1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 5)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi SuperSukhoi, 21/11/2018.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. namtuocAudiA7

    namtuocAudiA7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2016
    Bài viết:
    1.719
    Đã được thích:
    2.231
    Blyat S-300PM2 của Nga xịt đạn. Cho đến giờ thành tích S-400 , S-300 là con số 0 tròn trĩnh chưa bắn hạ được một cái gì . Toàn thấy video xịt đạn .


    ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  2. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Tìm hiểu về chương trình vệ tinh trinh thám của Nga

    Bài viết dựa vào article " Upgrading Russia's fleet of optical reconnaissance satellite " của Bart Hendrickx , có tham khảo nguồn russianspaceweb của Anatoly Zak - Người dịch và biên soạn : Super Sukhoi ( ttvnol.com )

    [​IMG]
    Vệ tinh trinh thám quang học dân sự Resurs-P ( 47KS )

    Nga hiện chỉ có hai vệ tinh do thám quang học hoạt động trên quỹ đạo, cả hai đều có thể đã vượt quá tuổi thọ thiết kế của chúng. Chúng sẽ được thay thế bằng các vệ tinh có khả năng hơn mang gương chính ( primary-mirror ) có cùng kích thước với những vệ tinh được cho là có quỹ đạo hoạt động nằm trên các vệ tinh do thám của Mỹ, nhưng vẫn chưa rõ khi nào chúng sẽ sẵn sàng bay. Một vệ tinh thử nghiệm được phóng vào năm 2018 có thể là tiền thân của một chòm sao gồm các vệ tinh do thám nhỏ hơn nhiều sẽ làm tăng thêm số lượng không ảnh hỗ trợ cho các vệ tinh do thám lớn .


    Lịch sử ban đầu phát triển ngành vệ tinh do thám thời Liên Xô

    Hầu hết các vệ tinh do thám của Liên Xô được phát triển để ném không ảnh về lại Trái Đất bằng các viên nang ( capsule ) , các thế hệ cũ này kể cả khi Liên Xô sụp đổ vẫn được duy trì hoạt động cho đến 2015 , chúng gọi là Zenit ( với 9 thế hệ vệ tinh và hơn 600 nhiệm vụ phóng từ 1961-1994 ) , Yantar ( với 5 thế hệ vệ tinh được phóng và 180 chiếc bay vào quỹ đạo từ 1974-2005 ) và cuối cùng là Orlets ( với 2 loại được phóng khoảng 10 lần từ 1989 đến 2006 )
    Tất cả các vệ tinh do thám quang học đều được phát triển bởi phòng Chế tạo đặc biệt trung tâm Central Specialized Design Bureau (TsSKB) và được gửi đến nhà máy Progress ở Kuibyshev đóng gói để gắn với tên lửa phóng , TsSKB là một nhánh của Phòng Chế tạo lừng danh OKB-1 của Korolev thành lập vào 1956 , tuy nhiên đến 1975 nó hoạt động độc lập
    Yếu điểm lớn nhất của các vệ tinh do thám Liên Xô là thời gian hoạt động rất ngắn chỉ vài tháng do nó chỉ mang được giới hạn số phim nhất định và không thể hoạt động thời gian thật ( real-time ) vì gửi không ảnh lạc hậu bằng viên nang ( capsule ) theo một thời gian nhất định . Đột phá ngành vệ tinh trinh sát bắt đầu vào 1976 khi Mỹ phóng thành công vệ tinh trinh sát điện tử tên gọi KH-11/KENNEN ( Keyhole ) trang bị công nghệ cảm biến quang ảnh CCD có thể chụp và gửi ảnh bất cứ thời gian nào nếu muốn , nó trang bị một kính quang học có đường kính 2.4 m giúp có thể chụp ảnh độ phân giải đến 0.15 m , với 16 vệ tinh Keyhole được phóng và vẫn còn 4 đang hoạt động , ngành tình báo Mỹ tự hào sở hữu công cụ được mệnh danh là kính Hubble của Trái Đất , KH-11 Keyhole ( Lỗ khóa ) hỗ trợ bởi các vệ tinh data-relay bay ở quỹ đạo địa tĩnh ( GEO ) và e líp góc cao giúp gửi ảnh định dạng điện tử rất nhanh và đương nhiên là thời gian hoạt động tương đối dài
    Liên Xô chỉ đến tháng 12.1982 mới đáp trả chương trình Keyhole với một vệ tinh trinh sát quang điện tử mới gọi tên là Yantar-4KS1 ( Terilen ) dựa trên nền tảng vệ tinh cũ Yantar với kính quang học truyền thống , tuy nhiên nó được trang bị hệ thống ảnh nhiệt ( image-infrared ) để chụp đêm tương đối mới . Tất nhiên độ phân giải kém xa với đối thủ KH-11 Keyhole của Mỹ khi thế hệ đầu Yantar-4SK1 được phóng 9 lần từ giai đoạn 1981-1989 với độ phân giải là 1m ( panchromatic - toàn cảnh )
    Thế hệ tiếp theo của Yantar được phát triển với tên gọi Yantar-4KS1M ( Neymen ) được cho là có độ phân giải 0.5m được phóng 15 lần từ 1986 đến tận 2000 , thời gian hoạt động ( flight duration ) của dòng Yantar mới này lên 1 năm so với các vệ tinh quang học truyền thống chỉ 6 tháng , nhưng vẫn kém hơn rất nhiều so với KH-11 Keyhole có thể hoạt động lên đến 8-10 năm , lý do đơn giản là Liên Xô và Nga không có công nghệ buồng chân không để tăng áp vệ tinh cho đến 2015 mới trang bị , và các vi linh kiện cản từ xạ Liên Xô không phát triển nhiều giúp vệ tinh hoạt động liên tục trong thời gian dài như Mỹ , cũng có thể do thua kém nhiều về công nghệ pin mặt trời
    Riêng độ phân giải kém xa KH-11 Keyhole , các chuyên gia cho rằng mãi đến 1983 thì chính quyền Liên Xô mới yêu cầu LOMO ( viện quang học rất nổi tiếng ở Leningrad ) phát triển một hệ thống quang học có tên 17V317 gồm một kính viễn vọng có gương đường kính 1,5 mét , nó sẽ trang bị cho 2 vệ tinh viễn thám khác nhau một là Sapfir do TsSKB-Progress phát triển với nhiệm vụ bay quỹ đạo thấp ( LEO ) để chụp cận cảnh và Araks ( Arkon ) phát triển bởi NPO Lavochkin sẽ bay ở quỹ đạo cao hơn với nhiệm vụ trinh sát rộng hơn . Tất nhiên như mọi khi Sapfir chưa bao giờ bay được lần nào và 2 vệ tinh Araks của NPO Lavochkin phóng vào 1997 và 2002 đều chết yểu trước khi đến tuổi thọ .

    [​IMG]

    Mô hình vệ tinh do thám Araks của NPO Lavochkin trình diễn tại bảo tàng NASA , đây được cho là kính thiên văn tiệm cận trình độ Hubble nhất của Liên Xô từng phát triển

    [​IMG] Ảnh vệ tinh từ Araks ở độ cao 1.800 km



    CÒN TIẾP ...
    donkisot2711, Tifavn, halosun4 người khác thích bài này.
  3. Photo_hunter

    Photo_hunter Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Bài viết:
    3.396
    Đã được thích:
    7.532
    Armenia tổng động viên quân đội và thiết quân luật toàn đất nước. Tình hình cực căng rồi.
    Đụng độ đã nổ ra giữa lực lượng Armenia và Azerbaijan ở Nagorno-Karabakh vào sáng 27/9 giờ địa phương (trưa cùng ngày giờ Việt Nam). Cả phía đều cáo buộc bên còn lại tấn công vào các khu dân cư.
    Bộ Quốc phòng Armenia tuyên bố binh sĩ nước này đã bắn hạ 2 máy bay trực thăng, 3 máy bay không người lái đồng thời phá hủy 3 xe tăng của Quân đội Azerbaijan.
    ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  4. namtuocAudiA7

    namtuocAudiA7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2016
    Bài viết:
    1.719
    Đã được thích:
    2.231
    Hệ thống tên lửa phòng không 9K33 Osa của Armenia bị Azerbaijan tiêu diệt bằng UAV DB2 được Thổ viện trợ .
    Cho đến nay các hệ thống tên lửa phòng không Nga thực chiến chỉ là con số 0 tròn trĩnh chưa có 1 video nào bắn được UAV .

    ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  5. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
    Tôi rất quan ngại về câu từ ngữ nghĩa của anh ? (bôi đậm)
    Ý anh nói rằng Nga sản xuất mấy cái trên
    LX sản xuất , di sản để lại

    Về khả năng phòng thủ của đối với hệ thống drone nhỏ bé thì 9K33 Osa lỗi thời rồi.
    //Cmt để cho người ngoài đọc là chính chứ tôi chả sót thương gì anh bợn này đâu.
    ttanh919 thích bài này.
  6. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    Dọn phế liệu kim loại là tàn tích các căn cứ thời Xô Viết trên các đảo thuộc vành đai Bắc Cực, 70 tấn rác thải kim loại đã được thu gom tại đảo Kidin, biển Barent

  7. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.422
    Đã được thích:
    18.026
    Bác chả biết gì, thời chiến tranh lạnh, thế giới vẫn gọi người Liên Xô là bọn Nga đấy thôi. Giờ nói tên lửa phòng không Nga cũng chả có gì sai cả.

    9K33 Osa có đứng một mình đâu, đấy là một phần của cả hệ thống phòng không nhiều tầng. Xem clip thấy bọn UAV Thổ đánh nhau y như chơi điện tử bắn gà. Từ Syria cho đến Trung Á thấy rõ phòng không Nga vô dụng quá.
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.276
    Đã được thích:
    26.585
    Đúng là xem video thấy mấy cái radar quay quay chủ yếu để anh em binh lính an tâm quay tay chứ chả biết cái mục tiêu bay dễ ợt như UAV lại vẫn để bị nó bắn cho y như bắn gà thật.
    souri thích bài này.
  9. T95tank

    T95tank Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/02/2008
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    701
    [​IMG]
    T72 , BMP Azerbaijan bị bắn cháy



    Đoàn convoy
    --- Gộp bài viết: 28/09/2020, Bài cũ từ: 28/09/2020 ---
    Tổn thất của Azerbaijan

    Lần cập nhật cuối: 28/09/2020
    ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  10. T95tank

    T95tank Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/02/2008
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    701

Chia sẻ trang này