1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 5)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi SuperSukhoi, 21/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.423
    Đã được thích:
    18.036
    Vụ Skripal vì diễn ra trên đất Anh, bọn Anh soi camera thấy có 2 tay tình báo Nga nhập cảnh vào Anh, di chuyển đến gần nhà Skripal rồi chạy thằng một mạch về Nga vào cái ngày Skripal bị đầu độc. Anh đề nghị Nga hợp tác điều tra mà Nga có chịu đâu. Thế nên chúng nó quy kết cho Nga là thủ phạm thì cũng hợp lí thôi.

    Còn vụ Navalny này bác @ngochai12a2 thử chỉ cho em xem có lãnh đạo phương Tây nào bảo Nga là thủ phạm đi. Làm đếch gì có ai. Phương Tây chỉ yêu cầu Nga hợp tác điều tra nhưng Nga cứ chày cối là Navalny bị bệnh tự nhiên, đưa chứng cứ bị đầu độc đây thì Nga sẽ điều tra, hehe.
  2. namtuocAudiA7

    namtuocAudiA7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2016
    Bài viết:
    1.719
    Đã được thích:
    2.231
    Hiện trường máy bay Su-30 của Nga trị giá 50 triệu USD bị đồng đội bắn rơi
    https://dantri.com.vn/the-gioi/hien...usd-bi-dong-doi-ban-roi-20200924114742076.htm

    Vũ khí Nga dạo này lắm phốt quá tiếp tục Su35 bắn hạ Su-30 kinh điển hoho

    ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  3. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.734
    Đã được thích:
    10.131
    Tư duy biện chứng khoa học thì phải đơn giản hoá vấn đề đi. Nhờ cái lối suy nghĩ đơn giản nhưng khoa học ấy mà bọn tây trắng bây giờ là dân tộc thượng đẳng, ăn trên ngồi trước cả thiên hạ ngày hôm nay.

    Mấy xứ 'dân trí thấp' sẽ rất dễ bị bọn ngu mà hay tỏ vẻ nguy hiểm truyền bá thuyết âm mưu, nói chuyện quái đản để là phức tạp vấn đề ra, không biết đúng sai, thật giả gì nữa. Như bọn troll xứ Nga vụ MH-17 ấy. Nghe nói bọn CIA đào ra mấy trăm cái xác chất lên máy bay để đi đổ tội cho nước Nga tội nghiệp, dân Nga tin xái cổ. Chứ lính Nga thiện lương làm gì để xảy ra sai sốt chết người kinh khủng như thế được.

    Bây giờ vụ đầu độc này cũng thế. Nước Nga không có lợi gì cả thì làm làm gì. Chắc chắn là CIA phỏng chế hoá chất, phất cờ giả đi giết người để đổ tội cho Nga. Làm nước Nga xấu xí đi. Dân Nga cũng sẽ tin xái cổ cho đến ngày có hồ sơ giải mật. Hay anh quan chức Nga nào thèm đô la quá chạy sang tây viết sách, viết hồi ký này kia. Mà nhiều khi đến lúc đó thì lại có chuyện là quan chức bị bắt cóc, cho uống thuốc, tra tấn mài mòn tinh thần khiến họ nói bậy, nói sai sự thật bôi nhọ lãnh tụ thần thánh này kia.

    Thuyết âm mưu như nấm. Chỉ cần có người muốn tin thì nó sẽ phát tán mãi không bao giờ dứt. Nhưng mà nấm là vật ký sinh, không tốt cho chủ thể. Dân chúng càng muốn tin vào thuyết âm mưu thì đất nước càng lụn bại, kém cõi. Cai trị đất nước bằng thuyết âm mưu như Putin là hại nước, hại dân. Đáng phỉ nhổ.
  4. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575

    [​IMG]

    Biết vụ gì đây không Tước :)
    Không biết thì anh nhắc nhẹ cho là F-16 của Bỉ có 1 cái accident vào 2018
    donkisot2711convitbuoc thích bài này.
  5. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Tìm hiểu về máy bay không người lái tiến công Orion UCAV

    Người dịch : SuperSukhoi ( ttvnol.com ) - Bài dịch dựa trên article " Orion the Hunter " đăng trên tạp chí AIR International số tháng 10-2020 , tác giả : Piotr Butowski
    [​IMG]
    Orion-E tại MAKS 2019

    Sau 25 năm khi MQ-1 Predator lừng danh bay lần đầu thì quân đội Nga cũng đã chính thức chạm vào chiếc Predatorski của mình , vào 20.4 , Nikolai Dolzhenkov , thiết kế trưởng của công ty Công nghệ Kronshtadt phát biểu với trang tin tức TASS cho biết công ty của ông ta đã chuyển giao cho quân đội Nga 1 hệ thống máy bay không người lái ( UAV ) đầu tiên với 3 chiếc Orion trong đó . Dolzhenkov cũng bổ sung " quân đội đã yêu cầu chúng tôi bổ sung thêm một số tính năng mà ban đầu không có , do đó chúng tôi đã mang hệ thống Orion trở về và tinh chỉnh chúng cho phù hợp yêu cầu kỹ thuật từ quân đội Nga "

    Sau gần 20 năm gián đoạn tính từ thời điểm sụp đổ của Liên Xô thì quân đội Nga mới bắt đầu nghiêm túc xem xét phát triển một máy bay không người lái mới đặc biệt là sau chiến tranh Gruzia 2008 , thời gian đầu , Nga tiến hành mở một dây chuyền lắp rắp ( assembly ) hợp tác với hãng IAI ( Israel ) sản xuất các máy bay không người lái Forpost ( Searcher Mk II ) để phục vụ nhu cầu lúc đó

    Đồng thời, Bộ Quốc phòng Nga (MoD) xác định các yêu cầu cho một hệ thống máy bay không người lái thế hệ mới bản địa (UAS) trong một số hạng mục và được trình bày cho các nhà thầu tiềm năng. Cuộc đua kết thúc khi gói thầu phát triển cho một máy bay không người lái độ cao tầm trung và hoạt động thời gian dài MALE ( Medium - Altitude Long - Endurance ) được trao cho một công ty phát triển các giải pháp định hướng tên gọi là Transas ( có trụ sở tại Saint - Peterburg ) , sau này Transas đổi tên thành Kronshtadt

    Vào tháng 10 , công ty Transas chính thức nhận được hợp đồng trị giá 2.2 tỷ rubles ( 23.3 triệu $ ) từ MoD cho việc nghiên cứu và phát triện một dự án tên gọi là Inokhodets ( Ambler - có nghĩa là Người đi bộ ) với phiên bản thử nghiệm bay thử vào cuối 2014 . Sau đó nó được trình diễn trước công chúng với tên gọi Orion , chỉ mỗi MoD vẫn gọi là Inokhodets , còn định danh dự án ở nội bộ công ty có cái tên gọi khá bất thường là Izdeliye 2NL311-10
    Sau một số trục trặc kỹ thuật thì vào tháng 4 năm 2016 , nguyên mẫu đầu tiên ‘01’ đã được vận chuyển đến trung tâm thử nghiệm bay ở Zhukovsky ở ngoại ô Moscow , nơi mà chuyến bay thử nghiệm đầu tiên cất cánh vào 26.7.2016 khi mà Orion chỉ bay là là vài trăm mét trên không và đáp xuống .

    Tuy vậy Kronshtadt đã bị từ chối cho phép bay một chiếc máy bay không người lái lớn gần Moscow, vì vậy nó đã chuyển giao các thử nghiệm tiếp đến sân bay Protasovo, gần Ryazan, cách thủ đô khoảng 161 km. Đây là địa điểm mà công ty đã xây dựng bốn nhà chứa máy bay kích thước 20m x 20m, và vào ngày 15 tháng 10 năm 2016, Inokhodets đã hoàn thành chuyến bay đầu tiên của nó một cách hoàn chỉnh

    Kết quả của thử nghiệm này vẫn còn mơ hồ đối với những người quan sát bên ngoài , vào tháng 5 năm 2017,
    máy bay đạt độ cao 18.700ft . Ngày 16 tháng 11 năm 2019, máy bay ‘05’ –mà có lẽ có nghĩa là mẫu thử nghiệm thứ năm - rơi từ độ cao khoảng 1,968 ft gần sân bay Protasovo xung quanh đó là các tòa nhà dân cư. Phi cơ
    đã bị phá hủy khi va chạm, nhưng không ai bị bị thương và thiệt hại trên mặt đất là nhẹ.

    Khung thân cải tiến

    Orion có trọng lượng 1 tấn khi cất cánh và có thể bay liên tục 24 giờ , điều này đồng nghĩa với UAV Nga tương đương về mặt kỹ thuật với General Atomics MQ-1 Predator . Nó được thiết kế thân kéo dài , cánh lượn uốn cong và cánh đuôi chữ V , động cơ chính của UAV là một động cơ piston kèm cánh quạt ở đuôi . Ba càng đáp đều có thể gập vào được ( retractable ) giúp máy bay có thể giảm phát xạ tín hiệu radar với địch
    Thiết kế trưởng Nikolai Dolzhenkov nhớ lại lúc này Transas phải phát triển từ con số không , họ hoàn toàn không có kinh nghiệm gì với máy bay không người lái và cả các hệ thống điều khiển mặt đất ( ground-control ) , do đó quá trình phát triển Orion rất khó khăn và vất vả .
    Transas Company phải phát triển một số công nghệ áp dụng cho UAV mới này , đặc biệt chính là khung thân hoàn toàn chế tạo bằng vật liệu composite , Dolzhenkov phát biểu " chúng tôi đã làm chủ hoàn toàn công nghệ phát triển khung thân ( airframe ) làm hoàn toàn từ sợi carbon tổng hợp từ lò chân không " , không chỉ vỏ ngoài máy bay mà toàn bộ kiến trúc bên trong như bộ khung cũng chế tạo từ composite
    Nên nhớ lúc này vật liệu composite không lạ lẫm gì với nền hàng không Nga nhưng chỉ áp dụng cho chiến đấu cơ tốc độ cao và hoàn toàn không có loại kiến trúc vật liệu tổng hợp siêu nhẹ và vách mỏng cho UAV bay chậm và hoạt động thời gian dài
    Đặc biệt hơn là vỏ máy bay chế tạo bằng composite được khử điện cực để chống đóng băng khi bay ở độ cao lớn , ngoài ra phải kể đến Transas là công ty duy nhất ở Nga phát triển máy bay hoàn toàn truyền thồng bằng hệ thống điện chứ không phải hệ thống thủy lực ( hydralic ) hay khí nén ( pneumatic )

    Vấn đề động cơ kinh niên
    [​IMG]
    Trong quá trình phát triển UAV Orion thì động cơ là vấn đề nhức đầu với kỹ sư Transas phải đối mặt khi mà lúc này không có bất cứ động cơ nào phù hợp cho UAV , một số công ty Nga và cả Motor Sich ( Ukraine ) cũng cố gắng tạo ra động cơ mới cho Orion nhưng bất thành . May mắn thay vào 2013 thì nhiệm vụ được giao cho một công ty nhỏ vô danh ở Rybinsk tên gọi Itlan nhằm cải tiến động cơ piston của Áo Rotax-914 thành một động cơ nội địa tên gọi APD-115T ( APD - Aviatsionnyi Porshnevoy Dvigatel - động cơ piston hàng không ) công suất khoảng 115hp ( 86kW )
    Với sự hỗ trợ từ Aerosila phát triển hai cánh quạt composite tên gọi AV-115 ( AV - Aviatsionnyi Vint - cánh quạt hàng không ) nhưng rắc rối phát sinh khi mà động cơ mới này dựa trên nền tảng Rotax lại không thích ứng hoàn toàn với máy bay , nó muốn hoạt động ở độ cao lớn cần phải có bộ tăng áp ( turbocharger ) . Mà nếu trang bị kèm bộ tăng áp thì nảy sinh thêm cụm kiểm soát động cơ ( engine control unit ) , nghĩa là cứ một thay đổi này sẽ kéo theo thay đổi khác
    Do vậy máy bay ban đầu bay thử nghiệm với động cơ tạm thời gọi là KO-1 ( Konstruktivnyi Oblik - mô hình thử nghiệm ) , một phiên bản không có bộ tăng áp và chỉ có những thay đổi nhỏ đối với hệ thống điều khiển , do vậy cánh quạt không điều chỉnh được khi mà trục truyền động ( pitch ) cố định . Hiện nay tất cả các phiên bản thử nghiệm và cả 3 chiếc Orion giao cho quân đội Nga vẫn sử dụng động cơ APD-115T KO-2 với bộ tăng áp và cụm kiểm soát động cơ nội địa
    Tuy nhiên đồng thời , một công ty khác, Agat, từ Gavrilov-Yam, hợp tác với Viện khí động học Trung ương Moscow (CIAM), đang sản xuất động cơ APD-110/120 ( 110hp là công suất danh nghĩa; 120hp là công suất cất cánh) là một động cơ piston bốn xi lanh với một bộ tăng áp cho Orion . Điều này đồng nghĩa với việc Orion chính thức bay bằng động cơ nào vẫn bỏ ngỏ .

    Hệ thống điều khiển

    Phụ thuộc vào nhiệm vụ thì một hệ thống máy bay không người lái ( UAS ) sẽ trang bị từ 3-6 UAV Orion , đi kèm là một trạm điều khiển mặt đất ( ground-control ) , 1 trạm liên lạc cũng như 1 trạm điều khiển mặt đất riêng rẽ quản lý cất hạ cánh , module data-link và các thiết bị hỗ trợ chẩn đoán - bảo dưỡng
    Máy bay được trang bị hệ thống liên lạc phát triển bởi Rybinsk Luch với khoảng cách lên đến 250 km hoặc xa hơn nếu đi kèm bộ nối sóng radio
    Trái tim của Orion là hai bộ phận đặc biệt , một ngay dưới mũi là cụm quang điện tử MOES do NPK SPP có trụ sở tại Moscow sản xuất trên nền tảng hệ thống Argos ( cung cấp bởi công ty Airbus DS-Optronics tại Nam Phi ) , MOES có đường kính 410mm và nặng 55.8 kg , nó tích hợp cảm biến ảnh nhiệt với ống kính thu phóng được , 2 kênh camera-TV góc nhìn rộng , hệ thống đo xa laser và chỉ điểm laser ( laser-spot ) nhằm giúp UAV tự động theo dõi , khóa mục tiêu tự động và khai hỏa vũ khí
    Hệ thống trinh sát thứ hai nằm ngay dưới khoang bụng ở giữa UAV , nó tùy thuộc nhiệm vụ mà Orion tham gia , có thể là camera điện tử chụp ảnh do viện TsNIIAG chế tạo cũng có thể là radar quét điện tử thụ động ( PESA ) chế tạo bởi Tikhomirov NIIP , trong một phiên bản khác lại là trạm trinh sát điện tử thụ động ( ELINT/SIGINT ) , nếu nhiệm vụ vô hiệu hóa hệ thống phòng không địch thì Orion sẽ trang bị bộ nhiễu điện tử ( EW ) dưới khoang

    Vũ khí thông minh - chìa khóa cho quân đội Nga
    [​IMG]
    Theo Dolzhenkov nhiệm vụ chính của Orion chỉ là trinh sát nhưng khả năng tấn công mặt đất ( ground-attack ) vẫn là một sự lựa chọn đáng cân nhắc khi mà UAV Orion trang bị hệ thống quản lý chiến đấu SUO-90P cho phép sử dụng 2 mấu cứng ( hard-point ) dưới cánh , Transas đã bắt đầu thử nghiệm khả năng chiến đấu của chúng từ hè 2017 tại bãi thử nghiệm Dubrovichi gần Ryazan
    Đến 2018 thì 2 chiếc Orion được điều phái đến căn cứ Hmeimim của Nga ở Syria , với khoảng 60 phi vụ tổng số 200 giờ , đáng chú ý rất có thể Orion đã tấn công mặt đất với bom dẫn đường ( PGM ) cỡ nhỏ nặng 55lb do công ty Aviaavtomatika sản xuất . Tuy nhiên những sáng tiến chiến đấu chỉ là động thái đến từ các công ty tư nhân Nga mà không có sự đồng thuận từ MoD , khi mà quan chức Bộ quốc phòng Nga vẫn loay hoay chọn thầu phát triển các thế hệ bom dẫn đường cho máy bay không người lái mới , cho đến khi Tổng công ty tên lửa chiến thuật (KTRV) phát triển các loại tên lửa nặng 50kg và 100 kg cho UAV , theo lời của người đứng đầu KTRV Boris Obnosov tuyên bố vào tháng Hai - 2020 mặc dù vẫn chưa show-off cho công chúng thấy
    Do vậy đến nay Orion vẫn chỉ trang bị bom dẫn đường do Aviaavtomatika phát triển với 2 loại kích cỡ 25kg và 50kg , ngoài ra có một giải pháp đến từ Viện ứng dụng vật lý Novosibirsk giới thiệu loại rocket mới cỡ 57mm tên gọi S-5U đủ gọn nhẹ cho UAV sử dụng , mặc dù cỡ rocket 57mm rất hiếm khi được sử dụng ở Nga thời gian dài , nó có trọng lượng 6kg với đầu đạn 800g chất nổ và phóng xa 4000m
    Việc Nga thiếu thốn khả năng tấn công thời gian thực ( real-time ) ở Syria cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của máy bay không người lái tiến công ( UCAV ) và Orion là trụ cột trong chiến trường tương lai

    Hoạt động quân sự và tiềm năng xuất khẩu
    [​IMG]
    Khi vào trực chiến thì UAV Orion là máy bay không người lái lớn nhất của Nga đang sở hữu , trước đó là Forpost ( Searcher-Mk II ) với tải trọng 454kg . Hầu như chắc chắn MoD sẽ bố trí các đơn vị Orion cho hải quân trước tiên vì Forpost cũng hiếm thấy trang bị cho Không quân Nga ( VKS )
    Các máy bay Orion sẽ thay thế cho các đơn vị trinh sát Su-24MR với nhiệm vụ chính là trinh sát và chỉ điểm mục tiêu cho lực lượng chống hạm bờ biển , đơn vị Orion đầu tiên sẽ được triển khai là Trung đoàn máy bay không người lái độc lập 216 tại căn cứ không quân Severomorsk-1, thuộc Hạm đội Phương Bắc . Ban đầu đơn vị này chỉ là một nhóm tách ra với 20 binh sĩ , tuy nhiên được nâng cấp lên quy mô đại đội vào 2014 và thành trung đoàn vào 2017 , đây là đơn vị đầu tiên toàn Nga trang bị UAV Forpost
    Trong khi đó tại hạm đội Thái Bình Dương , trung đoàn Orion thứ hai sẽ được thành lập tại căn cứ Yelizovo ở Kamchatka , với hoạt động dân sự thì Orion có thể tham gia theo dõi các vụ cháy rừng , tuần tra tuyến đường biển Bắc Băng Dương nhưng đòi hỏi phải có đường băng dài hơn và các thiết bị chuyên biệt
    Vào tháng Tám 2017 thì Kronshtadt ký thỏa thuận với Tổng công ty xuất khẩu quốc phòng Rosoboronexport về việc quảng bá phiên bản nước ngoài của Orion với tên gọi Orion-E , đặc biệt nhắm vào thị trường truyền thống ở Đông Nam Á , Trung Đông và Bắc Phi nhưng rất khó cạnh tranh với 2 UCAV đang hot gần đây của Trung Quốc là CASC CH-4 và Chengdu Wing Loong-I mặc dù tốt hơn
  6. megaidep

    megaidep Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2001
    Bài viết:
    1.555
    Đã được thích:
    1.910
    Hic, mình đọc dòng đầu tiên "Sau 25 năm...", tụt hết cả hứng đọc tiếp :(
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.278
    Đã được thích:
    26.586
    Tụt hứng là do trước đó bị bơm thổi về 1 nước Nga có năng lực sánh ngang Mỹ và 1 số nước Tây Âu khác + lại. Chứ nếu nhìn nhận Nga như 1 cường quốc tầm trung khác nằm phía dưới Mỹ và cả TQ thì sẽ dễ dàng chấp nhận hơn. Chỉ có các nước mà nhìn vào quy mô nền sản xuất của họ mà thấy tiếc thì trước tiên là Nhật và sau đó là Đức, đều là các bại binh.
    --- Gộp bài viết: 25/09/2020, Bài cũ từ: 25/09/2020 ---
    Sau khi theo dõi tin mấy ngày qua thì tớ đek tin cái Su-35S nó lại phang pháo vào gáy cái Su-30SM (nhiều tin xác nhận lẫn nhau là Su-30SM2 số hiệu 60 đỏ). Tớ nghỉ bọn Nga phịa tin ra để đánh lạc hướng dư luận do biết chắc thời đại smartphone này máy bay rơi thì tí xíu sau có khi BQP VN còn biết tin trước cả BQP Nga.
    Tập công kích mục tiêu với đạn thật trong máy bay chỉ công kích mục tiêu bay chứ không có tập quân xanh quân đỏ như bộ binh. Tụi này nó mới có vài chiếc Su-30SM2 nó đem ra thử tính năng trốn truy đuổi của 1 máy bay tiêm kích siêu cơ động như Su-35S. Vô ý làm thất tốc máy bay và thế là rụng.
  8. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    Tập quân xanh máy bay sẽ được check xem còn đạn không, sau đó người ta sẽ khoá khẩu súng bằng các ngắt điện chỉ có dân thợ máy có khả năng này, lúc này trên HUD sẽ hiển thị khẩu pháo bị vô hiệu. Do vậy đây có thể do lỗi phi công hoặc va vào chim trời.
  9. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.278
    Đã được thích:
    26.586
    Tớ nghỉ là sau khi lắp động cơ ngoáy 3D vô cho Su-30SM2 thì bọn Nga nó chưa thử nghiệm hết các khả năng cực hạn của loại máy bay này. Cứ nhìn bọn nó có 1 năm để làm việc này thì đào đâu ra thời gian thử nghiệm. Máy tính thì mua của HAL nên đâu thể chủ động hoàn toàn. Chỉ cần 3 thằng pilot láu cá là làm ra vấn đề ngay. Thằng Su-35S nó thử nghiệm trên 3 nguyên mẫu trong cả chục năm và rụng hết 1 cái mới ra lò được. Giờ 1 thằng pilot Su-35S với mọi khí tài đều hiện đại hơn quyết dí bằng chết 1 cái Su-30SM2 còn 2 thằng kia thì cố thể hiện tay lái lụa chơi những bài chưa có trong sách vở thì mắc lỗi rơi cũng dễ hiểu. Cú này mà thành công thì nó lại tiếp thị với bọn Ấn để bán đồ. Giờ thất bại phải giấu chứ nói toạc ra thì hoá ra còn 12 chiếc Su-35 tụi TQ nó đưa lên Tây Tạng thì Ấn bốc kứt à?
  10. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575


    Tập trận Kavkaz-2020 với trực thăng vận tải Mi-8MTV chở một chiếc buggy trang bị ATGM và huấn luyện đổ bộ nhanh

Chia sẻ trang này