1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. start123456

    start123456 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    199
    Ông Hoangkeo lại phát biểu linh ta linh tinh rồi. Ông chỉ cho tôi cái nguồn nào bảo là thua hết trong 20 bài test của Ấn đi? Tưởng bài báo nó ghi là có 20 điểm không đáp ứng yêu cầu chứ nhỉ? Không hề có chỗ nào nói avionics hết nghen. Rất nhiều đồn đoán về vần đề này, một số bảo là do nó nặng hơn, bay cao không tốt bằng, một số bảo là do nó chưa có rada, cái này đang phát triển chưa hoàn thiện. Riêng về vk thì AH 64 không mang nhiều bằng Mi-28 đâu.
    À, mà duy chỉ có cái nguồn từ RIAN là nói về vụ này, Ấn chưa có nguồn nào confirm đâu đó
  2. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Nga cung cấp khí tài tác chiến điện tử cho Iran

    10/26/2011 4:05:15 PM | Lượt xem: 0 PM
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Nga đã cung cấp cho Iran các phương tiện tác chiến điện tử cơ động cho Iran và đang đàm phán bán các loại vũ khí trang bị khác không nằm trong phạm vi hiệu lực của nghị quyết Liên Hiệp Quốc, Phó Giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Konstantin Byryulin cho hay.

    [​IMG]
    Hệ thống 1L222 Avtobaza (rusarmy.com)​

    Theo ông này, các khí tài tác chiến điện tử được cung cấp là các hệ thống hoàn toàn có tính phòng thủ.

    Theo hợp đồng với Tehran, Nga đã cung cấp cho Iran các hệ thống tác chiến điện tử 1L222 Avtobaza có ứng dụng chính là sục sạo thụ động tìm các mục tiêu phát xạ, trong đó có các radar xung nhìn bên trên máy bay, radar điều khiển vũ khí và bảo đảm bay ở độ cao nhỏ.

    Ở cấu hình chuẩn, hệ thống Avtobaza bao gồm một xe khí tài lắp trên khung gầm xe tải Ural-43203 và máy phát điện lắp trên khung gầm xe KamAZ-4310.

    “Chúng tôi liên tục đàm phán với Iran về mua sắm vũ khí của nước này không thuộc phạm vi trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Đó là các hệ thống phòng thủ, cụ thể trong trường hợp này là các phương tiện tác chiến điện tử. Đây không nói đến các máy bay, tàu ngầm và thậm chí các hệ thống S-300. Đây nói đến việc bảo đảm an ninh của nhà nước Iran”, ông Byryulin nói.

    Trước đó, Nga đã từ chối thực hiện hợp đồng bán 5 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300 trị giá 800 triệu USD cho Iran, ký năm 2007. Tháng 6.2010, Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết cấm bán cho Iran hầu như tất cả các loại vũ khí.

    Tháng 9.2010, Tổng thống Nga D. Medvedev đã ký sắc lệnh về việc thực hiện các điều khoản của nghị quyết, cấm bán S-300 cho Tehran.

    • Nguồn: Lenta, 26.10.2011.
  3. napster90

    napster90 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    1
    Chắc là radar chưa phát triển hoàn toàn xong thôi bác ạ. Với lại AH-64D thực chiến nhiều rồi, cái đấy là cái hơn Mi-28.
    Về tính năng thì sơ sơ như sau:
    Mi-28
    Khối lượng cất cánh bình thường là 10,700kg
    Tốc độ tối đa 320 km/h, tốc độ bay tuần tra 270 km/h
    Tầm bay tối đa 435km
    Vũ khí:
    1 30mm Shipunov 2A42 với 250 viên
    4 mấu cứng cho phép gắn 16 tên lửa chống tăm và từ 10-40 tên lửa chống bộ binh. Các loại vũ khí khác có thể bao gồm pod rải bom, pod súng và tên lửa phòng không.

    AH-64D
    Khối lượng cất cánh bình thường là 8,000 kg
    Tốc độ tối đa 393 km/h, tốc độ bay tuần tra 265km/h
    Tầm bay tối đa 476km
    Vũ khí:
    1 30mm với 1200 viên
    4 mấu cứng cho phép gắn 16 tên lửa chống tăm và có thể gắn thêm 2 quả Stinger vào mỗi mấu cứng hai bên đầu cánh.

    Nói chung thông số khá là tương đương nhau nhưng mà radar của Mi-28 chưa xong hẳn. Mi-28 thì có bảo vệ cho tổ bay tốt hơn nhưng nặng hơn. Hiện giờ không quân Ngố kí hợp đồng mua 100 con này thì phải.
  4. ktqsminh

    ktqsminh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    347
    Đã được thích:
    374
    Bạn hoangkeo5 càng nói càng nhảm, bạn không thể phân biệt động cơ quân sự và dân sự à .Dân sự thì đông cơ ở đâu tốt thì mua ,còn quân sự phải tự mình phảt triển.
  5. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Hơ hơ , ai mà chả biết động cơ dân sự với quân sự khác nhau chứ :-w
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Bác lấy đâu ra nguồn Nga mua 100 con Mi-28 vậy ! :))

  6. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    khẩu 30mm của Mi 28 sao chỉ có 250 viên thế nhĩ,
  7. fawkes1992

    fawkes1992 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2009
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    12
    hơ hơ không chỉ 100 con mà là 450 con từ đây tới 2020 đấy :)) :)) Số lượng ka-52 cũng vậy.
  8. napster90

    napster90 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    1
    http://russiandefpolicy.wordpress.com/tag/mi-28n/
    100 con Mi-28N phiên bản sản xuất được kí trong các hợp đồng cho tới năm 2010.
    Về động cơ hai con này thì thực sự là khác biệt không nhiều đâu bác ạ. Con T700-701D của AH-64D Longbow nhỏ hơn con TV3-117VMA Series 2 của Mi-28.
    Thông số cơ bản của 2 con:
    T700-701D
    Nominal Diameter (Inches): 15.6

    Length (Inches): 46

    Dry Weight (Lb.): 456

    Specific Fuel Consumption at Max. Power (Lb./Shp.-Hr.): 0.465
    Max. Power at Sea Level (Shp.): 1,994

    TV3-117VMA Series 2
    Length:
    2,055 mm (80.9 in)
    Diameter:
    728 mm (28.7 in) (height)
    Dry weight:
    294 kg (648 lb)
    Maximum power output: 1,640 kW (2,200 shp) (take-off)
    Specific fuel consumption: 308 g/kW/kr (0.507 lb/shp/hr)

    Nói chung động cơ nặng gần gấp rưỡi, tiêu thụ nhiên liệu hơn 7-8% thì em nghĩ là bình thường. Chủ yếu chắc là do con Mi-28 nặng hơn nhiều + các yếu tố khí động học nên là tầm bay khác nhau nhiều thôi bác.

    Nguồn:
    http://www.geaviation.com/engines/military/t700/t700-701d.html
    http://en.wikipedia.org/wiki/Klimov_TV3-117#Specifications_.28TV3-117VMA_Series_2.29
  9. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Nếu so sánh 2 loại ở trong dải hoạt động rộng của đồ quân sự (nhiệt đới tới hàn đới, sa mạc tới rừng rậm, mặt biển lên núi cao....) chưa biết mèo nào cắn mỉu nào! Ở Afghan điều kiện địa hình khắc nghiệt, trực thăng Mil làm bá vương.

    chưa kể tới chất lượng (giá thành) nhiên liệu, khả năng sẵn sàng, thời gian bảo trì trung bình cho giờ bay, giá thành vật tư thay thế...

    Về khả năng chịu trận, không biết AH-64 thế nào, nhưng Mi-28 thì quảng cáo là buồng lái chịu được đạn 12,7mm ở mọi vị trí kể cả kính chắn gió, giữa 2 buồng lái có vách chống đạn, cánh quạt chính chịu được khi bị xuyên thủng bởi đạn 30mm, đã được thử nghiệm bằng cách bắn cả băng AK xuyên qua và bay thử, cánh quạt đuôi tương tự, hoạt động bình thường khi bị xuyên bởi đạn 12,7mm.

    Hệ thống điều khiển của Mi-28 kể cả thủy lực đều có hệ thống backup, thùng nhiên liệu có cấu tạo chống rò, cháy, nổ, và tự vá lỗ thủng....

    Đại khái là thời trang hơn tý nên có tốn xăng tý chả sao ;)) Ai đi so độ hao xăng của Vitara với lại Landcruiser nhỉ :D

    Về độ "nhân bản", không hiểu AH-64 có ghế phóng cho phi công như của Mi-28/Ka 50-52 không nhỉ???
  10. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.058
    Đã được thích:
    29.137
    Mil bá vương ở af là mi-17, ứ có con mi-28 nào ở đấy. Mà mi-17 là tàu bay rau muống, ngon bổ rẻ dễ dùng dễ sửa dễ vứt khác xa mấy con này.

    Kiên ku lại học đòi nhân bản của AT à? hài nhẩy! chả ai so suông mức hao xăng mà so là để thấy vác thùng xăng to đùng cũng chỉ bay được quảng ngắn củn. Thùng nhiên liệu chống rò, tự vá...tây nó làm hồi thập niên 60 kìa, nay Nga mới học được. Tệ ghê cơ. Tàu bay lên thẳng vủ trang hạng nặng thằng nào chả có backup. Khoe làm gì cái thất bại. Cánh quạt chịu được khi bị "xuyên thủng" bởi đạn 30mm rõ là chém gió phết. Pháo 30mm mà dính vô cánh quạt thì mua tàu bay khác và đẻ thằng phi công khác nhá.

    Nói chung Mi-28 này Nga còn dè dặt thì khó mà bán ra ngoài sau bao phen tiếp thị.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này