triển khai T-14 Armata ở phía Bắc hoặc Đông Nga, sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả vì không có quốc gia nào trong những hướng này có số lượng xe tăng vượt trội so với Nga hoặc xe tăng có vỏ giáp dày hơn, hiện đại hơn T-90, kể cả là Trung Quốc.

    Đối với biên giới phía Nam giáp với Trung Quốc, tình hình cũng không đến mức độ căng thẳng, đồng thời mối đe dọa quân sự cũng không thể lớn hơn so với NATO.

    Do đó, việc đặt mua số lượng T-14 Armata có hạn là chính xác, sự kết hợp giữa 3 dòng tăng T-14 Armata, T-90S, T-72B3 như ở biên giới phía Tây cũng là điều hợp lý.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/su-that-soc-nga-dung-san-xuat-loat-su-57-3363600/?paged=2
    lopbopp thích bài này.
  5. kimdungmk2

    kimdungmk2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Bài viết:
    1.135
    Đã được thích:
    892
    [​IMG]
    hieunch, Racuta, lopbopp2 người khác thích bài này.
  6. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
    quả tàu này nhìn dáng rất đẹp
    --- Gộp bài viết: 14/08/2018, Bài cũ từ: 14/08/2018 ---
    1 tấm hình khác của project 22160
    [​IMG]
    Tàu này nhỏ nhưng có võ, trang bị phòng không vls Sờ ti, chống hạm bằng tên lửa Kalib, e nghĩ rất phù hợp với Hải quân nhà mềnh
    kimdungmk2lopbopp thích bài này.
  7. Salyut

    Salyut Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    321
    Đã được thích:
    183
    Vẫn không hiểu nổi, Nga lại không sản xuất thế hệ vũ khí mới của mình? Phải chăng là những hạn chế về kĩ thuật các cụ ??
  8. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
    bị cấm vận nên hạn chế vung tiền thôi, vả lại đồ cũ vẫn tốt chán, mông má lên dùng vẫn ngon.
    Đồ mới sản xuất nhỏ giọt để duy trì dây chuyền, chưa cần thiết phải vung tay vào lúc này.
  9. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Sản xuất làm gì nhiều để tạo gánh nặng mà sụp đổ nền kinh tế như LX, vết xe đổ LX còn đó.
    Su-57 ko có đối thủ, Su-35/27SM3/30SM vượt trội hoàn toàn F-15C hoặc tất cả các máy bay hiện tại của NATO, thậm chí đủ để đối phó với F-22/35
    T-14 ko có đối thủ, T-90 cũ cũng đã vượt trội toàn bộ xe tank NATO về kinh phí, bảo vệ và hỏa lực, cũng như chứng minh chiến đấu của nó quá tốt bên Syri, hiện tại chưa 1 chiếc T-90 nào bị tiêu diệt tung nóc hoàn toàn bởi hỏa lực đối phương (IS, FSA) bên Syri cả
    Nga theo phương thức phòng thủ, dĩ nhiên F22/35, Leopard 2A7/M1A2 SEP V3 tấn công đều bất lợi, chưa cần triển khai khí tài tương đương, thì các khí tài phòng thủ như Buk-M2E, S300/400, Pantsir-S1/2, AT-14, BMPT-72 cũng đủ quét sạch khí tài tấn công của phương tây
    Điều quan trọng nữa là chất lượng đào tạo, vận hành của phi hành đoàn các loại vũ khí khí tài, cái này thì cãi nhau hoài ko hết vì phạm trù này tùy vào cảm tính, nhưng chí ít trên bình diện chất lượng vũ khí kĩ thuật thì vũ khí Nga hoàn toàn ko thua kém so với NATO, T90 sống sót tốt bên Syri, Su-35 thực chiến, áp chế đuổi F22 đã đủ minh chứng. Ngoài ra Nga còn có vài thứ khí tài vượt trội ít được chú ý hơn như Tu-22M3, MiG-31BM, T80 (vẫn là một trong những MBT chủ lực và nguy hiểm nhất của Nga) với những gói nâng cấp mới khiến chúng dù cũ vẫn đe dọa được NATO, Mỹ vẫn dùng dòng B52 và lớp Ticonderoga (CG47) đó thôi mặc dù đã có Zumwalt và B1B thậm chí là B2


    Mỹ cũng có vài vd về việc ko sản xuất siêu vũ khí hàng loạt, như lớp tàu ngầm Seawolf (sản xuất 3 chiếc), theo Mỹ đánh giá là lớp tàu ngầm tốt nhất thế giới thời chiến tranh lạnh (thậm chí nó vẫn vượt trội Virginia hiện tại), hay trực thăng tàng hình RAH-66 Comanche (sản xuất 2 chiếc), các dự án siêu vũ khí đắp chiếu Mỹ thì nhiều hơn Nga, vd sơ sơ: YF-23 , X-29, YAL-1, RAH-66, M8 ags, XB-70, AH-56, A-12 Avenger, XM-1203, ARV FCS, Sea Control Ship (SCS), XM8, LRASM-B. LX cũ cũng vậy, gánh nặng kinh tế ngân sách khiến LX chỉ đóng được 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon và 4 chiếc tuần dương lớp Kirov, vd 1 chiếc Kirov hỏa lực của nó mạnh hơn tất cả các tàu nổi của 1 hạm đội hải quân Mỹ những năm 1980, 1 chiếc Typhoon đủ đe dọa tất cả hạm đội NATO, trong khi Mỹ Âu thi nhau đóng TSB, thực chất chỉ là những cái xà lang chở máy bay cần nhiều tàu hỗ trợ, bảo vệ tốn kém. Hải quân LX chỉ cần vài chiếc này mỗi chiếc trang bị cho mỗi hạm đội là đủ tạo ra mối đe doạ với hải quân NATO rồi. Cũng chính vì ngân sách cho những siêu vũ khí vượt trội này, cũng như sai lầm kinh tế và cuộc chiến leo thang Áp ga mà LX sụp đổ, phe phương tây nói đúng 1 yếu tố là kinh tế, Nga thiếu tiền là đúng, nhưng phương tây lại xuyên tạc là Nga yếu kém công nghệ nên ko thể sản xuất đại trà. Trong khi bản thân T-90, Su-35 đã quá đủ cân bằng với phương tây về chất lượng

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 14/08/2018, Bài cũ từ: 14/08/2018 ---
    Hãy thử nghĩ Su-57, T-14 như những siêu chiến binh, chỉ cần đội hình vài chiếc 2-4 chiếc T-14 hoặc Su-57 cộng với Su-35, T-90 là đủ để tạo ra ưu thế trước các khí tài phương tây.

    Trước T-14, Su-57 Nga cũng có Su-47 và T-95 cũng là 2 siêu vũ khí của Nga những năm 1990-2000, thậm chí những năm 2010 cũng nghĩ là sẽ trang bị nhưng cuối cùng có thấy đâu. Đám T-90/72 , Su-27/30 nâng cấp vẫn còn quá tốt, bản thân Mỹ cũng nâng cấp F-15/16 hay M1 lên dùng chứ đâu có bỏ khi đã có F-22/35, dự án xe tank mới của Mỹ thì cũng có nhưng vẫn nằm trên giấy (M1A3).

    Phe anti Nga, rồ Mỹ thường lấy vd là Mỹ, nhưng Mỹ là nước tham nhũng quốc phòng tinh vi nhất, hàng đầu thế giới, vd F-4 hay F-35 hoặc M16, đều là những dự án thất bại ngay từ khi trên giấy cho tới khi hoạt động, nhưng chúng vẫn được sản xuất số lượng lớn, tại sao Nga phải chạy theo phương tây như vậy để sụp đổ nền kinh tế, vốn là điểm yếu của Nga

    Nhìn sang TQ sẽ thấy TQ giỏi hơn Nga về khoản này, vừa hòa hoãn với phương tây 1 thời gian, tự thu mình, học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế của phương tây, sau đó nội lực mạnh rồi thì bung hết sức ra, giờ Mỹ Âu thi nhau ngăn chặn nền kinh tế TQ cũng đã quá muộn. Các dự án vũ khí tối tân của TQ cũng đã gần hoàn thành, như J20/31, Type 99A2 đều cân bằng với phương tây lẫn Nga, dĩ nhiên TQ cũng ko chạy đua tham nhũng, rửa tiền như Mỹ, J-20 sẽ làm máy bay chỉ huy chiến đấu hỗ trợ J-11B/16/10C tác chiến, có lẽ Nga cũng tính toán như vậy, Su-57 sẽ hỗ trợ Su-27SM3/35S/30SM, MiG-35. Trong khi Mỹ ngược lại ko thể, F-22/35 hiện tại còn chưa giao tiếp ổn với các máy bay F-15/16, điều này rõ ràng chứng minh các dự án của Mỹ chưa hoàn chỉnh nhưng vẫn sản xuất hàng loạt và vội vàng đưa vào biên chế để rửa tiền. Vd F-4 trong chiến tranh Việt Nam dù ko có pháo canon nhưng vẫn xung trận đánh nhau, cuối cùng sau 1 loạt thất bại nhục nhã thì liền lắp pháo canon dưới bụng để chữa cháy (vì trong cấu hình sản xuất hàng loạt đã ko có lắp đặt pháo)

    F4 một thiết kế kém ngay trên giấy nhưng vẫn được Mỹ sản xuất hàng ngàn chiếc
    [​IMG]
    [​IMG]

    F35 hàng trăm lỗi vẫn được xuất khẩu trong khi chưa sử dụng được vũ khí ổn định, bản thân F35 là một thiết kế nhái Yak-141, 1 dự án vũ khí tối tân của LX nhưng gặp nhiều vấn đề. Vẫn lặp lại vết xe đổ của F4 khi xem thường các trận gunfight, thử hỏi bắn hết 6 quả tên lửa chỉ diệt được 4 mục tiêu thì F35 làm gì ? bỏ chạy chứ làm gì
    [​IMG][​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 14/08/2018
  10. Salyut

    Salyut Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    321
    Đã được thích:
    183
    Cụ nói thế chưa hợp lí! Đổ rất nhiều tiền cho R&D rồi, h phải sản xuất và xuất khẩu công nghệ để quay vòng gom vốn chứ. Vũ khí bọn Nga chưa vượt trội đc Tây nên nói k cần sản xuất sao đc!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này