1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Yuri Gagarin trên trang nhất một báo ở Mỹ sau chuyến bay 12/04/1961



    [​IMG]
  2. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    T-90AM: Xe tăng thế hệ mới hay T-72 cải tiến lần thứ 18?

    Bộ Quốc phòng Nga đã chấp thuận giải mật xe tăng T-90AM và UVZ sẽ giới thiệu xe tăng thế hệ mới này tại triển lãm vũ khí ở Nizhny Tagil diễn ra từ ngày 8-11.9.2011.

    Đó là tiết lộ của ông Oleg Sienko, Tổng giám đốc Tập đoàn khoa học-sản xuất (NPK) Uralvagonzavod (UVZ), nhà sản xuất xe tăng duy nhất của Nga hiện nay, hôm 7.4.2011. Vậy thực hư thế nào?

    [​IMG]
    T-90 là xe tăng chủ lực tối tân nhất của quân đội Nga hiện nay Không phải thế hệ mới!

    Vài năm gần đây, Bộ Quốc phòng Nga thay đổi hẳn quan điểm mua sắm vũ khí khi mà nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) hùng mạnh một thời của Nga không thể đáp ứng nhu cầu của quân đội về các loại vũ khí công nghệ cao, phù hợp với yêu cầu tác chiến hiện đại.

    Nga không chỉ đã, đang và sẽ mua các vũ khí công nghệ cao như máy bay không người lái của Israel, tàu đổ bộ và pháo tàu của Pháp mà cả xe thiết giáp, pháo binh, vũ khí bộ binh vốn là thế mạnh của Nga qua các trường hợp mua xe ô tô bọc thép (của Italia), vỏ giáp (của Đức), pháo tàu (của Pháp), súng bắn tỉa, thậm chí, giới quân sự Nga đã nói đến sự hết thời của loại súng huyền thoại AK. Báo chí Nga còn bàn luận đến cả khả năng mua xe tăng Leopard của Đức hay Merkava của Israel thay cho T-90, mua súng Galil thay cho AK…


    [​IMG]
    T-90S đang là mặt hàng bán chạy trên thị trường thế giới​
    Nga đang ở hoàn cảnh không thiếu tiền để mua vũ khí, song CNQP Nga không có khả năng đáp ứng các yêu cầu cả về chất lượng, số lượng, tiến độ...

    Vì thế, việc giới quân sự Nga chỉ trích vũ khí nội địa và tìm cách mua sắm vũ khí phương Tây đi kèm chuyển giao công nghệ là một biện pháp gây áp lực đối với tổ hợp CNQP Nga buộc họ phải đổi mới, động não, đầu tư cho công nghệ vũ khí mới thay vì loanh quanh cải tiến vũ khí được phát triển, sản xuất từ thời Liên Xô.

    Trong bối cảnh vũ khí Nga, xe tăng, xe bọc thép nói riêng bị các cấp lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các tướng lĩnh quân đội Nga chê trách kịch liệt như thế, việc ông Sienko dán mác “xe tăng thế hệ mới” cho T-90AM cũng là điều dễ hiểu.

    Một mặt, ông Oleg Sienko khẳng định: “Chúng tôi đang có một xe tăng thế hệ mới... Т-90АМ sẽ được giới thiệu tại triển lãm vũ khí ngày 8-11.9.2011”, song sau đó, ông lại nói gần như trái ngược rằng, “đây là sự hiện đại hóa rất sâu Т-90”.

    Những câu nói đầy mâu thuẫn của ông Sienko cho thấy, T-90AM không hề là xe tăng thế hệ mới mà chỉ là biến thể mới nhất của T-90, vốn là T-72BM đổi tên sau màn trình diễn tệ hại của T-72 trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991 mà thôi.

    [​IMG]
    [​IMG] T-90AM có gì mới?

    Cứ theo như lời ông Sienko, T-90AM thực ra là xe tăng Т-90A được UVZ nâng cấp theo tất cả các yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga nêu ra vào tháng 12. 2009.

    “Tại hội nghị năm 2009, chúng tôi đã nghe thấy nhiều lời chỉ trích của quân đội đối với chúng tôi, tôi cho rằng, sự chỉ trích là hoàn toàn công bằng. Họ đã chỉ ra những nhược điểm của xe tăng - đó là động cơ, hộp số, đạn pháo, khả năng quan sát vòng tròn và nhiều thứ khác, - ông Oleg Sienko nói. - Sau đó, chúng tôi đã lập một nhóm công tác và trong vòng 5 tháng đã khắc phục được tất cả các khiếm khuyết nêu ra - chúng tôi đã tăng công suất động cơ, chế tạo được nòng pháo đáp ứng các yêu cầu, chế tạo động cơ có công suất mạnh hơn 130 mã lực, tạo được khả năng quan sát toàn cảnh, chế tạo một ụ súng máy được bảo vệ hoàn toàn khác và nhiều thứ khác. Đó còn là một tổ hợp kỹ thuật-phần mềm có khả năng hiển thị bức tranh chiến trường hoàn toàn khác tới trưởng xe và mang lại những khả năng hoàn toàn khác, đó là máy nạp đạn tự động cải tiến và nhiều thứ, cho phép đưa xe tăng lên một trình độ mới”.

    [​IMG]
    Hình ảnh được cho là của T-90AM/T-90M​
    Có thể tóm tắt là: đến nay ở T-90AM tất cả những điểm yếu mà Bộ Quốc phòng Nga nêu ra tháng 12.2009 như động cơ yếu, hộp số lạc hậu, nòng pháo hao mòn nhanh, súng máy thiếu sự bảo vệ, không có hệ thống quan sát toàn cảnh, máy nạp đạn tự động không phù hợp với loại đạn có uy lực mạnh hơn... đã được khắc phục. Chưa biết những cải tiến đó hiệu quả đến đâu, nhưng chỉ việc công suất động cơ chỉ tăng thêm 130 mã lực (động cơ của T-90A hiện có công suất 1.000 mã lực) cho thấy, T-90AM vẫn chỉ là “chú lùn” so với các xe tăng hiện đại khác về sức cơ động (Xe tăng M1 Abrams, Leopard 2, Merkava trang bị động cơ 1.500 mã lực, ngay các kiểu tăng T-84 của Ukraine cũng có động cơ 1.200 mã lực), đừng có trông mong có gì đột phá ở xe tăng này.

    UVZ là hãng phát triển và sản xuất xe tăng duy nhất còn lại của Nga hiện nay, do nhà nước sở hữu 100% và là một trong những hãng sản xuất tăng lớn nhất thế giới.

    Т-90 là tăng chủ lực của quân đội Nga, được phát triển từ giữa thập niên 1980 trên cơ sở hiện đại hóa Т-72B, ban đầu có ký hiệu Т-72BM, năm 1992 được nhận vào trang bị với tên Т-90 theo sắc lệnh của TT Nga Boris Yeltsin.

    Xe có hệ thống động lực và bộ phận vận hành tương tự Т-72, nhưng có các trang thiết bị hiện đại hơn, hệ thống vũ khí có điều khiển tối tân và hệ thống bảo vệ mạnh hơn, trong đó có các hệ thống chế áp điện tử và phòng vệ tích cực.

    Vũ khí của Т-90 gồm 1 pháo nòng trơn 125 mm, 1 súng máy đồng trục 7,62 mm và 1 súng máy phòng không NSVT 12,7 mm.


    [​IMG]
    Chiến tranh ở Libya - màn quảng cáo tồi tệ của T-72 và xe tăng Nga
    Khi bình luận thông tin về T-90AM, Trung tướng dự bị Yuri Kovalenko, cựu Phó chủ nhiệm thứ nhất Tổng cục xe tăng-ô tô Bộ Quốc phòng Nga, người đã được giải thưởng về phát triển và đưa vào sử dụng Т-90 đánh giá, ưu điểm của Т-90 là tầm bắn của tên lửa có điều khiển trên Т-90 xa hơn gần 2 lần tầm bắn của các xe tăng nước ngoài, cho phép tiêu diệt mục tiêu ngoài tầm hỏa lực của đối phương. Nhưng T-90 có điểm yếu là khả năng sống còn tương đối thấp do đạn pháo được bố trí trong khoang chiến đấu, không được cách ly với kíp xe nên khi đạn nổ sẽ phá hủy cả xe cùng kíp xe.

    Theo tướng Kovalenko, các công trình sư của UVZ đã tìm ra các giải pháp xử lý các nhược điểm này. Họ đã nghiên cứu đưa đạn dược ra khỏi thân xe, ra khỏi khoang điều khiển, phát triển các cơ cấu nạp đạn cho phép bảo vệ kíp xe chống đạn pháo bị nổ, tìm ra một số biện pháp chống cháy nổ hiệu quả cho xe.

    Ông khẳng định: “Về khả năng sống còn và khả năng bảo vệ, chúng ta hiện vượt trước các nước phương Tây - cả về hệ thống phòng vệ tích cực, chúng ta cũng đang đi trước, cả vỏ giáp phản ứng nổ lắp liền của chúng ta cũng hoàn thiện hơn và tin cậy hơn nhiều. Trong các vấn đề này, chúng ta có ưu thế đối với kẻ địch tiềm tàng”.

    Ông Kovalenko cũng nói, “đến nay, tiềm năng hiện đại hóa Т-90 vẫn chưa hết” và cho biết: “Trình độ hiện tại của Viện thiết kế Ural cho phép làm tất cả những gì quân đội mong muốn. Người ta dọa chúng ta bằng các loại tăng Abrams và Leopard, nhưng chúng ta đang giữ thế quân bình với chúng”. Theo ông, “chỉ cần bổ sung đôi chút khả năng chỉ huy/điều khiển để làm sao bằng các khí tài điều khiển, chúng ta có thể phân phối các mục tiêu, giao nhiệm vụ rất nhanh để tiêu diệt các phương tiện hỏa lực đối phương. Nếu chúng ta đạt được, chúng ta sẽ tiến lên trình độ tiên tiến”.

    [​IMG]
    Hình ảnh giả định của T-95 (tank-t-90.ru) Mặc dù, báo chí Nga nói rằng, tất cả các tính năng của T-90AM vẫn được giữ bí mật và mặc dù ông giám đốc UVZ nói, Т-90АМ là “sự hiện đại hóa rất sâu Т-90, cho phép tiến về trước một bước so với tất cả các mẫu xe tăng hiện đại hiện có trên thế giới”, chúng ta hay chờ xem “danh có phù kỳ thực không”.
    Bản thân ông Sienko cũng thành thật nói rằng, UVZ chẳng muốn hiện đại hóa cái đã được sản xuất 30 năm, còn bất cứ cái gì mới đều tốt hơn. Ông cũng khẳng định tuy đã “đẽo gọt” lại hoàn toàn Т-72, nhưng xe tăng này vẫn là xe tăng thế hệ trước.

    Không phải ngẫu nhiên mà nhiều tướng lĩnh, công trình sư xe tăng Nga vẫn tiếc nuối dự án siêu xe tăng T-95 bị Bộ Quốc phòng Nga hủy bỏ.

    Theo Tổng giám đốc UVZ Oleg Sienko thì Nga lẽ ra phải sản xuất xe tăng thế hệ mới từ ngày hôm qua.

    Liên quan đến dự án Objekt-195 (T-95), ông Sienko đánh giá xe tăng này có tiềm năng khá tốt và có lẽ chúng tôi sẽ mạo hiểm hoàn thiện xe tăng này.

    [​IMG]
    Hình ảnh được cho là của T-95 (tank-t-90.ru) Màn quảng cáo thê thảm ở Libya


    [​IMG]
    Sau các cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất và thứ hai, đến lượt chiến tranh của NATO chống Libya hủy diệt danh tiếng của xe tăng Nga.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Xác những chiếc T-72, cha đẻ của T-90, cháy lăn lóc, tháp văng khắp nơi sẽ đặt ra nghi vấn đối với hiệu quả chiến đấu và khả năng sống còn của chính T-90.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Những hình ảnh này có buộc quân đội Nga trở lại với dự án phát triển xe tăng thế hệ mới và quân đội các nước xem xét lại vai trò của xe tăng trên chiến trường hiện đại?​

    • Nguồn hình ảnh: chandlerswatch.com, tntmagazine.com, f319.com, aljazeera.net, allvoices.com, telegraph.co.uk, guardian.co.uk.
  3. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Chuyến bay của Gagarin không an toàn theo tiêu chuẩn ngày nay

    Hàng loạt vấn đề kỹ thuật xảy ra trong chuyến bay đầu tiên đưa con người vào vũ trụ và nếu áp dụng những tiêu chuẩn an toàn ngày nay, chắc chắn chuyến bay ấy sẽ không được tiến hành


    [​IMG]
    Bức ảnh chụp nhà du hành Yuri Gagarin trong một buổi tập luyện vào tháng 4/1961. Ảnh: AP.

    Hãng thông tấn Interfax cho biết, ông Boris Chertok, nhà khoa học 99 tuổi từng tham gia chương trình chế tạo tên lửa đẩy tàu vũ trụ thời Liên Xô cũ, đã nói chuyện với ban lãnh đạo của công ty sản xuất tàu vũ trụ Enegia của Nga nhân dịp thế giới kỷ niệm 50 năm ngày nhà du hành đầu tiên bay vào vũ trụ. Ông từng làm việc cùng Sergei Korolev, người thiết kế tàu vũ trụ Phương Đông đưa Gagarin lên quỹ đạo trái đất vào ngày 12/4/1961.


    Theo Chertok, trước và sau chuyến bay của Yuri Gagarin, các chuyên gia đã chỉ ra 11 vấn đề kỹ thuật. Chẳng hạn, trọng lượng cơ thể của Gagarin lớn hơn 14 kg so với tiêu chuẩn dành cho trang phục bảo hộ. Để giảm tải trọng của bộ trang phục bảo hộ, các chuyên gia quyết định cắt bớt một số dây cáp, nhưng lại vô tình cắt những dây dẫn tới các cảm biến nhiệt độ và áp suất.


    Tên lửa đẩy tàu Phương Đông lên quỹ đạo hoàn toàn khác với quỹ đạo dự kiến. Độ chênh lệch giữa khoảng cách cực đại và cực tiểu của quỹ đạo này so với trái đất chỉ là vài km.



    Điều đó có nghĩa là, nếu các động cơ của khoang hạ cánh hỏng và Gagarin cần phải đáp xuống nhờ lực ma sát của không khí, ông sẽ lơ lửng trong không trung khoảng một tháng. Nhưng lượng thức ăn trên tàu chỉ đủ để Gagarin dùng trong 10 ngày, Chertok nói.


    Chuyến bay vũ trụ có người lái đầu tiên cách đây 50 năm được thực hiện sau khi một số con vật chết trong tàu Phương Đông trong hai chuyến bay thử nghiệm lên quỹ đạo. Thất bại đó dẫn tới sự ra đời của phiên bản Phương Đông cải tiến vào tháng 3/1961.


    “ Hội đồng chuyên gia thiết kế tàu vũ trụ và Ủy ban NN quyết định Liên Xô có thể đưa người lên tàu vũ trụ để bay vào không gian sau hai chuyến bay không người lái thành công. Nếu ngày ấy chúng tôi tính toán mức độ đáng tin cậy của các phi thuyền theo những tiêu chuẩn an toàn ngày nay, chúng tôi đã không đưa người vào vũ trụ trong thời điểm đó”, ông kể.



    Gagarin đáp xuống mặt đất ở một nơi cách 600 km so với vị trí dự kiến. Ngay trong lúc khoang hạ cánh tiến vào bầu khí quyển ông lại gặp sự cố. Khoang hạ cánh xoay tít và lớp vỏ ngoài cùng của nó bốc cháy khiến nhiệt độ bên trong tăng nhanh chóng và Gagarin suýt rơi vào trạng thái bất tỉnh. Sau đó nhà du hành gặp khó khăn khi mở van thông hơi trên mũ và chiếc dù dự phòng của ông bung ra dù ông không mở nó.



    Chertok thừa nhận việc Gagarin đáp xuống đất bằng dù, chứ không phải bằng khoang hạ cánh, đã được giữ bí mật trong suốt nửa thế kỷ.


    http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/20...garin-khong-an-toan-theo-tieu-chuan-ngay-nay/


    “Đó là bí mật quốc gia bởi nhiều lý do. Chúa cấm tất cả mọi người nhắc đến bí mật ấy trong một cuộc họp báo”, ông bình luận.


    Minh Long
  4. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    Đúng là chỉ có thằng Nga treo đầu dê bán thịt chó. Sống lại tỉnh lại đi Nga ơi !!!!!!
  5. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Nửa thế kỷ trong những thước đo mới




    [​IMG] Photo: RIA Novosti

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] Cách đây 50 năm – vào ngày 12.04.1961 – nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin đã mở ra một trang mới trong lịch sử, khi ông thực hiện chuyến bay đầu tiên có người lái vào không gian vũ trụ. Sự kiện có ý nghĩa thời đại là khởi điểm của kỷ nguyên vũ trụ đối với nhân loại, mở ra sự phát triển của nhiều hướng nghiên cứu Vũ trụ và con người, thúc đẩy sự xuất hiện những xu hướng và công nghệ khoa học mới. Kể từ năm 2011, theo đề xuất của Nga Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tuyên bố lấy ngày 12.04 là Ngày Quốc tế kỷ niệm chuyến bay có người lái vào không gian vũ trụ. Sáng kiến đã được ​​hơn 60 quốc gia bày tỏ ủng hộ.

    Một nửa thế kỷ là nhiều hay ít? Trong thước đo lịch sử, tất nhiên nó là một khoảng thời gian ngắn ngủi. Thế nhưng, chuyến bay huyền thoại của Yuri Gagarin đã chuyển hướng thời đại, hội ngộ những tiềm năng của trí tuệ và kiến ​​thức con người. Cuộc viễn du vũ trụ của Gagarin vượt qua cột mốc quan trọng về tâm lý và chứng minh khả năng của người có thể bay tới các vì sao. Đồng thời, sự kiện còn là chiến thắng của khoa học và công nghiệp Liên Xô, củng cố cho đất nước đa sắc tộc và nhiều triệu người trên chặng đường khám phá mới. Trong những thập kỷ qua, ngành công nghiệp vũ trụ trở thành trọng tâm của những thành tựu nhân loại tiên tiến, là cơ sở hợp tác chặt chẽ của các quốc gia hàng đầu trên thế giới vì lợi ích của toàn thể cư dân Trái đất.



    Trong cuộc phỏng vấn với Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc trước thềm chuyến thăm nước này, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev gọi chuyến bay của Yuri Gagarin là một sự kiện cách mạng.


    “Tôi tin chắc, đó là một sự kiện hoàn toàn cách mạng và đầy ý nghĩa tượng trưng, mặc dù khi Yuri Gagarin bay vào vũ trụ, tôi còn chưa ra đời. Đó là một thành tựu nổi bật của ngành thăm dò không gian Liên Xô. Sau sự kiện ấy, tất cả như được tách làm hai: những gì đã có trước chuyến bay của con người vào vũ trụ và kỷ nguyên không gian. Rất nhiều thứ đã được thực hiện trong thời gian qua: những chuyến bay vũ trụ, con người đặt chân lên Mặt trăng, nhiều quốc gia cử phi hành gia của mình vào không gian, trong đó có nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc. Nhưng chuyến bay của Gagarin vẫn mang ý nghĩa cơ bản, là mốc quan trọng trong sự phát triển khả năng và trí tuệ con người, bởi đó là bước làm cần thiết đầu tiên. Tôi rất tự hào là đất nước tôi đã thực hiện bước làm ấy. Và tất nhiên, chúng ta sẽ kỷ niệm 50 năm chuyến bay của phi hành gia lỗi lạc đầu tiên Yuri Gagarin vào không gian vũ trụ, ở Nga cũng như cùng bạn bè nhiều nơi trên thế giới”.



    Ngày nay, hoạt động thăm dò không gian gắn bó chặt chẽ với phát triển viễn thông, bảo đảm an ninh, giám sát tình hình sinh thái, đi liền với nghiên cứu tài nguyên và dự báo thời tiết, cùng nhiều lĩnh vực khác. Con người tiếp tục phấn đấu tìm hiểu các hành tinh, hướng tầm nhìn vào những gì còn là bí ẩn. Tổng thống Medvedev nhấn mạnh, việc nghiên cứu không gian ngày nay trở nên thực tế hơn, nhưng đồng thời vẫn tồn tại các ý niệm lý tưởng.
    Tổng thống Medvedev nói: “Chúng ta đang nỗ lực tiến hành những thử nghiệm, sử dụng công nghệ mới trong không gian. Nhưng việc chinh phục các hệ sao khác vẫn đang là điều mơ ước. Tôi không biết khi nào điều đó sẽ xảy ra. Nhưng tôi nghĩ, loài người sẽ cố gắng kết hợp hai cách tiếp cận. Một bên là lòng ham muốn, mơ ước làm chủ không gian bên ngoài và xa hơn, mặt khác là cách tiếp cận thực dụng với vũ trụ, đem lại không chỉ những kết quả khoa học thú vị, mà cả những điều rất thực tế”.



    Trước thềm Ngày du hành vũ trụ, Tổng thống đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Nga cho các nhà du hành Sergei Volkov và Oleg Kononenko, làm việc trong đội thám hiểm thứ 17 trên Trạm không gian quốc tế năm 2008.



    Nga đã chuẩn bị loạt hoạt động kỷ niệm chuyến bay của Gagarin. Được mời tham dự có các phi hành gia Nga và nước ngoài, các cán bộ kỳ cựu ngành công nghiệp vũ trụ, các vị đại sứ, những nhà hoạt động quốc gia và xã hội nổi bật. Ngày 12 tháng 4, tại điện Kremlin sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ của lãnh đạo gần 40 cơ quan không gian nước ngoài. Khi màn đêm buông xuống thủ đô Nga, ở hơn một chục địa điểm trong thành phố, mọi người chờ đón cuộc bắn pháo hoa với 50 phát đạn, kỷ niệm 50 năm ngày con người bay vào không gian. Ngày sau đó, tại Matxcơva sẽ diễn ra buổi hòa nhạc duy nhất của ban nhạc huyền thoại Space (Pháp).
    Ngày Du hàng vũ trụ được tổ chức kỷ niệm rộng rãi không chỉ ở Matxcơva mà cả các thành phố khác của Nga và trên thế giới. Ở Kazan, thủ phủ nước Cộng hòa Tatarstan, diễn ra hành động quần chúng "Poekhali!": các sinh viên thả lên bầu trời mô hình những tên lửa vũ trụ và thực hiện cuộc thi đề án thiết kế đài tưởng niệm sự xuất phát của Gagarin. Ở Ukraina, diễn ra cuộc marathon "Không gian của chúng ta". Các thành viên tham gia từ nhiều thành phố khác nhau thu thập những sự kiện quan trọng diễn ra vào nửa thế kỷ trước và thông tin về các nhà khoa học nổi tiếng của ngành công nghiệp không gian. Ngày 12 tháng 4 tại Kiev, chúng được kết nối và người xem trông thấy bức chân dung Gagarin với nụ cười quen thuộc.



    Tại trụ sở Liên Hiệp Quốc là cuộc triển lãm ảnh "Gagarin. Con người đầu tiên trong không gian" kể về cuộc sống và lao động của phi hành gia Nga. Ngoài ra, Tổ chức Liên Hiệp Quốc phát hành loạt tem kỷ niệm đặc biệt, được đóng dấu bưu chính từ ngày 12.04. Tờ báo Anh The Guardian viết: "Một trong những khoảnh khắc siêu thực nhất trong lịch sử văn học Trái đất sẽ xảy ra vào hôm thứ Ba, khi các phi hành gia ISS của Nga trên quỹ đạo trả lời câu hỏi của du khách Hội chợ sách London". Vào tháng Bảy năm nay, London sẽ lập một đài tưởng niệm Gagarin nhân kỷ niệm 50 năm chuyến thăm Vương quốc Anh của phi hành gia. Một dự án độc đáo khác được thực hiện tại Brussels. Những người Nga đang sống ở đây sẽ khoác bộ áo giáp vũ trụ lên tượng “Thằng cu đái”, một biểu tượng của thủ đô Bỉ.



    Còn tại Torun, thủ phủ ngành công nghiệp không gian Ba Lan, một show kỷ niệm hoành tráng được thực hiện dài đúng 1 giờ 48 phút. Đó chính là thời gian có mặt trong không gian vũ trụ của Yuri Gagarin, người đã biến đổi hoàn toàn khái niệm của nhân loại về những khả năng của con người.


    http://vietnamese.ruvr.ru/2011/04/12/48827537.html
  6. To_lai__nd

    To_lai__nd Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2010
    Bài viết:
    1.207
    Đã được thích:
    0
    Đọc lại mấy bài trang bên đi đờm ơi =))
  7. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Yuri Gagarin và chuyến bay lịch sử vào vũ trụ


    Cách đây đúng 50 năm về trước, ngày 12/4/1961, lịch sử đã bước sang 1 trang mới khi Yuri Gagarin đi vào vũ trụ thành công, lần đầu tiên loài người được nhìn thấy Trái Đất từ ngoài không gian rộng lớn. Nhân dịp này, ********* xin phép dịch lại bài viết trên Gizmodo về Yuri Gagarin và câu chuyện du hành không gian của ông.


    Thành thật mà nói, có 2 kẻ khởi đầu cho ước mơ chinh phục không gian của loài người, người đầu tiên là nhà khoa học Sergei Pavlovich Korolev, thiên tài đã thành công trong việc chế tạo quả tên lửa đưa con người rời khỏi trái đất. Người thứ 2 chính là Yuri Alekseyevich Gagarin, vị anh hùng sẽ được nhắc đến rất nhiều trong bài viết này.

    Tên lửa, phóng!
    Đó là buổi sáng lạnh giá ở trung tâm vũ trụ Baikonur Cosmodrome, Kazakhstan, liên bang Xô Viết (cũ), phi hành gia Yuru Gagarin vừa kết thúc buổi ăn sáng của ông cùng phi hành gia dự phòng Gherman Stepanovich Titov vào lúc 4 giờ 10 phút (giờ GMT +0). Ông đã sẵn sàng cho chuyến du hành đầu tiên của một con người vào vũ trụ mà không màng đến những nguy hiểm xung quanh. Chỉ trước đó 4 năm thôi, lần đầu tiên một vệ tinh nhân tạo với tên gọi Sputnik đã tiếp cận được với quỹ đạo của Trái Đất. Trong 4 năm ngắn ngủi đó, đã có quá nhiều sự cố liên quan đến tàu vũ trụ đủ sức làm chùn chân những nhà thám hiểm gan dạ nhất nhưng Gagarin vẫn quyết tâm đi tới cùng con đường mà ông đã chọn.

    Gagarin bắt đầu thực hiện các thao tác kiểm tra cần thiết trước khi bay một cách kỹ càng. 40 phút sau, cửa sập đóng lại và ông bị kẹt cứng trong 150 tấn đầu hỏa có khả năng phát nổ cao cùng oxy hóa lỏng. Dù thành công hay không, Gagarin cũng sẽ được lịch sử nhớ đến như là người đầu tiên du hành vào vũ trụ hoặc người đầu tiên chết trong khi cố gắng đạt được mục tiêu đó. Thật ngạc nhiên là trong những giờ phút căng thẳng như vậy, Yuri Gagarin lại rất bình tĩnh, yên lặng trong khoang hình cầu của mình. Yuri đủ lạc quan để trò chuyện thoải mái với bộ phận điều khiển mặt đất và nhịp tim của ông chỉ đập có 64 nhịp/phút.

    Người đồng sự Korolev, kiến trúc sư trưởng cho việc chế tạo ra con tàu vũ trụ Vostok-1 và tên lửa Vostok-K lại không được bình tĩnh như vậy. An toàn trong trung tâm điều khiển dưới mặt đất, ông buộc phải uống thuốc để chống lại cơn đau tim của mình, chờ đợi kết quả của lần phóng này.

    Đúng 6 giờ 7 phút sáng, Gagarin đã lần lượt nghe lệnh từ Korolev trong radio: Giai đoạn khởi đầu... giai đoạn giữa... giao đoạn chính... cất cánh! Chúng tôi hy vọng bạn có một chuyến bay thành công, tất cả mọi thứ đang học động rất tốt. Trả lời lại, Gagarin chỉ thốt lên 1 từ duy nhất: Poyekhali (off we go)!

    Chỉ một vài phút ngắn ngủi sau đó, Gagarin đã bay vào quỹ đạo Trái Đất. Thì thầm trong nỗi phấn khích và sợ hãi, Gagarin đã thốt ra một trong những câu nói hay nhất trong lịch sử văn minh nhân loại: "Trái Đất có màu xanh, thật kỳ diệu, thật không thể tưởng tượng nổi".

    Dù cho những gì Gagarin nói thật hiển nhiên nhưng nó được nói ra từ một trái tim thuần khiết, cảm động và phấn khích bởi góc nhìn toàn cảnh về mẹ Trái Đất. Có lẽ không ai trong chúng ta có thể nghĩ đến việc chàng trai con của 2 bác nông dân ở ngôi làng Klushino gần Gzhatsk, Nga lại trở thành người đầu tiên đi vào vũ trụ, ra khỏi quỹ đạo của Trái Đất.

    Khi nói ra những phát ngôn lịch sử đó, Gagarin đang cách mặt đất 300km và tận hưởng những cảm giác tuyệt vời mà chỉ những nhà du hành vũ trụ mới có thể cảm nhận được, cảm thấy bé nhỏ trước sự to lớn, vĩ đại của vũ trụ, cảm thấy sự độc nhất và quý giá của Trái Đất mà chúng ta đang sinh sống. Xét cho cùng, loài người cũng chỉ là một điểm nhỏ được làm từ các vật liệu hữu cơ mà thôi!

    Trong vài phút ngắn ngủi đó, tầm nhìn của cả một giống loài đã được thay đổi theo cái nhìn của Gagarin. Có một thế giới trước và sau Gagarin. Giây phút Gagarin bay vào vũ trụ còn quan trọng hơn cả Armstong, Aldrin hay Collins. Dù việc những nhà du hành trên lên được Mặt Trăng là khoảnh khắc tuyệt hảo nhất từng được thực hiện bởi loài người nhưng chuyến bay của Gagarin đã khởi đầu cho xu hướng trở về với đất mẹ của chúng ta.

    Một chuyến bay hoàn hảo:
    Trong suốt chuyến bay của mình, Gagarin giữ liên lạc với mặt đất và ông liên tục thông báo tình hình bằng phong cách lạc quan của mình. Đúng 7 giờ 55 phút sáng, con tàu Vostok-1 đã hoàn thành chuyến du lịch lên quỹ đạo của mình và bắt đầu tách ra, sẵn sàng cho việc quay trở lại bầu khí quyển. Thông thường, sẽ có nhiều tên lửa làm chậm (retrorocket) để giúp tàu trở về an toàn nhưng Vostok-1 lại chỉ có 1 quả do tên lửa Vostok-K không đủ tải trọng cần thiết để mang theo bất cứ một phương tiện dự phòng nào khác. Trong trường hợp retrorocket hỏng, Gagarin buộc phải ở vài ngày trên không gian trước khi con tàu tự động rơi khỏi quỹ đạo trái đất một cách tự nhiên. Các nhà khoa học đã tính toán và cho ông lượng lương thực đủ dùng trong 10 ngày.

    Thật may mắn, toàn bộ hệ thống đã hoạt động khá tốt. Vài phút sau đó, một quả cầu lửa rơi xuống vùng trời Liên Xô, Gagarin bung bù ra và ông đáp xuống một khu vực gần thành phố Engels, ở Saratov Oblast, Nga, sau khoảng 10 phút. Một bác nông dân cùng con gái vô tình bắt gặp cảnh tượng này và họ tỏ ra sợ hãi. Gagarin nhanh chóng trấn an và cho biết ông cần liên lạc với chỉ huy gấp.

    Cái chết buồn của một anh hùng:

    Ngay sau thành công mang tính đột phá của Gagarin, cả nước Mỹ chấn động với thông tin này và NASA phải gấp rút tiến hành đưa phi hành gia vào vũ trụ để tạo thế cân bằng. Đến ngày 5/5/1961, phi hành gia Alan Sheparl là người Mỹ đầu tiên đạt được vinh dự này. Dù vậy, phải đến 1 năm sau đó, John Glenn mới chính thức đi vào khỏi quỹ đạo như Gagarin. Ông này đã đi vòng quanh trái đất trong 4 tiếng, 55 phút và 23 giây vào ngày 20/2/1962/

    Sau khi trở về, Gagarin vĩnh viễn không còn được du hành vũ trụ nữa vì người ta sợ ông sẽ gặp tai nạn, Gagarin đã là một tài sản quý giá đến nỗi Liên Bang Xô Viết (cũ) không thể mạo hiểm đánh mất. Ông trở về thành phố Star City (nơi phát triển các chương trình vũ trụ) để nghiên cứu về các tàu vũ trụ có thể tái sử dụng nhưng chẳng bao giờ được đặt chân lên con tàu đó. Đặc biệt là sau cái chết của Vladimir Komarov trên con tàu Soyuz đầu tiên, Gagarin thậm chí còn bị cấm luyện tập cho các chuyến du hành không gian chỉ vì ông là phi công dự phòng cho Komarov.

    Thật đáng buồn khi mà Gagarin lại bất ngờ ra đi trong một buổi tập máy bay chiến đấu thử nghiệm vào năm 27/3/1968, khi mới chỉ 34 tuổi. Chỉ 2 năm sau ngày Korolev chết vì bệnh ung thư thì vị anh hùng thứ 2 cũng ra đi. Nhắc đến Korolev, cũng thật buồn khi vị trí cha đẻ các chương trình không gian của ông chưa bao giờ được người đời thừa nhận.

    Gagarin đã nhanh chóng từ một anh hùng trở thành huyền thoại vì những đóng góp của mình cho ngành hàng không vũ trụ thế giới. Trong thời gian sống ngắn ngủi, ông luôn động viên và lan tỏa tinh thần lạc quan của mình với mọi người xung quanh. Cảm ơn và hãy yên nghỉ Gagarin, ông sẽ luôn được nhớ đến, mãi mãi.

    Nguồn: Gizmodo

    [​IMG]


    http://www.*********/phuong-tien-va...arin-va-chuyen-bay-lich-su-vao-vu-tru-658432/
  8. terminaterx300

    terminaterx300 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1
    đúng là đờm,mấy con cháy có con nào có giáp phụ hay chỉ là giáp chính trần trụi [:P]

    thử coi mấy con Leo , Mek hay M1 huyền thoại để giáp chính không xem có khác không

    RPG-28 vs M1 thì hiểu là M1 đầy đủ giáp mà con toi nữa cơ mà :-"
  9. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Nga công bố tài liệu mật về phi hành gia đầu tiên

    Chính phủ Nga vừa công bố 700 trang tài liệu mật về cuộc đời của Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vào vũ trụ, và chuyến bay lịch sử của ông cách đây 50 năm.


    [​IMG] Bức ảnh nhà du hành Yuri Gagarin và vợ ông, bà Valentina, được trưng bày trong tòa nhà QH Nga hôm 5/4. Ảnh: AP.

    Nước Nga sẽ tổ chức lễ kỷ niệm sự kiện Gagarin bay vào vũ trụ một cách rầm rộ trong ngày mai. Th.t Vladimir Putin sẽ gặp các phi hành gia Nga và Ukraina tại Ukraina, còn Tổng thống Dmitry Medvedev sẽ thăm trung tâm điều khiển các chuyên bay vũ trụ ở ngoại ô thành phố Matxcơva.


    Song thông tin mà dư luận Nga quan tâm nhất là việc chính phủ công bố 700 trang tài liệu về cuộc đời của Yuri Gagarin và chuyến bay của ông vào ngày 12/4/1961. Trong số đó có một trang ghi lại nội dung cuộc nói chuyện giữa Gagarin và Sergei Korolev, trưởng nhóm thiết kế tàu vũ trụ Phương Đông đưa Gagarin vào không gian. Cuộc đàm thoại diễn ra khi Gagarin đã chui vào trong tàu vũ trụ và chờ cất cánh, AP đưa tin.


    Một trong những mối quan tâm lớn nhất của Korolev là Gagarin sẽ có đủ thực phẩm để ăn khi ông đáp xuống trái đất.
    “Trong túi của anh có thức ăn dành cho bữa chiều, bữa đêm và bữa sáng”, trang lifenews.ru dẫn lời Korolev nói với Gagarin qua radio khi giờ xuất phát cận kề.
    “Nhớ rồi”, Gagarin đáp lại.
    “Anh có xúc xích, kẹo, mứt và trà. Có 63 miếng đấy. Anh sẽ tăng cân mất. Khi anh quay trở lại trong ngày hôm nay, hãy ăn hết mọi thứ”, Korolev nói tiếp.
    Gagarin đùa lại: “Điều quan trọng nhất là có đủ xúc xích để ăn dưới ánh trăng”.
    Dường như sau đó Korolev nhớ tới các thiết bị ghi âm.
    “Khỉ thật. Những thứ này ghi âm mọi câu nói của chúng ta”, ông nói.
    Bức ảnh chụp trang tài liệu có nội dung của cuộc nói chuyện được công bố trên trang lifenews.ru. Trang web này nói thêm rằng, có vẻ như Gagarin đã hát, huýt sáo khi trung tâm điều khiển kiểm tra tàu vũ trụ trong những phút cuối cùng trước khi phóng tàu.
    Nhiều nhà sử học khẳng định một trong những nỗi lo ngại của các quan chức Liên Xô thời đó là Gagarin sẽ bất tỉnh khi rơi vào trạng thái không trọng lượng. Nhưng Gagarin không hề bất tỉnh.
    “Cảm giác không trọng lượng thật tuyệt. Mọi thứ đang bơi”, Gagarin báo cáo với trung tâm điều khiển khi tàu phương Đông thoát khỏi lực hút của địa cầu.
    Việt Linh
    http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/04/nga-cong-bo-tai-lieu-mat-ve-phi-hanh-gia-dau-tien/
  10. Ika

    Ika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    ở trang trước có cái video về xe tăng Mĩ đấy, đúng là huyền thoại có khác... nhìn thảm quá...
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này