1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Su-30MKK

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  2. thangtutai

    thangtutai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    43
    ko hiểu bác HoangKeo post mấy cái hình của TQ vào tiềm lực Ngố có ý gì !
  3. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Phi thuyền Nga sẽ rơi nếu không được cứu

    Tàu vũ trụ của Nga đang mắc kẹt trên quỹ đạo cùng 12 tấn nhiên liệu và nó có thể rơi trở lại trái đất trong khoảng hai tuần tới nếu các kỹ sư không thể kích hoạt động cơ của nó.



    [​IMG]
    Tàu Phobos Grunt và tên lửa đẩy Zenit 2 trên bệ phóng tại sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan vào tối 8/11. Ảnh: adelaidenow.com.au. Phobos Grunt được phóng lên từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan vào tối 8/11. Theo kế hoạch, khi bay lên quỹ đạo tàu sẽ tách khỏi tên lửa đẩy và 11 phút sau hai động cơ của tàu sẽ khởi động để nó bay tới sao Hỏa. Nhưng cả hai động cơ đều không hoạt động. Vì thế Phobos Grunt mắc kẹt trên quỹ đạo cùng 12 tấn nhiên liệu (tổng khối lượng của tàu là 13,2 tấn).
    Độ cao của Phobos Grunt dao động từ khoảng 200 tới 340 km và đang giảm dần. Các kỹ sư Nga chỉ có ba ngày để kích hoạt động cơ trước khi tàu sử dụng hết điện trong các pin.
    AP dẫn lời Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roskomos) dự đoán Phobos Grunt có thể bay quanh trái đất trong khoảng hai tuần rồi rơi xuống. Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đồng ý với dự đoán đó.
    “Dữ liệu từ Mạng lưới Giám sát Không gian Mỹ cho thấy phi thuyền Nga sẽ trôi nổi phía trên địa cầu khoảng hai tuần trước khi rơi trở lại”, Nicholas Johnson, người đứng đầu bộ phận theo dõi rác vũ trụ của NASA, phát biểu.
    Ông Vladimir Popovkin, giám đốc Roskomos, nhận định có thể hệ thống định hướng của tàu đã hỏng. Nỗ lực của Roskomos bị cản trở bởi sự hạn chế trong mạng lưới viễn thông giữa vũ trụ với mặt đất.


    Ngay sau khi tàu tách khỏi tên lửa, các chuyên gia kiểm soát chuyến bay đã phải nhờ những nhà thiên văn nghiệp dư ở Nam Phi quan sát bầu trời để xem các động cơ đã khởi động chưa.
    James Oberg, một nhà tư vấn không gian từng làm việc tại NASA, tin rằng các kỹ sư Nga sẽ cứu được Phobos Grunt. “Không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy các vụ nổ xảy ra trong tàu. Nó đang ở trong trạng thái tốt”, Oberg bình luận.
    Roskomos xác định một lỗi phần mềm khiến máy tính trên tàu không gửi lệnh khởi động tới động cơ. Đó là một sự cố nghiêm trọng, nhưng đã được dự trù trước và người ta có thể khắc phục nó.


    Dữ liệu của Roskomos cho thấy Phobos Grunt có khối lượng 13,2 tấn – trong đó khối lượng nhiên liệu là 12 tấn.
    Minh Long
  4. fawkes1992

    fawkes1992 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2009
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    12
    CHOÁNG CÁC BÁC NHÁ =))
    [​IMG]
  5. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  6. vietyouth007

    vietyouth007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    766
    Đã được thích:
    0
    Nếu nói vậy, bỏ qua phần còn lại của thế giới, bạn có thể cho tớ biết Khoa Học/Kỹ Nghệ Du Hành Vũ Trụ của Nga so với Mỹ thì thế nào không?
  7. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    VY không ở bên WWII viết hịch nữa nhẩy. Thấy buồn chạy sang đây hóng hớt à. Sang đây là phạm trù kỹ thuật đấy, không phải lịch sử đâu. Không cẩn thận cả 2 phe ném đá cho u đầu đấy[:D]
  8. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Đầu VY có bọc giáp roài!
  9. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    PAK FA T-50 phá thế độc quyền


    VietnamDefence - Với tư cách máy bay tiêm kích thế hệ 5 thứ ba trên thế giới, PAK FA T-50 đã xóa bỏ sự độc quyền của Mỹ về máy bay tàng hình và tiêm kích thế hệ 5, đe dọa nghiêm trọng ưu thế trên không của Mỹ trong thế kỷ XXI. Việt Nam được dự báo sẽ là khách hàng thứ ba mua PAK FA, sau Nga và Ấn Độ.


    [​IMG]
    PAK FA T-50​
    Ngày 29.1.2010, tiêm kích thế hệ 5 thử nghiệm Т-50-1 của Nga với tên gọi chính thức là hệ thống máy bay chiến thuật tương lai (PAK FA) lần đầu tiên cất cánh. Đây là sự đáp trả của Nga đối với F-22 Raptor của Mỹ và sự khẳng định vị thế cường quốc hàng không hàng đầu của Nga cùng với Mỹ.

    Năm 1998, Nga phát động nỗ lực thứ hai phát triển tiêm kích thế hệ 5 - chương trình PAK FA - sau nỗ lực đầu tiên bất thành do Liên Xô thực hiện từ cuối thập kỷ 1970. Năm 2002, mẫu T-50 (còn gọi là izdelie 701, I-21) của hãng Sukhoi chính thức được chọn.

    Trong quá trình phát triển máy bay mới, với lợi thế độ lùi về thời gian Sukhoi đã tận dụng thành công kinh nghiệm từ các dự án I-90 và S.37 của Nga, cũng như YF-23 và F-22 của Mỹ. Công trình sư trưởng PAK FA Aleksandr Davydenko cho biết, các chức năng chính của T-50 cũng giống như F-22.

    [​IMG]
    PAK FA T-50​
    Uy hiếp các địch thủ Mỹ

    PAK FA là tiêm kích hạng nặng đa năng, một chỗ ngồi, hai động cơ. Máy bay có thể tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu trên không, mặt đất và trên biển, kể cả các mục tiêu nhỏ và cơ động, trong mọi thời tiết, suốt ngày đêm, khi đối phương sử dụng nhiễu tích cực, bảo đảm bí mật trong sử dụng, có các khả năng tàng hình, siêu cơ động, bay siêu hành trình dài và cất/hạ cánh đường băng ngắn.

    Được mệnh danh là sát thủ của F-22 Raptor, sự xuất hiện của T-50 là thách thức nghiêm trọng đối với không quân Mỹ. Theo ý kiến của các chuyên gia, PAKFA có ưu thế vượt trội F-22, loại tiêm kích tiên tiến nhất hiện nay 10-15%, hoặc ít ra là có tính năng tương đương F-22, song có có ưu thế trước F-22 ở một số mặt và ăn đứt F-35. Với ưu thế tuyệt đối là giá rẻ hơn, T-50 cũng đe dọa dự án tiêm kích thế hệ 5 F-35 về mặt thương mại. Vì thế, Mỹ đang buộc phải đẩy nhanh dự án F-35 và ráo riết bắt tay phát triển tiêm kích thế hệ 6.

    [​IMG]
    PAK FA T-50​
    T-50 là máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên, có độ bộc lộ radar nhỏ nhất của Nga, nhưng vẫn lớn hơn F-22 của Mỹ một chút vì Nga chú trọng hơn khả năng cơ động ở tiêm kích thế hệ 5 và giá cả, trong khi Mỹ nhấn mạnh yếu tố tàng hình. Công trình sư trưởng T-50 Aleksandr Davydenko cho biết, PAK FA kém F-22A nhưng không nhiều. F-22 có tiết diện radar 0,3-0,4 m2, còn tiết diện radar của T-50 được cho là khoảng 0,5 m2.

    Hệ thống avionics trên máy bay là loại hiện đại nhất của Nga, có mức độ trí năng, tự động hóa rất cao, bảo đảm khả năng tác chiến lấy mạng làm trung tâm cho PAK FA. Hệ thống avionics này kết hợp các chức năng của phi công điện tử và radar tiên tiến anten mạng pha chủ động, cho phép giảm tải cho phi công để phi công tập trung vào thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Máy bay có hệ thống trao đổi dữ liệu chiến thuật thời gian thực. Phi công được cung cấp đầy đủ thông tin do các khí tài trên máy bay thu thập và từ các nguồn khác.

    Máy bay được trang bị một số radar và trạm định vị quang học làm việc ở các dải tần khác nhau để phát hiện máy bay tàng hình của đối phương, các hệ thống laser và quang-điện tử, trạm gây nhiễu quang-điện tử chủ động...

    Radar mạng pha chủ động băng X siêu hiện đại do Viện NIIP Tikhomirov phát triển được cho là có tính năng vượt trội tất cả các radar tương tự của phương Tây, kể cả radar trên F-22, cho phép đồng thời bắt bám đến 60 mục tiêu bay và bắn 16 mục tiêu, ở tầm xa tới 400 km. Radar bổ trợ băng L cho phép tăng khả năng kháng nhiễu, khả năng sống còn và tăng hiệu quả phát hiện mục tiêu tàng hình. Trạm định vị quang học (có thể là OLS-50М) cho phép phát hiện máy bay tàng hình ở tầm xa, tạo ra lợi thế khi không chiến với F-22 và F-35. Phi công cũng được trang bị các thiết bị hỗ trợ thế hệ mới như mũ bay ZSh-10 tích hợp hệ thống phát hiện và chỉ thị mục tiêu, ghế thoát hiểm thế hệ 5 K36D-3,5.

    Các mẫu chế thử T-50 và các mẫu sản xuất đầu tiên được lắp động cơ tạm thời Izdelie 117 (117S) của tiêm kích thế hệ 4++ Su-35S. Tuy vẫn cho phép T-50 bay hành trình siêu âm không tăng lực, động cơ 117S chưa có tất cả các tính năng của động cơ thế hệ 5. Chưa có động cơ thế hệ 5 là điểm yếu cơ bản, “gót chân Achilles” của chương trình PAK FA. Sự cố một chiếc T-50 không thể cất cánh trình diễn hôm 21.8.2011 tại MAKS-2011 do trục trặc ở một động cơ như khẳng định sự lo ngại này.

    Tháng 8.2011, NPO Saturn cho biết đã bắt đầu phát triển động cơ giai đoạn 2 Izdelie 129 cho T-50 và cam kết hoàn thành đúng thời hạn, chuyển giao vào năm 2015 khi đưa T-50 vào trang bị. Izdelia 129 thế hệ 5 sẽ được lắp cho các lô sau máy bay sản xuất sau.

    T-50 sẽ có khả năng siêu cơ động rất cao vì 117S và Izdelie 129 đều là động cơ thay đổi vector lực kéo theo cả hai phương ngang và đứng.

    [​IMG]
    PAK FA T-50​
    “S-400 trên không” và sát thủ tàu sân bay

    Về trang bị vũ khí, T-50 có ưu thế là các khoang vũ khí bên trong có sức chứa kỷ lục đối với các máy bay có kích thước tương tự. Máy bay được trang bị nhiều loại tên lửa đối không, đối đất và đối hạm tiên tiến nhất, có tầm bắn xa gấp đôi các loại tương tự của Mỹ, các loại bom thông minh cỡ đến 500 kg và 2 pháo 30 mm.

    PAK FA được mệnh danh là “S-400 trên không”, sát thủ máy bay chỉ huy-báo động sớm và tàu sân bay nhờ được trang bị tên lửa đối không tầm siêu xa izd. 810 tầm bắn 400-420 km (tương tự tầm bắn của hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 Triumf) và tên lửa hành trình chống hạm siêu vượt âm BrahMos-II bay nhanh nhất thế giới, gấp 7 lần tốc độ âm thanh (7М). Các tên lửa đối không tầm trung trang bị cho PAK FA là izd. 180-PD tầm bắn 250 km và izd. 180 tầm 110-140 km. Khi cận chiến, PAK FA sử dụng tên lửa tầm gần cơ động cao mới K-MD (izd. 300), lắp đầu tự dẫn ảnh nhiệt matrix với khả năng phân biệt hình ảnh và tầm bắt mục tiêu xa gấp đôi, có thể tiêu diệt máy bay tiêm kích cơ động cao, thậm chí cả tên lửa đang bay đến.

    Tại Triển lãm MAKS-2011, Tổng giám đốc và Tổng công trình sư Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật KTRV Boris Obnosov cho biết, KTRV đã phát triển loại tên lửa mới cho tiêm kích thế hệ 5 Т-50 (PAK FA) tầm bắn 200 km, sẽ sản xuất thử nghiệm trong năm 2011 và bắt đầu sản xuất loạt từ năm 2012. Theo KTRV, T-50 sẽ được trang bị 1 pháo 30 mm, các tên lửa đối không tầm ngắn, trung và xa RVV-MD, RVV-SD và RVV-BD, các bom KAB-500. Tổng cộng, có 14 loại vũ khí đang được phát triển cho PAK FA.

    Đặc biệt, PAK FA có tuyệt chiêu “hồi mã thương” lợi hại là khả năng tác chiến ở bán cầu sau. Với các radar quan sát phía sau, máy bay có thể phóng ngược tên lửa để chặn đánh các đối phương đang truy đuổi ở phía sau, chứ không phải quay đầu lại để phóng tên lửa.

    Lôi kéo đối tác, khách hàng

    [​IMG]
    PAK FA T-50​
    Để chia sẻ gánh nặng tài chính và rủi ro, Nga tìm cách thu hút Ấn Độ, Brazil cùng tham gia chương trình phát triển PAK FA. Cuối năm 2010, Nga và Ấn Độ đã ký hợp đồng hợp tác phát triển máy bay tiêm kích thế hệ 5 FGFA (còn gọi là PMF - tiêm kích đa nhiệm tương lai) hai chỗ ngồi dựa trên Т-50 cho Ấn Độ. Chi phí phát triển FGFA ước trị giá 8-10 tỷ USD do hai bên đầu tư với tỷ lệ 50/50, dự kiến máy bay sẽ xuất hiện vào năm 2015-2016, nhận vào trang bị Không quân Ấn Độ vào năm 2017, đơn giá dự kiến là 85-100 triệu USD. Phía Ấn Độ sẽ đảm nhận 25% công việc phát triển FGFA.

    Hãng Sukhoi rất hy vọng vào tiềm năng xuất khẩu PAK FA và đang PR mạnh cho máy bay này. Ngày 17.8.2011, họ đã cho 2 chiếc T-50 thử nghiệm đã bay trình diễn lần đầu cho công chúng tại Triển lãm hàng không MAKS-2011 ở Moskva với sự chứng kiến của Thủ tướng Nga V. Putin và các quan chức cao cấp Ấn Độ.

    Theo kế hoạch ban đầu, T-50 sẽ hoàn tất bay thử vào năm 2012, Bộ Quốc phòng Nga sẽ nhận 10 máy bay sản xuất thử để sử dụng thử vào năm 2013 và chính thức nhận vào trang bị năm 2015. Tại Triển lãm MAKS-2011 diễn ra từ 16-21.8.2011, Tư lệnh Không quân Nga, Tướng Z. Zelin cho biết, Không quân Nga sẽ tiếp nhận các mẫu thử nghiệm Т-50 vào năm 2013 và bắt đầu mua máy bay sản xuất loạt vào năm 2014 với đầy đủ vũ khí trang bị và thiết bị công nghệ mặt đất.

    Nhu cầu của Không quân Nga theo các dự báo khác nhau là từ 150-250 chiếc, trước mắt, Không quân Nga đã có kế hoạch mua 60 Т-50, không tính số máy bay của lô thử nghiệm. Trước đây có tin, Bộ Quốc phòng Ấn Độ dự định mua khoảng 250-300 FGFA trị giá 35 tỷ USD.

    Theo dự báo mới nhất của nhà sản xuất OAK (Nga), nhu cầu của thị trường thế giới đối với PAK FA T-50 là 600 chiếc, trong đó Nga cần 200 chiếc, Ấn Độ 200 chiếc FGFA và 200 chiếc xuất khẩu.

    Năm 2010, báo chí đưa tin Nga mời chào Brazil và Hy Lạp tham gia chương trình PAK FA với điều kiện họ phải mua Su-35S. Cuối tháng 6.2011, báo chí Hàn Quốc đưa tin PAK FA có tham gia cuộc thầu cung cấp 60 tiêm kích trị giá 7,9 tỷ USD cho Hàn Quốc. Phía Nga hiện chưa xác nhận tin này. Tham dự cuộc thầu này hiện có F-15 Silent Eagle, F-35 Lightning II của Mỹ và Typhoon của châu Âu.

    Theo một dự báo của Nga, các khách hàng tiềm năng mua PAK FA ở Đông Nam Á là Indonesia (mua 6-12 chiếc vào năm 2028-2032), Việt Nam (12-24 chiếc, 2030-2035) và Malaysia (12-24 chiếc, 2035-2040).

    Phát biểu tại Triển lãm MAKS-2011, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (Nga) Ruslan Pukhov nói: Tôi sẽ phỏng đoán rằng, khách hàng tiếp theo sau Ấn Độ sẽ là Việt Nam”.

    Các chuyên gia cũng dự báo, PAK FA T-50 của Nga và F-35 Lightning II của Mỹ sẽ thống trị thị trường tiêm kích thế hệ 5 trong thế kỷ XXI.

    [​IMG]

  10. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Công nghệ ô tô bọc thép Italia: Nga mất tiền mua, Trung Quốc ăn cắp



    VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Nga sẽ mua 1.500-1.700 xe ô tô bọc thép LMV M65 Lynx của công ty Iveco của Italia. Giá mỗi xe là 300.000-500.000 euro tùy thuộc biến thể; giá cuối cùng của xe chưa được xác định.

    [​IMG]
    Iveco LMV M65 (armybase.us) Cùng với việc mua xe, Nga cũng sẽ nhận được các công nghệ sản xuất động cơ, các hệ thống treo và linh kiện và sẽ dùng để phát triển xe bọc thép chở quân module Bumerang của Nga.


    Bộ Quốc phòng Nga tỏ ý muốn mua xe ô tô bọc thép Italia từ tháng 8.2009.

    Đầu năm 2010, được biết, Nga dự định thành lập liên doanh với Iveco tại Nga để sản xuất LMV M65 với sản lượng tốt thiểu là 500 xe/năm.


    Các xe Lynx sản xuất ở Nga sẽ sử dụng hơn 50% linh kiện do Nga sản xuất.

    Trước đó, có tin, nội dung mua sắm ô tô Italia đã được đưa vào chương trình vũ khí quốc gia Nga giai đoạn 2011-2020 với số lượng 1.775 xe LMV M65.


    Bộ Quốc phòng Nga khẳng định rằng, việc mua sắm vũ khí trang bị nước ngoài là quan trọng trước hết để có được các công nghệ sản xuất then chốt, sẽ cho phép chế tạo các vũ khí trang bị hiện đại hơn ở Nga.


    [​IMG]

    Còn đây là hàng rởm (autohome.com.cn)

    Trước đó, được biết, xe bọc thép chở quân Bumerang đang được chế tạo để thay thế BTR-90.

    Xe sẽ được trang bị các module chiến đấu khác nhau và sẽ được sử dụng làm xe bọc thép chở quân, xe phòng không, xe trinh sát, xe quân y và xe chiến đấu bộ binh.

    Bumerang sẽ được tích hợp vào hệ thống chỉ huy cấp chiến thuật thống nhất. Thiết kế xe thiết giáp mới đã được thông qua, xe Bumerang đầu tiên sẽ được chế tạo vào năm 2015.


    Không mất công và thừa tiền như Nga, Trung Quốc đã sao chép được xe Iveco LMV. Trên cổng thông tin ô tô Trung Quốc www.autohome.com.cn đã đăng tải các hình ảnh của loại xe làm nhái này.


    • Nguồn: bmpd, 13.7.11, Lenta, 11.11.11.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này