1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. start123456

    start123456 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    199
    Hoangkeo ném ra bức hình bị bắt bẻ lượn rồi, A lú vẫn tiếp tục:D hihi, thôi, mình lại vào militaryphotos coi hình tiếp đây. Nhờ Alú với SSxạo mà mình ăn lương cả hai, Nga lẫn Mỹ thích nhẩy
  2. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Mình đưa ra nhận xét Hạm Đội Thái Bình Dương của Nga, chưa chắc khi chiến đấu ngoài khơi (biển xanh - ngoài bastion Biển Okhotsk) đã chiếm thượng phong với JMSDF vì những yếu tố sau.
    - Tàu mặt nước:
    Một điều đáng buồn là nhìn vào lực lượng tàu mặt nước của Nga tại Viễn Đông, ta thấy một sự thật đáng buồn. Hiện nay, Hạm đội Thái Bình Dương chỉ có khoảng 6 chiến hạm cỡ lớn, trong đó, 1 tuần dương Slava, khoảng 4 ông Udaloy I và 1 anh Sovremenny. Lực lượng tàu sân bay, tàu tuần dương nguyên tử thì hoặc được đưa đi nuôi thằng khác (sang biển Bắc, sang biển Đen) hoặc là nghỉ hưu, bán sắt vụn. Ngoài ra, một sự thật cần phải nói đến là số tàu này, tuy rằng có sức chiến đấu khá mạnh, nhưng mà, toàn bộ các tàu này đều thiết kế từ những năm 70, đóng những năm 80 và đưa vào biên chế khoảng nửa sau nhưng năm 80, đầu 90. Vài tàu trong số ít ỏi này, nhiều khi nói vui nằm ụ còn nhiều hơn ra biển (do bắt đầu già rồi).
    Bây giờ, ta nhìn vào đội hình tàu mặt nước của Nhật Bản. Chỉ tính riêng lực lượng cơ động, gồm 4 nhóm tác chiến. Mỗi nhóm này gồm 1 khu trục hạm hạng nặng chở trực thăng, 2 khu trục hạm hạng nặng và 5 khu trục hạm chống ngầm. Lưu ý tàu của nhóm tác chiến cơ động, đều là tàu chiến mới, đóng sau năm 2000, ứng dụng những công nghệ điện tử mới nhất, đặc biệt, các tàu nhấn mạnh vào khả năng tàng hình của tàu. Những tàu khu trục to cũ hơn đóng vào giữa những năm 90 cùng với khu trục nhẹ, được đưa vào lực lượng của các vùng Hải quân (có 5 vùng). Còn những tàu đóng từ những năm 80, thằng Nhật nó cho hưu trí hết rồi. Mà nhân đây cũng cung cấp một thông tin, tàu khu trục tên lửa hạng nặng của Nhật, cũng có trọng tải tương đương với tàu tuần dương lớp Slava.
    Về huấn luyện sẵn sàng chiến đấu cho thuỷ thủ, sỹ quan. Hạm đội Thái Bình Dương có lẽ là thiệt thòi hơn cả do sự ưu tiên của Nga ở Hải Quân tập trung nhiều ở mạn phía tây và phía bắc, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực chất lượng cao của các đơn vị bộ đội ở khu vực Viễn Đông, trong đó có hạm đội Thái Bình Dương. Thêm vào đó, tình trạng chung là toàn bộ Quân Đội Nga, đội ngũ cán bộ chiến sĩ vẫn còn khá nhiều bất cập, tuy đã được cải thiện, tuy nhiên, để khôi phục lại mức độ tinh nhuệ như hồi xưa (trước khi LB Sô Viết tan rã, lúc đỉnh cao của Hồng Quân) thì sợ rằng không phải tương lai ngắn. Nhìn sang anh Nhật, do bị kìm kẹp, nên phải đến những năm 90 trở lại, JMSDF nói riêng và JSDF nói chung mới bắt đầu trỗi dậy, phát triển. Một điểm thú vị khác với LQ, JMSDF kế thừa nguyên xi truyền thống của IJN. Về mặt huấn luyện, có thể nói trong khu vực, Hải quân thằng tập tành chăm nhất chắc là Nhật (thậm chí, nó tập trận, huấn luyện quy mô lớn còn ác hơn đối thủ của nó là ai đó). Đặc biệt, một điều thú vị là JMSDF lại tập trung huấn luyện khả năng chống ngầm, biến nó thành một lực lượng chống ngầm mạnh với các tàu chiến chủ lực hầu như chăm chăm vào nhiệm vụ săn ngầm. Coi như, nó sinh ra để khắc chế Hạm đội Thái Bình Dương. Ngoài ra, khoa mục thứ 2 mà người Nhật tập trung vào luyện chính là PK hạm đội và phòng thủ đạn đạo.
    Điểm yếu chung của cà JMSDF và Hạm đội TBD là đều không có TSB, dẫn đến việc nếu đập nhau với ai có tàu sân bay, sẽ đều chịu thiệt thòi. Biết sở đoản của mình Nhật dựa vào Mỹ ở điểm này, JMSDF sẽ cố gắng chiến đấu trong cái ô của TSB Mỹ, còn người Nga, họ cũng rất khôn, Hạm đội TBD, chỉ loanh quanh trong "pháo đài - bastion" ở biển Okhotsk và khu đông bắc của biển Nhật Bản thôi.
    - Tàu ngầm:
    Về Tàu ngầm, Hạm đội TBD có thể nói là chiếm ưu thế tuyệt đối so với Nhật Bản. Hạm đội TBD được trang bị đội tàu ngầm mạnh, với số lượng lớn tàu ngầm hạt nhân tấn công, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo/hành trình (SSBN/SSGN), ngoài ra, còn bổ sung thêm một dàn tàu ngầm diesel tấn công lớp Kilo tương đối mới (giữa những năm 90 trở về sau). Còn Nhật, với số lượng tàu ngầm tương đối lớn nhưng chỉ có tàu ngầm diesel, tuy nhiên, hầu hết những tàu diesel này lại đều là tàu mới (những tàu đóng vào đầu những năm 90 mà đã bị đi nhận sổ hưu), đặc biệt, những tàu mới của Nhật ứng dụng nhiều CN mới, đặc biệt là AIP. Những công nghệ này vượt trội Kilo và tương đương với nó là tàu ngầm đề ấn 677 Lada và 1650 Amur nhưng rất tiếc, một lần nữa, 2 loại này ưu tiên cho hạm đội khác. Nhưng dù có vậy, so về tàu ngầm, HĐ TBD > JMSDF.
    - Máy bay HQ;
    Có thể nói về máy bay săn ngầm, Nhật dành ưu thế với số lượng máy bay chống ngầm, từ trực thăng đến cánh cứng rất đông đảo so với Nga, đặc biệt, Nhật có vài cái tàu sân bay trực thăng, trong tác chiến săn ngầm, đây chính là một ưu thế rất lớn. Nhưng mà nói đến máy bay tấn công (chống hạm) và tiêm kích, người Nga lại mạnh hơn vì Nhật không có những loại trên, còn Hạm đội TBD lại có trong tay MiG-31 cùng Tu-22M3.

    Đọc lại, các bạn hoàn toàn có thể thấy, với địa vị siêu cường hàng đầu, tiềm lực mạnh mẽ như vậy nhưng tại khu vực Viễn Đông, đặc biệt là HQ thì Nga không chiếm được ưu thế tuyết đối với một bạn nhỏ hơn mình nhiều lần là Nhật thì cũng khá là đáng buồn. Có bạn sẽ bảo, Nga suy yếu do LX tan rã, vvv. Vậy thì Nhật nó mới phát triển lại HQ vào những năm 90. Thực ra, nói về mặt truyền thống thì lúc Hải quân người ta tranh phong bằng tàu sân bay, tác chiến ở giữa đại dương thì có ai đó vẫn ngồi nhà làm trận địa pháo PK/mặt đất nổi. Người Nga, thế mạnh của họ không phải trên biển, mà là trên bộ, và răn đe chiến lược (ICBM-SLBM-ALBM).
  3. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Hê hê! Mình đệch quen biết gì hai lão nga trắng đang chửi nhau
    Chỉ comment thế này:
    1. Hình cái phà mục tiêu: làm thế nào để Fô-kẹt biết được là mấy cái lỗ đấy được đục sau khi tàu kéo về cảng (để chữa thẹn) hay là bị tên lửa từ tập trận đục? Hay là Денис Мокрушин nói (mồm) chỉ post bài trên blog của chính mình thì chính xác hơn là Игор Кравчук được media đăng lại?[r24)]

    2. Có bao nhiêu quả chống hạm được bắn đi? Giả sử 2 cái lỗ ấy không phải ng.uỵ tạo thì số còn lại bán hết cho long vương àh?:))

    3. Cái vụ ai ở chỗ tập trận ai không thì ông này tố cáo ông kia không có mặt, tớ đek có cơ sở để nói tin ông nào, chỉ có fô-kẹt với niềm tin tuyệt đối vào nước mẹ vĩ đại mới tin ngay tắp lự là ai nói láo thôi [r24)]

    Vụ mấy quả S-300 được bắn đi và bắn đi đâu thì tớ thấy có clip bắn 2 quả, 1 quả bay giữa chừng không thấy khói, quả thứ 2 không quay đến cuối --> giống y lời tả của kravchuk. Ngay cả Denis cũng đek dám nhận trong blog của mình là có trực tiếp nhìn thấy bắn quả nào không

    4. Cái bài trong blog tớ đọc kỹ rồi, ngoài việc luôn mồm chửi lão già Kravchuk nói láo thì toàn nguỵ biện về các lý do thất bại trong vụ đổ bộ, bắn tên lửa đại loại kiểu: Tây còn thế tao được thế là may rồi (tạm chấp nhận), Khu đổ bộ không dọn hết dân thường đi (ặc), Đời là thế, lúc bại lúc thành (tập trận có bài sẵn còn thế đánh nhau đi ăn mày àh?)

    5. Quan điểm cá nhân nhé: Nếu Kravchyk ăn tiền để đập cq thì media xúm vào post lại bài ông ấy làm gì? Hay ở nga loạn đến nỗi chính quyền không kiểm soát nổi an ninh nội địa để bọn tây nó "diễn biến hoà bình" đến độ cho cả gián điệp vào xem tập trận =)) quá bullsh!t
    Chưa kể bài của Kravchuk viết theo dạng " nhìn vào sự thật cay đắng" để đóng góp chứ đêk phải kiểu nâng bi . Báo " cái nhìn" cũng không phải lá cải để dám đăng bài đó cũng như viết bài tiếp theo quote lại công nhận của một sỹ quan trong bộ chỉ huy thừa nhận thất bại ( xem lại trang trước nhé)

    Cuối cùng: tay Denis chẳng qua cay vì câu
    Tức là ngồi trong lều cỏ viết bài láo nâng bi, bị Kravchuk vạch mặt nên phản pháo nhưng khổ nỗi phản pháo trên blog ( tinh thần thẩm du rất hợp nga vàng), đệch ai kiểm chứng đúng sai mà cũng đệch ai quan tâm (trừ nga vàng)


    Tất nhiên vụ tập trận nhục nhã này làm sụp đổ thần tượng vĩ đại trong lòng các nga vàng về vũ khí vô địch của nga trắng nên một cơ số nhảy dựng lên là phải, nhưng khổ là đệch biết vặn lại chỗ nào nên phải đu theo cái blog thẩm du của p[d]enis=))
  4. memo4148

    memo4148 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/04/2009
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Chuyên ngành của Nga trắng là duyệt binh...không phải tập trận...
  5. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    bạn phân tích đúng hết nhưng ý mình ở trên là Nhật trội hơn Nga cơ [:D], chứ ko phải thấy lạ vì Nga yếu hơn Nhật [:D] tất nhiên là về HQ vùng ĐBÁ :-"
  6. fawkes1992

    fawkes1992 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2009
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    12
    Xin lỗi, trả lời vài điểm sau đây:
    Đúng là cuộc tập trận này thể hiện sự yếu kém về huấn luyện của hạm đội TBD. Nhưng:

    1) Nếu xét về phương diện uy tín trên mass media thì twower có uy tín lớn hơn hẳn so với Igor Kravchuk - 1 nhà báo địa phương. Điều đặc biệt là chính Igor hôm bắn thử hoàn toàn không có mặt.
    Vì sao bài của Igor được đăng lên, đơn giản vì nó lôi cuốn được nhiều người đọc như 1 skandal giật gân về quan đội.

    Không thể phủ nhận là tập trận luôn xảy ra sai sót, nhưng những lập luận kiểu "những sĩ quan đến tuổi về hưu chưa lần nào ra biển" hay "bắn mà không trúng gì" thì thật nực cười (đầu tiên thì phải xem lại, loại sĩ quan mà Igor đang nói đến là sĩ quan ngành nào trong HQ, nếu như là giáo viên thì tất nhiên chỉ ngồi trường mà dạy học). Việc bắn trúng hay không trúng thì không chỉ twower xác nhận mà còn rất nhiều blogger khác đang ở Kamchatka là chứng, chờ họ trở về thì sẽ rõ.

    3) "cái vụ ông này tố ông kia...."
    Càng ngày càng nghi ngờ trình độ của alsou, chẳng có ông nào tố ông nào đang ở đâu cả, mà 2 ông đều tự nhận mình (đối vớ twower là có, đối với Igor là không) ở chỗ tập trận.
    Minh chứng ai ở đâu thì chắc chắn twower sẽ pót hình chuyến đi khi quay về, đó là = chứng rõ ràng nhất, vì hắn làm chuyện này nhiều lần rồi (mà mình nghĩ hắn ở hạm đội TBD thật, cứ xem cái report của hắn về tàu ngầm ở mấy cái post trước)

    4) Công nhận tay twower này luôn bênh chằm chằm bQp Nga, nhưng không phải hắn nói gì cũng sai.

    5) Tay này không phải ăn tiên nước ngoài, mà có thể từ ngay chính trong nước (của phe đối lập chẳng hạn), pót những tin như thế để làm cho dân chúng thêm mất niền tin thôi. Các báo chỉ đóng vai trò ctrc-c ctrl-v lại câu khách đọc.
  7. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    961

    Hải quân Nhật chuyên về chống ngầm , điều này dễ hiểu vì đây là chức năng của nó trong khả năng tác chiến tổng hợp với Mỹ và các lực lượng đồng minh trong trường hợp có chiến tranh quy mô lớn, WWIII chẳng hạn. Chức năng này được giao từ hồi chiến tranh lạnh, cũng giống như là ở Đại Tây Dương , hải quân Anh được giao nhiệm vụ chống ngầm cho NATO khi có chiến tranh tổng lực vậy. Cũng dễ hiểu vì tàu mặt nước và không quân hải quân thì US Navy đã bảo đảm rồi. Chưa kể Nhật ở gần có thể khống chế được các điểm ra của tàu ngầm hạt nhân LX . Một nguyên tắc chống cơ bản chống các tàu ngầm hạt nhân là theo dấu nó ngay ở cảng và liên tục suốt hành trình của nó .
  8. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    1. He he, nước nào đánh nhau với quân nổi dậy mà chẳng khó khăn. Bởi vì nó trước đây và về mặt pháp lý vẫn là dân mình. Không thể thảm sát được, ngoài ra lính nổi dậy toàn là cựu binh thời LX, oánh nhau giỏi, có tinh thần giành độc lập cao. Lính LB thì toàn lính nghĩa vụ mới, chiếm đất thì dễ, nhưng giữ mới khó,toàn kiểu đồn trú, hơn nữa thời đó Nga đang khủng hoảng tinh thần có đâu mà đánh. Đây đang nói là nó tuy nghèo nhưng lúc đó đạn dược cứ gọi là vô tư đi. Nhà mềnh có mấy chú Furo mà dẹp mãi mới hết kia kìa.
    2. Thôi không bàn nữa, tóm lại là các bác chê HĐ TBD của Ngố trang bị vũ khí kém hay trình độ huấn luyện kém nào. Trình độ huấn luyện thì đúng là điểm yếu truyền thống của nước Nga (đặc biệt khi kinh tế Nga khó khăn-tất nhiên là so với các cường quốc hàng đầu). Nhưng cái này dễ sửa thôi. Còn trang bị kém thì...hì hì. Sang phần 3 phân tích luôn.
    3. Thôi bỏ qua nuke nhể. Về quân quy ước thì Mẽo lúc nào cũng hơn Nga về độ hiện đại (từ thời LX cơ). Em là em không xét Nga và Mẽo đánh nhau (bọn này mà táng nhau thì dùng nuke rồi). Còn với Nhật và Tầu. Riêng về HQ nhé. Các bác chỉ nhăm nhăm vào mấy cái tầu nổi, nói phớt qua tầu ngầm tấn công của Nga rồi. Nếu phân tích đầy đủ sức mạnh HĐ cả KQ,tầu mặt nước, tầu ngầm thì Nga vẫn hơn (các bác đã đồng ý rồi nhé). Nhưng phân tích riêng từng loại thì em thấy các bác đang lẫn lộn. Bây giờ giả định đánh nhau ngoài khơi xa đi. Có chơi KQ không nhỉ. Nếu có thì Nga nó mạnh lắm đấy, Tu22 chống hạm...Còn không tính thì xin mời các bác bỏ máy bay PC3 chống ngầm của Nhật em cái. Nga nó chỉ cần vài tầu mặt nước cỡ lớn kèm tầu ngầm tấn công thì [:D]. TQ tầu chủ lực vẫn là 4Solo...Mấy con mới đóng chưa đủ trình đâu.
    Đỏ thứ 2, 2 miền Đông Tây của Nga nó bị chia cắt[:D]. Thế nên nó chỉ cần 3 tháng thì đã chuyển quân đập chết thằng Nhật trong 1 tuần đấy.
    Đỏ 3: Mĩ phản ứng trong vài giờ. Ngoài KQ thì chỉ có đặc nhiệm. Làm qué có nước nào đánh nhau quy mô lớn trong vài giờ được. Mẽo đánh Irak mà chuẩn bị đến vài tháng đó.
  9. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    1. Igor Kravchuk làm phóng viên ở hạm đội tbd từ năm 91, denis đi lính về làm ở nhà xuất bản quốc phòng. Ăn lương bqp mà nói xấu hạm đội thì đi tù bỏ miẹ, còn chú Igor thì giờ đang bị FSB điều tra xem ai xì tin xác nhận cho chú
    .
    2. Chưa thấy ai khác xác nhận đúng sai (tạm để đấy đã), ít ra báo " Cái nhìn" có bài xác nhận của 1 sỹ quan bộ chỉ huy hạm đội là thất bại.

    3. Khổ nhỉ, giờ lại đi kiểm tra trình độ tiếng ngố [:D], thôi thành khẩn khai báo luôn là trình độ tớ chỉ đủ xem phim đọc báo nghe thời sự kênh 1 thôi, đệch phải hàn lâm gì. Nhưng ít ra cũng đọc được mấy câu này:

    Tự xem tự dịch tự cười nhé!
    [​IMG] Denis vs Igor [​IMG]

    Phóng viên báo quân đội nhân dân vs Phóng viên báo làng =))

    Vụ lùm xùm thế này mà chả thấy có thông cáo báo chí gì của bqp, dân mạng nga trắng cũng chia phe vật nhau ỏm tỏi.


    Bàn ra ngoài tí: hạm đội tbd thì chỉ được chăm mấy con tàu ngầm, còn tàu mặt nước thì đúng là toàn sắt vụn, 20 năm không đóng thêm được con nào. Nền công nghiệp soviet khổng lồ giờ lâu lâu thò ra được con frigate 2-3000 tấn đi khoe ầm trời (nhìn sang tàu, nhật, hàn) chúng nó đóng destroyer ầm ầm mà không biết xấu hổ. Được cái tàu to mới nhất thì hóa ra đi mua của Phú đĩ:)), chỉ được cái quảng cáo là văng mạng, đóng tàu cho vịt cũng trễ lên trễ xuống, sang topic tàu bè của cụ evan thì thấy tàu mới của ngố toàn tàu mô hình, [:D]
  10. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Nào, để mình bảo vệ luận điểm của mình và phản biện bạn cái nào, từng cái một luôn nhé.
    Thứ nhất: Nói đến rào cản pháp lý ư, từ lúc Yeltsin ra lệnh cho quân Nga vào Chechnya đánh phiến loạn đã là lúc nó coi quân/dân Chechnya không trung thành với LB là phiến loạn và mất quyền công dân rồi. Thế nên mới có những màn như pháo kích tan nát Grozny, mới có nhiều màn gây tranh cãi (tội ác với dân thường và tù binh). Nếu bị vướng tay vướng chân bởi luật pháp, thì chả có ông chỉ huy nào dám ra cái lệnh bắn tan nát thủ đô một nước CH thuộc LB như vậy cả. Còn đạn dược ư, di sản từ thời LX, đủ để đánh WW3 với NATO, nhằm nhò gì ba cái tên giặc cỏ. Nhưng đúng có một điều, đội ngũ chỉ huy phiên quân hầu hết là sỹ quan cứng của HQ tham chiến tại Afghan, còn sỹ quan Nga nhiều người cũng tương tự nhưng mà thiếu động lực, trình độ...
    Thứ hai: cái mình nói, là ở phạm vi Viễn Đông và cái mình phê phán là cả trang bị đã cũ, không được bổ sung cũng như huấn luyện lính tráng, sỹ quan chưa đạt yêu cầu.
    Thứ ba: bạn đọc bài mình so sánh JMSDF và Hạm đội Thái Bình Dương đi. Bạn đọc kỹ thì sẽ thấy, mình không hề bỏ qua đội hình tàu ngầm khá mạnh của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Còn phân tích đầy đủ sức mạnh, mình chưa đồng ý Nga nó mạnh hơn tuyệt đối đâu. Àh, so sánh ngoài khơi xa, ngoài tầm với của máy bay cất cánh từ đất liền, tức là loại bỏ Tu-22M, Tu-142, Il-38 và P-3C Orion. Như vậy, máy bay ở đây chỉ còn trực thăng các loại, với Nga sẽ là dòng Ka-27 cất cánh từ các tàu mặt nước, Nhật là SH-60, có thể thêm MH-53E và MCH-101 quét mìn. Vậy thì khi cần chống ngầm, bao nhiêu cái trực thăng mang theo nổi. Số lượng tàu mặt nước cỡ lớn của cả hạm đội TBD là 6 cái, còn của Nhật, chỉ tính 4 nhóm tác chiến hộ tống (tập trung các tầu mới nhất, hiện đại nhất), nó đã có 32 khu trục hạm các loại (mỗi nhóm 8 tàu, với 1 tàu trực thăng làm kỳ hạm, 2 tàu DDG, còn lại là 5 tàu khu trục săn ngầm nhỏ hơn một chút), trong đó, có 4 cái khu trục mang trực thăng chống ngầm (tàu sân bay nhỏ chống ngầm trá hình) mang theo cả chục cái trực thăng. Nên nhớ, Nhật tuy không có tàu ngầm hạt nhân nhưng tàu ngầm diesel chủ lực của nó còn ngon hơn Kilo (trang bị chính của tàu ngầm tấn công diesel của Nga tại TBD), tàu ngầm tấn công của Nga, cùng phải đi tìm và quần nhau với đám đấy và trốn trực thăng, không thể chăm chăm đi tấn công đám tàu mặt nước của Nhật đâu, và 6 vs. 32, đặc biệt, các tàu Nhật đều chú trọng đến PK và chống ngầm, nghe hơi giống mâu và thuẫn. Nói chung, nếu cả hai bên đều rời xa sân nhà, khả năng Nga nuốt trọn được Nhật là không thể, nếu thắng cũng là thắng thảm, thậm chí thắng được hay không cũng khó nói.
    Thứ tư: lúc Nga tẩn quân Quan Đông, Nhật đại thế đã mất, quân Quan Đông nói chung là chiến đấu mà không có cơ hội thắng. Thứ 2, quân Nhật chiến đấu trên bộ, không thể nào tinh nhuệ bằng một ông vừa mới chém chết ông trùm trên mặt đất. Ngay từ năm 39, nhìn thấy điều này nên Nhật mới từ bỏ kế hoạch phương Bắc của LQ (quân Quan Đông) mà dựa vào kế hoạch phương Nam của HQ. Việc Hồng Quân tẩn chết anh Nhật trong thời gian ngắn, là điều đã được thấy trước từ năm 39.
    Thứ năm: mình nói chính xác lại thế này, với thời gian 96h kể từ khi có lệnh thì Mỹ có thể đưa ít nhất 1 lữ đoàn Striker đầy đủ khả năng tác chiến (bao gồm hậu cần) đến khắp mọi nơi trên thế giới, với 120h, người Mỹ có thể làm việc này với 1 sư đoàn đầy đủ quân số trang bị cũng như khả năng tác chiến (1 sư đoàn gồm 4~5 lữ đoàn), và lưu ý, khoảng cách ở đây bất kỳ điểm nào trên quả đất, bao gồm cả Nam Cực và Bắc Cực. Đây là thời gian biểu của đơn vị Bộ binh tiêu chuẩn trang bị xe Striker, với những đoan vị như bộ binh nhẹ, bô binh môtô/cơ giới nhẹ thì thời gian này còn nhanh hơn. Không biết Nga có làm được vậy không.
    Nói tùm lại, mình không dìm hàng Nga mà chỉ muốn nói rắng, Hạm đội TBD cần được đầu tư tàu mới, và có thêm Mistral là chưa đủ.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này