1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bunny121

    bunny121 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2008
    Bài viết:
    2.609
    Đã được thích:
    1.014
    mình không đồng tình, 1 bên là sản xuất hàng loạt + làm chủ công nghệ, bên kia mua từng sản phẩm, sao có thể so sánh được ? Có thể nói, với tình hình này, chúng ta buộc phải chạy đua vũ trang vì nếu không nó triển khai S300 bản quyền khắp đảo Hải Nam + phiên bản trên tàu chiến thì vài cái SU thấm vào đâu, phi công cảm tử à ?
    Chúng ta gặp 1 lái súng sẵn sàng bán tất cả những gì mình có, chúng ta cũng không thể mua từ ai khác ngoài hắn. Haizz, có thể nói nếu hắn bán nốt dây chuyền S300 cho kẻ thù thì khả năng chiến thắng của ta giảm đi đáng kể.
    Quan điểm cá nhân.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Kết quả này làm hài lòng mình, hôm trước mình vừa viết bài chửi bới ông Med là ngu, chắc ông đọc được nhận sai nên rút lui :))
  2. unknown01

    unknown01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    55
    Mình cũng chung ý nghĩ này. Mọi người thử kể xem 12 năm qua thành tựu kinh tế không lên quan đến bán tài nguyên, thành tựu kỹ thuật dân sự, giáo dục ý tế... của Nga có những gì? Sắp tới trong thời kỳ kinh tế toàn cầu suy thoát, giá nhiên liệu thô sẽ giảm, kinh tế của Nga sẽ phát triển theo hướng nào?

    Và chẳng lẽ Nga đã hết nhân tài, chỉ có bác Putin mãi?

    Putin lên từ một anh phó thủ tướng không ai biết, giống như Medvedev, nhưng vào thời cựu nhân viên KGB tha hồ tham nhũng và mafia. Vì lý do gì mà Eltsin chọn, chọn thực chứ không giả vờ như Putin chọn Med?
  3. napster90

    napster90 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    1
    Ngố chỉ có 17% GDP là từ xuất khẩu nguyên liệu thôi mà bác? Nga mặc dù đã tiến lên nhiều so với trước nhưng mà vẫn chưa thể nào so được với các nước Tây Âu như Đức chẳng hạn. Hiện giờ đang thời kì khó khăn, nhân tài hiếm thì bác Putin nắm chính quyền thêm 1-2 kì duy trì ổn định kinh tế chính trị xã hội thì âu cũng là cái tốt mà. E nhớ Đức ngày xưa có Helmut Kohl làm thủ tướng 16 năm liền.
  4. unknown01

    unknown01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    55
    17% tôi cho là nhiều. Có những nguồn tiền dù nhỏ mà đóng vai trò đòn bẩy lớn cho GDP. Bác có thông tin các thành phần khác của GDP Nga không? Tôi đoán mảng kế tiếp cũng là tài chính bất động sản và buôn bán hàng tiêu dùng (lậu). Công ty tôi có chi nhánh ở Nga, nghe nói là không thể cạnh tranh nhân tài nổi với cách hãng liên quan đến dầu khí hay bds. Giáo dục Nga vẫn đang xuống dốc. Gỗ Siberia bạt ngàn, cho rẻ nhưng dân VN vẫn không nhập vì chê đắt và chất lượng xử lý thấp hơn gỗ Lào/Cam.

    Quan trọng là tương lai, nếu ổn định (không thấy Nga có nguy cơ lớn gì cả so với nhiều cường quốc khác, cao nhất chỉ như hồi Gruzia hay khu?ng bố) thì Nga phát triển thế nào? Có các thương hiệu gì ngoài máy bay tên lửa?

    Ông Kohn quyền lực rất kém so với Putin. Các tổng thống Nga thay thủ_tướng như thay áo, ngoại lệ duy nhất là Medvedev, không biết có phải Putin không hề phạm lỗi nào như các ttg thời ổng không?

    Mỗi con người hợp với một giai đoạn lích sử. Putin lên là do tình hình Nga thời Eltsin loạn quá rồi. Cần người bàn tay sắt, quan hệ nhiều với quân đội an ninh, nhưng không đánh tham nhũng của quan chức (Putin lên ký ngay lệnh miễn tố với Eltsin và bộ sậu) để ổn định tình hình.

    Sau 12 năm vẫn cần một ông đúng như vậy. Như vậy nguy cơ mất ổn định, chia rẽ hay đi xuống trong quyền lực quốc tế vẫn còn y chang?
  5. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Tặng bạn NAP Nga 17% nè


    Russia has the world’s largest natural resources, the second largest coal reserves, and eighth largest oil reserves.



    Russia surpassed Saudi Arabia as the world’s largest oil producer in September 2009 for the first time since the collapse of the Soviet Union.



    About 65% of Russia’s exports are comprised of oil and natural gas.



    More than 70% of Russian crude oil production is exported and only the rest is available for local consumption.



    The oil & natural gas industry brings in 30% of the country’s GDP and 60% of its export earnings.



    A majority of the blue chip companies in Russian stock exchanges are represented by the country’s oil & natural gas sector.



    The prospects of Russian oil & natural gas sector attract major foreign oil companies.



    The industry is dominated by state-run firms.



    Most Russian oil companies have control over the entire production cycle ranging from exploration to transmission.
  6. napster90

    napster90 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    1
    https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/rs.html
    Theo như trong này thì có 34.8% GDP của Nga là từ Công nghiệp. Không rõ là bao nhiêu % từ dầu và khí đốt là bao nhiêu bác ạ. Giáo dục Nga em không chắc chắn tình hình lắm nhưng mà theo UNESCO thì số nghiên cứu sinh của Nga hàng năm vẫn rất lớn. Các giáo sư ở chỗ e ở Mỹ các môn khoa học cơ bản chủ yếu là dân Nga (Lomonosov), họ đều nói nếu học khoa học thì Nga vẫn rất tốt, học thương mại thì nên đi phương Tây.
    [​IMG]

    Cá nhân em nghĩ Nga vẫn còn khá nhiều vấn đề kể cả nội và ngoại. Hiện tại vẫn chưa có nhà lãnh đạo Nga nào đủ mạnh mẽ và đủ năng lực để đồng thời ổn định nước Nga và phát triển em nghĩ Putin sẽ làm thêm một nhiệm kì nữa.

    Về hươgns phát triển thì theo em Nga sẽ tiếp tục theo hướng phát triển những ngành mang tính kĩ thuật cao như vũ trụ, máy bay, điện hạt nhân,ôtô,tàu biển, vũ khí. Gần đây Nga bắt đầu đầu tư nhiều hơn và công nghiệp nano (cái này chắc phải 10-20 năm mới thấy hiệu quả). Các ngành công nghiệp máy bay của Nga cũng khá đặc biệt do cơ chế tích hợp theo chiều dọc, hầu hết cấu kiện được làm tại Nga. Các ngành chế tạo gần đây bắt đầu áp dụng nhiều hơn các công nghệ quản lý của phương Tây để tăng tính kinh tế và hiệu quả cho sản xuất.

    Về việc thay thủ tướng thì nước Nga từ năm 91 mới có 3 đời tổng thống, thủ tướng chỉ thay nhiều nhất là dứoi thời Yeltsin còn thời Putin và Med thì khá là ổn định mà bác. E nhớ đợt Putin lên mặc dù kí miễn nhiễm cho Yeltsin và bộ sậu nhưng ông ý cũng đồng thời loại bỏ nhiều bộ sậu của Yeltsin ra khỏi bộ máy mà bác? Việc đấu tranh với tham nhũng thì theo em sẽ cần thời gian rất dài vì nó đã ăn rất sâu vào bộ máy rồi.
  7. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    1- Kinh tế Nga 1,400 tỷ. xuất khẩu hơn 400 tỷ. trong đó na8ng lượng chiếm 65%. Kim loại chiếm 13%. Như vậy xuất khẩu năng lượng và kim loại là lẻ sống của nước Nga.
    2- Một câu hỏi được đặt ra là tại sao Nga lắm tài nguyên, nhiều nhân tài nhưng vẫn không bằng ai? vì 70 năm phát triển ngược?

    [​IMG]
  8. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784

    Ở khía cạnh tham nhũng, cái này không có vấn đề gì. Bất kỳ nước nào đang phát triển đều có, vấn đề là đặc điẻm của tham nhũng. Một nước đang phat triển, nếu muốn đuổi kịp gấp, nhà nước đều phải đóng vai trò thúc đẩy kinh tế, bằng nhiều cách. Một cách phổ biến đó là nhà nứoc thường biến mình thành khách hàng của nền kinh tế (kích thích Keynes). Nhược điểm của nó là khiến cho tham nhũng bùng lên, vì để được trúng dự án, để làm ăn được, người ta cần móc nối quan hệ và hối lộ, chứ không cần luật lắm, vai trò của luật sẽ giảm. Nhưng điều này đến một lúc nào đó sẽ phải giảm dần. Chỉ khi nền kinh tế trở nên tự do hơn, khi mà tư nhân tư do cạnh tranh và nhà nước chỉ đóng vai trò điều tiết và làm luật, thì khi đó tham nhũng mới ít được. Các nước phương tây đều thế. Tuy nhiên tôi cũng không tin quá mức vào bảng xép hạng đọ trong sạch. Cá nhân tôi hoàn toàn tin các nứoc phương Tây có độ trong sạch rát cao (vì lý do trên), nhưng chắc không chênh đến mức đó, bởi vì ở phương Tây có nhiều kiểu hối lộ "hợp pháp" rất phổ biến, và những kiểu này thì không được đưa để tính độ trong sạch.
    Vấn đề của Nga hay của VN, TQ là chưa thể tránh tham nhũng được trong vài chục năm tới (HQ trước đây thời phát triển thần kỳ cũng thế), vấn đề là ở chỗ phải kiểm soát đựoc nó thể hiện ở 2 diểm: chất lượng công trình và tránh thất thoát tài chính ra nước ngoài. Ở Nga thời Elsin đã gây ra tình trạng này rất trầm trọng, rất nhiều các "ngân hàng ma" được dựng lên thực ra chỉ là để chuyển những khoản tiền khổng lồ ra các ngân hàng ở London, NewYork, Telavis, etc. Thời Putin đã phải đóng cửa 1 loạt các ngân hàng như thế (bị phương Tây chửi dữ), hay phải xử lý Khodokosky (là công cụ để Exon Mobile và Rothschild ngầm chiếm đoạt tài nguyên của Nga thông qua các offshore mờ ám), etc. Những vấn đề này ở VN thì tôi không hiểu giải quyết thế nào vì không có thông tin, còn ở Nga và TQ thì nó vẫn đang được giải quyết khá hiệu quả chứ không phải dở đâu.

    Sắp tới ai lên sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh nước Nga và thế giới. Nếu đề cao vấn đề đối ngoại, an ninh thế giơi thì Putin lên hợp hơn. Nếu dề cao vấn đè đối nội, công bằng xã hội thì dường như Medvedev lên hơp hơn (nếu dùng góc nhìn phương Tây, theo 1 cách không hoàn toàn chính xác, thì Putin là dân cánh hữu, còn Medvedev cánh tả tuy nhiên 2 người này chắc chắn có sự đồng thuận với nhau ở những mục tiêu căn bản). Điều này lại càng quan trọng vì Nga là nước có thể sử dụng các vấn đề an ninh đối ngoại ở 1 mức tự chủ nào đó để thúc đẩy kinh tế. Trên thế giới hiện cũng chỉ có 4 nước có khả năng này, đó là Mỹ (mức cao nhất, mạnh nhất), Nga, Pháp, TQ. Trong tương lai chắn chắn sẽ có thêm Ấn độ, và TQ sẽ ngày 1 mạnh lên, còn Pháp sẽ phải tìm cách cố giữ vị trí của mình. CŨng bổ sung thêm, vì Putin thiên nhiều hơn về an ninh đối ngoại nên dĩ nhiên trong con mắt phương Tây khôn g thể positive như Medvedev, bởi vì khi đó sẽ xuất hiện xung đột lợi ích chiến lược với phương Tay, nhất là Mỹ-Anh, nhưng Putin là tổng thống Nga và ông ta phải hành động vì lợi ích của Nga chứ không phải hành động để nhận những lời khen trên các media của phương tây.

    Còn về việc Putin chú trọng tài nguyên hay Medvedev chú trọng innovation, theo tôi không phải là vấn đề con người mà do vấn đề thời thế. THời Putin, ngân sách Nga gần như rỗng tuếch, vay nợ như chúa chổm, đầu tư thế quái nào được vào R&D. Putin phải nắm lấy 2 ngành mà Nga có thể thu lãi được ngay lúc đó, đấy là dầu mỏ (tài nguyên) và vũ khí. Chính nhờ những điều này mà Nga mới trả được nợ, ngân khố dư đồng thời lại còn có tích luỹ ngoại tệ rất lớn. CHính những cái này mới giúp được Medvedev có tiền để đầu tư vào R&D, mới có tiền sử dụng để giúp nước Nga đứng vũng trong khủng hoảng. Hơn nữa, đầu tư vào R&D, các ngành công nghệ cao đã bắt đầu từ khoảng 2 năm cuối của nhiệm kỳ 2 của Putin rồi. Khi Putin nắm quyền, thuế của ngành dầu mỏ đã tăng còn thuế các ngành kia đã giảm, như thế là lấy lợi nhuận của dầu mỏ để thúc đẩy các ngành khác.

    Còn về việc nắm mấy năm tôi chẳng quan tâm. Nhật bản thời phát triển thàn kỳ cũng chỉ có 1 ******* nắm quyền 60 năm đấy ư

    Từ quân sự anh em lan sang chính trị cũng nhanh nhỉ?^:)^
    michael1123 thích bài này.
  9. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Bây giờ nói về Nga học. VN xác nhận Nga học là đỉnh từ hơn nữa TK trước.Từ đó đến nay nền KHKT VN chính là nền Nga Học. Bên cạnh VN ta có Hàn Quốc, Đài Loan, Sing....đều là nền KHKT Mỹ học. Cứ đem KHKT VN so với KHKT mấy nước trên là rõ sự khác nhau giữa Nga học và Mỹ học.
  10. unknown01

    unknown01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    55
    Mình tránh so sánh Medvedev. Có cảm tình với Med vụ sang Mỹ quảng cáo trung tâm nano và mời gọi đầu tư. Rất giống phong cách hội lãnh đạo TQ giỏi như HC Đào, Giang Trạch Dân, v.v. ra mặt trong quan hệ quốc tế chủ yếu là làm sales/marketing cho kinh tế nước nhà.

    Không so P với M vì cho rằng 4 năm qua thực chất vẫn là Putin nắm quyền, Med chỉ là bù nhìn. sau này nếu có làm ttg thì cũng chẳng có dấu ấn gì như P làm Ttg, khả năng bị Putin đuổi việc rất lớn.

    Câu hỏi thực chất là - tương lai nước Nga sẽ khác gì với 12 năm qua?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này