1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    Tàu Yuri Dolgoruky tham gia thử tên lửa Bulava
    Cập nhật lúc :9:32 PM, 16/05/2011
    Một nguồn tin từ BQP Nga cho biết, cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo chiến lược Bulava sẽ được nối lại vào giữa tháng 6/2011 tại biển Trắng.


    "Tên lửa đạn đạo Bulava sẽ được tổ chức vào giữa các ngày 15-17/6. Như chúng ta đã chờ đợi, cuộc phóng thử nghiệm từ ​​tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Dmitry Donskoy", một phát ngôn viên nói. Dự kiện, sau 2 lần phóng thành công từ tàu Dmitry Donskoy, tàu ngầm Yuri Dolgoruky (>> xem thêm) sẽ thực hiện lần phóng tiếp sau.

    Trước đó, có thông báo nói rằng, tất cả các lần phóng tên lửa Bulava trong năm 2011 chỉ phóng từ tàu ​​ngầm Dmitry Donskoy, còn tàu ngầm nguyên tử Yury Dolgoruky chỉ tiếp nhận vũ khí sau.

    Tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava trong tương lai sẽ trở thành nòng cốt của lực lượng hải quân chiến lược hạt nhân của Nga.

    Đến thời điểm hiện nay, tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava đã có 14 lần phóng thử nghiệm, trong đó có 7 lần không thành công. Dự kiến, Hải quân Nga sẽ trang bị tên lửa Bulava vào cuối năm 2011 nếu 4 hoặc 5 lần thử nghiệm trong năm 2011 thành công.

    Cuộc thử nghiệm vào tháng 6/2011 là lần phóng thử đầu tiên trong năm, lần phóng thử gần đây nhất diễn ra vào ngày 29/10/2010 với kết quả thành công như mong đợi.

    Trong tương lai (năm 2015), Nga có kế hoạch xây dựng 8 tàu ​​ngầm hạt nhân được trang bị các loại vũ khí mới nhất, bao gồm cả tên lửa đạn đạo Bulava.

    Các thông số kỹ thuật của Bulava

    Tên lửa Bulava -30 (còn gọi là RSM-56 và SS NX 30 theo NATO) là tên lửa đạn đạo liên lục địa mới của Nga được trang bị trên các tầu ngầm nguyên tử với ba tầng nhiên liệu rắn, là biến thể từ tên lửa P30 3M30. Quyết định phát triển tên lửa mới này đã được thông qua vào năm 1988.

    Tên lửa Bulava do Viện công nghệ nhiệt Moscow (MIT) chế tạo. Luận chứng quan trọng trong việc ủng hộ quyết định này là việc chuẩn hoá các tên lửa đẩy nhiên liệu rắn cho hải quân và lục quân, cũng như giảm chi phí phát triển và sản xuất. Thời gian phát triển tên lửa Bulava ở Viện công nghệ nhiệt Moscow được rút gắn 2 lần so với bình thường.

    Giống với tổ hợp tên lửa chiến lược trên đất liền Topol-M. tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava được phát triển và chế tạo hoàn toàn trong các doanh nghiệp của Tổ hợp công nghiệp quân sự Nga. Tên lửa được thử nghiệm lần đầu vào năm 2004, theo kế hoạch tên lửa sẽ được trang bị vào năm 2009 trên tầu ngầm nguyên tử Yury Dolgoruky.

    Các tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava được thiết kế để trang bị cho các tầu ngầm nguyên tử dự án 955 – tầu ngầm nguyên tử Yury Dolgoruky.
  2. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    959
    Câu đó đúng đấy . Không phải là NGa nó không chế tạo được tên lửa đạn đạo tầm trung(2000-5000km) mang đầu đạn hạt nhân được mà vì Nga nó đã ký hiệp ước thủ tiêu tên lửa đạn đạo tầm trung. Theo đó Nga nó đã tháo dỡ đầu đạn và huỷ các tên lửa đạn đạo tầm trung rồi . Thật ra với số tên lửa đạn đạo liên lục địa mang vũ khí hạt nhân của nó cũng quá đủ để đưa cả trái đất về thời đồ đá. Nên cho dù có hay ko có tên lửa đạn đạo tầm trung thì cũng chẳng có thằng nào dám động đến nó . Thực ra đã có các tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân Kh-101, Kh-55 thay thế cho các tên lửa đạn đạo tầm trung này . Các tên lửa hành trình này linh hoạt hơn , lại có thể kết hợp với máy bay ném bom chiến lược nên có thể với tới mọi nơi trên trái đất, không chỉ là 2000-5000 km như đám tên lửa đạn đạo kia
  3. TuanRussia

    TuanRussia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    626

    Thêm nữa tên lửa liên lục địa tầm xa 8000 km - 10 000 km cũng thừa sức bắn các mục tiêu tầm trung, vậy sao phải tốn tiền duy trì các tên lửa tầm trung?
  4. GT13E2

    GT13E2 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/01/2011
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    Nói ng u như nhợn

    B-40 thừa sức bắn 1 phát chết tử tù
    Cần quái gì súng trường đi xử bắn tốn 6 khẩu nhỉ [:P]

    Cũng may Nga trắng nó không ngu nên mới chia ra các dòng ngắn, trung, ICBM để phát triển
    Còn tư duy như các nga vàng thì lấy tên lửa đẩy vệ tinh bắn khủng bố cho gọn, cần miẹ gì trung với chả đại [r23)]
  5. TuanRussia

    TuanRussia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    626
    Hị hị sau có bới móc thì bới đúng chỗ thối, bới nhầm chỗ lại thối um lên.

    Mỗi loại vũ khí có mục đích và việc sử dụng khác nhau, giờ một quả tầm trung 4000 km với đầu đạn ví dụ là 10 KT đi so với 1 quả 10 000 km đầu đạn tương tự, rõ ràng quả thứ 2 cover được nhiều mục tiêu hơn, khả năng cơ động cao hơn, nói như chú @ GT thì sao thằng Nga nó khôn thế mà lại bỏ tên lửa đạn đạo tầm trung đi ? . Còn so B-40 với súng tiểu liên mới là ngu.
  6. GT13E2

    GT13E2 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/01/2011
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    Hay! nga vàng giờ còn tự bỉ tát vào mồm mình thế này àh [:P]

    Khả năng đọc hiểu của ta vơ rít Tù Ăn có vấn đề tớ không chấp! [-X
  7. start123456

    start123456 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    199
    Tranh cãi làm gì. Nga nó bỏ tầm trung vì nó ký hiệp ước với Mỹ. Thế thôi. Nó cũng muốn giữ lắm, nhưng mà xét thấy cũng không cần thiết lắm. Tầm trung có thể sử dụng máy bay ném bom chiến lược bắn tên lửa.
    Ngoài ra tầm xa dùng cho tầm trung quá tốt, chỉ mắc hơn mà thôi (khi nó sử dụng tầm xa để bắn tầm trung thì hết đỡ luôn). Có điều một khi đụng đến mấy thứ này thì tính toán đắt rẻ gì nữa, tất cả về tiền sử hết. Nga trắng nó không ngu như Mỹ vàng đâu, nó cũng tính cả rồi mới ký đó.
  8. TuanRussia

    TuanRussia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    626
    Vâng, bác thấy có cái điều đơn giản như bác nói mà Mỹ vàng cũng ko hiểu nổi, lại còn vác B-40 ra so với tiểu liên haizzz.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên mua xe bọc thép Tiger của Nga


    VIT - Ngày 16/5, đại diện tập đoàn “Công nghệ Nga” tại Argentina Anatoli Zuev cho biết, Bộ Nội vụ Uruguay đã quyết định mua một loạt xe bọc thép Tiger đa chức năng với khả năng vượt chướng ngại nâng cao của Nga.
    Theo lời ông Zuev, hợp đồng được ký hôm 28/4, tuy nhiên thông tin về giá cả và số lượng xe đặt hàng không được thông báo.

    Với thỏa thuận này, Uruguay đã trở thành quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên quyết định mua xe bọc thép Tiger của Nga với mục đích sử dụng chúng trong cuộc chiến chống nạn buôn lậu ma túy đang gia tăng.

    Ông Zuev cũng lưu ý rằng, Uruguay cũng là nước đầu tiên tại châu Mỹ Latinh mua xe “Ural” của Nga. Trong lịch sử hơn 1 thập kỷ hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Uruguay đã ký kết hơn 10 hợp đồng mua bán thiết bị, nhưng hợp đồng này là hợp đồng đầu tiên giữa Nga với Bộ Nội vụ nước này.

    Theo Lenta.ru, xe bọc thép “Tiger” có thể đạt tốc độ 140 km/h, chở được 6 đến 9 người hoặc 1200kg thiết bị. Giá một chiếc “Tiger” vào khoảng 300.000 USD.

    Tháng 5/2004, văn phòng đại diện của công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport đã được mở tại Uruguay.

    Theo TsAMTO, trong năm 2002, Uruguay đã trở thành đối tác lớn thứ hai trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga tại khu vực Mỹ Latinh.

    Trong những năm trở lại đây, lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự song phương giữa Nga và Uruguay đã đạt được những kết quả lớn. Những hợp đồng mới đang được nghiên cứu. Ngoài đề xuất cung cấp xe bọc thép, trong tương lai, những hợp đồng cung cấp phương tiện chiến đấu sẽ được bàn thảo. Trước hết là vũ khí bộ binh và đạn dược. Uruguay có yêu cầu lắp ráp theo giấy phép súng trường AK-103.

    Đại diện chính thức công ty công nghiệp quân sự Nga Sergei Suvorov, trong thời gian sớm nhất, Brazil có kế hoạch ký hợp đồng cung cấp lô xe bọc thép GAZ – 233036 Tiger SPM-2. Theo lời ông, xe bọc thép Tiger đã trải qua một chu trình thử nghiệm đầy đủ tại Brazil.

    Theo Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí Nga (TsAMTO), hợp đồng theo giấy phép với Trung Quốc trở thành đơn đặt hàng lớn nhất xe bọc thép Tiger của Nga.

    Vì trong phiên bản đầu của Tiger sử dụng động cơ do nước ngoài sản xuất nên việc cung cấp xe bọc thép này ra thị trường được tiến hành qua Cục Cảnh sát chứ không qua Bộ Quốc phòng. Điều này xảy ra trong trường hợp bán Tiger cho Trung Quốc cũng như những khách hàng tiềm năng khác.

    Các cuộc hội đàm cung cấp xe bọc thép Tiger đang được tiến hành với Cục Cảnh sát Jordan, Israel, Venezuela, Brazil, Ấn Độ và hàng loạt quốc gia khác.

    Phiên bản Tiger-M sẽ nâng đáng kể tiềm năng xuất khẩu của xe bọc thép Tiger. Phiên bản xe này được lắp đặt động cơ và các bộ phận của Nga. Ngoài ra, có thể giới thiệu phiên bản xe này cho khách hàng không chỉ qua Bộ Nội vụ mà còn qua Bộ Quốc phòng các nước.
  9. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Con IL-20 này sao có 3 cái cục trên lưng có tác dụng gì vậy các bác ?



    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    'Nga mua vũ khí nước ngoài vì tham nhũng'


    Dù hệ thống vũ khí của Nga được các nước trên thế giới đánh giá rất cao, tuy nhiên Bộ Quốc phòng nước này vẫn lên kế hoạch mua vũ khí ở nước ngoài.



    Những năm gần đây, Bộ Quốc phòng Nga đã chi những khoản tiền lớn để nhập khẩu mua sắm vũ khí. Trong khi đó, số tiền này có thể đầu tư phát triển cho công nghiệp quân sự hiện đại trong nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các doanh nghiệp quốc phòng, tạo động lực cho việc đầu tư phát triển các hệ thống vũ khí tối tân hơn,

    Đồng thời, chiến lược này có thể đẩy nền công nghiệp quốc phòng của Nga thụt lùi, Quân đội Nga phụ thuộc vào nguồn cung từ đối thủ là NATO. Nếu xảy ra chiến tranh, điều này quả là vô cùng nguy hiểm.

    Những hợp đồng hớ

    Hiện Hải quân Nga muốn đặt hàng hệ thống pháo hạm cho các tàu khu trục nhỏ trong nước, mua sắm hệ thống động cơ diesel, máy phát điện diesel, hệ thống thông gió và điều hòa không khí cho tàu ngầm...

    Tuy nhiên, các hệ thống vũ khí mà quân đội cho là hiện đại đó đều là các mẫu lỗi thời và kém chất lượng. Đơn cử hợp đồng mua pháo hạm OTO Melara 127mm khi nhận được hàng hóa ra đây là mẫu của những năm 1968.
    [​IMG]
    Chút nữa thì Bộ Quốc phòng Nga mua "hớ" tàu đổ bộ trực thăng Mistral.
    Ảnh:
    Topwar
    Hợp đồng mua máy bay không người lái của Israel cũng là mang về một thiết kế lỗi thời. Gần đây nhất, Bộ Quốc phòng Nga suýt “dính quả lừa” trong hợp đồng mua tàu đổ bộ trực thăng Mistral của Pháp.

    Khi bước vào đàm phán chính thức công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport mới “té ngửa” nhận ra, công nghệ để đóng tàu Mistral cho Nga đã quá lỗi thời và tàu sẽ không được trang bị các hệ thống vũ khí và điện tử hiện đại.

    Đầu năm 2011, Bộ Quốc phòng Nga cũng đã ký một thỏa thuận mua một dây chuyền sản xuất xe bọc thép Iveco (>> xem thêm) của Italy tại nhà máy KAMAZ. Theo kế hoạch, sẽ có khoảng 1.700 xe được sản xuất cho Bộ Nội Vụ và Bộ Quốc phòng Nga. Chiếc xe sẽ được bọc thép chế tạo theo công nghệ luyện kim Đức.

    Bộ Nội Vụ Nga cũng đã lên kế hoạch mua 1.000 xe bọc thép Panhard của Pháp, một phần trong hợp đồng này sẽ sản xuất tại Nga. Thậm chí, đã có những đề xuất loại bỏ dòng súng AK huyền thoại khỏi trang bị cho quân đội Nga, thay vào đó là một loạt súng trường tấn công khác từ nước ngoài. (>> chi tiết)
    [​IMG]
    Xe tăng T-90 được giới quân sự thế giới đánh giá rất cao. Trong khi Nga tìm mua vũ khí từ nước ngoài thì nước khác, hình là Trung Quốc tìm mọi cách để “moi công nghệ” của Nga.

    Nhiều hệ thống vũ khí của Nga được giới quân sự thế giới đánh giá rất cao, được xếp vào loại hàng đầu thế giới. Điển hình như máy bay chiến đấu như Su-27, Su-30 đang là những sản phẩm đắt hàng trên thị trường thế giới. Hay như tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35 đang là niềm mơ ước của nhiều quốc gia.

    Hệ thống phòng không tầm xa như S-300, S-400 được xem là những hệ thống phòng không tốt nhất thế giới. Rất nhiều quốc gia “thèm khát” nó. Có nguồn tin cho rằng, Mỹ đã bí mật mua về một khẩu đội S-300 để mổ xe, "moi" bí quyết công nghệ để cải tiến PAC-2 thành PAC-3.

    Mỗi lần hệ thống S-300 được bán đi là một lần thị trường vũ khí lại xôn xao. Thậm chí, hợp đồng S-300 của Nga với các nước Trung Đông bị biến thành quân cờ mặc cả với các nước lớn.
    (>> xem thêm)

    Những loại xe bọc thép của Nga được đánh giá rất cao, như xe tăng T-90, các loại xe bọc thép như Tiger đang có doanh số bán hàng ra thế giới ngày một gia tăng.


    [​IMG]
    Hệ thống phòng không S-300 của Nga.
    Ngay cả các nước NATO cũng công nhận một số công nghệ của Nga thuộc hàng đầu thế giới như công nghệ sản xuất máy bay trực thăng. Trực thăng Mi-17 của Nga được NATO chứng nhận là an toàn và hiệu quả tại độ cao lớn. Lầu Năm Góc đã làm phật ý Thượng viện Mỹ bằng quyết định “xưa nay hiếm” đó là mua trực thăng vận tải quân sự Mi-17 của Nga để hoạt động tại Afghanistan. (>> chi tiết)

    Lý giải nào cho vấn đề này?

    Alexander Samsonov, một nhà phân tích quân sự của Nga đã bày tỏ ý kiến thẳng thắng của mình về vấn đề này trong một bài viết đăng tải trên trang Topwar rằng: “Sự tham nhũng, lũng đoạn của các quan chức quốc phòng là lý do để Bộ Quốc phòng Nga săn lùng những công nghệ đã lạc hậu từ nước ngoài”.

    Lý do nữa được Alexander Samsonov nhận định đó là sự phá hoại của các “kẻ thù trong nội bộ”, những người luôn tìm mọi cách để loại bỏ sự liên kết và làm suy yếu nền công nghiệp quốc phòng Nga, tạo ra sự phụ thuộc của quân đội Nga vào hàng hóa nước ngoài, ngăn cản sự hồi sinh của công nghiệp quốc phòng Nga, đặc biệt là công nghệ cao và công nghệ không gian. Qua đó ngăn chặn sự hồi sinh, tìm lại vinh quang quyền lực của Nga trên toàn thế giới.

    Ông Samsonov kết luận lại vấn đề rằng: Cần có một cái nhìn khách quan và đầy đủ nhất từ cấp độ chính phủ. Hơn ai hết, Quân đội Nga cần phải hiểu được giá trị của các hệ thống vũ khí trong nước đối với đảm bảo an ninh quốc phòng và toàn vẹn lãnh thổ.

    Bên cạnh đó, ông Samsonov cũng đưa ra kiến nghị đó là các thương nhân không được tham gia vào công tác quản lý nhà nước ở mọi cấp độ. Bởi đối với họ lợi ích kinh tế là trên hết.
  10. TuanRussia

    TuanRussia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    626
    Vấn nạn tham nhũng ở Nga thì khá nhức nhối, từ Putin cho đến Med đều cố gắng đẩy lùi vấn đề này. Hàng loạt tướng lĩnh quân đội Nga cũng đã ra đi và sắp sửa ra đi thông qua việc bị cách chức trực tiếp hay cải tổ quân đội.

    Cũng cần có những bài học như trên thì Nga mới có thể tự tin hơn trong việc tiếp tục đẩy mạnh sáng tạo sản phẩm quốc nội để trang bị cho quân đội.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này