1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 5)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi SuperSukhoi, 21/11/2018.

  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Tóm tắt lại thì pháo được trang bị một radar đo sơ tốc đạn khi rời nòng, nạp vào máy tính đạn đạo, kết hợp với các thông số khác để tính toán, dự đoán quỹ đạo của viên đạn, truyền lệnh cho viên đạn thời điểm bung cánh hãm xoay và cách kích nổ đạn tùy từng dạng mục tiêu mà nổ trên không, chạm nổ hay chạm-hoãn-nổ.

    Cách mà máy tính đạn đạo truyền lệnh cho đạn pháo sau khi đã rời khỏi nòng rất có thể cũng tương tự cách mà xe chiến đấu BTR-82A trang bị tổ hợp ngắm bắn LPI-KDU VPS truyền lệnh cho đạn nổ định giờ 30mm bằng các chùm tia laza chứa lệnh mã hóa. Như vậy, trên thân đạn sẽ có các mắt quang học để tiếp nhận các lệnh này.

    Các mắt quang học có thể tương tự như kiểu đạn phóng lựu 40mm nổ định giờ này.


    [​IMG]
    Racuta, halosun, tombuys1 người khác thích bài này.
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Còn cái ngòi thì muốn nổ cao nổ thấp gì thì cứ lập trình sẵn khi nhét đạn vào buồng. Phức tạp hoá thành chờ máy mẹ ra lệnh khi bay làm gì. Muốn nổ cao thì bổ sung laze đo cao như mấy cái đai ngòi cận đích của tên lửa PK ấy. Lập trình rằng sau khi đạn pháo bay được X s (nếu dùng timer), hoặc là bay đến khu vực toạn độ Y (nếu dùng GPS), và đo được viên đạn cách mặt đất Z m thì phát nổ. Xong chuyện.
  3. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Có thể dùng sơ tốc mặc định để tính toán và cài đặt cho đầu đạn từ khi còn ở trong pháo. Tuy nhiên, như vậy thì thông số sơ tốc thiếu chính xác, dẫn tới việc tính toán đường đạn và tất cả chương trình cài đặt cho đạn dựa trên tính toán đó sẽ thiếu chính xác theo. Đó là lý do phần lớn đạn nổ cài đặt được nạp dữ liệu tại đầu nòng hoặc sau khi đã ra khỏi nòng.
    convitbuoc, halosunmeo-u thích bài này.
  4. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.842
    Đã được thích:
    7.422
    Không phải Nga nó không làm ngòi đạn GPS đâu mà chẳng qua là ta chưa biết thì không thể chắc là nó không có. Giống như ngòi phanh gió hãm xoay/hãm trôi ta cũng chỉ mới thấy hình vẻ trong các catalogue chứ chưa thấy thực tế. Còn nói chế áp GPS thì nó cũng chế áp cả radar ghi phần tử vốn là 1 máy phát mặt đất dễ chế áp hơn. Cho nên người ta hạn chế mức thấp nhất ra lệnh từ bệ phóng cũng là hạn chế bị chế áp.

    Để làm rõ là các ngòi hãm trôi 1D có ghi phần tử sau khi bắn hay không ta cần tiếp cận nó từng bước như này

    Đây là cái hình rõ nhất về mặt cắt ngòi SPACIDO T2M của Junghan mà tớ tìm được. Từ khoá gúc gồ xợt là "La fusée SPACIDO"
    Nhìn vào có thể thấy rõ bên trong
    [​IMG]

    Cái vòng dây đồng bên trên là anten thu và trên nữa là radar phát sóng của phần điện tử dò cận đích. Nếu phần này được bật lên khi chuẩn bị phần tử bắn thì lúc đạn rơi gần chạm đất nó dò thấy xung thu được biến thiên tần số so với xung phát là nó kích nổ quả đạn khi gần chạm đất. Đó là nguyên lý cận đích của ngòi điện đã cũ

    Đây là các ghi chú trong tài liệu của học viện pháo binh Brazil (tiếng Bồ Đào Nha) để khẳng định điều tớ nói trên
    [​IMG]

    Như vậy là không cần và không có chuyện sau khi bắn rồi ra lệnh cho pháo nổ trên không hay nổ chạm đất hay nổ chạm trì thời xuyên phá nhé. Người ta dùng nguyên lý cận đích đơn giản hơn có từ trước chứ không cần máy tính đạn đạo gì đến mấy cái này cho nó phức tạp.

    Đây là ngòi điện M180 của Omicron có từ trước đó. Chuẩn bị đạn bằng cách vặn qua các chế độ

    [​IMG]
    Nó cũng dùng 1 bộ thu phát radar mini để dò mặt đất kiểu như đã nêu

    Đây là ngòi DM74/DM84

    [​IMG]

    Ngòi này nó lại ghi bằng máy qua giao thức MIL-STD 1316C

    Và đây là cả mớ ngòi cận đích của các hãng tây khác làm cũng cấu tạo kiểu y chang vậy

    [​IMG] [​IMG]

    Còn đây là ngòi điện cổ của Nga với dây nhợ loạn cào cào trong ấy. Ngòi 3VM18

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 05/06/2020
    Racuta, souri, convitbuoc7 người khác thích bài này.
  5. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.842
    Đã được thích:
    7.422
    Theo tính toán thực nghiệm giải các phương trình vi phân đạn đạo bằng phương pháp số của ngài tầu khựa này thì kết quả chỉnh sai số của cái ngòi 2D của ATK Orbital M1156

    [​IMG]


    Ai thắc mắc về tính học thuật của việc điều chỉnh sai số tản mát tầm hướng của ngòi 2D thì có thể đọc phương pháp gán biến số và giải phương trình thực nghiệm tại đây

    Bài viết có ở dạng text nên các cụ tự đọc và dịch nhé. Trong đó còn nhiều bài viết về học thuật pháo binh khá là hay của các học giả tầu.

    https://www.mdpi.com/2079-9292/8/10/1135/htm

    Lúc rỗi tớ tìm lại bài viết phương pháp tính điều chỉnh tầm của ngòi 1D SPACIDO của Garnon post hầu các cụ sau. Giờ thì đi kiếm cơm đã
    Lần cập nhật cuối: 05/06/2020
    Racuta, convitbuoc, halosun3 người khác thích bài này.
  6. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Bạn đặt vấn đề không đúng trọng tâm thành ra giải pháp nó phức tạp quá. Mình tổng kết sơ vấn đề của bạn là làm thế nào để viên đạn đạt độ cao Z tại toạ độ Y, thời gian X chính xác ngay trên đầu mục tiêu, như vậy thì mới kích nổ hiệu quả nhất.

    Mình thì đơn giản hoá vấn đề thành 2 phần rời nhau. 1/ làm thế nào để đưa viên đạn vào chính xác toạ độ Y, thời gian X. 2/ tại độ cao Z thì liệu có nên kích nổ quả đạn hay không.

    Đặt vấn đề như vậy thì thiết kế thành 2 phần rời rạc. 1/ Bộ phận cánh điều chỉnh quỹ đạo. 2/ Bộ phận kích nổ là một khối logic hỏi đáp: độ cao hiện nay là Z, nổ hay không nổ. Và mình lập trình rằng tại độ cao Z thì hoặc là thời gian > Xs, hoặc là dùng GPS lấy toạ độ viên đạn, nếu đủ gần với toạ độ Y thì cho nổ. Nếu không thì cứ bay xuống đất mà nổ.

    Tại sao, ? Vì viên đạn chỉ có tiếp tục rơi xuống, không có chuyện bay lên lại để lấy cao độ Z một lần nữa.

    Nếu đã đạt cao độ Z mà quả đạn không nằm ở trên đầu mục tiêu hay nằm đủ gần ( bay vọt qua hay chưa bay đến nơi) thì nổ cũng không có tác dung tối ưu; vậy thì cứ để chạm đất mà nổ. Còn nếu tại độ cao Z viên đạn co toạ độ đủ gần, vậy thì đạt yêu cầu. Nổ là đúng ý rồi.

    Đặt vấn đề là nếu dùng timer, đến thời gian X viên đạn chưa kịp đến đúng vị trí. Đợi tí ti nữa thì biết đâu nó đến với cao độ Z'. Nhưng phải nhớ rằng độ cao Z rất nhỏ so với quỹ đạo rơi của quả đạn, thường là 20m vs 5000m thậm chí hơn nữa, từ 5000m rơi đến 20m tính luôn lực cản không khí thì vận tốc rơi cũng xấp xỉ 300-350m/s, mất chưa đến 0.06s là quả đạn sẽ chạm đất. Bay được bao xa nữa để mà tạo thay đổi tích cực cho hiệu quả của vụ nổ. Do đó, nếu đạt được độ cao Z tại một thời điểm > X thì cho quả đạn nổ cũng đạt kết quả OK rồi.

    Nói thêm là đặt điều kiện X giây, hoặc là toạ độ Y là để đảm bảo các tình huống đường bay của viên đạn sượt qua đỉnh đồi, toà nhà. Lúc đó đạn cũng có 'độ cao' Z, nhưng mà còn cách rất xa mục tiêu.
    halosunRacuta thích bài này.
  7. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Thứ nhất là bạn vẫn hiểu sai về vai trò của cái cánh trên mũi đạn trong trường hợp đang bàn. Nó chẳng phải cánh điều chỉnh quỹ đạo như bạn vẫn nghĩ. Chính xác nó là cánh hãm xoay, bung ra khi viên đạn đi xuống để hãm viên đạn xoay tròn, giảm thiểu độ tản mát, giúp đạn đi chính xác hơn.

    Còn về các chế độ kích nổ đạn, nếu mục tiêu là con người, đạn nổ phá mảnh hoặc đạn hóa học thì sẽ được cài nổ ở thời điểm nó vẫn còn ở trên không, cách mặt đất 20m - 50m để sức công phá và sát thương lớn nhất.

    Nếu mục tiêu là các công trình, phương tiện hay khí tài mặt đất, đạn sẽ được cài chế độ chạm nổ, chạm mặt đất hay chạm mục tiêu sẽ phát nổ. Tương tự, đối với mục tiêu nằm dưới mặt đất hoặc trong công sự kiên cố, đạn sẽ được cài chế độ chạm-hoãn-nổ.

    Ở hai chế độ chạm nổ hay chạm-hoãn-nổ thì đơn giản còn chế độ nổ trên không thì phức tạp hơn, làm sao để nó nổ đúng độ cao tối ưu. Về việc này thì thế giới áp dụng nhiều cách rồi. Đơn giản thì dựa trên khả năng tính toán chính xác, cài thời gian nổ tại thời điểm đạn đang cách hoặc ở trên mục tiêu một khoảng tối ưu. Phức tạp hơn thì gắn một radar đo cao ở đầu đạn, radar được kích hoạt tại một thời điểm nhất định và ra lệnh kích nổ đạn ở độ cao đã định so với mặt đất. Tất cả các cách này đều có cả ưu lẫn nhược nên tất cả chúng vẫn đang được áp dụng và tùy từng nước chọn sử dụng.

    Quay lại vấn đề của bạn, chẳng cần phải hiểu phức tạp như thế. Vấn đề đơn giản thế này, nếu có đủ các thông số chính xác như sơ tốc đạn, khí hậu, tọa độ/độ cao của pháo, tọa độ/độ cao của mục tiêu, v...v... thì hoàn toàn có thể tính toán và cài đặt thời gian đạn nổ khi cách mặt đất một khoảng tối ưu, 20 - 50m tùy chọn. Việc cài đặt khi đạn đã ra khỏi nòng pháo cũng chẳng có gì là phức tạp. Đạn phóng lựu 40mm, đạn 30mm còn áp dụng được thì không lẽ đạn pháo lại không?
    Lần cập nhật cuối: 05/06/2020
    Racuta, souri, meo-u3 người khác thích bài này.
  8. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    Chuyển giao Su-24M, Mig-29( bản 9.13 có tpod gây nhiễu Gardenia ra đời năm 1986) cho Không quân Syria cứu quốc


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 05/06/2020, Bài cũ từ: 05/06/2020 ---
    Dù cấm vận , CN hàng không Nga vẫn có thêm 1 chiếc SSJ-100-95B bay thử thành công hôm 04/06/2020 , nó số đăng ký 89141 và số serie 95201 và là chiếc thứ 197 được sản xuất, máy bay thuộc sở hữu Aeroflot
    [​IMG]
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 05/06/2020 ---
    .... MS-21-300 vẫn bay thử thành công đều đặn trên bầu trời Ryazan
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 05/06/2020 ---
    Dân Nga mất lòng tin lớn vào Puchjn vì Covid 19

    Racuta, sourimeo-u thích bài này.
  9. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
    lâu lâu các lão đại vào giao liu thế này có phải vui vẻ không >:D< cho nhà iem mời ly bia :drm1
  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Đúng vậy. Và mình chỉ muốn nói thêm là không cần chờ đạn bay ra khỏi nòng, đo vận tốc rồi tính toán này kia để ra con số cực kỳ chính xác rồi truyền thông số bắn. Các thông số ấy có thể nạp ngay trong xe, trước khi tọng đạn vào buồng đạn, hiệu qủa tác chiến cũng gần như nhau.

    Bạn cho rằng truyền thông tin cho một viên đạn rời nòng bay là chuyện dễ dàng. Mình thì thấy dễ hơn nữa là dùng laze do cao rồi lập trình điều kiện đủ là thời gian X, hay toạ độ Y.

    Bạn cho rằng cỡ nòng 30/35/37mm làm được thì nó không khó. Nhưng bạn phải biết cái kíp nổ cho đạn nhọn cỡ nòng 30/35/37mm chỉ có mấy chục g. Không thể nhét được cảm biến đo xa. Do đó người ta mới cố gắng tìm giải pháp khác. Và may mắn là với pháo tự động 30/35/37mm sức phá hủy của luồng áp suất thuốc phóng không lớn. Người ta có thể lắp máy đo vận tốc và truyền tín hiệu điểu khiển ngay tại đầu nòng. Do đó mới có phương án truyền thông số bắn cho đạn sau khi biết được vận tốc đầu nòng mà bạn nêu ở trên.
    [​IMG]

    Chưa kể yêu cầu chiến thuật của mấy khẩu pháo tự động đó là bắn trực xạ các mục tiêu di động. Do đó đòi hỏi kỹ thuật là phải có cập nhật vị trí mới của mục tiêu nên có nhu cầu cập nhật thông số bắn cho đạn liên tục trên đường bay. Đặc biệt, đối với các loại đạn có cánh lái, có khả năng điều chỉnh đường đạn, nhất định phải thiết lập liên lạc khí tài - đạn. Không thể không làm. VD như phương án airburst cho đạn pháo 50mm của Mỹ:
    [​IMG]

    Đối với pháo 105/155mm thì cái kíp nổ có thể nặng đến cả kg. Lắp được nhiều thứ. Dễ thiết kế tích hợp một bộ cảm biến đo cao để thực hiện chức năng airburst. Pháo tầm xa có sức công phá đầu nòng lớn. Không thể lắp một cái chụp lửa công nghệ cao để đo vận tốc, chuyển tín hiệu tức thời như pháo 30mm. Mục tiêu tấn công của pháo là mục tiêu tĩnh, khu vực toạ độ cố định. Không nhất thiết phải cập nhật thông số bắn mới sau khi rời nòng.

    Nói túm lại liên lạc giữa khí tài - đạn không phải là chuyện cực khó. Nó là chuyện có đáng làm hay không thôi. Trong QS thì nếu có phương án kỹ thuật đơn giản, rẻ hơn thì người ta sẽ chọn phương án đơn giản, rẻ hơn. Đó là lý do Javelin, Kornet đã có từ lâu nhưng người ta vẫn sản xuất sử dụng tên lửa lái dây hà rầm.
    Racutahalosun thích bài này.

Chia sẻ trang này