1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Trực thăng Nga huy động vốn từ London

    Công ty Russian Helicopters lên kế hoạch huy động vốn trên cả thị trường London để tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh.

    Russian Helicopters là công ty chuyên sản xuất máy bay trực thăng phục vụ cho cả mục đích quân sự và dân sự của Nga, và là một phần của tập đoàn Oboronprom.

    Theo lãnh đạo Russian Helicopters, công ty dự định huy động 500 triệu USD trên hai thị trường tài chính London và Nga.

    [​IMG]
    Máy bay trực thăng của Nga luôn được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.

    “Hợp đồng mới bao gồm cả việc bán cổ phiếu của Russian Helicopters mà tập đoàn Oboronprom đang sở hữu cùng với 250 triệu USD cổ phiếu dưới dạng GDR. Tổng giá trị của hợp động sẽ lên tới hơn 500 triệu USD”, người phát ngôn của Russian Helicopters cho biết.

    Ngoài thị trường tài chính London, Russian Helicopters sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch RTS và MICEX của Nga.

    “Hiện tại, công ty có kế hoạch sử dụng nguồn vốn để trang trải nợ nần và tài trợ cho những hợp đồng bắt buộc mà Russian Helicopters phải chi trả để mua cổ phiếu của các công ty con”, người phát ngôn nói.

    Ngân hàng Merrill Lynch, BNP Paribas và VTB Capital được chỉ định làm đối tác quốc tế và hỗ trợ phát hành.

    Một số ngân hàng trong nước được chỉ định tham gia vào hợp đồng bao gồm: ngân hàng Nomos, tập đoàn RusAgro, tập đoàn Etalon. Đây đều là những đơn vị hàng đầu trong thị trường tài chính của Nga.

    http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Truc-thang-Nga-huy-dong-von-tu-London/20114/140340.datviet
  2. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    Đọc link này:

    http://vietnamdefence.com/Home/ktqs...-hay-T72-cai-tien-lan-thu-18/20114/50385.aspx

    Sau đó mình cảm thấy không công bằng lắm khi những hình ảnh chú thích như vậy.

    Tank mà toàn đương đầu với máy bay cường kích, máy bay đa năng ,trực thăng vũ trang thì làm sao chống lại?

    Chưa kể là tank cũ, thiếu bảo trì mà phải đương đầu với bộ binh cơ giới được trang bị hiện đại. Như thế mà đánh giá thì quả là không công bằng nhỉ?

    Đây là sự thật, dám có "chú" nào bay vào bảo tớ "phe Nga" như mấy "gã đ... " nào nữa thì cũng mệt đa.
  3. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    em cũng nghĩ như bác vậy :D ông nhà báo này viết bố láo ăn tiền quá
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Trực thăng Nga huy động vốn từ London
    Cập nhật lúc :2:16 PM, 13/04/2011
    Công ty Russian Helicopters lên kế hoạch huy động vốn trên cả thị trường London để tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh.

    Russian Helicopters là công ty chuyên sản xuất máy bay trực thăng phục vụ cho cả mục đích quân sự và dân sự của Nga, và là một phần của tập đoàn Oboronprom.

    Theo lãnh đạo Russian Helicopters, công ty dự định huy động 500 triệu USD trên hai thị trường tài chính London và Nga.
    [​IMG]
    Máy bay trực thăng của Nga luôn được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. “Hợp đồng mới bao gồm cả việc bán cổ phiếu của Russian Helicopters mà tập đoàn Oboronprom đang sở hữu cùng với 250 triệu USD cổ phiếu dưới dạng GDR. Tổng giá trị của hợp động sẽ lên tới hơn 500 triệu USD”, người phát ngôn của Russian Helicopters cho biết.

    Ngoài thị trường tài chính London, Russian Helicopters sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch RTS và MICEX của Nga.

    “Hiện tại, công ty có kế hoạch sử dụng nguồn vốn để trang trải nợ nần và tài trợ cho những hợp đồng bắt buộc mà Russian Helicopters phải chi trả để mua cổ phiếu của các công ty con”, người phát ngôn nói.

    Ngân hàng Merrill Lynch, BNP Paribas và VTB Capital được chỉ định làm đối tác quốc tế và hỗ trợ phát hành.

    Một số ngân hàng trong nước được chỉ định tham gia vào hợp đồng bao gồm: ngân hàng Nomos, tập đoàn RusAgro, tập đoàn Etalon. Đây đều là những đơn vị hàng đầu trong thị trường tài chính của Nga.
    (theo Rian)
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
    Brazil hoãn "vô thời hạn" việc mua lô trực thăng thứ hai của Nga?

    Một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Brazil thông tin qua điện thoại cho hãng RIA Novosti rằng, Brazil hoãn vô thời hạn kế hoạch mua lô thứ hai gồm 6 trực thăng vận tải – chiến đấu Mi-35M của Nga.

    Hợp đồng cung cấp 12 trực thăng Mi-35 đã được ký năm 2008 theo kết quả đấu thầu với sự tham gia Mi-35M của công ty Rosoboronexport, trực thăng A-129 Mangusta của công ty AgustaWestland, trực thăng EC 665 Tiger của công ty Eurocopter.

    “Nguyên nhân chính của việc ngừng thực hiện hợp đồng là do nước này cắt giảm hơn ¼ ngân sách quốc phòng. Ngoài ra, có hàng loạt những khó khăn kỹ thuật khi Không quân Brazil vận hành trực thăng Mi-35M, trong đó có vấn đề kết hợp thiết bị Nga và Mỹ theo tiêu chuẩn của NATO”, nguồn tin trên cho hay.

    Đồng thời, ông cho rằng, khi tất cả những trục trặc được giải quyết thì việc cung cấp lô trực thăng Mi-35 thứ hai bị tạm ngừng một khoảng thời gian chưa xác định chứ không hủy bỏ. Theo ông, “nguyên nhân xuất hiện thông tin về những vấn đề kỹ thuật trong khi vận hành và bảo dưỡng trực thăng Mi-35M của Nga trên báo chí phương Tây liên quan đến cuộc chiến giành thị trường trực thăng Brazil mà công ty Eurocopter của châu Âu đang tích cực tham gia”.

    Người thông tin cho RIA Novosti qua điện thoại cho biết, tháng 4/2010, Không quân Brazil đã nhận 3 trực thăng Mi-35M.

    “Chúng đã nhận được ký hiệu AH-2 Saber và đã nằm trong biên chế phi đội 2 thuộc nhóm hàng không số 8 tại Porto Velho. Yểm trợ cho cường kích cơ A-29 Super Tucano trong cuộc chiến chống buôn bán ma túy tại các khu rừng của Brazil là nhiệm vụ chính của trực thăng Mi-35M”, ông cho hay.

    Theo kế hoạch, Brazil cần nhận lô trực thăng thứ hai gồm 6 chiếc trước cuối năm 2011.



    Theo RIA

    Năm nay Nga lận đận thật !!!!
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Nga Brazil hợp tác cạnh tranh với Hummer


    Nga và Brazil đang tiến hành hội đàm để thành lập liên doanh sản xuất xe bọc thép cho lực lượng cảnh sát của đôi bên.

    Mẫu xe bọc thép mới sẽ được phát triển dựa trên cơ sở của loại xe bọc thép GAZ-2330 Tigr của công ty máy móc thiết bị Arzamas (Nga). Công ty này đang tham gia triển lãm Hàng không quốc phòng LAAD diễn ra tại Rio de Janeiro Brazil từ ngày 12-15/4/2011.

    Một đại diện của công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport cho biết: “Cấp giấy phép, xây dựng các cơ sở sản xuất là lắp ráp xe bọc thép một động cơ là một trong những cơ sở quan trọng để tăng cường hợp tác giữa Nga và Brazil cũng như các nước Mỹ Latinh”

    Đôi nét về xe bọc thép GAZ-2330 Tigr của Nga:
    [​IMG]
    GAZ-2330 có khả năng cơ động rất cao trên mọi địa hình.​
    GAZ-2330 Tigr là một đại diện cho dòng xe SUV (sport utility vehicle), xe thể thao tiện ích. Xe được thiết kế với mục đích phục vụ cho các hoạt động quân sự và bán quân sự, đặc biệt hữu ích trong các hoạt động của lực lượng cảnh sát cơ động.

    Xe được thiết kế theo tiêu chuẩn phương Tây, được đánh giá là một đối thủ đáng gờm của dòng xe Hummer của Mỹ.

    GAZ-2330 Tigr được trang bị động cơ diesel tăng áp mạnh mẽ, làm mát bằng không khí, động cơ 6 xy lanh, dung tích 5.9 lít, công suất 212 mã lực, mô men xoắn cực đại 5500 vòng/phút. Hộp số sàn 5 số, 4 số tiến và 1 số lùi.

    Hệ thống treo thanh xoắn kết hợp thủy lực, hệ thống treo có khả năng điều chỉnh độ cao của gầm xe, giúp xe hoạt động hiệu quả trên các địa hình ghồ ghề cũng như làm giảm độ dằn khi hoạt động trên các địa hình xấu.

    GAZ-2330 Tigr có khả năng việt dã rất cao, xe có thể đạt tốc độ 80km/h trên đường ghồ ghề, 140km/h trên đường nhựa. Xe có khả năng lội nước sâu 1,2m. Lốp xe có hệ thống điều chỉnh áp suất tùy thuộc vào địa hình hoạt động.

    Xe được bọc thép tốt, cấp độ 3, có khả năng chịu được mảnh bom, mảnh đạn pháo, lựu đạn, mìn tự tạo IED và vũ khí cá nhân. Khả năng hoạt động rất hiệu quả trong điều kiện khắc nghiệt, theo đúng trường phái của các loại xe cơ giới khác của Nga.

    Xe được vũ trang một súng máy 7,62mm hoặc súng phóng lựu AGS-17 30mm tùy phiên bản, hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

    Thông số cơ bản: Dài 5,7m, rộng 2,4m, cao 2,4m, trọng lượng 7.200kg, tầm hoạt động 1.000km, kíp lái 2 người cùng 10 binh sĩ với đầy đủ trang bị.

    Tại triển lãm ô tô quốc tế Moscow "MIMS-2002", GAZ-2330 Tigr được vinh danh một loạt các phần thưởng khác nhau, trong đó có các đề cử "ô tô đặc biệt tốt nhất".

    Dưới đây là một số hình ảnh về GAZ-2330 Tigr:
    [​IMG]
    Cửa lên phía sau của GAZ-2330.​
    [​IMG]
    ********* Nga Putin đang kiểm tra xe GAZ-2330.​
    [​IMG] Vũ khí của GAZ-2330 thay đổi tùy theo phiên bản và yêu cầu của khách hàng. (theo Defence Talk, Automobile)

    Nga vs Brazil chẳng biết đường nào mà lần !!!!
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    phải chi như Nga-Trung Nga-Ấn có phải hay ko :x
  4. tuanlinh25

    tuanlinh25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2010
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Nga và các kế hoạch tìm lại ánh hào quang thời Soviet

    Năm 2012, Nga sẽ tham gia chương trình thám hiểm mặt trăng Chandrayaan-2 của Ấn Độ, trong đó Nga chế tạo khoang đổ bộ mặt đất và xe thăm dò mặt trăng.

    Năm 2013, Nga sẽ phóng loại tên lửa mới có tên Angara, với hai cấu hình. (>> xem thêm) Đến năm 2015, Nga sẽ phóng thử loại tàu thế hệ mới, trước tiên là loại Rus-M.

    Năm 2016 một sân bay vũ trụ đầu tiên tại Viến Đông, Vostochny (>> xem thêm), sẽ được đưa vào sử dụng. Khi đó, toàn bộ các cuộc phóng tầu vũ trụ sẽ chuyển về sân bay này, thay cho sân bay Baikonur, hiện đang phải thuê của Kazakhstan.

    Ngoài ra, Nga đang phát triển hệ thống tên lửa đẩy bằng năng lượng hạt nhân cho tương lai để phục vụ cho các chuyến thăm dò giữa các hành tinh, một dự án mà theo Thủ tướng Putin thì “ưu tiên cho Nga là không thể tranh cãi”. (>> xem thêm)

    Roscosmos có kế hoạch bắt đầu các chuyến bay có người lái đến mặt trăng vào cuối thập niên này và xây dựng một căn cứ trên mặt trăng vào năm 2030. (>> xem thêm)

    Căn cứ này sẽ gửi về trái đất helium-3, một nguồn năng lượng quý giá, đồng thời sẽ đóng vai trò là tiền đồn cho một chuyến bay có người lái tới sao Hỏa, dự kiến một thập niên sau đó. Các chuyến bay đến mặt trăng và sao Hỏa có thể là các dự án quốc tế.

    http://quocphong.baodatviet.vn/Home...oi-vua-chinh-phuc-vu-tru/20114/140191.datviet
  5. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    So sánh siêu tăng T-90 và Leopard-2A


    Quân đội hiện đại không thể không có các phương tiện chiến đấu và vũ khí hiện đại, trong đó phải kể đến các loại tăng, thiết giáp hạng nặng.

    Mặc dù, hiện nay các chuyên gia dự đoán rằng, trong tương lai gần xe tăng sẽ biến mất khỏi chiến trường nhưng xét một cách toàn diện, đôi lúc nó vẫn đóng vai trò quyết định trong các cuộc chiến.

    Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế chúng ta có thể gặp nhiều bài viết bình luận về khả năng của xe tăng T-90 của Nga và Leopard-2A của Đức.

    Nhiều người tỏ ra chê bai T-90. Họ cho rằng, về hình dạng bên ngoài T-90 không đáp ứng các yêu cầu của xe chiến đấu hiện đại. Theo quan điểm này, Leopard-2A hiện nay là cỗ xe tăng tốt nhất trên thế giới, không có loại nào sánh được.

    Tuy nhiên, cũng có nhiều người lại ủng hộ “con cưng” của lực lượng tăng thiết giáp của Nga. Vậy, T-90 hay Leopard-2A mới là “nhà vô địch”?

    Khả năng bảo vệ
    [​IMG] Xe tăng T-90 của Nga Hình dạng thân xe và các thành phần của T-90 so với T-72 thực tế không có nhiều thay đổi, nhưng khả năng bảo vệ cao hơn nhiều so với thế hệ trước, nhờ vật liệu chế tạo vỏ xe được cải thiện.

    T-90 có vỏ thiết giáp chống đạn khá khác biệt. Vật liệu chủ yếu để chế tạo thân xe tăng là thép chất lượng cao. Để bảo vệ mặt trước của tháp và thân, nhà sản xuất còn sử dụng thiết giáp composit nhiều lớp.

    Các dữ liệu chính xác về vỏ thiết giáp của xe hiện nay chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, trong các cuộc thử nghiệm, vỏ thép của xe có thể chống lại các loại đạn xuyên.

    Ngoài vỏ thép truyền thống và khả năng bảo vệ động lực học. Đặc biệt, xe được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động - tổ hợp chế áp quang điện tử hiện đại “Shtora-1”.

    Nhiệm vụ chính của tổ hợp này là bảo vệ xe tăng trước các đòn tấn công bằng tên lửa chống tăng có điều khiển. Thành phần của “Shtora-1” gồm 1 trạm quang - điện tử và hệ thống ****** trang bên ngoài.
    [​IMG] Leopard-2A của Đức So với T-90, khả năng bảo vệ ở Leopard-2A thấp hơn. Trước hết, điều này liên quan đến yêu cầu của giới chức quân đội Đức trong kế hoạch bảo đảm tổng trọng lượng của xe chỉ ở mức 50 tấn. Khả năng bảo vệ của Leopard-2A chủ yếu nhờ việc bao bọc bởi vỏ thép nhiều lớp, cũng như nâng cao việc thiết kế bố trí các tổ hợp cải tiến. Xe tăng được trang bị tổ hợp hoạt động nhanh NPO, súng phóng lựu đạn khói có màu đặc biệt.

    Nhận thức điểm yếu của xe tăng thường ở trên nóc thân xe và tháp pháo nên nhà sản xuất đã tăng độ dày vỏ thép ở phía trước.

    Một trong những ưu điểm dễ nhận thấy của Leopard-2A là khả năng bảo vệ kíp chiến đấu ngay cả khi vỏ giáp bị phá huỷ. Đó là do nhà sản xuất bố trí tổ hợp chiến đấu và nhiên liệu độc lập với kíp chiến đấu.

    Cụ thể, thùng nhiên liệu được bố trí ở phía trước bộ phận bảo vệ trên bánh. Điều này giảm xác suất thương vong cho lái xe khi bị hoả lực địch tấn công. Ngoài ra, thân xe còn được bảo vệ bổ sung bởi các tấm cao su được tăng độ cứng bằng các tấm thép.

    Hỏa lực tấn công

    Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 2A46M 125mm, bố trí ở phía trước của tháp song song với súng máy cỡ lớn, được gia cố bởi hệ thống 2E42-4 “Jasmine” trên 2 mặt phẳng song song.

    Pháo được trang bị bộ nạp tự động, có khả năng bắn các vũ khí có điều khiển. Cự ly tấn công tối đa bằng đạn xuyên thép là 4.000m, tên lửa có điều khiển là 5.000m, đạn nổ mảnh là 10.000m.
    [​IMG] Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 2A46M 125mm Ngoài việc sử dụng pháo, xe tăng có thể bắn được tên lửa chống tăng có điều khiển 9М119М. Việc phóng tên lửa được tiến hành với sự hỗ trợ của pháo chính, còn dẫn hướng tên lửa được thực hiện theo tia laser ở chế độ bằng tay hoặc bán tự động.

    Để tiến hành ngắm bắn trong điều kiện quan sát kém và ban đêm, xe tăng sử dụng thiết bị ngắm bắn Essa, trong đó tích hợp camera Catherine-FC. Tổ hợp ngắm bắn gồm các camera quan sát nhiệt gia cố trên 2 mặt phẳng.

    Với sự hỗ trợ của camera, người chỉ huy xe tăng và xạ thủ có thể quan sát thường xuyên địa hình từ các màn hình riêng và tiến hành điều khiển chính xác vũ khí với sự hỗ trợ của hệ thống điều khiển bắn chuẩn.

    Trong khi đó, vũ khí chính của Leopard-2A là pháo nòng trơn 120mm. Chiều dài nòng pháo là 5.520mm, cự ly ngắm bắn ở trạng thái tĩnh là 3.500m, khi cơ động là 2.500m.

    Thiết bị ngắm bắn chính của xe tăng là EMES-12 do công ty Zeiss chế tạo (chuyên cho mẫu xe này). Thiết bị ngắm bắn gồm thiết bị đo xa bằng laser và kính lập thể. Sự phối hợp của 2 thiết bị đo xa khác nhau cho phép nâng độ chính xác và tin cậy khi đo cự ly đến mục tiêu.
    [​IMG] Vũ khí chính của Leopard-2A là pháo nòng trơn 120mm Xạ thủ có thể sử dụng kính tiềm vọng loại TZF-1A để làm thiết bị bổ trợ. Còn người chỉ huy có thể sử dụng kính tiềm vọng toàn cảnh loại PERI-R-12 có đường ngắm ổn định.

    Người chỉ huy xe tăng có khả năng độc lập điều khiển pháo bằng cách sử dụng cơ chế đồng bộ hoá trục nòng pháo và trục thiết bị ngắm bắn quang học.

    Để quan sát trong điều kiện không thuận lợi và ban đêm, xe tăng sử dụng thiết bị quan sát có gắn bộ khuếch đại quang - điện tử và thiết bị quan sát đêm hồng ngoại chủ động.

    Các hệ thống điều khiển hoả lực của máy tính FLER-H đưa ra các dữ liệu bắn có tính đến cự ly đến mục tiêu, điều kiện khí hậu, tình hình không gian của xe tăng, loại đạn.

    Động cơ

    T-90 lắp đặt động cơ công suất 840 mã lực có khả năng làm mát bằng chất lỏng V-84MS. Hiện nay, động cơ này có thể làm việc không chỉ bằng nhiên liệu diezel mà còn chạy bằng dầu hoả, xăng.

    Leopard-2A được trang bị động cơ diezel 4 kỳ công suất 1.5000 mã lực MV-873. Động cơ được bố trí trong khoang máy dọc thân xe.

    Kết quả

    Các đặc tính cơ bản trên cho thấy, có sự khác biệt giữa Leopard-2A và T-90.

    Về khả năng bảo vệ và vũ khí, T-90 vượt trội cỗ xe tăng Đức Leopard-2A. Còn về công suất động cơ thì Leopard-2A hơn hẳn T-90. Hơn nữa, thời gian thay động cơ của T-90 khoảng 6 giờ, còn Leopard-2A - chỉ mất 15 phút.

    Ưu thế của T-90 trước Leopard-2A rõ ràng hơn khi tính đến các yêu tố như cự lý bắn (5.000-10.000m, còn Leopard-2A chỉ 3.000m).

    Bên cạnh đó, cần phải tính đến yếu tố giá thành. Theo các chuyên gia quân sự Nga, giá của T-90 thấp hơn Leopard-2A gấp 2 lần.

    Như vậy, ở thời điểm này, có thể đánh giá, T-90 có nhiều điểm ưu hơn so với Leopard-2A.





    KO CÓ CHỖ CHO M1 ĐÂU [-X
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Ý kiến 1 độc giả trên mạng :D

    Hiện nay T-90 đã được trang bị động cơ V-96 công suất 1100 mã lực, tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng là 23,7 mã lực/tấn. Như vậy xét khả năng cơ động T-90 không thua kém Leopard-2A6 là mấy. Với Leopard thì phải đem biến thể Leopard-2A6 so sánh mới có thể so sánh với T-90. Về hỏa lực, pháo chính của Leopard là loại pháo tăng duy nhất hiện nay có khả năng bắn đạn hóa học. Đây là loại tăng duy nhất có khả năng tham gia vào một cuộc chiến tranh hóa học. Điều này rất đáng lưu ý trong tác chiến. Ở Leopard-2A6 ưu thế hơn T-90 chính là nhờ các thiết bị điện tử, và khả năng an toàn với tổ lái, độ tiện nghi. Tuy nhiên, các thiết bị điện tử của T-90 được sản xuất gần đây kết hợp với các camera ảnh nhiệt của Pháp, khoảng cách này đã bị thu hẹp. Trong khi khả năng bảo vệ xe và hỏa lực của Leopard-2A6 vẫn không hề thay đổi. Leopard-2A6, cùng với T-90 và M1A2 của Mỹ là 3 chiếc tăng chủ lực tốt nhất hiện nay, rất khó để đánh giá chiếc nào hơn chiếc nào.
  6. ALFA-6

    ALFA-6 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    2
    Không phải là không công bằng mà chứng tỏ là mấy chú viết báo về quốc phòng mà chẵng hiểu gì về khí tài quân sự cả.[-X
    Cứ để cho máy bay nó tương các loại tên lửa chống tăng thì tăng có mà dày cả mét thép vẫn chết như thường, kể cả boong ke di động (nếu có) cũng toi thôi, chẳng cứ gì mấy con T-72 cũ. Máy bay chỉ cần bay từ cách vài km, tương các loại tên lửa chống tăng, trong khi tăng không có sự hỗ trợ của phòng không, không quân thì tăng nào chịu nổi. Không biết mấy tay viết bài đó ăn gì???[-X
  7. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    thì đó là http://[SIZE=6]vietnamdefence.com[/SIZE]/ mà lị ;))
  8. ALFA-6

    ALFA-6 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    2
    Khà khà khà, mấy chú viết báo đúng là nửa vời, gu vãi.:))

    So sánh độ cơ động của xe thì phải so sánh "tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng" như ý kiến của bạn đọc nêu trên mới đúng.

    Bạn nào khoái ô tô sẽ rõ, hai chiếc ô tô có công suất lớn : 550 ngựa nhưng một cái xe thể thao thì gia tốc và cơ động hơn hẳn chiếc xe Maybach vì đơn giản là xe thể thao nhẹ chỉ bằng một nửa. Diễn nôm : Con voi khỏe hơn con hổ nhưng con voi không thể cơ động bằng con hổ được. Đối với Tăng thì yếu tố cơ động rất quan trọng trong chiến đấu.:-bd
  9. SSX109

    SSX109 Guest

    Như thế cũng chưa đúng. So xe khỏe cần phải có thông số tăng tốc lên N km/h trong X giây.
  10. gaquayvn

    gaquayvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    17
    Bộ Quốc phòng Brazil: Cắt giảm ngân sách không ảnh hưởng đến thương vụ Mi-35M VIT - Đại diện phòng quan hệ công chúng của Bộ Quốc phòng Brazil thông báo với hãng tin RIA Novosti rằng, việc cắt giảm ngân sách quốc phòng Brazil không ảnh hưởng đến hợp đồng mua trực thăng vận tải chiến đấu Mi-35M của Nga. “Việc hoàn tất hợp đồng cung cấp trực thăng Mi-35M của Nga nằm trong kế hoạch năm nay của Bộ Quốc phòng và tính đến thời điểm này không thể nói rằng chương trình có thể nằm trong danh sách cắt giảm”, nguồn tin trên cho hay.
    Theo lời ông, việc tịch biên ngân sách quốc phòng Brazil trong năm 2011 đã đạt mức 2,5 tỷ USD, và Bộ sẽ xác định chính xác việc cắt giảm này sẽ được phân bố như thế nào. Hợp đồng cung cấp 12 trực thăng Mi-35 đã được ký vào năm 2008 theo kết quả đấu thầu với sự tham gia Mi-35M của công ty Rosoboronexport, trực thăng A-129 Mangusta của công ty AgustaWestland, trực thăng EC 665 Tiger của công ty Eurocopter. Tính đến thời điểm này, 6 trực thăng Mi-35M (ký hiệu AH-2 Saber tại Brazil) đã được chuyển cho Không quân Brazil. Brazil sẽ nhận được lô trực thăng thứ 2 gồm 6 chiếc trước cuối năm 2011. Hôm 12/4, một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Brazil cho hay, nước này đã hoãn một khoảng thời gian không xác định kế hoạch mua lô thứ hai trực thăng vận tải chiến đấu Mi-35M của Nga do ngân sách quốc phòng Brazil bị cắt giảm. Đồng thời, theo nguồn tin này, việc cung cấp không bị hủy bỏ. Đoàn đại biểu Nga tham dự triển lãm vũ khí và công nghệ quốc phòng LAAD-2011 tại Rio de Janeiro từ ngày 12 đến 15/4 cho biết, thị trường Brazil là một trong những hướng đi tương lai mà trang thiết bị quân sự Nga tiến tới. “Chúng tôi coi LAAD-2011 như là một trong những triển lãm hàng đầu không chỉ tại châu lục này mà còn cả trên toàn thế giới nói chung”, Sergei Goreslavsky, Giám đốc marketing của Tập đoàn Công nghệ Nga, người dẫn đầu phái đoàn Nga tham dự LAAD-2011 khẳng định. Triển lãm LAAD diễn ra tại Rio de Janeiro 2 năm một lần bắt đầu từ năm 1997. Đây là triển lãm công nghiệp quốc phòng lớn nhất khu vực Mỹ Latinh.
    “Tham gia các triển lãm LAAD trước đã cho phép Nga ký kết những hợp đồng lớn đầu tiên, trong đó có hợp đồng cung cấp trực thăng vận tải chiến đấu Mi-35M”, ông Sergei Goreslavsky nói. Tham gia triển lãm LAAD-2011 lần này có đoàn đại biểu đến từ hơn 50 quốc gia trên thế giới trong đó có Áo, Anh, Israel, Ấn Độ, Iran, Trung Quốc, Hà Lan, Pakistan, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Pháp và Thụy Điển. Trong khuôn khổ triển lãm, cuộc thảo luận quốc phòng lần thứ 3 và hội nghị chuyên đề về lý luận quân sự lần thứ 5 sẽ được tổ chức. Huy Linh (Theo RIA)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này